Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chim ưng thần

25 Tháng Tư 201100:00(Xem: 8700)
Chim ưng thần

Ngày xưa có một ông vua trị vì vào thời nào, tên là gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có độc một cô con gái, luôn luôn đau ốm, không thầy thuốc nào chữa khỏi được. Vua được nghe lời tiên tricông chúa ăn táo có thể khỏi được. Vua liền cho báo trong khắp nước là kẻ nào dâng công chúa táo ăn và khỏi bệnh thì sẽ được lấy nàng và lên ngôi vua.

Một bác nông dân có ba con trai cũng được tin ấy. Bác liền bảo người con đầu:

- Con hãy lên buồng kho, lấy một giỏ đầy táo ngon đỏ ối mà mang đến triều đình. Có thể công chúa ăn táo và khỏi bệnh, con được lấy nàng rồi lên ngôi vua.

Chàng trai làm như vậy và lên đường ra đi.

Chàng đi được vài giờ thì gặp một người nhỏ bé, tóc hoa râm, hỏi chàng mang gì trong giỏ. Chàng Unrich – tên chàng là Unrich - đáp:

- Tôi mang chân ếch.

Người nhỏ bé liền bảo:

- Ừ được, cứ như thế!

Rồi Unrich lại đi, đi mãi đến cung điện, báo là chàng mang táo đến, công chúa ăn vào sẽ khỏi bệnh. Vua nghe nói mừng lắm, cho đòi Unrich vào. Nhưng trời ơi! chàng mở giỏ ra thì chẳng thấy táo mà chỉ thấy chân ếch hãy còn ngọ ngoậy. Vua nổi giận đuổi chàng về. Chàng về nhà kể lại cho bố nghe đầu đuôi câu chuyện. Bố liền sai con thứ hai tên là Damuen đi, nhưng sự việc xảy ra cũng đúng như với Unrich. Chàng cũng lại gặp một người nhỏ bé, tóc hoa râm, hỏi chàng mang gì trong giỏ, Damuen đáp:

- Tôi mang lông lợn.

Người nhỏ bé tóc hoa râm đáp:

- Ừ được, cứ như thế!

Chàng đến cung điện, bảo là chàng mang táo đến, công chúa ăn vào sẽ khỏi bệnh. Người ta không để chàng vào và bảo là đã có một tên vào đây giễu cợt họ. Damuen kêu nài mãi, quả quyết là mình có thứ táo ấy, phải để cho chàng vào. Sau cùng người ta cũng tin chàng, dẫn chàng vào chầu vua. Nhưng khi chàng mở giỏ ra thì chỉ có lông lợn. Vua tức giận vô cùng, sai đuổi Damuen ra. Chàng về nhà kể lại cho bố nghe đầu đuôi câu chuyện. Người con út ở nhà chỉ gọi là thằng Ngốc Hanxơ liền hỏi bố là mình mang táo đi có được không. Bố bảo:

- Ừ, thứ mày mới thật là đúng nhỉ! Đến mấy đứa tinh khôn còn chẳng làm nên trò trống gì thì mày làm gì được?

Người con út không chịu nói:

- Ấy bố ơi! Con cũng muốn đi!

Người bố liền bảo:

- Cút đi, mày phải đợi đến lúc nào tinh khôn hơn đã.

Rồi bác quay lưng đi. Nhưng người con kéo áo bố nói:

- Ấy bố ơi! Con cũng muốn đi!

Người bố đáp bằng một giọng cáu kỉnh:

- Ừ, thôi được, mày đi đi, chắc là mày lại trở về mà thôi.

Cậu út mừng quá, nhảy lên. Bố lại bảo:

- Chà, mày như thằng điên, mỗi ngày một ngốc thêm.

Hanxơ cũng chẳng động lòng, vẫn mừng mừng rỡ.

Lúc ấy trời đã tối, chàng nghĩ bụng đợi đến sáng mai, không đến cung điện ngay hôm nay. Đến đêm chàng nằm trên giường không ngủ được. Tuy không ngủ được ngay, chàng cũng mơ tới cô thiếu nữ xinh đẹp, nhưng tòa lâu đài, vàng bạc và nhiều thứ khác nữa.

Sáng hôm sau, chàng lên đường và gặp ngay người bé nhỏ, lẻo khoẻo, mặc quần áo xám trắng, hỏi chàng mang gì trong giỏ. Hanxơ đáp là chàng có táo, công chúa ăn vào sẽ khỏi. Người nhỏ bé liền đáp:

- Ừ, cứ như thế!

Nhưng ở cung điện người ta nhất định không cho Hanxơ vào vì đã có hai tên đến xưng là mang táo lại thì một đứa mang chân ếch, còn một đứa mang lông lợn. Nhưng Hanxơ van xin mãi, nói là quả thật chàng không mang đến chân ếch, mà mang đến táo ngon nhất nước. Chàng ăn nói đứng đắn, lính cánh cổng cho là chàng không nói dối, bèn để cho chàng vào. Mà họ làm vậy là đúng, vì khi chàng mở giỏ trước mặt vua thì táo vàng hiện ra. Vua mừng rỡ, cho mang đến công chúa ngay và đợi người đến báo tin kết quả ra sao. Chỉ một lát sau, có người mang tin lại. Nhưng kìa, ai kia kìa? Chính là công chúa. Nàng vừa ăn táo thì khỏi bệnh liền, nhảy ở giường xuống. Không ai tả được hết nỗi vui mừng của nhà vua.

Nhưng giờ vua lại không muốn gả công chúa cho Hanxơ. Vua bảo chàng trước hết phải đóng một chiếc thuyền, đi trên cạn nhanh hơn cả đi dưới nước. Hanxơ nhận điều kiện ấy, về nhà kể lại sự việc xảy ra. Bố liền bảo Unrich vào rừng đóng một chiếc thuyền như vậy. Chàng làm việc rất cần cù, vừa làm vừa huýt sáo. Đến giữa trưa, trời đứng bóng, có một người bé nhỏ tóc hoa râm đến hỏi chàng làm gì. Unrich đáp:

- Tôi làm bay thợ nề.

Người bé nhỏ tóc hoa râm bảo:

- Ừ được, cứ như thế!

Đến tối, Unrich tưởng là mình đã đóng xong chiếc thuyền nào ngờ lúc ngồi vào chỉ toàn bay thợ nề. Hôm sau Damuen vào rừng. Nhưng sự việc xảy ra cũng y như đối với Unrich.

Đến ngày thứ ba, chàng Ngốc Hanxơ đi vào rừng. Chàng làm thật chăm chỉ, cả khu rừng vang tiếng đập chan chát, chàng vừa làm vừa hát và huýt sáo vui vẻ. Đến giữa trưa, lúc trời nóng bức nhất, người nhỏ bé lại đến hỏi chàng làm gì. Chàng đáp là chàng đang đóng một chiếc thuyền đi trên cạn nhanh hơn cả đi dưới nước, làm xong sẽ cưới công chúa làm vợ. Người nhỏ bé bảo:

- Ừ, cứ như thế!

Chiều tối, khi mặt trời lặn, chàng Hanxơ đã làm xong chiếc thuyền, mái chèo và các bộ phận khác. Chàng ngồi vào thuyền chèo đến kinh thành. Chiếc thuyền đi nhanh như gió.

Vua thấy chiếc thuyền từ đằng xa, nhưng vẫn không muốn gả con gái cho Hanxơ. Vua lại bảo chàng phải chăn một trăm con thỏ từ sớm tinh mơ đến tối mịt, nếu có một con trốn thì không được lấy công chúa. Chú Hanxơ vui lòng nhận lời và ngay hôm sau, cùng cả đàn thỏ vào bãi hoang. Chàng chăm chú canh không để con nào trốn cả.

Một vài giờ trôi qua, một con hầu ở cung điện đến bảo chàng Hanxơ phải đưa ngay một con thỏ vì có khách. Chàng Hanxơ nhận ngay ra mưu kế, chàng từ chối không chịu đưa thỏ, bảo là vua có thể đợi đến mai hãy mời khách món thỏ hồ tiêu. Con hầu không chịu thôi, quay ra khóc lóc. Chàng Hanxơ liền bảo là nếu công chúa thân chinh lại, chàng sẽ đưa cho một con thỏ. Con hầu về cung điện báo, công chúa thân chinh lại.

Trong khi ấy người bé nhỏ lại đến gặp Hanxơ, hỏi chàng đang làm gì. Chàng đáp là chàng đang phải chăn một trăm con thỏ, không để con nào trốn mất, làm được sẽ lấy công chúa và làm vua. Người bé nhỏ bảo:

- Được! Đây có cái còi, có con nào chạy trốn, cứ thổi còi thì nó lộn lại.

Khi công chúa đến, Hanxơ đặt một con thỏ vào tạp dề của nàng. Vua ngạc nhiên khi thấy Hanxơ đã chăn nổi một trăm con thỏ, không con nào trốn khỏi. Nhưng vua nhất định không chịu gả con gái cho Hanxơ, bắt chàng phải mang đến dâng vua một cái lông đuôi chim ưng thần đao.

Chú Hanxơ lên đường rảo bước. Đến tối, chàng đến một tòa lâu đài. Chàng xin ngủ lại, vì thời
ấy chưa có quán trọ. Ông chủ lâu đài vui vẻ nhận lời và hỏi chàng đi đâu. Chàng Hanxơ đáp:

- Tôi đến chỗ chim ưng thần.

- À, đến chỗ chim ưng thần à! Người ta kể lại là chim ấy biết tất cả mọi việc. Tôi mất chiếc chìa khóa hộp tiền bằng sắt. Chàng làm ơn hỏi hộ cho tôi chìa khóa ở đâu nhé!

Chàng Hanxơ đáp:

- Được, chắc chắn tôi sẽ làm.

Sáng hôm sau, chàng lại lên đường đi tới một tòa lâu đài khác, chàng ngủ lại ở đấy. Khi người ở lâu đài biết là chàng định đi đến chỗ chim ưng thần, họ nói là có cô con gái bị bệnh, chữa đủ mọi cách mà không khỏi, họ nhờ chàng làm ơn hỏi hộ chim ưng xem phải làm gì để chữa cô khỏi. Chú Hanxơ nhận làm việc ấy rồi lại lên đường đi.

Chàng đi tới một con sông, không có đò ngang chỉ có một người to lớn chuyển mọi người qua. Người ấy hỏi Hanxơ đi đâu, chàng đáp:

- Đến chỗ chim ưng thần.

Hắn dặn:

- Nếu chàng có gặp chim, nhờ hỏi hộ tôi tại sao tôi cứ phải chuyển tất cả mọi người qua sông.

Chàng Hanxơ đáp:

- Chà được thôi. Tôi nhất định phải làm.

Hắn đặt chàng lên vai đưa chàng qua.

Chàng Hanxơ đi mãi đến nhà chim ưng thần, nhưng nó đi vắng, chỉ có vợ ở nhà. Vợ chim hỏi chàng muốn gì. Chàng kể lại hết đầu đuôi: Chàng muốn có một chiếc lông đuôi chim ưng thần; ở lâu đài nọ, người ta đánh mất chiếc chìa khóa hộp tiền mới, chàng định hỏi chim ưng thần chìa khóa ở đâu, ở lâu đài khác, có cô gái bị bệnh, chàng muốn biết cái gì chữa cô khỏi được; gần đó, có con sông và một người phải đưa người qua, chàng cũng muốn biết tại sao hắn phải đưa mọi người sang.

Vợ chim ưng thần bảo:

- Này, anh bạn ơi, không ai nói chuyện với chim ưng thần được đâu. Nó ăn thịt tất cả mọi người. Nhưng nếu anh muốn thì anh cứ chui vào nằm dưới giường nó. Đến đêm khi nó ngủ say, anh có thể vươn tay ra mà giật lấy chiếc lông đuôi. Còn những điều anh muốn biết thì để tôi sẽ hỏi cho.

Chàng Hanxơ đồng ý, chui vào nằm dưới giường. Đến tối, chim ưng thần về. Nó vào đến buồng thì bảo vợ ngay:

- Mình này, ta ngửi thấy mùi thịt người.

Vợ đáp:

- Đúng đấy. Hôm nay có một người đến, nhưng nó đi rồi.

Rồi vợ chim ưng thần không nói gì nữa.

Giữa đêm, chim ưng thần đang ngáy o o thì chàng Hanxơ đưa tay ra giật một chiếc lông đuôi. Chim ưng thần giật mình bảo:

- Mình này, ta ngửi thấy mùi thịt người. Mà hình như có kẻ giật lông đuôi ta.

Vợ chim ưng liền bảo:

- Đúng là mình mê ngủ rồi. Tôi đã bảo mình là hôm nay có một người đến, nhưng nó đi rồi. Thôi thì hắn kể đủ thứ. Nào là một tòa lâu đài nọ, người ta đánh mất hộp tiền mới, không tìm thấy nữa.

Chim ưng thần nói:

- Thật là đồ ngu. Chìa khóa ở trong cái nhà kho để củi, dưới một đống củi sau cửa ấy.

- Hắn lại còn bảo là ở lâu đài khác, có đứa con gái bị bệnh, không biết cách nào chữa được.

Chim ưng thần nói:

- Thật là ngu. Dưới cầu thang trong hầm có một con cóc lấy tóc của cô ấy làm tổ. Nếu cô ấy lấy lại được tóc thì khỏi bệnh.

- Rồi hắn lại bảo là ở một nơi có con sông, và một người phải mang tất cả mọi người qua.

Chim ưng thần nói:

- Chà, thằng ngu! Hắn chỉ việc đặt một người xuống giữa dòng thì tự khắc không phải mang ai qua nữa.

Sáng sớm, chim ưng thần lại ra đi. Chàng Hanxơ chui ở gầm giường ra, cầm một chiếc lông đẹp. Chàng lại nghe thấy hết cả mọi điều chim nói về chiếc chìa khóa, cô con gái và người đàn ông. Vợ chim ưng thần kể lại tất cả cho chàng nghe lần nữa để chàng khỏi quên.

Sau đó, chàng lên đường về nhà. Trước tiên, chàng đến chỗ người ở bên sông. Hắn hỏi ngay chàng chim bảo gì. Chàng bảo hắn mang chàng qua đã rồi sẽ nói. Hắn mang chàng qua sông. Chàng liền bảo hắn chỉ việc đặt một người xuống giữa dòng, thì tự khắc không còn phải mang ai qua nữa. Hắn mừng rỡ lắm, bảo Hanxơ muốn mang chàng qua sông rồi lại mang về để tỏ lòng biết ơn. Chàng từ chối, bảo là không muốn phiền hắn, chàng đã hài lòng rồi.

Rồi chàng lại đi.

Chàng đi đến lâu đài có cô con gái ốm. Chàng cõng cô trên vai, vì cô không đi được, và mang cô xuống cầu thang dưới hầm. Chàng lấy cái tổ cóc ở dưới bậc cuối đặt vào tay cô; cô nhảy từ trên vai chàng xuống, chạy lên thang trước chàng và khỏi hẳn. Bố mẹ cô mừng lắm, cho chàng Hanxơ vàng bạc, chàng muốn gì cho nấy.

Đến lâu đài sau, chàng đi ngay vào nhà kho để củi, tìm thấy dưới đống củi sau cửa đúng ngay chiếc chìa khóa vàng và mang lên cho chúa lâu đài. Ông ta mừng rỡ vô cùng, thưởng cho Hanxơ nhiều vàng trong hộp, lại cho thêm đủ thứ, như bò sữa, cừu, dê.

Chàng Hanxơ đến chỗ nhà vua với tất cả những thứ ấy nào là tiền, là vàng, là bạc, nào là bò, là cừu, là dê. Vua hỏi chàng lấy ở đâu ra tất cả của cải ấy. Chàng cho biết là chim ưng thần bảo ai muốn lấy bao nhiêu cũng cho. Vua nghĩ bụng, mình cũng cần đến, bèn lên đường đi đến chỗ chim ưng thần. Nhưng khi vừa đến bến sông, thì vua đúng là người đầu tiên đến từ khi Hanxơ đi qua. Người ấy đặt vua xuống giữa dòng rồi đi mất. Vua bị chết đuối.

Chàng Hanxơ cưới công chúalên ngôi vua.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5696)
Xưa có một bác nông dân nghèo. Buổi tối, bác thường ngồi bên bếp lửa, nói với bác gái đang xe chỉ...
(Xem: 5752)
Ngày xưa có một cô bé thùy mị, ai thấy cũng yêu. Yêu nhất vẫn là bà, có gì bà cũng đem cho cháu.
(Xem: 5883)
Một bác thợ xay có ba con trai, một nhà xay lúa, một con lừa và một con mèo. Các con trai xay bột...
(Xem: 5549)
Ngày xưa có một bà già nua, sống cùng đàn ngỗng tại một nơi hẻo lánh giữa núi rừng. Bà ở trong một căn nhà nhỏ. Chung quanh có một khu rừng lớn.
(Xem: 6181)
Ngày xưa có một cô ả nấu bếp tên là Grêten. Ả thường đi giày gót đỏ khi dạo chơi. Ả ngó đông ngó tây...
(Xem: 5931)
Ngày xưa xảy ra một cuộc chiến tranh lớn. Nhà vua có rất nhiều lính, trả lương cho họ quá ít, không đủ để sống.
(Xem: 5422)
Hanh tính lười biếng. Chú chẳng phải làm gì khác ngoài việc hàng ngày chăn một con dê ở ngoài cánh đồng.
(Xem: 5830)
Ngày xưa có hai vợ chồng một bác tiều phu nghèo khó, sống ở ven một khu rừng lớn. Gia đình có hai con.
(Xem: 5495)
Ngày xưa, có một bà già sống một mình trong một tòa lâu đài cổ giữa một khu rừng bao la, rậm rạp. Đó là một mụ phù thủy cừ khôi.
(Xem: 5942)
Ngày xưa có hai anh em đều đi lính. Anh thì giàu, em thì nghèo. Người em không muốn sống nghèo khổ mãi, bỏ lính về làm nông dân.
(Xem: 7977)
Ngày xưa có một bà hoàng hậu tuổi đã cao. Đức vua chết đã Lâu. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp.
(Xem: 7250)
Âu Dã Tử là một kiếm sư đại tài thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông ta đúc ra những thanh gươm rất tốt, chém sắt như chém bùn. Vua nước Việt là Doãn Thường bèn triệu tới...
(Xem: 6443)
Ninh Thích, người nước Vệ đời Xuân Thu. Người có tài kinh bang tế thế. Lúc còn hàn vi, chưa gặp thời, mình mặc áo cộc, đầu đội nón rách, đi chân không...
(Xem: 14474)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
(Xem: 6967)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
(Xem: 12824)
Tây Thi là một giai nhân tuyệt sắc ở nước Việt đời Chiến Quốc, có tiếng là "Lạc nhạn" trong "tứ đại mỹ nhân" ở cổ Trung Hoa.
(Xem: 12023)
Ngũ Kinh (năm quyển sách) cũng như Tứ Thư là những sách làm nền tảng của Nho giáo. Nguyên trước có sáu kinh nhưng vì sự đốt sách của Tần Thủy Hoàng...
(Xem: 8761)
Tứ ThưNgũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
(Xem: 14336)
Giả Đảo là một nhà sư giỏi thơ đời Đường. Một hôm trăng sáng, sư cưỡi lừa thong thả trên con độc đạo, định đến thăm nhà một người bạn.
(Xem: 8503)
Lễ tang là lễ đặt ra để tỏ lòng thương trọng và kính thờ người chết. Theo Khổng Tử thì trị thiên hạ "trọng nhứt là ba việc: ăn, tang và tế" (Sở trọng giả, thực tang tế).
(Xem: 6766)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
(Xem: 10491)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
(Xem: 5940)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
(Xem: 9995)
Đuốc hoa do chữ "hoa chúc" là đèn cầy, nến đốt trong phòng của vợ chồng đêm tân hôn. Tiếng "chúc" thời cổ là "đuốc" tức bó đóm to. Ngày nay gọi là "Hỏa bả".
(Xem: 7106)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ảibiên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
(Xem: 6903)
Hàn Tín người đất Hoài Âm nước Sở đời Tây Hán, thuở hàn vi thường câu cá ở sông Hoài. Có khi cả ngày tìm không được một bữa cơm. Phiếu mẫu thương thình thường cho cơm ăn.
(Xem: 6063)
Tướng nước Yên là nhạc Nghị đem quân đánh nước Tề. Trong vòng 6 tháng mà hạ được 70 thành của Tề. Chỉ còn hai thành thôi là Cử Châu và Tức Mặc đương hấp hối trước lực lượng của Yên.
(Xem: 6145)
Việt Nam, những nghi lễ về cưới gả vốn của Trung Hoa truyền sang từ thời Bắc thuộc (111 trước D.L.) do hai quan thái thú Tích Quang và Nhâm Diên.
(Xem: 6076)
Nước Nam vào thời kỳ Nam Bắc phân tranh (1528-1788). Từ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê đến nhà Lê trung hưng, nước Nam lại chia làm hai miền: Bắc thuộc họ Trịnh, Nam thuộc họ Nguyễn.
(Xem: 8307)
Bình Nguyên Quân tên Thắng, người nước Triệu đời Chiến Quốc. Được vua Huệ vương cử làm Tướng quốc phong cho đất Bình Nguyên nên gọi là Bình Nguyên Quân.
(Xem: 8768)
Hậu Nghệ có công bắn 9 mặt trời cứu bá tính khỏi chết trong biển lửa nên được nhân dân kính mến, suy tôn làm hoàng đế. Lên làm vua, Nghệ lại cướp giựt của cải của nhân dân.
(Xem: 8174)
Hán đánh triệu. Tướng Hán là Hàn Tín bảo các tướng sĩ của mình: - Hôm nay phá Triệu ắt thành công. Vậy ba quân chỉ ăn cơm sơ qua đỡ lòng...
(Xem: 5815)
Tề là nước tiếp giáp của Lỗ. Trước sự cường thịnh của Lỗ, Tề hầu là Tề Cảnh Công lo sợ bị Lỗ thôn tính. Quan đại phu nước Tề là Lê Di hiến kế...
(Xem: 5764)
Sô Kỵ là một người hiền lại có tài chính trị đời Chiến Quốc, làm Tướng quốc nước Tề dưới triều Tề Uy Vương. Ông hết lòng lo chính sự, thường lưu ý dò xét trong bọn các quan ấp để xem ai hiền, ai không hiền.
(Xem: 5810)
Nguyên nhà Đường từ đời vua Đại Tông (763-765) đến Hy Tông (874-888) thì quốc thế càng suy vi. Phiên trấn hoành bạo ở ngoài, hoạn quan chuyên chính bên trong.
(Xem: 5858)
Đời Xuân Thu, Sái Hầu và Tức Hầu cùng lấy gái nước Trần làm phu nhân. Tức phu nhân là nàng Tức Vĩ nhan sắc tuyệt vời. Nhân khi về thăm cố quốc, ngang qua nước Sái, Sái Hầu mời vào cung thết đãi.
(Xem: 5468)
Trong kho tàng dân ca Việt Nam, trống quân là một loại hát rất bình dânphổ biến tại miền Bắc; và đặc biệt hát trong các dịp hội hè mùa thu...
(Xem: 5939)
Điêu Thuyền là một giai nhân tuyệt sắc đời mạt Hán. Cũng như Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Ngọc Hoàn, Điêu Thuyền có tiếng là "bế nguyệt" trong "tứ đại mỹ nhân" ở cổ Trung Hoa.
(Xem: 5266)
Đất Bắc Ninh xưa gọi là đạo Bắc Giang, rồi đổi ra trấn Kinh Bắc, một miền phong phú về mặt dân ca, cũng là một vùng nổi tiếng về phong quang cẩm tú, về điền địa phì nhiêu...
(Xem: 6422)
Đời Tam Quốc, em trai của Ngô chúa Tôn Quyền là Tôn Dực làm Thái thú quận Đan Dương. Dực vốn tính cương cường, nóng nảy lại hay rượu.
(Xem: 6374)
Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch.
(Xem: 6196)
Điển tích "Ba đào"- sóng lớn - trong sách Dị Văn lục: Triều Huệ Đế đời nhà Minh, tại huyện Tề Hàng, tỉnh Sơn Nam, có hai vợ chồng Trần Hoá Chiêu, Lương Tiểu Nga.
(Xem: 7690)
"Tung hoành gia" là một học phái trong Cửu Lưu, tức là chín học phái lớn nhứt hay là chín dòng tư tưởng đời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa...
(Xem: 9386)
Đời Tam Quốc, nhà Thục đến hồi suy mạt. Thục chúa là Lưu Thiện, con của Lưu Bị, sau khi Khổng Minh chết, nghe lời gian thần là Hoàng Hạo đắm mê tửu sắc, không nối được chí lớn của cha...
(Xem: 8714)
Chu Công tên Đán, người đời nhà Chu (1135-221 trước D.L.), có tài trị nước. "Thổ bộ" do nguyên câu: "Nhất phạn tam thổ bộ" nghĩa là "Một bữa ăn phải nhả cơm ba lần".
(Xem: 6827)
Tư Mã Thiên tự Tử Thường (145-87 trước D.L.), người huyện Long Môn (nay thuộc huyện Hán Thành, tỉnh Thiểm Tây) đời Hán Vũ đế. Cha của ông là Tư Mã Đàm, một nhà văn học danh tiếng làm chức thái sử tại triều.
(Xem: 5549)
"Mây Tần" nghĩa bóng chỉ nhớ nhà, nhớ quê hương, cha mẹ. Còn những tiếng "Mây trắng", "Mây Hàng", "Mây bạc", "Mây vàng" cũng để nói ý nhớ gia đình, nhớ cha mẹ, quê hương.
(Xem: 6457)
"Tiền Xích Bích phú " là một áng văn chương kiệt tác của Tô Đông Pha (1036-1101), một văn hào đời nhà Tống (950-1275). Đông Pha tên là Thức, tự Tử Chiêm...
(Xem: 8542)
Nước Việt, năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lên làm vua. Vua Lê Chiêu Tông bị họ Mạc bắt nhốt định giết chết.
(Xem: 6211)
Năm Nhâm thân (1572), nhà Mạc sai tướng là quận công Lập Bạo đem quân đánh Thuận Quảng là đất chúa Nguyễn ở miền Nam. Lập Bạo huy động cả thảy lục quân tiến vào.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant