Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vương Chiêu Quân 王昭君

19 Tháng Mười 201000:00(Xem: 7001)
Vương Chiêu Quân 王昭君


Vương Chiêu Quân (王昭君) cũng như Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quí Phi, nổi danh không chỉ bởi với nhan sắc mà còn bởi tài năng và những dấu ấn nàng để lại trong lịch sử. Giữa thời vua Hán Nguyên Đế (49 TCN - 33 TCN), Chiêu Quân vừa tuổi thiếu nữ, “nổi danh tài sắc một thì, xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến anh”.

 

blank
Số phận đã đẩy nàng đến chốn hậu cung, lãnh cung trước khi đến với hoàng đế. Những tưởng, nhan sắc ấy, tài năng ấy đã bị lãng quên. Chỉ đến khi, nàng được chọn làm “vật thế thân”, trở thành dâu xứ người để nối lại mối dây hòa hảo giữa Hung Nô và Đại Hán.
------------------------------------
Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, chính quyền trung ương dân tộc Hán ở vùng trung nguyên thường xuyênmâu thuẫn với chính quyền các dân tộc thiểu số ở chung quanh. Biện pháp giải quyết mâu thuẫn thường là chiến tranh, nhưng đôi khi nhà vua thông qua gả công chúa để loại trừ chiến tranh, đạt tới mục đích chung sống hoà bình. Chiêu Quân xuất ải là một mẩu chuyện như vậy.
Thế kỷ thứ nhất trước công nguyên là thời nhà Hán ở Trung Quốc. Trong nội bộ chính quyền dân tộc Hung nô, một dân tộc thiểu số ở vùng tây nam Trung Quốc có sự tranh giành quyền lực, chia 5 sẻ 7, năm bộ tộc đơn lẻ đánh lộn nhau, cuối cùng chỉ còn lại hai bộ tộc Đơn Vu. Hai bộ tộc này nghi kỵ nhau liên hợp với chính quyền trung ương nhà Hán để tiêu diệt mình. Lúc này một người tên là Hô Hàn Nha của Đơn Vu tới Trường an, quốc đô nhà Hán, bày tỏ lòng trung thành với nhà vua. Vua Hán tiếp đón long trọng, và tặng cho ông nhiều lương thực, cử kỵ binh hộ ống ông về. Do được nhà Hán ủng hộ, Hô Hàn Nha đã thống nhất lại Hung nô.
Để chung sống hữu nghị đời đời với nhà Hán, năm 33 trước công nguyên, Hô Hàn Nha lần thứ 3 tới Trường Anyêu cầu kết thân với nhà Hán, mong Vua Hán gả một công chúa cho ông. Vua Hán đồng ý gả công chúa cho Hung nô. Nhà vua sai người vào cung hỏi có ai muốn gả đến Hung nô không, nếu đồng ý nhà vua sẽ coi là công chúa.
Cung nữ đều là những thiếu nữ xinh đẹp được tuyển chọn trong dân gian, họ vào cung cũng có nghĩa là mất tự do. Tuy họ mong có cơ hội trốn khỏi nơi thâm cung này nhưng khi nghe nói gả cho Hung nô thì ai cũng không muốn.
Theo qui định lúc bấy giờ, cung nữ không được tự mình đến gặp vua, mà phải do hoạ sĩ trong cung vẽ chân dung cung nữ rồi đưa cho nhà vua chọn, ai được chọn mới có dịp gặp vua. Một họa sĩ đã mượn cớ này để bóp chẹt cung nữ, nhiều người phải cho y tiền bạc của cải. Có một cung nữ rất xinh đẹp tên là Vương Chiêu Quân, cô thông minh ham học, biết làm thơ, chơi đàn, hơn nữa rất ngay thẳng, song cô không hối lộ cho người hoạ sĩ. Người hoạ sĩ này hậm hực không vẽ chân dung cô, nên Vương Chiêu Quân vào cung nhiều năm mà không lần nào được gặp vua.
Một hôm hoàng hậu tình cờ biết tới Chiêu Quân qua tiếng đàn lâm li ai oán của nàng. Bà đưa Chiêu Quân tới gặp Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế ngỡ ngàng vì sắc đẹp của nàng, phong Chiêu Quân làm Tây phi. Mao Diên Thọ bị khiển trách nặng nề.
Khi được tin gả sang Hung Nô, vì hạnh phúctiền đồ, cũng vì tình hữu nghị chung sống hoà bình giữa hai dân tộc Hán và hai dân tộc thiểu số nói trên, Vương Chiêu Quân đồng ý gả cho vương hầu Hùng nô. Vua Hán biết tin này rất vui mừngquyết định tổ chức lễ cưới long trọng cho Hô Hàn Nha và Vương Chiêu Quân tại Trường An.
Hô Hàn Nha vô cùng phấn khởi có người vợ xinh đẹp, đến tạ ơn vua Hán. Nhà vua lần đầu tiên trông thấy Vương Chiêu Quân và thấy cô đẹp như tiên, ông rất hối hận, nhưng không còn cách nào khác, chỉ còn cách để Chiêu Quân gả cho Hung nô. Vua Hán tổ chức lễ cưới và cho của hồi môn như công chúa.
Truyền thuyết "Chiêu quân xuất tái" (
昭君出塞, "Đi đến biên cương") nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưngngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc". Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Từ "lạc nhạn" trong câu "Trầm ngư lạc nhạn" do đó mà có.
Khi qua Nhạn Môn Quan, cửa ải cuối cùng, Chiêu Quân được cho là đã cảm tác nhiều bài thơ rất cảm động. Tiếng đàn của Chiêu Quân ở Nhạn Môn Quan trở thành điển tích Hồ Cầm.
Lúc đầu, Chiêu Quân không quen cuộc sống của dân tộc thiểu số Hung nô, nhưng cô khắc phục và quen dân, chung sống với người Hung nô rất hoà thuận.
Chiêu Quân đã sống suốt đời ở Hung nô, truyền bá văn hoá dân tộc Hán cho dân tộc Hung nô. Đến nay ở Hu-hơ-hớt Nội Mông Trung Quốc vẫn còn có mộ Chiêu Quân. Trong hàng nghìn măm qua câu chuyện Chiêu Quân xuất xứ đã trở thành giai thoạn hay được lưu truyền từ đời này sang đời khác, cũng trở thành đề tài trong sáng tác thơ ca, kịch, tiểu thuyết ở Trung Quốc.
Ngôi làng quê hương của nàng ngày nay mang tên là làng Chiêu Quân. Dòng suối, nơi tương truyền nàng từng ra giặt vải trước khi được tuyển vào hoàng cung, được đặt tên là Hương Khê (suối thơm) để tưởng nhớ nàng. Trong miền Nội Mông Cổ có hai địa điểm được cho là mộ của Chiêu Quân, một gần Hohhot và một gần Bao Đầu, cả hai đều xanh ngắt cỏ tươi, nên đều được gọi là Thanh Trủng (mồ xanh).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5351)
Triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) nước Đại Việt, Xạ Đẩu không theo lệ cống, thất lễ phiên thần, vua tự đem binh Nam chinh. Xạ Đẩu bày trận ở sông Bồ Chính...
(Xem: 6288)
Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.
(Xem: 5774)
Đời Chu Tương Vương (651-617 trước D.L.), Tần Mục Công làm bá chủ các nước ở tây phương. Nhà vua có một người con gái.
(Xem: 5634)
Có một chàng tên Giang Thu San, quê ở An Huy, vốn người phong nhã, tính ưu ngao du sơn thủy. Gặp buổi ngày xuân, chàng liền rủ bạn sang Kim Lăng thưởng xuân.
(Xem: 5827)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
(Xem: 30544)
Ý của câu thành ngữ này là chỉ chim chóc bị săn bắn hết rồi thì cất cung nỏ vào kho. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký - Việt thế gia".
(Xem: 6926)
Điêu Thuyền (chữ Hán: 貂蟬, bính âm: diào chán) là một người đẹp trong tứ đạinhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa.
(Xem: 5870)
"Đẩu ngọc xích bố" có nghĩ là một đấu lúa, một thước vải. Ngày xưa Cao Tổ có hai đứa con Hán Văn Đế và Hoài Nam Vương.
(Xem: 6200)
Đời nhà Tấn (265-419) có quan Thái Úy tên Khước Giám muốn chọn một người rể hiền, mới cho người đến trường của Vương Đạo xem trong đám học sinh...
(Xem: 7337)
Người Việt Nam xưa chia tầng lớp xã hội ra làm 4: Công, Nông, Binh, Thương. Công là những người làm nghề công nhân nhà máy, chuyên về công nghiệp.
(Xem: 7936)
"Xe dê" do chữ "Dương xa". Ngày xưa, nhà vua nào cũng vậy, ngoài có hoàng hậu, thứ phi còn có hàng ngàn cung nữ, chọn lấy người đẹp...
(Xem: 5844)
"Xích thằng" là tơ hồng hay chỉ hồng. "Nguyệt lão" là ông già dưới trăng do chữ "Nguyệt Hạ Lão Nhân", nói tắt.
(Xem: 6751)
Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497)...
(Xem: 10838)
Thành ngữ "Trung ngôn nghịch nhĩ". Tức nói thật mất lòng, hoặc nói thẳng nghe trái tai. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký-Lưu Hầu Thế Gia".
(Xem: 8888)
Ngày xưa có anh học trò tên là Trần Miên, học hành rất thông minh và siêng năng. Tuy vậy, anh ta rất nghèo.
(Xem: 7991)
"Trúc mai" là cây trúc và cây bương. Trúc thuộc một loại tre nhỏ. Bương là một giống tre to ở rừng. Lá to có thể dùng gói bánh.
(Xem: 6578)
Trong vùng có nàng họ Lương tên Bích Nga, sắc đẹp lộng lẫy, duyên dáng cực kỳ. Cha mẹ mất sớm, nàng họ Lương phải ở nhờ cô ruột.
(Xem: 5774)
Lịch cổ nước Tàu chia một năm ra làm 8 tiết, gọi là "Bát tiết": lập Xuân, lập Hạ, lập Thu, lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí.
(Xem: 5928)
"Tựa cửa", "tựa cổng" do chữ "Ỷ môn", "Ỷ tư". Nhạc Nghị là tướng nước Yên đời Chiến Quốc đem quân đánh Tề, hạ được 72 thành.
(Xem: 5821)
Người Trung Hoa ngày xưa chọn bốn người con gái có sắc đẹp tuyệt nhất trong lịch sử, gọi là "Tứ Đại Mỹ Nhân", đó là Tây Thi...
(Xem: 6594)
Đời nhà Lý (1010-1225), vua Lý Thái Tông tên Phật Mã lúc còn làm thái tử (1020), Lý Thái Tổ là Lý Công Uẩn sai đem quân đánh Chiêm Thành.
(Xem: 5447)
Tết Đoan Dương cũng gọi là Tết Đoan Ngọ. Theo phong tục Tàu, tết này ăn vào ngày mồng 5 tháng 5.
(Xem: 5753)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
(Xem: 5920)
Theo phong tục của Tàu, Tết Trùng Cửu ăn vào ngày mồng 9 tháng 9. Nguyên đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam...
(Xem: 5483)
Tết này ăn vào ngày mồng 3 tháng 3. Vào ngày này người Tàu ăn toàn đồ nguội và tổ chức những cuộc chơi vui vẻ lắm.
(Xem: 6969)
Tây Thi (chữ Hán: 西施; bính âm: xi shi, 506 TCN-?) là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu và cũng là một trong Tứ đạinhân Trung Quốc.
(Xem: 9735)
Đạo gia (tức Đạo giáo, theo học thuyết của Lão Tử) cho rằng cái Thần (tinh thần) của con người ở vào ba nơi. Một ở óc, hai ở minh đường (quả tim)...
(Xem: 16364)
Thoạt nghe, không ít người nghĩ rằng, trong nội dung câu thành ngữ "Sư Tử Hà Đông" có điều gì liên can đến đất Hà Đông xưa của Việt Nam.
(Xem: 5727)
"Suối vàng" do chữ "Huỳnh tuyền" tức là suối nước màu vàng. Người Tàu ngày xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối nước vàng...
(Xem: 8333)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
(Xem: 5986)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
(Xem: 5536)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
(Xem: 5610)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
(Xem: 5935)
Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất...
(Xem: 14995)
Sử còn ghi lại, nơi địa đầu tỉnh Quảng Bình ngày nay có một vùng đất rộng lớn cạnh là Hồ Xá, nên gọi là Truông Nhà Hồ.
(Xem: 11951)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由).
(Xem: 7256)
Theo "Tây Hán chí ", "Sa nang ủng thủy" là một kế hoạch của tướng Hán là Hàn Tín đánh bại quân Sở tại ngọn sông Duy thuộc tỉnh Sơn Đông.
(Xem: 8054)
Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về.
(Xem: 10332)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
(Xem: 5633)
Thời Chiến Quốc, thái tử Đan nước Yến đang làm con tin tại nước Việt đã quen biết với Tần Vương Chính cũng đang làm con tin tại nước Triệu.
(Xem: 5031)
Nhan: Là Nhan Hồi, quê ở nước Lỗ, tự là Tử Uyên, học trò ưu tú của Khổng Tử. Nhan Hồi siêng năng, học giỏi, cam sống cảnh nghèo mà vẫn vui vẻ.
(Xem: 6207)
Ngưu Lang là một gã chăn trâu nghèo, gặp Chức Nữ, một nàng tiên. Hai người yêu nhau say đắm. Ngọc Hoàng Thượng Đế bèn cho hai người lấy nhau.
(Xem: 9827)
Ngày Tết, người Việt Nam thường chúc nhau "Ngũ Phúc Lâm Môn", có nghĩa là năm hồng phúc đến nhà. Ngũ Phúc ấy là: + Phú: Nghĩa là giàu có...
(Xem: 9379)
Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, tên phát xít đầu sỏ Adolf Hitler cầm đầu phần tử Nazi đã thực hiện hành động diệt chủng vô cùng tàn bạo...
(Xem: 7289)
Truyền rằng, thời xưa có hai trái núi là Thái Hàng và Vương Ốc. Có một ông già nhà ở phía bắc núi tên là Ngu Công. Do có hai trái núi này...
(Xem: 16507)
Đời Vũ Đế nhà Hán (140-86 trước D.L.), có một người phường chèo tên Lý Diên Niên múa hát rất giỏi. Được hầu trong nội điện, cung vi của nhà vua...
(Xem: 6244)
Trầm là một loại cây có mùi hương, nên còn được gọi là Trầm Hương, trị được nhiều chứng bệnh, rất quí và hiếm. Những người đi tìm Trầm thường được gọi là "đi điệu"
(Xem: 5348)
Thông thường, trong các kinh điển, thành ngữ «sư tử hống» hay tiếng rống của con sư tử được dùng theo các ý nghĩa như sau:
(Xem: 5212)
"Ngôn quá kỳ hành..." nguyên câu là: "Ngôn quá kỳ hành bất khả trọng dụng" đó là lời nói của Lưu Bị chúa nước Tây Thục đời Tam Quốc...
(Xem: 9205)
Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường. "Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant