Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Không vào hang hùm sao bắt được cọp con

01 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 7451)
Không vào hang hùm sao bắt được cọp con

"Không vào hang hùm sao bắt được cọp con", nguyên Hán văn: "Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử". Đó là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Hoa.
Ban Siêu người đất Bình Lăng. Cha là Ban Bưu, anh cả là Ban Cố, em gái là Ban Chiêu, đều là những người học vấn uyên thâm nổi tiếng một thời. Siêu cũng là người học rộng tài cao, hay thích biện luận.
Năm thứ năm, niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế (58-76), Siêu theo anh và mẹ lên Lạc Dương. Nhà nghèo, phải viết mướn trong dinh quan Tri Phủ để kiếm tiền nuôi mẹ. Cuộc đời chật vậtvô vị đã khiến Ban Siêu chán nản uất ức. Đã nhiều đêm nằm trên chiếc chiếu rách, quạt phì phạch chiếc quạt nan, Siêu nhìn lại dĩ vãng mà đau lòng, rồi trông vào hiện tạilo lắng cho tương lai của mình và cả gia đình. Là một thanh niên có học thức, huyết chí phương cương, Ban Siêu không thể để cuộc đời trôi theo dòng đời một cách tầm thường, vô vị.
Một hôm, đang viết công văn cho quan phủ, Ban Siêu bỗng vứt mạnh bút xuống giường, hét lên một tiếng, khẳng khái nói: "Đại trượng phu sinh ra ở trên đời phải lập cho mình một sự nghiệp hiển hách mới thỏa chí bình sinh, chớ sao lại chịu chết già chốn bút nghiên đói lạnh này!" Đoạn Siêu bỏ đi.
Mười sáu năm sau, Đậu Cố vâng lịnh vua Hán đem binh đánh Hung Nô, Siêu tùng quân, giúp nhiều kế hay, có công lớn, được phong chức Tư Mã.
Đậu Cố thấy Ban Siêu có tài bèn sai đi sứ cùng Quách Tuân sang Tây Vực.
Quách Tuân và Ban Siêu đến nước Thiên Thiện. Vua nước này tiếp đãi rất nồng hậu. Nhưng ít lâu sau, Siêu nhận thấy thái độ nhà vua bỗng lạnh nhạt với mình nên sinh nghi. Tìm cách hỏi dò lính hầu thì mới biết nhà vua nghe lời gièm pha của bọn sứ thần Hung Nô vừa mới đến đây vài ngày nên nhà vua không ưa chuộng bọn Ban Siêu nữa. Là người thông minh quyết đoán, Siêu tiên đoán ngay tương lai nguy hiểm nên vội tìm cách đối phó.
Biết Quách Tuân là người nhu nhược nên Siêu không tính kế với hắn; chỉ triệu tập thủ hạ cả 36 người uống rượu bàn mưu. Rượu đã ngà ngà, Siêu lấy lời nói khích:
-Anh em cùng tôi xa xôi ngàn dặm đến đây, ai cũng muốn lập công lớn để mong cầu phú quý. Sự nghiệp chưa thành mà nguy cơ đã đến. Hiện nay sứ Hung Nô vừa tới đã cố ý gièm pha, khiến vua Thiên Thiện thay lòng đổi ý lãnh đạm với chúng ta. Nếu chẳng may chúng ta bị nhà vua bắt nạp cho Hung Nô, chết uổng mạng nơi đồng hoang, làm mồi cho hổ báo, thì anh em liệu có cam tâm chịu chết nhục không?
Bọn thủ hạ nghe nói vừa sợ vừa tức, đồng thanh nói:
-Việc gấp rút như thế, sống chết xin theo lịnh ngài. 
Siêu bảo:
-Không vào hang hùm sao bắt được cọp con. Chúng ta bây giờ thừa đêm tối trời, xông vào đốt phá dinh trại Hung Nô. Xuất kỳ bất ý hẳn phải toàn thắng.
Thế rồi, vào canh ba đêm đó, Siêu dẫn thủ hạ đến gần trại Hung Nô, chia làm hai đội. Một đội phục đằng sau có đủ khí giới trống chiêng; một đội phục đằng trước, tay sẵn sàng cung tên chờ lịnh.
Quân Hung Nô ngon giấc.
Ban Siêu tức tốc hạ lịnh nổi lửa đốt trại.
Lửa bốc cháy. Khói mù mịt. Lửa theo gió, gió thổi lửa. Gió lửa tung hoành trong bầu trời mù mịt bóng đêm. Quân Hung Nô choàng dậy, hoảng hốt, kêu khóc vang dầy, bỏ chạy tán loạn.
Phục binh của Siêu nhất tề đứng dậy, hò hét inh ỏi. Kẻ dùng tên bắn, người dùng giáo đâm, kẻ dùng đao chém. Chỉ trong chốc lát, quân Hung Nô bị mất ba bốn chục đầu. Còn hơn trăm tên khác đều bị cháy trong đống lửa, không một kẻ thoát thân.
Thắng trận, Ban Siêu lên mặt, hạ lịnh đòi vua Thiên Thiện đến, cho xem mấy chục thủ cấp Hung Nô. Vua sợ hãi quá, phải xin hàng làm thuộc quốc Hán triều.
Hoàn thành nhiệm vụ, Ban Siêu trở về nước, được vua Minh Đế khen thưởng, phong chức quan Tư Mã, ban cho 200 tấm vải.
Sau Ban Siêu còn lập nhiều chiến công vĩ đại nữa là đánh bại nước Quy Tư, uy danh lẫy lừng. Suốt cõi Tây Vực, 50 nước rải rác khắp bắc đạo cũng như nam đạo đều phải dâng biểu triều cống nhà Hán, Siêu được vua Hán trọng đãi phong chức Đinh Viễn Hầu.
Sau 31 năm tung hoành Tây Vực, Ban Siêu đã 71 tuổi.
Trong tác phẩm "Chinh phụ ngâm", bản dịch của Đoàn Thị Điểm, có câu:

Chàng trẻ tuổi vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Và:

Múa gươm rượu tiễn chưa tàn,
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.
"Hang beo" hay "hang cọp" (hổ huyệt) cùng đồng nghĩa để chỉ chỗ nguy hiểm. "Xếp bút nghiên", "Hang beo" đều do điển tích trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1017)
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôn du hành một mình thăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hành tiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:
(Xem: 12649)
Cái vô cái hữu vốn là không, Hiểu được duyên sanh chớ nặng lòng. Đông đến tuyết rơi, sương giá lạnh, Hè qua phượng trổ, cảnh trời trong.
(Xem: 18006)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 28598)
Hay những cụm từ có tính cách kinh điển hóa như "ăn cơm Hương Tích", "uống trà Tào Khê", "ngồi thuyền Bát Nhã", "ngắm trăng Lăng Già"...
(Xem: 31639)
Noi gương Hưng Đạo, Quang Trung, Chúng ta không thể mất vùng Hoàng Sa, Nam Quan Bản Dốc ngời ngời, Hao mòn một tất tội đời khó dung... Đào Chiêu Vọng
(Xem: 43485)
Sự Tích Khăn Tang - Tường Dinh sưu tầm
(Xem: 233580)
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
(Xem: 26683)
Ngày xưa có một chàng trai tên là Na Á. Anh mồ côi cha từ sớm, ở với mẹ già. Nhà Na Á nghèo, anh phải làm nghề đánh cá để nuôi thân, nuôi mẹ.
(Xem: 23082)
Ngày ấy có một ông thượng thư đầu triều nổi tiếng là người nghiêm khắchách dịch. Ông có tính nóng như lửa. Đã thế ông lại có quyền "tiền trảm hậu tấu"...
(Xem: 19225)
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
(Xem: 18204)
Tờ Chú (có nghĩa là anh đen) nghèo nhất làng. Họ nghèo lắm, nghèo đến nỗi không có một con dao mẻ để phát nương, một cái thuổng để đào củ mài.
(Xem: 23882)
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
(Xem: 18206)
Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối...
(Xem: 20037)
Xưa có một gia đình rất đông con, đông đến nỗi bố mẹ không nhớ hết được tên từng đứa. Người chồng tên Đang, người vợ tên Phang.
(Xem: 14660)
Một ngày mùa hạ, trời mưa to nước lũ tràn về. Chàng đem củi đi chợ bán, vì nước lũ tràn về nhanh quá, không thể lội qua sông...
(Xem: 15548)
Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là con nhà học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn...
(Xem: 13194)
Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện.
(Xem: 14680)
Ngày xưa có một em bé mồ côi cha từ hồi còn nhỏ. Người mẹ sau một thời gian tang chế cũng đi lấy chồng.
(Xem: 14069)
Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau.
(Xem: 12629)
Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay...
(Xem: 12626)
Ngày xưa có hai mẹ con nhà nọ nghèo rớt mồng tơi, anh chàng lang thang đi kiếm việc làm nhưng chả có ai cho thuê cả.
(Xem: 10828)
Ngày xửa ngày xưa, có một em bé tên là Vàng, Vàng mới lên tám tuổi thì bố chết. Nhà nghèo, em phải theo mẹ đi làm thuê khắp đó đây.
(Xem: 13584)
Nỗi oan của nàng Thị Kính - Truyện kể dân gian
(Xem: 11005)
một lần, đôi giày bát kết tự bước đi. Đã từ lâu đôi giày vốn của nhà vô địch chạy đua. Một hôm anh ta vứt vào sọt rác.
(Xem: 11091)
Căn phòng của trẻ con đầy những đồ chơi là đồ chơi. Trên mặt cái tủ nhiều ngăn kéo có một cái ống tiền bằng sành, hình con lợn.
(Xem: 11052)
Một cây thông non xinh tươi mọc trong rừng. Thông mọc chỗ có nắng và quang đãng. Khắp chung quanh có nhiều cây thông khác lớn hơn.
(Xem: 11210)
Nếu bạn đi qua cánh đồng lúa mạch sau cơn bão bạn sẽ thấy lúa đen như thể là bị cháy. Tôi sẽ kể cho bạn nguyên nhân lúa bị đen...
(Xem: 11558)
Hoàng tử nhận chăn lợn. Người ta cho chàng một căn buồng tồi tàn gần chuồng lợn. Chàng cặm cụi suốt ngày...
(Xem: 10115)
Ngày xưa có một anh chàng sinh viên nghèo, thật thà, ngay thẳng, sống trong một căn gác xép, chẳng có lấy một tí gì.
(Xem: 9843)
Công chúa chỉ ra hạn có từng ấy ngày, nhưng như thế cũng thừa đủ đối với các cậu: các cậu tài cao học rộng nên sau tám ngày đã chuẩn bị xong xuôi.
(Xem: 9549)
Một sáng tháng năm ta ở phía tây thổi về (vẫn lời của gió), rong ruổi trên bờ bể, qua các khu rừng và đồng bằng, vượt qua sông Ben.
(Xem: 9707)
Em nhổm dậy và nhìn qua cửa buồng vẫn đang hé mở. Em lắng tai và hình như nghe tiếng đàn dương cầm vẳng ra từ phòng bên...
(Xem: 9788)
Cha nó đang ốm thập tử nhất sinh. Nó rất buồn. Trong túp lều nhỏ chỉ có hai cha con. Cha nó bảo: "Giăng ơi! con thật hiếu thảo!
(Xem: 10351)
Tít ngoài biển khơi kia, nước xanh hơn cánh đồng hoa mua biếc nhất, trong vắt như pha lê, nhưng sâu thăm thẳm, sâu đến nỗi neo buông không tới đáy...
(Xem: 15665)
Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiện toàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ.
(Xem: 10281)
Một bà mẹ đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp.
(Xem: 10113)
Con sông Gu-đơ-na xinh đẹptrong vắt chảy qua miền Bắc bán đảo Jutland, chạy dọc theo một cánh rừng bát ngát, rải sâu vào hậu phương.
(Xem: 10434)
Đêm nay là đêm giao thừa, trời lạnh như cắt, tuyết rơi không ngừng. Một cô gái nhỏ lang thang trên con đường trong đêm đen và giá buốt.
(Xem: 9364)
Trong một ngôi nhà, cạnh Hoàng trường mới, phố Đông, thành Côpenhagơ, chủ nhà đang tiếp khách. Khách hôm ấy rất đông...
(Xem: 11735)
Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay...
(Xem: 9900)
Bé Tí hon sống một mình suốt mùa hạ trong khu rừng lớn. Bé lấy cọng rơm làm cho mình một cái võng, treo dưới một lá thu mẫu đơn to...
(Xem: 10598)
Xưa có một cô bé, người cô bé tí teo, bé và xinh như một con búp bê. Nhà cô nghèo, không sắm nổi cho cô đôi giày.
(Xem: 9720)
Tại nhà ông lái buôn giàu có nhất trong tỉnh tụ tập một đám trẻ, con cái các gia đình giàu cóquyền quý. Ông lái buôn là người có học...
(Xem: 11268)
Một hôm có một cái kim thô dùng để lược quần áo, tự cho là thanh tú lắm, nên cứ tưởng mình là một cái kim khâu.
(Xem: 10879)
Một hôm quỷ ta rất sung sướng vì đã làm ra một tấm gương rất kỳ lạ. Những vật tốt đẹp soi vào đấy đều nom chẳng ra gì cả...
(Xem: 9995)
Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng nói: "Ước gì mình có đứa con!" mà mãi vẫn không có.
(Xem: 10131)
Ngày xưa có hai vợ chồng người đánh cá ở một túp lều cũ kỹ sát ven biển. Hôm nào người chồng cũng đi câu cá suốt ngày.
(Xem: 10770)
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình.
(Xem: 9342)
Một buổi tối, chàng đánh trống trẻ tuổi đi một mình giữa cánh đồng. Tới bên một cái hồ, anh thấy trên bờ ba chiếc áo trắng của ai vứt đó.
(Xem: 10824)
Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant