Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngôn quá kỳ hành

08 Tháng Mười 201000:00(Xem: 5220)
Ngôn quá kỳ hành

"Ngôn quá kỳ hành..." nguyên câu là: "Ngôn quá kỳ hành bất khả trọng dụng" đó là lời nói của Lưu Bị chúa nước Tây Thục đời Tam Quốc, có nghĩa: "Nói nhiều hơn làm, không dùng việc lớn được."
Lưu Bị đánh Ngô bị đại bại, chạy về Bạch Đế Thành, lâm bịnh nặng. Trước phút lâm chung, các quan chầu chực bên long sàng. Lưu Bị nhìn thấy có Mã Thốc bèn truyền cho tạm lui ra. Đoạn hỏi Khổng Minh:
- Thừa tướng xem tài Mã Thốc thế nào?
Nguyên Thốc là người có tài bác lãm quần thư, quán thông kim cổ, không có điều nào hỏi mà không biết, không có sách nào hỏi mà không nhớ, nên Khổng Minh thành thật đáp:
- Cũng là bậc anh tài đời này.
Lưu Bị nói:
- Không đâu! Trẫm xét thấy người ấy thường nói lớn quá sự thực mà làm thì không được như lời, không thể dùng vào việc lớn. Thừa tướng nên xét kỹ lại.
Lưu Bị chết.
Khổng Minh đem binh ra Kỳ Sơn đánh Ngụy.
Ngụy chúa là Tào Duệ dùng Tư Mã Ý làm đô đốc cầm binh đánh Thục.
Nguyên phía tây núi Tần Lĩnh có một con đường quan yếu gọi là Nhai Đình. Cạnh đó có thành Liệt Liễu. Hai chỗ ấy là yết hầu của Hán Trung (đất của Thục). Tư Mã Ý định kéo binh thẳng tới Nhai Đình, chiếm được điểm giao thông quan trọng này thì Dương Bình Quan của Thục cũng sắp lọt vào tay Ngụy.
Nhai Đình mất, tất Ngụy sẽ cắt đứt đường vận tải lương thực thì một vùng Lũng Tây của Thục khó giữ nổi. Như vậy Thục chỉ còn hai cách bị động: rút lui hay ở lại cố thủ. Hễ Ngụy nghe quân Thục chuyển động rút quân về Hán Trung, lập tức chia binh chận các đường nhỏ mà đánh. Nhược bằng quân Thục không lui, Ngụy sẽ cho các lộ quân đào hào, đắp lũy cố giữ chặt đứt các đường rút về của Thục, như vậy chỉ trong vòng một tháng, Thục sẽ bị tuyệt lương, quân chết đói hết.
Khổng Minh vẫn nhận thấy điều đó cho nên chọn tướng đem binh giữ Nhai Đình. Mã Thốc xin đi. Khổng Minh nói:
- Nhai Đình chỉ là một mảnh đất nhỏ, nhưng can hệ vô cùng. Nếu chỗ ấy thất thủ thì cả đại quân ta nguy hết đường cứu! Ngươi tuy thâm thông mưu lược nhưng hiềm nơi ấy không có thành quách, lại cũng chẳng có thế hiểm nào mà dựạ Khó giữ vô cùng.
Thốc nói:
- Tôi làu thuộc binh thơ từ nhỏ lại cũng biết phép dùng binh, lẽ nào không giữ nổi một chỗ như Nhai Đình.
Thấy Thốc cương quyết xin đi và lập "quân lịnh trạng" nên Khổng Minh phát cho 2 vạn 5 ngàn tinh binh và cho thêm một thượng tướng là Vương Bình trợ giúp. Khổng Minh lại kêu Bình vào dặn dò riêng:
- Ta vốn biết ngươi bình sinh cẩn thận nên mới đem việc này phó thác cho. Vậy phải thận trọng đề phòng. Đóng trại ở Nhai Đình thì phải đóng chặn ngang đường chính yếu, khiến giậc không đi qua lọt. Hạ dinh trại xong, hãy vẽ ngay đường lối bốn mặt tám phương và hình thế địa lý, lập thành bản đồ đầy đủ, gởi về cho ta xem. Ngoài ra, việc gì cũng phải bàn nhau kỹ càng rồi hãy làm, chớ có coi thường. Nếu giữ được nơi ấy an toàn tức là được công đầu trong việc đánh chiếm Trường An vậy.
Mã Thốc và Vương Bình kéo quân lên đường rồi, nhưng Khổng Minh còn cẩn thận sai thêm tướng giỏi dẫn binh đóng giữ phía đông bắc và phía sau Nhai Đình để tiếp cứu khi Nhai Đình bị nguy.
Mã Thốc, Vương Bình đến Nhai Đình, trước hết đi quan sát địa thế đóng quân. Thốc xem xét rồi cười nói:
- Sao Thừa Tướng cẩn thận đến thế! Một nơi ven núi thế này, quân Ngụy đâu dám bén mảng tới.
Vương Bình nói:
- Dù quân Ngụy không dám đến, ta cũng phải đóng trại vào chỗ ngã năm kia để canh giữ năm mặt đường.
Nói rồi truyền quân sĩ đi đẵn cây đóng trại, tính kế giữ lâu dài. Mã Thốc không bằng lòng, nói:
- Ai đóng trại giữa đường bao giờ? Tiện đây có ghềnh núi, bốn mặt đều kín đáo, cây cối lại rất nhiều, chính là chỗ hiểm trời dành cho ta, cứ đóng quân ngay trên núi là hơn.
Bình nói:
- Tham quân tính sai rồi, đóng trại giữa đường đi, đào hào đắp lũy chấn ngang thì quân giặc dẫu có 10 vạn cũng không thoát qua lọt. Chớ bỏ ngã năm xung yếu này mà lên núi đóng đồn, nếu quân Ngụy ào đến bổ vây bốn mặt thì chống làm sao?
Thốc cười ha hả:
- Ngươi liệu tính không khác gì... đàn bà! Binh pháp có dạy: "Từ trên cao nhìn xuống, đánh địch dễ như chẻ tre". Nếu quân Ngụy đến đây, ta sẽ đánh cho không còn mảnh giáp.
Bình lại cãi:
- Trái núi này thật là chỗ tuyệt địa. Quân Ngụy cứ chặn đứt đường lấy nước thì quân ta chẳng đánh cũng rối loạn ngay.
Thốc gạt đi:
- Đừng bàn nhảm như thế! Tôn Tử có nói: "Lăn vào chỗ chết mà tìm được cái sông". Nếu quân giặc chặn đường lấy nước thì quân ta cũng liều mình tử chiến, một người địch nổi trăm tên. Ta học binh thư đã chán ra rồi. Mọi việc đến Thừa Tướng còn phải hỏi ta nữa là! Sao ngươi cứ cản trở ta vậy?
Bình đành phải khuyên:
- Nếu Tham Quân nhất định đóng đồn trên núi thì xin chia binh cho tôi đóng một trại nhỏ dưới chân núi phía tây, làm thế "ỷ dốc". Quân Ngụy đến, ta có thể cứu ứng lẫn nhau.
Nhưng Thốc vẫn không nghe. Bỗng thấy dân cư trong núi rầm rộ đổ ra, kéo từng tốp chạy đến, nháo nhác kêu rằng: "Giặc sắp đến nơi". Vương Bình sốt ruột toan bỏ đi. Mã Thốc bảo:
- Ngươi đã không chịu nghe lịnh, giờ quân Ngụy sắp đến rồi, vậy ta cho ngươi 5 ngàn binh, cứ đi mà đóng trại tùy ý. Rồi đây khi phá xong quân giặc, về trước mặt Thừa Tướng, ngươi đừng mong chia công với ta.
Bình chẳng nói gì nữa, kéo ngay 5 ngàn binh xuống cách xa chân núi 10 dặm rồi hạ trại, rồi lập tức vẽ thành bản đồ, sai người đi suốt đêm về trình Khổng Minh, bẩm rõ mọi việc Mã Thốc tự ý đóng đồn trên núi...
Khổng Minh đặt bản đồ lên án, mở xem qua một lượt bỗng ông đập tay xuống ánh đánh "bùng", kinh hãi kêu lên:
- Chết chưa! Mã Thốc ngu dốt, hãm quân ta vào chỗ nguy rồi.
Đoạn vội cho người thay Mã Thốc. Nhưng chưa kịp thì có tin cấp báo: "Nhai Đình và Liệt Liễu thất thủ cả rồi". Khổng Minh giậm chân đập gối than rằng:
- Ôi thôi, việc lớn hỏng rồi! Đây là lỗi tại ta!
Mã Thốc phải nhờ Vương Bình, Cao Tường, Ngụy Diên đem binh tiếp ứng mới được toàn mạng.
Thốc bị xử tử theo quân pháp.
Khi võ sĩ dâng đầu Mã Thốc dưới thềm, Khổng Minh òa lên khóc! Có người hỏi:
- Mã Ấu Thường phạm tội bất khả dung. Thừa tướng đã giết đi để minh chính phép quân, sao còn sầu não?
Khổng Minh sụt sùi nói:
- Có phải ta khóc Mã Thốc đâu! Vì ta nhớ lại tiên đế lâm chung ở Bạch Đế Thành, đã dặn ta rằng: "Mã Thốc là kẻ hay nói quá sức mình, không nên giao cho việc lớn". Nay quả đúng như thế. Ta càng giận mình ngu tối, lại càng nhớ đến đức sáng suốt của tiên đế, cho nên đau lòng mà khóc vậy!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6210)
Năm Nhâm thân (1572), nhà Mạc sai tướng là quận công Lập Bạo đem quân đánh Thuận Quảng là đất chúa Nguyễn ở miền Nam. Lập Bạo huy động cả thảy lục quân tiến vào.
(Xem: 6133)
Gần bên giếng của chùa bỗng mọc lên một cây hoa lạ. Cây cao một trượng, trên ngọn có một đóa hoa ngũ sắc cực kỳ tươi đẹp.
(Xem: 6265)
Tỉnh Tuy Viễn ở Trung Hoa, bắc giáp Mông Cổ. Thị trấn tỉnh hội là Quy Tuy. Cách 10 cây số về phía nam có mộ của Vương Chiêu Quân, người cung phi tuyệt đẹp của Hán Nguyên đế...
(Xem: 12887)
Đời Xuân Thu, Quản Di Ngô tự là Trọng, vốn người có tài kinh bang tế thế. Ngày còn hàn vi, chưa gặp thời thường cùng bạn là Bảo Thúc Nha đi buôn chung.
(Xem: 17125)
Hán, Sở giao binh tại Cai Hạ. Đây là trận cuối cùng quyết định thắng bại của đôi bên. Tướng soái của Hán vương Lưu Bang là Hàn Tín đem trăm vạn quân siết chặt vòng vây...
(Xem: 7437)
Đọc sử Tàu, ai cũng biết qua vua Đường Minh Hoàng và Dương Quí Phi nhà vua tuy già nhưng vẫn đa tình và rất mực phong lưu.
(Xem: 7483)
"Không vào hang hùm sao bắt được cọp con", nguyên Hán văn: "Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử". Đó là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Hoa.
(Xem: 7149)
Về thời thượng cổ, người ta chưa có cơ khí gì để đo lường thời gian mà chỉ có một ít dụng cụ thô sơ. Dụng cụ đó là cái đồng hồ thái dương...
(Xem: 7560)
Can Tương và Mạc Gia là tên hai vợ chồng người rèn kiếm. Mà cũng là tên hai thanh kiếm báu ngày xưa ở bên Tàu.
(Xem: 9030)
Ngày xưa, lầu xanh là nơi các nhà quyền quý, những thiếu nữ khuê các ở. "Đại lộ khi thanh lâu" nghĩa là đường lớn dựng lầu xanh.
(Xem: 7064)
Năm 1279, Nguyên Thế TổHốt Tất Liệt - vua Mông Cổ - đem quân đánh nhà Nam Tống ở Trung Quốc. Nam Tống đại bại bị diệt. Nhà Nguyên làm chủ toàn bộ Trung Quốc.
(Xem: 8095)
"Thao lược" cũng gọi là "Lục thao, Tam lược". Đây là hai bộ sách thuộc về binh pháp cổ Trung Hoa.
(Xem: 5810)
Đời Tam quốc, nhà Ngụy và Thục giao tranh. Thừa tướng nhà Thục là Gia Cát Lượng tự Khổng Minh cầm quân phạt Ngụy ...
(Xem: 5940)
Ngô Khởi, người nước Vệ đời Chiến Quốc (481-221 trước D.L.). Lúc còn bé, Khởi chuyên học nghề đánh gươm, luyện võ. Bà mẹ rầy la.
(Xem: 4698)
"Thấy nhàn" là thấy chim nhạn. Theo nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn là: "Kiến nhạn uổng nhiên tư tái bạch". "Thấy nhàn" có nghĩa là thư tín, do điển Tô Võ.
(Xem: 6110)
Trương Tịch tự Văn Xương, người đất Tô Châu, thi gia thời Trung Đường (766-827), đậu Tiến sĩ dưới triều vua Đức Tông. Năm 799, được Hàn Dũ tiến cử làm Quốc tử bác sĩ...
(Xem: 5357)
Cây đàn bằng gỗ, thùng đàn hình thang, cần dài. Đầu cần có trạm hình đầu con ngựa. Cung đàn làm bằng đuôi ngựa.
(Xem: 6328)
Nàng Ban tức là Ban Chiêu, tự Huệ Cơ, con gái của Ban Bưu, em gái của Ban Cố đời Đông Hán (25-196). Sinh trong gia đình Nho họ, cha anh đều học thức tài giỏi.
(Xem: 5315)
Ở núi Xuân Đài, xã Thọ Vực, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) có động Hồ công. Phía trước động ngoảnh về sông Mã.
(Xem: 6193)
Đời Xuân Thu (551-479 trước D.L.), tướng Dưỡng Do Cơ và Phan Đảng đều là người nước Sở, có tài thiện xạ. Một hôm, cả hai thử tài nhau chơi.
(Xem: 7370)
Thái Diễm cũng gọi là Thái Văn Cơ, một nữ sĩ tài hoa đời Tam Quốc (220-264). Cha nàng là Thái Ung, có tài thẩm âm vào bực nhứt cổ kim.
(Xem: 4993)
Bá Nha, người đời nhà Tấn, làm quan Thượng Đại Phu. Một hôm đi sứ nước Sở trở về, đến sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu trăng thanh gió mát...
(Xem: 5291)
Chứng kiến được cảnh thảm khốc của một bi tình si lụy của Đường Minh Hoàng, họ Bạch để lòng cảm xúc bằng bài "Trường hận ca" (Hận tình muôn thuở).
(Xem: 5185)
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì? - Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:
(Xem: 5657)
Bên Trung Hoa, tại vùng Trúc Giang có một chàng lái buôn tên Quan Diệp Nhược yêu một nàng thôn nữ tên Tần Thúy Hải.
(Xem: 6906)
Không ai biết trống cơm ra đời từ lúc nào. Chỉ biết đại khái là các cụ ta thường dùng nó trong những dịp tế lễ thần thánh...
(Xem: 5580)
Chóp núi Vọng Phu là một khối đá hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời; bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn.
(Xem: 5030)
Đời nhà Đường (618-907), Tể Tướng Trương Gia Trinh có năm người con gái. Cả năm đều xấp xỉ ngang nhau. Mỗi người một vẻ...
(Xem: 6613)
Theo truyền thuyết (sách "Dị văn lục") thì khúc vũ này do Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát.
(Xem: 5069)
Hồ nằm về phía đông bắc thành phố Đà Lạt (khoảng 5 cây số). Nơi đây trước kia là một vùng hoang vu, giang sơn của những loài thảo mộc...
(Xem: 7945)
Hoàng đế nước Kim rất yêu quý hai nàng cung phi là Lệ Cẩm tây cung và Ngọc Sương ái phi. Hoàng hậu lấy làm ghen tức...
(Xem: 5618)
"Hậu Đình Hoa" nghĩa là "Hoa ở sân sau". Đây là một tập thơ chọn lọc rồi phổ thành âm điệu cho các cung nữ, phi tần hát...
(Xem: 5355)
Thúy Kiều, con của viên ngoại họ Vương, người ở Bắc Kinh. Nàng yêu kiều diễm lệ, có một thái độ phong lưu, tính thích hào hoa, thích âm luật...
(Xem: 11715)
Tương truyền đời nhà Tấn (265-419), có người chài cá ở huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược ven theo bờ suối.
(Xem: 9967)
Rẽ cho thưa hết một lời đã nao! Vẻ chi một đóa yêu đào! Vườn hồng khi dám ngăn rào chim xanh.
(Xem: 9196)
Lam Kiều là một cái cầu bắc trên sông Lam, thuộc tỉnh Thiểm Tây bên Tàu, tương truyền là nơi tiên ở.
(Xem: 8239)
Ngày xưa có một vị lái buôn tên là Kappata. Ông có một con lừa chuyên chở hàng gốm, mỗi ngày ông thường đi một cuộc hành trình dài bảy lý...
(Xem: 7395)
Triều vua nào cũng vậy, nhiều giai nhân tuyệt sắc trong nước được tuyển vào cung để làm cung nữ. Họ là những giai nhân bạc mạng...
(Xem: 5600)
Núi Na ở thôn Quần Ngọc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có chùa xưa, tục danh là Tiên am. Phía tả có động thâm u.
(Xem: 5820)
Tư Mã Tương Như tự Tràng Khanh, người đất Thục đời Tiền Hán (206 trước D.L.-8 sau D.L.), rất đa tài, văn hay, đàn giỏi.
(Xem: 5964)
Tô Đông Pha là một thi hào danh tiếng đời nhà Tống (950-1275). Ông có một cô hầu tuyệt đẹp tên Xuân Nương.
(Xem: 4704)
"Giảo thố tam quật" nghĩa là "con thỏ khôn có ba ngách hang". Ý nói: thỏ có ba ngách hang để tránh cho khỏi bị chết...
(Xem: 6858)
Đời Hậu Chu, thời Ngũ Quý (905-955), ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương, con gái của Lương công. Nàng có sắc đẹp lại hay chữ.
(Xem: 5333)
Nàng họ Ban, không biết tên, vốn là một cung phi của vua Thành Đế nhà Hán (32-8 trước D.L.). Nàng làm nữ quan, chức Tiệp Dư nên thường gọi nàng Ban Tiệp Dư.
(Xem: 5620)
Ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, phía hữu núi Thần Phù có "Bích Đào động" cũng gọi là "Từ Thức động", trong trải rộng rãi mà lại thanh hư, cây cối xinh tốt.
(Xem: 21601)
Tư Mã Tương Như, tự Tràng Khanh, người ở Thành Đô đời nhà Hán. Người rất đa tài, văn hay, đàn giỏi. Khi lìa quê lên Tràng An để lập công danh...
(Xem: 4902)
Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở.
(Xem: 5336)
Đời nhà Tấn (265-419) ở đất Thần Châu có nàng Tô Huệ tự Nhược Lan. Nàng, dung nhan kiều mị, tài đức song toàn, văn chương xuất chúng.
(Xem: 9911)
Tào Tháo đời Tam Quốc (220-264) có xây một cái đài bên sông Chương Hà tỉnh Hà Nam, đặt tên là Đồng Tước. Đài này cực kỳ tráng lệ.
(Xem: 5229)
Đời vua Hán cảnh Đế có người bán dầu tên Bùi Độ nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì coi tướng mặt có hai đường chỉ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant