Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trống cơm

15 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 6884)
Trống cơm


Không ai biết trống cơm ra đời từ lúc nào. Chỉ biết đại khái là các cụ ta thường dùng nó trong những dịp tế lễ thần thánh, những buổi hát chèo. Nhất là trong việc đưa mạ
Đó là một thứ trống mình dài và nhỏ, một loại trống Việt Nam hoàn toàn từ hình dáng, âm thanh cho đến cách biểu diễn. Khi tấu nhạc, nhạc công phải đeo dây trống lên cổ, để trống nằm ngang trước bụng và vận dụng 10 ngón tay khéo léo của mình trên cả hai mặt trống.
Có một điều khác thường là người ta hay đính thêm nắm cơm nếp nhỏ trên mặt trống. Có lẽ cũng vì vậy mà chiếc trống ấy được mang một danh hiệu nôm na là "Trống cơm" chăng? Tuy vậy có một vài nơi thuộc tỉnh Bắc Ninh như làng Đình Bảng, làng Phù Đổng chẳng hạn, nhạc công không bao giờ đính cơm trên mặt trống.

Theo những nhà khảo cứu về nhạc cụ Việt Nam, dưới triều vua Lê Thánh Tông, đời Hồng Đức (1470), ba ông Trần Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh đã dựa trên nền tảng âm nhạc Trung Hoa, lập thành hai bộ nhạc cho triều đình Việt Nam. Đó là bộ Đồng Văn, chuyên đặt ra nhạc phổ, và bộ Nhã Nhạc chuyên dùng tiếng người để ca hát. Hai bộ nhạc này hoạt động dưới sự điều khiển của quan Thái Thường Quản Đốc, và chỉ chuyên dùng trong việc tế lễ ở triều đình. Nhạc cụ có nhiều thứ: một trống lớn, một kèn lớn, một long sinh, một long phách, một cây đàn có thể ba, bốn hay mười lăm dây, một sáo trúc, một trống mảnh một mặt và một cái sinh tiền.

Cũng trong thời kỳ này, những giàn nhạc giáo phường của tư nhân ra đời và bắt đầu hoạt động mạnh mẽ trong dân gian đi song song với hệ thống âm nhạc của triều đình. Nhạc cụ gồm có: một dùi nhịp bằng tre thường do bà cụ già đánh nhịp; một ống sáo, một cây nhị quyển, một trống cơm, một cây đàn đáy do bốn, năm nhạc công sử dụng; một phách; một sinh tiền, một trống con một mặt do ba nữ nhạc công trẻ tuổi vừa ca hát vừa giữ nhịp.

Ta nhận thấy những nhạc cụ trong hệ thống âm nhạc của giáo phường mới có trống cơm. Vậy có thể nó là một nhạc cụ cổ sơ của dân tộc, chính do hạng bình dân khi xưa sáng tạo chăng?
Hình dáng trống cơm mộc mạc bao nhiêu thì tiết điệu của nó phong phú bấy nhiêu. Nghe "Trống cơm" nhứt định chúng ta không thể lẫn lộn nó với những bài ca ngoại quốc. Nó có giọng u buồn gợi tâm hồn người nhớ đến hình ảnh quê hương xa xôi hay nhớ đến một mối tình tan vỡ, một niềm tang tóc bi thương của một thành sầu vạn cổ ...
Tục truyền rằng: Ngày xưa có một nho sinh rất nghèo, thi mãi không đỗ, túng cùng phải đi xin ăn. Hằng ngày, khi sang ngang nhà của một phú hộ thì có một cô bé ở chực sẵn đem cho cơm trắng canh ngon. Công việc đó cứ theo thời gian trôi qua một cách đều đặn.
Suốt năm trời như thế, chàng nho sinh vô cùng cảm động nhưng không khỏi ngượng ngùng. Một hôm, chàng tỏ lời cám ơn cô bé và không nhận lãnh của cho nữa. Chàng lại từ giã, đi sang ở làng khác kiếm ăn. Cô bé thực thà cho biết việc làm của cô là vâng theo lời dạy của cô Hai, con gái của chủ nhà mà thôi. Ơn đó là ơn của cô chủ.
Chàng cảm động, yêu cầu xin gặp mặt cô chủ để tỏ lời cám ơn và từ giã. Cô bé ở hẹn lại hôm sau, để xem cô chủ có bằng lòng không, rồi sẽ cho biết. Nếu cô chủ bằng lòng cho gặp mặt thì chàng cứ chờ tại chỗ này.
Hôm sau, chàng vừa đến thì đã gặp ngay cô chủ nhà đứng đợi. Nàng rất đẹp. Chàng nho sinh cúi đầu, chấp tay xá nhưng nàng khoát tay vội nói:
- Tôi đã hiểu ý chàng muốn nói gì rồi. Tôi ở đây lâu rất bất tiện, mà chàng cũng không cần phải nói ân nghĩa gì. Sở dĩ, tôi giúp chàng vì biết chàng lỡ vận và cảm thương người trong bước đường cùng mới ra nông nỗi, không lẽ chí của người con trai chịu cùng nhụt như vậy mãi sao?
Đoạn, nàng trao cho chàng một cái bọc bằng giấy, nói tiếp:
- Nay chàng từ giã đi, tôi xin tặng một số bạc và một cây thoa vàng để chàng tìm cách lập nghiệp. Một ngày nào thành đạt, chàng sẽ trở về quê. Chừng ấy...
Nàng bỏ lửng lời nói, lại quày quả thoăn thoắt đi.
Chàng nho sinh vô cùng cảm động.
Theo lời người ngọc dặn dò, chàng cần phải tạo lấy một sự nghiệp, nhưng sự nghiệp gì? Chàng không duyên số với đường công hầu danh tướng thì chàng phải chuyển sang nghê khác. Bất cứ nghề gì cũng tốt đẹp cả miễn đừng làm điều gì phi nghĩa. Thế là chàng đeo đuổi môn âm nhạc, một nghệ thuật trong 7 nghệ thuật.
Thời gian 3 năm, chàng đã thành tài và lãnh đạo một giáo phường. Chàng hớn hở, vui tươi vội quay về quê xưa mong gặp mặt người ân nhân yêu quý. Nhưng thảm thay, chàng vừa đặt chân về nhà nàng, thì gia đình nàng đương làm đám táng cho nàng. Nàng vừa chết trong một cơn bạo bịnh!

Chàng nhạc sĩ tài hoa vô cùng đau đớn. Chàng muốn đưa đám táng cho nàng. Chàng muốn khóc kể nàng. Chàng muốn để tang cho nàng. Nhưng phải làm sao để mọi người đừng biết việc làm của chàng đối với con người đã khuất?

Chàng liền xin cha nàng cho chàng đem phường nhạc của chàng đến để đưa vong linh người chết. Chàng sáng tạo một cái trống nhỏ dài, hai mặt trống có đính hai nắm cơm nhỏ, để nhắc lại kỷ niệm sâu xa cao đẹp là ngày xưa, nàng đã cho cơm chàng ăn. Sợi dây trống đeo lên cổ bằng vải trắng là chàng để tang nàng.

Lúc đưa đám chàng mang trống cơm lên cổ, để trống nằm ngang trước bụng, vận dụng mười ngón tay vỗ trên mặt trống, phát thành tiếng kêu bi ai, tha thiết:
- "Tình tang, tang tình! Tình tang, tang tình!..."

Đó là tiếng khóc kể kín đáo của chàng đối với người yêu có một tâm tình cao thượng, thanh khiết. Đó là tiếng nức nở ở cõi lòng của một nghệ sĩ đối với mối tình đầu đã tan vỡ, mà chàng chỉ còn mượn lấy âm thanh của "Trống cơm" để tiễn vong linh nàng.
Tục truyền là như thế.
Ngày nay, trong những đám tang, người ta vẫn còn dùng "Trống cơm". Và, người ta vẫn còn hát "Trống cơm", nhứt là ở vài làng thuộc tỉnh Bắc Ninh. Dưới đây là bài hát "Trống cơm" do ông Lý Tiến Thành, một danh ca quan họ ở làng Bái Uyên, tỉnh Bắc Ninh, hát; và nhạc sĩ Trần Văn Khê ghi lời:
"(Tình bằng có cái) trống cơm (khen ai) khéo vỗ (ố mấy bông) nên bông (ố mấy...)
"(Bông nên bông), một bầy (tang tình) con nít, (một bầy tang tình con nít ố mấy...)
"(lội), lội, sông (ố mấy) đi tìm (em nhớ thương ai). (Đôi) con mắt (ố mấy) lim...
"Dim, đôi con mắt (ố mấy) lim dim, một bầy (tang tình) con nhện (ơ...
"(Ơ ố mấy) giăng tơ, giăng tơ (ố mấy) đi tìm (em nhớ) thương ai. Duyên...
"Nợ (khách) tang bồng, duyên nợ (khách) tang bồng."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6200)
Năm Nhâm thân (1572), nhà Mạc sai tướng là quận công Lập Bạo đem quân đánh Thuận Quảng là đất chúa Nguyễn ở miền Nam. Lập Bạo huy động cả thảy lục quân tiến vào.
(Xem: 6111)
Gần bên giếng của chùa bỗng mọc lên một cây hoa lạ. Cây cao một trượng, trên ngọn có một đóa hoa ngũ sắc cực kỳ tươi đẹp.
(Xem: 6255)
Tỉnh Tuy Viễn ở Trung Hoa, bắc giáp Mông Cổ. Thị trấn tỉnh hội là Quy Tuy. Cách 10 cây số về phía nam có mộ của Vương Chiêu Quân, người cung phi tuyệt đẹp của Hán Nguyên đế...
(Xem: 12877)
Đời Xuân Thu, Quản Di Ngô tự là Trọng, vốn người có tài kinh bang tế thế. Ngày còn hàn vi, chưa gặp thời thường cùng bạn là Bảo Thúc Nha đi buôn chung.
(Xem: 17100)
Hán, Sở giao binh tại Cai Hạ. Đây là trận cuối cùng quyết định thắng bại của đôi bên. Tướng soái của Hán vương Lưu Bang là Hàn Tín đem trăm vạn quân siết chặt vòng vây...
(Xem: 7423)
Đọc sử Tàu, ai cũng biết qua vua Đường Minh Hoàng và Dương Quí Phi nhà vua tuy già nhưng vẫn đa tình và rất mực phong lưu.
(Xem: 7474)
"Không vào hang hùm sao bắt được cọp con", nguyên Hán văn: "Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử". Đó là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Hoa.
(Xem: 7137)
Về thời thượng cổ, người ta chưa có cơ khí gì để đo lường thời gian mà chỉ có một ít dụng cụ thô sơ. Dụng cụ đó là cái đồng hồ thái dương...
(Xem: 7545)
Can Tương và Mạc Gia là tên hai vợ chồng người rèn kiếm. Mà cũng là tên hai thanh kiếm báu ngày xưa ở bên Tàu.
(Xem: 9018)
Ngày xưa, lầu xanh là nơi các nhà quyền quý, những thiếu nữ khuê các ở. "Đại lộ khi thanh lâu" nghĩa là đường lớn dựng lầu xanh.
(Xem: 7052)
Năm 1279, Nguyên Thế TổHốt Tất Liệt - vua Mông Cổ - đem quân đánh nhà Nam Tống ở Trung Quốc. Nam Tống đại bại bị diệt. Nhà Nguyên làm chủ toàn bộ Trung Quốc.
(Xem: 8083)
"Thao lược" cũng gọi là "Lục thao, Tam lược". Đây là hai bộ sách thuộc về binh pháp cổ Trung Hoa.
(Xem: 5799)
Đời Tam quốc, nhà Ngụy và Thục giao tranh. Thừa tướng nhà Thục là Gia Cát Lượng tự Khổng Minh cầm quân phạt Ngụy ...
(Xem: 5930)
Ngô Khởi, người nước Vệ đời Chiến Quốc (481-221 trước D.L.). Lúc còn bé, Khởi chuyên học nghề đánh gươm, luyện võ. Bà mẹ rầy la.
(Xem: 4687)
"Thấy nhàn" là thấy chim nhạn. Theo nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn là: "Kiến nhạn uổng nhiên tư tái bạch". "Thấy nhàn" có nghĩa là thư tín, do điển Tô Võ.
(Xem: 6094)
Trương Tịch tự Văn Xương, người đất Tô Châu, thi gia thời Trung Đường (766-827), đậu Tiến sĩ dưới triều vua Đức Tông. Năm 799, được Hàn Dũ tiến cử làm Quốc tử bác sĩ...
(Xem: 5351)
Cây đàn bằng gỗ, thùng đàn hình thang, cần dài. Đầu cần có trạm hình đầu con ngựa. Cung đàn làm bằng đuôi ngựa.
(Xem: 6321)
Nàng Ban tức là Ban Chiêu, tự Huệ Cơ, con gái của Ban Bưu, em gái của Ban Cố đời Đông Hán (25-196). Sinh trong gia đình Nho họ, cha anh đều học thức tài giỏi.
(Xem: 5305)
Ở núi Xuân Đài, xã Thọ Vực, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) có động Hồ công. Phía trước động ngoảnh về sông Mã.
(Xem: 6180)
Đời Xuân Thu (551-479 trước D.L.), tướng Dưỡng Do Cơ và Phan Đảng đều là người nước Sở, có tài thiện xạ. Một hôm, cả hai thử tài nhau chơi.
(Xem: 7358)
Thái Diễm cũng gọi là Thái Văn Cơ, một nữ sĩ tài hoa đời Tam Quốc (220-264). Cha nàng là Thái Ung, có tài thẩm âm vào bực nhứt cổ kim.
(Xem: 4979)
Bá Nha, người đời nhà Tấn, làm quan Thượng Đại Phu. Một hôm đi sứ nước Sở trở về, đến sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu trăng thanh gió mát...
(Xem: 5281)
Chứng kiến được cảnh thảm khốc của một bi tình si lụy của Đường Minh Hoàng, họ Bạch để lòng cảm xúc bằng bài "Trường hận ca" (Hận tình muôn thuở).
(Xem: 5174)
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì? - Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:
(Xem: 5641)
Bên Trung Hoa, tại vùng Trúc Giang có một chàng lái buôn tên Quan Diệp Nhược yêu một nàng thôn nữ tên Tần Thúy Hải.
(Xem: 5568)
Chóp núi Vọng Phu là một khối đá hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời; bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn.
(Xem: 5023)
Đời nhà Đường (618-907), Tể Tướng Trương Gia Trinh có năm người con gái. Cả năm đều xấp xỉ ngang nhau. Mỗi người một vẻ...
(Xem: 6607)
Theo truyền thuyết (sách "Dị văn lục") thì khúc vũ này do Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát.
(Xem: 5055)
Hồ nằm về phía đông bắc thành phố Đà Lạt (khoảng 5 cây số). Nơi đây trước kia là một vùng hoang vu, giang sơn của những loài thảo mộc...
(Xem: 7932)
Hoàng đế nước Kim rất yêu quý hai nàng cung phi là Lệ Cẩm tây cung và Ngọc Sương ái phi. Hoàng hậu lấy làm ghen tức...
(Xem: 5604)
"Hậu Đình Hoa" nghĩa là "Hoa ở sân sau". Đây là một tập thơ chọn lọc rồi phổ thành âm điệu cho các cung nữ, phi tần hát...
(Xem: 5344)
Thúy Kiều, con của viên ngoại họ Vương, người ở Bắc Kinh. Nàng yêu kiều diễm lệ, có một thái độ phong lưu, tính thích hào hoa, thích âm luật...
(Xem: 11697)
Tương truyền đời nhà Tấn (265-419), có người chài cá ở huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược ven theo bờ suối.
(Xem: 9957)
Rẽ cho thưa hết một lời đã nao! Vẻ chi một đóa yêu đào! Vườn hồng khi dám ngăn rào chim xanh.
(Xem: 9184)
Lam Kiều là một cái cầu bắc trên sông Lam, thuộc tỉnh Thiểm Tây bên Tàu, tương truyền là nơi tiên ở.
(Xem: 8226)
Ngày xưa có một vị lái buôn tên là Kappata. Ông có một con lừa chuyên chở hàng gốm, mỗi ngày ông thường đi một cuộc hành trình dài bảy lý...
(Xem: 7374)
Triều vua nào cũng vậy, nhiều giai nhân tuyệt sắc trong nước được tuyển vào cung để làm cung nữ. Họ là những giai nhân bạc mạng...
(Xem: 5585)
Núi Na ở thôn Quần Ngọc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có chùa xưa, tục danh là Tiên am. Phía tả có động thâm u.
(Xem: 5811)
Tư Mã Tương Như tự Tràng Khanh, người đất Thục đời Tiền Hán (206 trước D.L.-8 sau D.L.), rất đa tài, văn hay, đàn giỏi.
(Xem: 5956)
Tô Đông Pha là một thi hào danh tiếng đời nhà Tống (950-1275). Ông có một cô hầu tuyệt đẹp tên Xuân Nương.
(Xem: 4695)
"Giảo thố tam quật" nghĩa là "con thỏ khôn có ba ngách hang". Ý nói: thỏ có ba ngách hang để tránh cho khỏi bị chết...
(Xem: 6854)
Đời Hậu Chu, thời Ngũ Quý (905-955), ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương, con gái của Lương công. Nàng có sắc đẹp lại hay chữ.
(Xem: 5319)
Nàng họ Ban, không biết tên, vốn là một cung phi của vua Thành Đế nhà Hán (32-8 trước D.L.). Nàng làm nữ quan, chức Tiệp Dư nên thường gọi nàng Ban Tiệp Dư.
(Xem: 5603)
Ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, phía hữu núi Thần Phù có "Bích Đào động" cũng gọi là "Từ Thức động", trong trải rộng rãi mà lại thanh hư, cây cối xinh tốt.
(Xem: 21574)
Tư Mã Tương Như, tự Tràng Khanh, người ở Thành Đô đời nhà Hán. Người rất đa tài, văn hay, đàn giỏi. Khi lìa quê lên Tràng An để lập công danh...
(Xem: 4888)
Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở.
(Xem: 5325)
Đời nhà Tấn (265-419) ở đất Thần Châu có nàng Tô Huệ tự Nhược Lan. Nàng, dung nhan kiều mị, tài đức song toàn, văn chương xuất chúng.
(Xem: 9885)
Tào Tháo đời Tam Quốc (220-264) có xây một cái đài bên sông Chương Hà tỉnh Hà Nam, đặt tên là Đồng Tước. Đài này cực kỳ tráng lệ.
(Xem: 5214)
Đời vua Hán cảnh Đế có người bán dầu tên Bùi Độ nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì coi tướng mặt có hai đường chỉ...
(Xem: 5351)
Triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) nước Đại Việt, Xạ Đẩu không theo lệ cống, thất lễ phiên thần, vua tự đem binh Nam chinh. Xạ Đẩu bày trận ở sông Bồ Chính...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant