Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lễ tang

29 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 8504)
Lễ tang



Lễ tang là lễ đặt ra để tỏ lòng thương trọng và kính thờ người chết.
Theo Khổng Tử thì trị thiên hạ "trọng nhứt là ba việc: ăn, tang và tế" (Sở trọng giả, thực tang tế). Theo Mạnh Tử thì: "Đạo trị thiên hạ cần nhứt là khiến dân nuôi người sống và tang người chết mà không có điều di hám" (Dưỡng sinh tang tử vô hám, vương đạo chi thủy giả). Bởi thế ở xã hội Việt Nam cũng như ở xã hội Trung Hoa, lễ tang còn có phong tục và lễ nghi phiền phức hơn việc hôn nhân nữa.
Việc tang trọng nhứt là tang cha mẹ.
Khi cha mẹ hấp hối thì phải đem ngay ra giữa nhà để tỏ rằng cha mẹ chết vì lẽ quang minh chính đáng. Bấy giờ phải đặt tên thụy, tục gọi là tên hèm hay tên cúng cơm, rồi thưa cho cha mẹ biết. Đoạn lấy một mảnh lụa trắng dài 7 thước để lên mặt, sau khi kết thành hình người gọi là hồn bạch để hồn người chết tựa vào đó. Khi tắt hơi thì người nhà lấy một chiếc khăn tay hay một tờ giấy phủ trên mặt, khiêng xác đặt xuống đất rồi lại khiêng lên giường, có ý để cho người hấp thụ sinh khí của đất may ra có sống lại được. Đoạn một người cầm cái áo của người chết, tay tả cầm cổ, tay hữu cầm lưng, do đường trước trèo lên mái nhà để gọi tên và hú hồn người chết ba lần, rồi do đường sau nhà mà xuống. Đó là lễ phục hồn. Bấy giờ con cháu mới khóc và thay bỏ hết đồ trang sức mà quấn tóc và đi chân không, cùng ăn cháo để tỏ lòng đau thương.
Sau khi lập người tang chủ (thường là người con trưởng, là cháu trưởng thừa trọng) và người chủ phụ (vợ người chết hay vợ tang chủ) thì phải lo việc trị quan, nghĩa là sửa soạn quan tài theo nghi tiết nhứt định, rồi tắm gội và thay quần áo mới cho người chết để sắp sửa làm lễ phạm hàm. Lễ này, người nhà dùng một chén gạo nếp và ba đồng tiền, chia ra ba lần mà bỏ vào miệng người chết. Bấy giờ đến lễ tiểu liệm (một mảnh dọc, ba mảnh ngang) và đại liệm (một mảnh dọc, năm mảnh ngang), theo nghi tiết mà lấy vải bọc lấy xác người chết cho kín.
Khi nhập quan, con cháu sắp hàng ở trước quan tài để khóc và làm lễ. Những người giúp việc khiêng xác bỏ vào quan rồi khiêng quan đặt ở giữa nhà. Từ bây giờ, con cháu phải trải rơm ở hai bên linh cữu và thay phiên nhau ngồi hầu suốt đêm ngày.
Khi đặt cữu đã xong, nhà giàu sang thì đặt linh sàng ở phía đông có đủ mùng màn chăn gối. Nhà hẹp thì chỉ đặt linh tọa ở trước cữu mà thôi. Cứ sáng và tối thì làm lễ triêu tịch điện, rước hồn bạch ở linh sàng ra linh tọa, rồi lại rước từ linh tọa vào linh sàng.
Trước khi làm lễ thành thục, phải lập minh tinh là thứ cờ hiệu bằng lụa đỏ có chữ ghi họ tên, chức tước cùng thụy hiệu chết bằng phấn trắng. Khi làm lễ thành phục thì con cháu người chết theo nghi tiết phủ phục mà mặc đồ tang, rồi quỳ lạy và khóc trước linh cữu.
Đồ tang phục có năm bực gọi là ngũ phục.
Áo đại tang để cha mẹ là áo trảm thôi (vải sô chặt bằng dao chớ không dùng kéo hay sổ gấu có mảnh vải đính ở sau lưng (phụ phiến), hai mảnh đính ở hai vai (thích). Ở lưng thắt một dây chuối hai vòng, ngoài phủ một cái áo rộng bằng vải sô. Trên đầu có một cái khăn bằng vải sô bỏ múi sau gáy. Con trai có mũ vành bằng bẹ chuối (mũ nùn) và gậy tre đẽo tròn nếu tang cha hay gậy vông đeo vuông nếu tang mẹ. Gái thì đội mũ nhọn (mũ mấn) bằng vải to che kín cả mặt.
Nếu mẹ chết trước cha, thì con để tang là áo cũng may theo kiểu trảm thôi (sổ gấu) nhưng gấu có viền qua loa. Về tang ông bà, chị em, anh em, chú bác cô dì thì tùy theo thứ tự thân sơ mà may đồ cơ phục (để một năm), đồ đại công (để chín tháng) bằng vải to, đồ tiểu công bằng vải hơi thô và đồ ti ma (để ba tháng) bằng vải nhỏ.
Trước khi tống táng thì làm lễ thiên cữu (dời cữu đi chỗ khác hoặc xích đi một chút), và lễ yết tổ tức rước hồn bạch đến từ đường để cáo tổ tiên.

Đến ngày phát dẫn thì làm lễ khiển diện tức là lễ tiễn biệt, rồi rước linh cữu đến đại dư. Khi phát dẫn thì đi trước hết là phương tướng (người mặc áo mũ đạo sĩ, đeo nạ cầm dao) để khu trục tà quỷ; thứ đến có cờ đan triệu viết chữ "trung tín" (nếu đàn ông) hoặc "trinh thuận" (nếu đàn bà) bằng phấn trắng; thứ đến là các đồ minh khí cùng đối trướng của người phúng điếu, kế đến minh tinh, linh xa rước hồn bạch, rồi đến đại dư. Con trai thì chống gậy tre (tang cha), hoặc gậy vông (tang mẹ) đi lùi ở trước linh cữu. Còn con gái, dâu thì đi theo sau linh cữu trong một cái màn trắng (bạch mạc). Sau cùng là các người tôn trưởng họ hàng và bằng hữu đi đưa.

Dọc đường, con gái con dâu có lệ là thỉnh thoảng phải nằm lăn xuống đường khóc lóc kể lể để cỗ đại dư vượt qua. Người ta lại rắc những thoi vàng giấy để đánh dấu lối cho linh hồn người chết mà biết lối về.
Đám tang nhà phú quý, dọc đường thỉnh thoảng có làm trạm trung đồ (đạo trung) để dừng linh cữu lại làm điện tế. Đến huyệt lại có trạm để tế hạ huyệt. Trước khi hạ huyệt thì làm lễ tế Thổ thần. Khi đặt quan tài vào huyệt thì có thầy phong thủy phân kim lấy hướng, trải minh tinh lên mặt quan tài rồi cho đắp mồ. Đắp xong thì làm lễ thành phần. Đoạn rước hồn bạch hay thần chủ vào linh xa về nhà rồi đưa lên linh tọa. Sau đó làm lễ phản khốc (khóc lại) và lễ sơ ngu (cầu cho vong hồn được an tĩnh). Sau gặp ngày nhu nhựt (ất, đinh, tỵ, tân, quý) thì làm lễ tái ngu; gặp ngày cương nhựt (thân, bính, tuất, canh, nhâm) thì làm lễ tam ngu.

Tống táng được ba ngày thì phải ra thăm mộ, làm lễ "mở cửa mả". Rồi cứ 7 ngày làm một tuần chay cho đến 49 ngày thì làm lễ chung tất, cùng lễ 50 ngày và 100 ngày. Được một năm thì làm lễ tiểu tường (giỗ đầu), sau một năm nữa thì làm lễ đại tường (giỗ hết). Được 27 tháng thì làm lễ đoạn tất hay lễ trừ phục (mãn tang). Từ đấy về sau cứ hàng năm đến ngày kỵ lại phải làm lễ, cho đến khi người chết lên đến bực tổ ngũ đại thì chôn thần chủ rồi thờ chung ở từ đường, chớ không làm giỗ riêng nữa. Trong khoảng tiểu đại tường, cứ đến tuần trung nguyên (rằm tháng bảy), người ta thường đốt đồ mã cho người chết hai kỳ. Kỳ đầu gọi là mã biếu (quỷ sứ), kỳ sau mới thực cho người chết dùng. Có nhiều nơi, người ta đốt đồ mã vào kỳ giỗ đầu và giỗ hết.
Tục đốt mã nguyên theo tục xưa chôn đồ dùng thật kèm với người chết, sau mới thay bằng đồ giấy. Người ta tin rằng người chết xuống âm phủ cũng tiêu dùng tiền và quần áo nên phải đốt đồ mã để cho người chết khỏi thiếu thốn. Bởi theo mê tínlý luận đơn giản, người ta cho rằng: "Dương sao thì âm vậy".

Về đại tang thì sau khi chôn cất yên rồi, con cháu đem mũ gậy và áo rộng treo ở bên linh tọa. Khi làm lễ thì mới dùng đến. Lúc thường thì chỉ mặc quần áo và chít khăn tang mà thôi. Trong thời hạn đại tang, người con còn phải ăn ở theo lễ. Theo sách Gia lễ: khi con cái có tang cha mẹ phải nằm rơm gối đất, không được vui chơi, không được nghe đàn hát, ăn uống thịt rượu, không được kết hôn, phải kiêng phòng sự (đàn bà có thai trong kỳ đại tang thì phải vạ). Người đương làm quan mà gặp đại tang thì phải xin nghỉ để cư tang, hết hạn mới xin bổ lại.
Sau ba năm đoạn tang, hoặc vài năm sau nữa, người ta thường cải táng. Khi ấy phải mời thầy phong thủy tìm lấy huyệt tốt rồi làm lễ bốc mả (cải táng). Trước hết là khai mả nhặt lấy xương xếp vào một cái tiểu sành rồi đậy thực kín. Nhà giàu sang thì dùng quan quách khâm liệm như khi hung táng.
Tục cải táng ở miền Bắc rất phổ thông, người ta thường gọi là làm ma khô, đối với lễ hung táng là làm ma tươi. Từ Hoành Sơn trở vào Nam thì trừ khi người ta tưởng rằng mộ động thì phải cải táng, còn thường thì chôn cất một lần là xong.
Lễ tang rất phiền phức. Tục lệ tang ma khôn dứt bỏ được dễ dàng vì tôn giáo, luân lý, nghi lễ, phong tục và luật lệ phối hợp lại gây nên một áp lực mạnh mẽ, thúc bách cá nhân phải tuân theo. Trừ khi dân trí tiến bộ bớt mê tín và khi điều kiện sinh hoạt thay đổi hẳn. Cho nên ta đã thấy
.
Từ khi người chết vừa tắt hơi cho đến lễ đạm tất thì mỗi lần làm lễ phải có thầy phù thủy hay thầy tu tụng kinh và làm phép. Nếu ngày chết là ngày xấu, như ngày trùng tang trùng phục thì người ta phải tìm thầy phù thủy làm phép, đại khái là bỏ bùa vào quan tài và yểm bùa ở cửa để hung sát sợ mà không dám làm hại; hoặc làm chay, lập đàn cúng lễ. Những kẻ chết oan, chết trẻ chưa thành gia thất, những kẻ bất đắc kỳ tử đều là những thứ ma thiêng hay hãm hại người sống nên muốn trừ tai ách, người ta phải làm chay để siêu độ vong hồn hoặc để giải oan.
Những thứ phiền toái này làm tê ngừng dòng tình cảm giữa người sống và người chết cùng huyết thống của một ông tổ. Đúng như điều nhận xét của dân chúng vốn thiết thực, nhưng không thể chống lại được sức mạnh của những "sự vật đã thành" mà họ vẫn ngấm ngầm phản đối:

Sống thì hít hít, hôn hôn,
Chết thì bùa yểm, bùa chôn, bùa trừ!...


hoặc:
Sống thì chả được cho ăn,
Chết thì làm giỗ, làm văn tế ruồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10532)
Xưa có một người lính như vậy bị thải hồi. Bác ta không học được nghề gì nên không kiếm tiền được, đành đi lang thang ăn xin thiên hạ.
(Xem: 9691)
Ngày xưa có một người đàn bà góa sống cô quạnh trong một túp lều gianh. Trước cửa là một cái vườn có hai cây hoa hồng, một cây ra hoa đỏ, một cây ra hoa trắng.
(Xem: 8705)
Ngày xưa có một ông vua trị vì vào thời nào, tên là gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có độc một cô con gái, luôn luôn đau ốm...
(Xem: 8652)
Xưa có một ông vua ốm thập tử nhất sinh, ai cũng cho là không thể sống được nữa. Ba con trai thấy vậy, buồn lắm.
(Xem: 7840)
Ngày xưa, có một người sinh được bảy con trai, nhưng không có con gái, cầu mãi cũng chẳng được. Mãi về sau, vợ có mang, bác ta chứa chan hy vọng...
(Xem: 7248)
Ngày xửa ngày xưa, có hai Hoàng tử đi phiêu lưu, sống lang bạt không về nhà nữa. Người em út, thường gọi là "Chú Ngốc", lên đường đi tìm hai anh.
(Xem: 7466)
Xưa có một người thợ săn trẻ tuổi vào rừng rình thú. Lòng anh phơi phới. Anh vừa đi vừa thổi kèn bằng lá, bỗng gặp một bà lão già nua, xấu xí.
(Xem: 6655)
Ngày xưa có một người đàn ông góa vợ và một người đàn bà góa chồng. Người đàn ông có một con gái, người đàn bà cũng có một con gái.
(Xem: 7073)
Một người lái buôn có hai con, một gái một trai đều nhỏ, chưa biết đi. Bác trang bị hai chiếc tàu, đầy đủ hàng hóa quý giá, tất cả gia tài, của cải đều ở đó.
(Xem: 8015)
Xưa có một người nghèo có mười hai đứa con. Bác phải làm ngày làm đêm để nuôi chúng. Khi đứa con thứ mười ba ra đời...
(Xem: 6889)
Ngày xưa có một cô gái lười biếng, không chịu kéo sợi. Mẹ cô khuyên bảo thế nào cô cũng không nghe. Một hôm, bà mẹ không chịu được nữa...
(Xem: 6856)
Có hai anh em nhà kia mồ côi mẹ. Một hôm, anh dắt em gái đi thủ thỉ nói: - Từ ngày mẹ mất, anh em mình không có lúc nào sung sướng nữa.
(Xem: 7184)
Xưa có người có hai con trai. Con trai lớn thông minh, khôn ngoan, gặp khó khăn đến đâu cũng biết đường xoay xở. Còn em thì ngốc nghếch...
(Xem: 7011)
Xưa có một người có ba con. Con thứ ba tên là chàng Ngốc thường bị khinh rẻ chế giễu và làm việc gì cũng bị gạt ra.
(Xem: 6842)
Một ngày hè, gấu và sói đi dạo chơi trong rừng. Gấu nghe có tiếng chim hót véo von, liền hỏi bạn...
(Xem: 6772)
Một buổi sáng chủ nhật mùa thu, lúa mạch đen đang độ đâm bông. Mặt trời đã lên cao. Ngọn gió ấm áp thổi lướt trên các thân rạ.
(Xem: 7883)
Ngày xưa, có một người lính tận tụy với nhà vua bao nhiêu năm trời ròng rã. Hết thời chinh chiến, người ấy bị thương nhiều, không phụng sự được nữa...
(Xem: 8212)
Ngày xưa có một ông vua sinh được một cô con gái đẹp tuyệt trần, nhưng kiêu căng ngạo ngược. Ai đến hỏi cô làm vợ, cô cũng chê bai giễu cợt.
(Xem: 6956)
Ngày xưa, có một người xay bột nghèo mà lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần, bác ta tình cờ được nói chuyện với nhà vua.
(Xem: 6951)
Xưa có một bà hoàng hậu già, vốn là một mụ phù thủy. Mụ sinh được một con gái đẹp vào bậc nhất trên đời.
(Xem: 6484)
Xưa có hai vợ chồng người thợ xay bột sống rất sung sướng. Họ có tiền của, mỗi năm lại sung túc thêm. Nhưng hoạn nạn thường đến bất ngờ.
(Xem: 6652)
Một buổi sáng mùa hè, một chú thợ may ngồi trên phản bên cửa sổ chăm chú khâu, có vẻ khoan khoái lắm. Chợt có bà nông dân đi qua phố rao hàng...
(Xem: 7136)
Ngày xưa có một cô gái xinh đẹp nhưng phải cái lười biếng và cẩu thả. Khi phải kéo sợi thì cô làm thật miễn cưỡng.
(Xem: 7346)
Một bác thợ may và một bác thợ vàng cùng đi với nhau. Một hôm, mặt trời vừa lặn sau núi, họ thấy xa xa có tiếng nhạc, càng đến gần nghe càng rõ.
(Xem: 6904)
Xưa có một anh thợ may, dáng người nhanh nhẹn, tính tình dễ thương. Anh đi tập nghề, đến cánh rừng kia vì không biết đường nên bị lạc.
(Xem: 18391)
Xưa có một bác nông dân khôn ngoan ranh mãnh, mẹo vặt của bác thì không sao kể hết được. Lý thú nhất là chuyện bác có lần lừa được cả quỷ.
(Xem: 6892)
Xưa có một anh thanh niên đi lính, rất dũng cảm, luôn luôn xung phong dưới mũi tên hòn đạn. Trong thời chiến, mọi việc đều ổn nhưng đến thời bình, anh bị thải hồi.
(Xem: 6721)
Hanxơ đi ở đã được bảy năm. Một hôm, chú thưa với chủ: - Thưa ông, tôi ở với ông đã hết hạn rồi, xin ông trả tiền công cho tôi để tôi về nhà với mẹ.
(Xem: 6729)
Một hôm, một bác nông dân rút ở xó nhà ra chiếc gậy gỗ trăn rồi bảo vợ: - Này nhà ạ, tôi đi ba ngày nữa mới về đấy.
(Xem: 7827)
Xưa có một chú bé chăn dê nghèo, bố mẹ đều chết cả, quan trên đưa chú cho một nhà giàu nuôi dạy. Song vợ chồng nhà này rất cay nghiệt.
(Xem: 6293)
Ngày xưa có một ông vua đi săn ở một khu rừng lớn, vì vua đuổi theo một con thú hăng quá nên quân hầu không ai theo kịp.
(Xem: 7356)
Xưa có một ông cụ già nua tuổi tác, mắt mờ, tai nặng, chân tay run lẩy bẩy. Khi ngồi ăn, cụ cầm thìa không vương, đánh đổ xúp ra khăn bàn...
(Xem: 6424)
Xưa có một ông vua. Quanh cung điện của vua là một khu rừng lớn trong đó có đủ các loài dã thú. Một hôm, có một người thợ săn được vua phái vào rừng...
(Xem: 6134)
Ở một nhà xay bột kia có một bác thợ xay nghèo, không có vợ con gì cả. Bác có ba gã giúp việc. Ba gã ở với bác được vài năm thì một hôm...
(Xem: 8029)
Một chàng chăn chiên muốn hỏi một trong ba chị em nhà kia làm vợ. Ba cô đều xinh, anh chàng phân vân mãi, không biết nên chọn cô nào.
(Xem: 6382)
Mèo làm thân với chuột. Mèo kể lể tâm tình tha thiết, chuột nghe bùi tai đồng ý ăn ở chung với mèo.
(Xem: 5994)
Xưa có một gã con trai học nghề thợ khóa. Một hôm anh thưa cha, muốn ra ngoài thiên hạ để thi thố tài năng. Người cha bảo...
(Xem: 6537)
Xưa có hai anh em, anh thì giàu mà em thì nghèo. Người anh giàu có làm nghề thợ vàng, tính vốn ác nghiệt. Người em tết chổi bán kiếm tiền ăn...
(Xem: 6450)
Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa.
(Xem: 6398)
Ngày xưa có một vị Hoàng tử yêu vợ chưa cưới tha thiết. Một hôm, chàng đang ngồi bên nàng rất đỗi sung sướng thì nhận được tin cha ốm sắp chết...
(Xem: 6175)
Một bác thợ may có đứa con trai, người chỉ bằng ngón tay cái, vẫn gọi là Tí hon. Tí hon rất can đảm. Một hôm nó thưa bố...
(Xem: 6040)
Xưa có một ông vua tuổi già lâm bệnh, nghĩ bụng: "Ta chết đến nơi mất rồi". Vua cho đòi "bác Jôhannơt trung thành" tới.
(Xem: 6511)
Ngày xưa có một ông vua nổi tiếng trong cả nước là khôn ngoan. Không cái gì là vua không biết, dường như gió đưa lại cho vua những tin tức bí mật nhất.
(Xem: 6418)
Một hôm, hai vợ chồng bác nông dân già ngồi nghỉ trước túp lều tồi tàn sau khi làm việc vất vả. Bỗng có một chiếc xe tứ mã lộng lẫy đến đỗ ngay trước nhà.
(Xem: 5918)
Ngày xưa có một bác tiều phu nghèo khổ. Bác luôn luôn phải làm việc từ sáng sớm đến tối mịt. Mãi rồi bác cũng dành dụm được ít tiền.
(Xem: 5820)
Ngày xưa có một ông vua rất giàu, vua giàu đến nỗi tưởng là của cải của mình không bao giờ hết được. Vua sống xa hoa, chơi bàn cờ bằng vàng...
(Xem: 6008)
Ngày xưa, có một bà có ba cô con gái. Con lớn tên là Một Mắt vì cô chỉ có độc một mắt ở giữa trán. Cô thứ hai tên là Hai Mắt vì cô có hai mắt như mọi người khác.
(Xem: 5371)
Xưa có hai vợ chồng nhà kia rất nghèo. Của cải chỉ có độc một túp lều nhỏ. Ngày ngày hai người đi bắt cá, làm chẳng đủ ăn.
(Xem: 5542)
Có một bác tiều phu nghèo sống với vợ và ba con gái trong túp lều nhỏ ven một khu rừng hẻo lánh. Một buổi sớm, lúc sắp đi làm bác dặn vợ...
(Xem: 5864)
Giữa mùa đông tháng giá, tuyết rơi xuống trắng như bông. Một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ khung gỗ mun...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant