Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bà Chúa Ngọc

20 Tháng Chín 201100:00(Xem: 23946)
Bà Chúa Ngọc

Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa. Năm ấy, đến độ dưa chín, sáng nào ra ruộng thăm, ông bà cũng thấy dưa bị hái trộm. Lạ một điều, chỉ có một quả dưa lớn nhất đẹp nhất là bị hái, nhưng kẻ trộm không ăn mà cũng chẳng mang đi. Quả dưa còn nằm ở một chỗ trống, nhưng bưng lên đã thấy bị nẫu.

Thấy sự lạ, hai ông bà bèn bàn nhau cất công để ý rình. Rồi một đêm trăng sáng, họ đến nấp vào một bụi cây cạnh ruộng. Gần đến nửa đêm, bỗng đâu có cô gái trạc độ mười ba mười bốn tuổi tự nhiên hiện ra ở giữa ruộng dưa. Cô gái rón rén đi, nhìn ngắm từng quả dưa một, rồi sau đó, hình như đã chọn được quả ưng ý nhất thì cúi xuống hái lên. Cô ngắm đi ngắm lại mãi, rồi tìm ra một chỗ trống, tung quả dưa từ tay bên này sang tay bên kia, và cứ như thế, một lúc lâu, sau lại ôm lấy quả dưa mà ngắm nghía mãi không biết chán...

Đúng lúc ấy, từ chỗ nấp, hai ông bà chạy ùa cả ra, nắm ngay lấy tay cô gái. Còn cô gái, tuy không chạy trốn kịp nhưng cũng chẳng tỏ ra có chút gì sợ hãi. Cô trả cho họ quả dưa, và khi được hỏi thì cô lễ phép trả lời: Cô là con nhà nghèo không còn cả cha lẫn mẹ, nhà cô ở cách đây rất xa và cô cũng chẳng nhớ được quê mình ở đâu nữa...

Thấy cô gái dễ thương, lại nghĩ mình không có con cái, nên ông bà bàn nhau nhận cô về làm con nuôi, rồi cả hai cùng nói với cô gái...

Còn cô gái, thấy cử chỉ, lời lẽ của hai ông bà đều chân thành thì cô im lặng lắng nghe và suy nghĩ, rồi sau đó nhận lời.

Cô theo họ về nhà. Sáng hôm sau, hai ông bà sửa lễ gia tiên, rồi hai bên chính thức nhận nhau là bố mẹ và con cái. Từ đấy trong ngôi nhà của họ, không khí vui vẻ đầm ấm hẳn lên. Hai ông bà hết lòng yêu thương chăm sóc cô, còn cô thì cũng rất mực yêu thương kính trọng bố mẹ.

Một hôm trời đổ cơn mưa lớn, nước lũ ở thượng nguồn tràn về mênh mang, khiến mọi người đều ở trong nhà không ai đi làm được cả. Bố mẹ cô, lẽ dĩ nhiên là rất lo lắng, mong sao cho nước mau cạn để cây cối khỏi bị chết úng, thì cô, do tính tình còn trẻ dại, lại thích nô đùa. Rồi cô xuống bên mé nước cậy đá lên, xếp chúng thành một hòn núi giả, lại đi tìm những cành lá gẫy cắm vào xung quanh, để chơi...

Thấy vậy, ông bà bực quá, nghĩ rằng con cái chẳng hiểu được lòng bố mẹ, bèn lên tiếng trách cứ rồi la mắng. Nào ngờ, cô gái thấy tủi thân quá, bèn lủi ra đầu hồi nhà, đứng khóc một mình. Một lúc lâu sau, nhân lúc bố mẹ không ai để ý, cô lại lén ra khỏi nhà, rồi men theo những dải đất cao, đi ra phía bờ biển. Cũng lúc ấy, dập dềnh bên mé nước có một cây gỗ kỳ nam, không biết trôi từ đâu đến. Cô gái còn khóc hồi nữa, rồi nhìn quanh nhìn quẩn, thấy mình hoàn toàn lẻ loi, cô đơn, cô bèn nhảy luôn lên cây gỗ, và một điều kỳ lạ xảy ra: Cô gái đã nhập thân vào cây gỗ. Cây gỗ dập dềnh ở đấy một lúc nữa, như có điều gì còn ghi nhớ và lưu luyến, rồi sau đó, theo sóng biển, trôi mãi lên phương Bắc...

Ông bà bố mẹ nuôi cô gái đang bận việc chẻ củi và may vá trong nhà, tưởng con khóc rồi chơi ở ngoài đầu hồi, nên cũng không để ý. Đến mãi sau, khi lên tiếng gọi thì chẳng thấy con đâu! Hai ông bà bèn nháo nhào đi tìm nhưng khắp chốn cùng nơi, cũng vẫn tuyệt âm vô tín. Nước lụt mênh mang như thế, lại đang cuộn chảy mãi ra biển, họ cho là con gái xảy chân đã trôi ra biển mất rồi. Thế là ông bà gào thét, khóc than thảm thiết, sau đó làm lễ cúng chay cho con, và từ đấy trở đi, sống âm thầm, rầu rĩ cho đến cuối đời...

Còn cây gỗ kỳ nam, sau một hồi dập dềnh rồi trôi lên phương Bắc, và cứ thế trôi mãi... trôi mãi... Đến khi sóng lặng gió yên thì đã trôi được cả ngàn dặm đường và dạt vào bờ...

Một buổi sáng dân địa phương nọ ra bờ biển, vô cùng ngạc nhiên thấy có cây gỗ lạ rất đẹp trôi từ đâu đến. Họ bảo nhau mang thừng chão ra buộc vào rồi cùng kéo lên bờ, nhưng hàng trăm người xúm vào mà cây vẫn không nhúc nhích. Họ bèn đóng cọc ghim lại để tìm kế sách khác, và cũng từ đấy, dường như ngay tức khắc, tiếng đồn về cây gỗ kỳ lạ đã lan ra khắp cả vùng.

Hoàng tử ở phương Bắc bấy giờ vào tuổi kén vợ, đang đi chu du khắp chốn cùng nơi để tìm cho ra một người ưng ý. Khi đến vùng này, nghe chuyện cây gỗ kỳ lạ, chàng cũng tò mò tìm đến. Thấy cây gỗ đẹp thì có đẹp nhưng cũng không lớn lắm mà sao cả trăm người kéo không được thì chàng lấy làm lạ lắm. Cũng vẫn là tò mò, chàng xắn tay áo lên, bảo mọi người cho mình kéo thử một cái xem sao.

Chiều ý Hoàng tử, mọi người lui cả rạ Nhưng thật vô cùng bất ngờ, khi hoàng tử vừa cầm thừng co tay lại thì cây gỗ cũng lập tức chuyển động, rồi dần dần, theo sức kéo mà tiến vào bờ. Đến khi chạm đất, Hoàng tử kéo mạnh một cái nữa thì cây hoàn toàn đã nằm trên bãi biển.

Mọi người vô cùng phấn khởi, vỗ tay reo hò không ngớt. Xong xuôi, sau khi hỏi ý kiến dân làng, Hoàng tử cho quân lính đem cây gỗ về Kinh đô.

Về phía dân làng, tuy cũng có người còn tiếc rẻ, nhưng đa phần cho rằng, đưa cây gỗ về kinh là hợp lý hơn cả vì như vậy tất cả bàn dân thiên hạ sẽ đều được chiêm ngưỡng. Còn về phía Hoàng tử thì cũng chẳng có vui mừng nào hơn, chàng cho là có duyên cớ, bèn không tiếp tục đi tìm vợ nữa, mà cùng quân lính trở về kinh, cùng với cây gỗ.

Khỏi phải nói, khi về đến Kinh đô thì mọi người, mọi nơi nghe tiếng, nao nức tìm đến xem đông như thế nào. Nhưng rồi sự kiện ấy cũng mau chóng qua đi bởi lẽ mọi người nhìn mãi rồi cũng chán, vì cây đẹp thì có đẹp nhưng chẳng thấy có biểu hiện gì là lạ lùng cả. Mà dân chúng cần là cần sự lạ lùng, xưa nay chưa từng có, chứ không phải là một cái cây đẹp.

Chỉ riêng có Hoàng tử, do chính tay mình đã chứng kiếnthực hiện được một điều kỳ diệu, nên còn giữ mãi trong lòng sự vui mừng và niềm mong đợị Khi mọi người đã xem chán xem chê, đến mức không còn ai thiết xem nữa, thì Hoàng tử mới sai quân lính đem cây về trước Đông cung để hàng ngày được nhìn ngắm và gần gũi với cây.

Cây quả là đã có tình ý với Hoàng tử thật. Từ đó trở đi, mỗi đêm trăng sáng, Hoàng tử bỗng thấy trong thân gỗ bước ra một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, và cùng lúc, là mùi hương thơm ngào ngạt tỏa ra theo mỗi bước chân của nàng.

Mê mẩn trước người đẹp, Hoàng tử vội vàng chạy tới, nhưng lần nào cũng vậy, hễ cứ giáp mặt, là người con gái lại biến ngay vào trong thân gỗ.

Sau vài lần như thế, Hoàng tử đã nghĩ ra được một cách, cũng khá đơn giản chứ chẳng có gì ghê gớm lắm. Chàng cho mấy người lính hầu đứng nấp ở xung quanh, còn tự mình cũng nấp saÜn ở gần đấỵ Khi cô gái vừa xuất hiện thì Hoàng tử đã bước ra nắm chặt lấy tay nàng, và mấy người lính cũng lập tức khiêng cây gỗ đem dấu biến đị Hoàng tử bảo cô gái hãy vui lòng vì chàng mà ở lạị Cô gái e lệ cúi đầu. Thế rồi, ngay lúc đó chàng dẫn nàng đến trình với đức vua cha và hoàng hậu, kể lại hết đầu đuôi ngọn ngành, và xin cha mẹ hãy tác thành cho họ.

Nhà vua lắng nghe, rồi nói: "Được. Để xem", xong cho gọi thị nữ đưa nàng về phòng riêng, còn Hoàng tử thì trở về Đông cung.

Sáng hôm sau thiết triều, nhà vua cho triệu quan Thái bốc lại để bói xem điều lành điều gở thế nào. Sau khi nghe tấu trình là quẻ đại phúc, nhà vua cả mừng rồi ngay sau đó, cho cử đại lễ để hoàng tử sánh duyên cùng cô gái.

Từ đó, cuộc sum vầy của đôi trai gái diễn ra thật vô cùng êm ả, hạnh phúc. Ba năm sau, họ sinh được một gái và một trai.

Tưởng rằng cuộc tình duyên ấy sẽ mặn nồng mãi mãi đến lúc đầu bạc răng long. Nào ngờ Hoàng tử cũng là kẻ bạc tình, chỉ chung thủy được có mấy năm đầụ Khi vợ đã có con thì chàng ta đâm ra hay chơi bời chứ chẳng quan tâm được như trước. Nay rượu, mai cờ bạc, rồi đi dong duổi khắp nơi, không chú ý gì đến việc dạy dỗ con cái. Nàng đã nhiều lần khuyên can nhưng chàng vẫn chứng nào tật ấy, làm nàng rất chán nản. Vì vậy, ở trong hoàng cung, sống giữa nhung lụa, kẻ hầu người hạ không thiếu, mà nàng cảm thấy bơ vơ, rồi buồn tủi xót xa, chỉ muốn tìm cách bỏ đi, không chút luyến tiếc. Bởi vì con người ta vốn là vậy, nên dẫu là thần thánh, thì khi tình yêu đã hết, tất cả sẽ chỉ là vô nghĩa.

Thế rồi một hôm, nhân khi Hoàng tử bỏ đi chơi lâu ngày, nàng tìm thấy cây kỳ nam mà khi trước bọn lính đã đem dấu biệt. Nàng gọi hai con đến rồi đọc một câu thần chú, thế là cả ba mẹ con cùng nhập vào cây kỳ nam. Cây kỳ nam tự chuyển động rời khỏi hoàng cung rồi lăn xuống sông. Từ sông, kỳ nam dòng nước trôi ra biển. Biển lúc ấy bỗng nhiên nổi luồng gió trái. Và theo chiều gió, cây kỳ nam trôi mãi, trôi mãi... Cuối cùng trở lại biển phương Nam.

Đến đúng trước cù lao Huân thì gió lặng và cây kỳ nam dừng lại. Cây trôi vào sát mép nước. Từ thân cây, cả ba mẹ con bỗng chốc hiện ra, bước lên bờ, rồi trở về nhà cũ. Cả hai ông bà cha mẹ nuôi lúc ấy đều đã mất. Nhà vắng vẻ tiêu điều. Ba mẹ con bắt tay ngay vào việc dọn dẹp sửa sang cửa nhà, lập bàn thờ cha mẹ, ông bà tổ tiên, rồi cùng làm ăn sinh sống với dân làng. Từ đấy trở đi, quê hương, vùng cù lao Huân mỗi ngày một thêm ấm no, trù phú. Thế rồi đến một hôm, giữa lúc trời quang mây tạnh, trước sự chứng kiếnngạc nhiên của mọi người, cả ba mẹ con cùng bay vút lên trời...

Ở phương Bắc, Hoàng tử đi chơi về thấy vợ con mất tích. Tìm cây kỳ nam ngày trước thì cũng chẳng thấy đâu. Chàng hối hận vô cùng, lòng tự nhủ lòng sẽ tìm ra bằng được ba mẹ con, dẫu có phải đi xuống tận địa ngục.

Khi xưa, lúc ở bờ biển chàng có nghe dân chúng nói cây gỗ này trôi từ biển phương Nam lạị Thế là Hoàng tử vào từ biệt vua cha và hoàng hậu, rồi cùng một số gia nhân, binh lính và thủy thủ xuống thuyền, dong buồm vượt biển hướng về phương Nam.

Khi thuyền vừa đúng đến cửa Đại An thì bỗng đâu một trận cuồng phong dữ dội nổi lên. Thuyền đắm, cả Hoàng tử cùng gia nhân thủy thủ đều chìm sâu xuống đáy nước. Nhưng khi cơn bão tan thì tự nhiên biển ở chỗ ấy cũng nổi lên một mô đá nhỏ, vượt cao khỏi mặt nước. Trên mặt mô đá có những hình thù ngoằn ngoèo tựa như những hàng chữ nổi. Từ bao đời nay, đã có nhiều người hay chữ và kiến thức uyên bác đi thuyền tới đó, nhưng chưa ai đọc được đấy là những chữ gì. Và có lẽ như thế nên có thể cho rằng, những điều bí mật của thiên cơ, chắc còn lâu người ở dưới trần gian mới có thể hiểu thấu được hết.

Ba mẹ con nàng tiên đã về trời, nhưng từ đó đến nay vẫn thường hiển linh ở các nơi gần xa quanh vùng cửa Đại An, vùng cù lao Huân, cù lao Yến. Vì vậy dân đi biển, đi đánh cá, đi tìm tổ yến vẫn thường bày lễ vật, thắp hương rồi hướng mặt lên trời cao cầu xin sự che chở, phù hộ độ trì của nàng tiên, mà từ đó trở đi được kính cẩn tôn xưng là bà chúa Ngọc.

Bà chúa Ngọc còn được gọi là bà chúa tiên hay Thánh mẫu Thiên Ya na, theo cách gọi của người Chăm pa, một dân tộc đã định cư lâu dài ở vùng đất này. Từ Huế đến Nha Trang ở đâu cũng có điện thờ bà chúa Ngọc. Triều Nguyễn có sắc thượng phong cho bà là "Hồng Nhân phổ tế linh ứng Thượng đẳng thần".

Tại Nha Trang có tháp lớn cao sáu trượng để thờ bà chúa Ngọc. Lại có cả những tháp nhỏ xung quanh để thờ Hoàng tử, hai người con và hai ông bà bố mẹ nuôi. Bia đặt trong tháp lớn do chính tay quan đại thần Phan Thanh Giản thời Tự Đức soạn.

Trước kia, hàng năm triều Nguyễn đều ủy thác cho bộ Lễ về đây làm lễ quốc tế.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6310)
Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.
(Xem: 5789)
Đời Chu Tương Vương (651-617 trước D.L.), Tần Mục Công làm bá chủ các nước ở tây phương. Nhà vua có một người con gái.
(Xem: 5654)
Có một chàng tên Giang Thu San, quê ở An Huy, vốn người phong nhã, tính ưu ngao du sơn thủy. Gặp buổi ngày xuân, chàng liền rủ bạn sang Kim Lăng thưởng xuân.
(Xem: 5860)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
(Xem: 30600)
Ý của câu thành ngữ này là chỉ chim chóc bị săn bắn hết rồi thì cất cung nỏ vào kho. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký - Việt thế gia".
(Xem: 6955)
Điêu Thuyền (chữ Hán: 貂蟬, bính âm: diào chán) là một người đẹp trong tứ đạinhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa.
(Xem: 5892)
"Đẩu ngọc xích bố" có nghĩ là một đấu lúa, một thước vải. Ngày xưa Cao Tổ có hai đứa con Hán Văn Đế và Hoài Nam Vương.
(Xem: 6219)
Đời nhà Tấn (265-419) có quan Thái Úy tên Khước Giám muốn chọn một người rể hiền, mới cho người đến trường của Vương Đạo xem trong đám học sinh...
(Xem: 7356)
Người Việt Nam xưa chia tầng lớp xã hội ra làm 4: Công, Nông, Binh, Thương. Công là những người làm nghề công nhân nhà máy, chuyên về công nghiệp.
(Xem: 7958)
"Xe dê" do chữ "Dương xa". Ngày xưa, nhà vua nào cũng vậy, ngoài có hoàng hậu, thứ phi còn có hàng ngàn cung nữ, chọn lấy người đẹp...
(Xem: 5862)
"Xích thằng" là tơ hồng hay chỉ hồng. "Nguyệt lão" là ông già dưới trăng do chữ "Nguyệt Hạ Lão Nhân", nói tắt.
(Xem: 7028)
Vương Chiêu Quân (王昭君) cũng như Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quí Phi, nổi danh không chỉ bởi với nhan sắc mà còn bởi tài năng và những dấu ấn nàng để lại trong lịch sử.
(Xem: 6780)
Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497)...
(Xem: 10858)
Thành ngữ "Trung ngôn nghịch nhĩ". Tức nói thật mất lòng, hoặc nói thẳng nghe trái tai. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký-Lưu Hầu Thế Gia".
(Xem: 8906)
Ngày xưa có anh học trò tên là Trần Miên, học hành rất thông minh và siêng năng. Tuy vậy, anh ta rất nghèo.
(Xem: 8006)
"Trúc mai" là cây trúc và cây bương. Trúc thuộc một loại tre nhỏ. Bương là một giống tre to ở rừng. Lá to có thể dùng gói bánh.
(Xem: 6593)
Trong vùng có nàng họ Lương tên Bích Nga, sắc đẹp lộng lẫy, duyên dáng cực kỳ. Cha mẹ mất sớm, nàng họ Lương phải ở nhờ cô ruột.
(Xem: 5794)
Lịch cổ nước Tàu chia một năm ra làm 8 tiết, gọi là "Bát tiết": lập Xuân, lập Hạ, lập Thu, lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí.
(Xem: 5960)
"Tựa cửa", "tựa cổng" do chữ "Ỷ môn", "Ỷ tư". Nhạc Nghị là tướng nước Yên đời Chiến Quốc đem quân đánh Tề, hạ được 72 thành.
(Xem: 5844)
Người Trung Hoa ngày xưa chọn bốn người con gái có sắc đẹp tuyệt nhất trong lịch sử, gọi là "Tứ Đại Mỹ Nhân", đó là Tây Thi...
(Xem: 6609)
Đời nhà Lý (1010-1225), vua Lý Thái Tông tên Phật Mã lúc còn làm thái tử (1020), Lý Thái Tổ là Lý Công Uẩn sai đem quân đánh Chiêm Thành.
(Xem: 5463)
Tết Đoan Dương cũng gọi là Tết Đoan Ngọ. Theo phong tục Tàu, tết này ăn vào ngày mồng 5 tháng 5.
(Xem: 5772)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
(Xem: 5934)
Theo phong tục của Tàu, Tết Trùng Cửu ăn vào ngày mồng 9 tháng 9. Nguyên đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam...
(Xem: 5498)
Tết này ăn vào ngày mồng 3 tháng 3. Vào ngày này người Tàu ăn toàn đồ nguội và tổ chức những cuộc chơi vui vẻ lắm.
(Xem: 6991)
Tây Thi (chữ Hán: 西施; bính âm: xi shi, 506 TCN-?) là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu và cũng là một trong Tứ đạinhân Trung Quốc.
(Xem: 9761)
Đạo gia (tức Đạo giáo, theo học thuyết của Lão Tử) cho rằng cái Thần (tinh thần) của con người ở vào ba nơi. Một ở óc, hai ở minh đường (quả tim)...
(Xem: 16382)
Thoạt nghe, không ít người nghĩ rằng, trong nội dung câu thành ngữ "Sư Tử Hà Đông" có điều gì liên can đến đất Hà Đông xưa của Việt Nam.
(Xem: 5747)
"Suối vàng" do chữ "Huỳnh tuyền" tức là suối nước màu vàng. Người Tàu ngày xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối nước vàng...
(Xem: 8343)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
(Xem: 5998)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
(Xem: 5550)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
(Xem: 5617)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
(Xem: 5946)
Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất...
(Xem: 15013)
Sử còn ghi lại, nơi địa đầu tỉnh Quảng Bình ngày nay có một vùng đất rộng lớn cạnh là Hồ Xá, nên gọi là Truông Nhà Hồ.
(Xem: 11962)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由).
(Xem: 7276)
Theo "Tây Hán chí ", "Sa nang ủng thủy" là một kế hoạch của tướng Hán là Hàn Tín đánh bại quân Sở tại ngọn sông Duy thuộc tỉnh Sơn Đông.
(Xem: 8083)
Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về.
(Xem: 10358)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
(Xem: 5658)
Thời Chiến Quốc, thái tử Đan nước Yến đang làm con tin tại nước Việt đã quen biết với Tần Vương Chính cũng đang làm con tin tại nước Triệu.
(Xem: 5055)
Nhan: Là Nhan Hồi, quê ở nước Lỗ, tự là Tử Uyên, học trò ưu tú của Khổng Tử. Nhan Hồi siêng năng, học giỏi, cam sống cảnh nghèo mà vẫn vui vẻ.
(Xem: 6233)
Ngưu Lang là một gã chăn trâu nghèo, gặp Chức Nữ, một nàng tiên. Hai người yêu nhau say đắm. Ngọc Hoàng Thượng Đế bèn cho hai người lấy nhau.
(Xem: 9852)
Ngày Tết, người Việt Nam thường chúc nhau "Ngũ Phúc Lâm Môn", có nghĩa là năm hồng phúc đến nhà. Ngũ Phúc ấy là: + Phú: Nghĩa là giàu có...
(Xem: 9394)
Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, tên phát xít đầu sỏ Adolf Hitler cầm đầu phần tử Nazi đã thực hiện hành động diệt chủng vô cùng tàn bạo...
(Xem: 7311)
Truyền rằng, thời xưa có hai trái núi là Thái Hàng và Vương Ốc. Có một ông già nhà ở phía bắc núi tên là Ngu Công. Do có hai trái núi này...
(Xem: 16540)
Đời Vũ Đế nhà Hán (140-86 trước D.L.), có một người phường chèo tên Lý Diên Niên múa hát rất giỏi. Được hầu trong nội điện, cung vi của nhà vua...
(Xem: 6272)
Trầm là một loại cây có mùi hương, nên còn được gọi là Trầm Hương, trị được nhiều chứng bệnh, rất quí và hiếm. Những người đi tìm Trầm thường được gọi là "đi điệu"
(Xem: 5365)
Thông thường, trong các kinh điển, thành ngữ «sư tử hống» hay tiếng rống của con sư tử được dùng theo các ý nghĩa như sau:
(Xem: 5232)
"Ngôn quá kỳ hành..." nguyên câu là: "Ngôn quá kỳ hành bất khả trọng dụng" đó là lời nói của Lưu Bị chúa nước Tây Thục đời Tam Quốc...
(Xem: 9230)
Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường. "Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant