Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tứ Thư

29 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 8721)
Tứ Thư



Tứ ThưNgũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
Tứ Thư (bốn sách) gồm có Đại Học, Trung Dung, Luận NgữMạnh Tử.
1/ Đại học là sách của bực "đại học" cốt dạy cái đạo của người quân tử. Sách chia làm hai phần:
a/ Phần đầu gọi là Kinh, chép lời đức Khổng Tử có 1 chương.
b/ Phần cuối gọi là Truyện, lời giảng giải của Tăng Tử là môn đệ của Khổng Tử có 10 chương.
Mục đích bực đại học hay tôn chỉ của người quân tử, đã tóm tắt ở câu đầu sách là: "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện". Nghĩa là: "Cái đạo của người theo bực đại học là cốt làm sáng cái đức sáng (đức tốt) của mình, cốt làm mới (ý nói cải hóa) người dân, cốt dừng lại ở cõi chí thiện". Vậy người quân tử trước phải sửa sang đức mình cho hay, rồi lo dạy người khác nên hay, và lấy sự chí thiện làm cứu cánh.
Mục đích đã vậy, phương pháp phải thế nào? Con người phải sửa mình trước (tu thân), rồi mới chỉnh đốn việc nhà (tề gia), cai trị việc nước (bình thiên hạ). Phương pháp này phải tuần tự tiến hành là tự mình đến người ngoài, mà điều cốt yếu nhứt là việc sửa mình. Vì vậy trong Đại Học có câu: "Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân, nhứt thị giai dĩ tu thân vi bản". (Từ vua đến thường dân, ai ai cũng đều lấy việc sửa mình làm gốc).
Vậy muốn sửa mình phải thực hành cách nào? Trước hết phải cách vật (thấu lẽ mọi sự vật), rồi phải trí tri (biết cho đến cùng), thành ý (phải thành thực), chánh tâm (lòng phải ngay thẳng). Thực hành bốn điều này thì sẽ tu được thân, rồi tề được nhà, trị được nước và bình được thiên hạ, mà làm tròn được cái đạo của người quân tử.
2/ Trung Dung là sách gồm những lời tâm pháp của đức Khổng Tử do học trò ngài truyền lại, rồi sau thầy Tử Tư là cháu của ngài chép thành sách, gồm có 33 chương.
Thầy Tử Tư dẫn những lời nói của Khổng Phu Tử đã giảng về đạo trung dung, có cho rằng: Trung hòatính tình tự nhiên của trời đất mà trung dungđức hạnh của con người. Trung là giữa, không lệch về bên nào; dung là thường, nghĩa là dùng đạo trung làm đạo thường. Muốn theo đạo này cốt phải có cái đạo đức: trí, nhân và dũng. Trí để biết rõ các sự lý, nhân để hiểu điều lành mà làm, dũng là có cái khí cường kiệnthực hành theo điều lành đến cùng.
Đạo người là phải cố gắng để đạt đến bực chí thánh. Phải học cho rộng, xét hỏi cho kỹ, nghĩ ngợi cho sâu, biện biệt điều phải trái cho rõ và dốc lòng làm điều thiện cho đến cùng. Nếu ai làm được như thế thì ngu thành sáng, yếu thành mạnh, tức là dần lên đến bực chí thánh. Trong thiên hạ chỉ có bực chí thánh mới hiểu rõ cái tính của Trời. Biết rõ cái tính của Trời thì biết được cái tính của người. Biết rõ cái tính của người thì biết được cái tính của vạn vật. Biết rõ cái tính của vạn vật thì khả dĩ giúp được sự hóa dục của trời đất và có công ngang với trời đất vậy.
Sách Trung Dung nói về đạo của thánh hiền vốn căn bản của Trời, rồi giải diễn ra hết mọi lẽ, khiến cho con người phải giữ mình cho kính cẩn trong khi hành động và khi im lặng một mình.
Tóm lại, Trung Dung thuộc về loại sách triết lý rất cao.
3/ Luận Ngữ là quyển sách chép những lời nói của đức Khổng Tử khuyên dạy học trò, hoặc những câu chuyện của ngài nói với những người đương thời về nhiều vấn đề (luân lý, triết lý, chính trị, học thuật) do các môn đệ của ngài sưu tập lại.
Sách chia làm hai quyển (thượng, hạ) gồm có 20 thiên (mỗi thiên lấy 2 chữ đầu đặt tên). Các chương không có liên lạc, hệ thống gì nhau.
Sách Luận Ngữ có thể cho là quyển sách dạy đạo người quân tử một cách thực tiễnmô tả tính tình, cử chỉ, đức độ của đức Khổng Tử, như phác họa một mẫu mực hoạt động cho người đời sau noi theo.
Sách này cho ta biết được nhiều câu cách ngôn xác đáng về đạo người quân tử. Còn cho ta nhận thấy phẩm cách cao thượng (hồn hậu, thành thực, khiêm cung, khoái hoạt) của đức Khổng Tử biểu lộ qua những chuyện ngài nói với học trò. Sách này chẳng những cho ta thấy được cảm tình phong phú và lòng ái mỹ mà còn là khoa sư phạm của Khổng Tử. Trong những lời khuyên dạy chuyện trò với học trò, ngài tỏ ra là một ông thầy hiểu thấu tâm lý học trò và khéo làm cho lời dạy bảo của mình thích hợp với trình độ, cảnh ngộ của mỗi người. Có khi cùng là một câu hỏi mà ngài trả lời khác, tùy theo tư chấtchí hướng của từng người.
4/ Mạnh Tử là tên bộ sách do Mạnh Tử viết. Sách gồm có 7 thiên. Các chương trong mỗi thiên thường có liên lạc với nhau và cùng bàn một vấn đề.
Sách này cho ta nhận thức được tư tưởng của Mạnh Tử về các vấn đề:
Về luân lý, ông xướng lên thuyết tính thiện để đánh đổ cái thuyết của người đương thời (như Cáo Tử) cho rằng tính người không thiện không ác. Theo ý ông, thiên tính con người vốn thiện, ví như tính nước vốn chảy xuống chỗ thấp; sỡ dĩ thành ác là vì làm trái thiên tánh, ví như ngăn nước cho nó chảy lên chỗ cao.
Tính người vốn thiện nhưng vì tập quán, vì hoàn cảnh, vì vật dục làm sai lạc đi, hư hỏng đi, vậy cần phảigiáo dục để nuôi lấy lòng thiện, giữ lấy bản tính. Những điều cốt yếu trong việc giáo dục là: dưỡng tính (giữ lấy thiện tính), tồn tâm (giữ lấy lòng thành), trì chí (giữ chí hướng cho vững). Và, ông thường nói đến phẩm cách của người quân tử mà gọi là đại trượng phu hoặc đại nhân. Bực này phải có bốn điều là: nhân, nghĩa, lễ và trí.
Về chính trị, ông cho rằng bực làm vua trị dân phải trọng nhân nghĩa chớ đừng trọng tài lợi thì mới tránh được sự biến loạn và chiến tranh. Ông cũng lưu tâm đến vấn đề kinh tế. Ông cho rằng người có hằng sản rồi mới có hằng tâm, nghĩa là người ta có của cải đủ sống một cách sung túc thì mới sinh ra có lòng tốt muốn làm điều thiện, và có phương tiện để thực hiện điều thiện ấy. Vậy bổn phận kẻ bề trên là phải trù tính sao cho tài sản của dân được phong phú, rồi mới nghĩ đến điều dạy dân và bắt dân làm điều hay được. Ông lại chỉ cho các vua chúa những phương lược để làm cho việc canh nông, mục súc, công nghệ của dân được phát đạt.
Mạnh Tử không những là một nhà tư tưởng lỗi lạc mà còn là một văn gia đại tài. Văn của ông rất hùng hồn và khúc chiết. Ông biện luận điều gì cũng rạch ròi, sắc cạnh. Ông hay nói thí dụ. Muốn cho ai hiểu điều gì, muốn bắt ai chịu phục lẽ gì, ông thường dẫn những thí dụ mượn ở sự vật cho người ta dễ nhận xét. Ông lại thường dùng thể ngụ ngôn hoặc kể những câu chuyện ngắn để diễn đạt tư tưởng cho người nghe vui thích và dễ nhận cái hàm ý của ông.
Tóm lại, bộ Tứ Thư là bộ sách gồm những điều cốt yếu của Nho giáo. Ai muốn hiểu rõ đạo giáo ấy tất phải nghiên cứu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1017)
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôn du hành một mình thăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hành tiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:
(Xem: 12651)
Cái vô cái hữu vốn là không, Hiểu được duyên sanh chớ nặng lòng. Đông đến tuyết rơi, sương giá lạnh, Hè qua phượng trổ, cảnh trời trong.
(Xem: 18006)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 28598)
Hay những cụm từ có tính cách kinh điển hóa như "ăn cơm Hương Tích", "uống trà Tào Khê", "ngồi thuyền Bát Nhã", "ngắm trăng Lăng Già"...
(Xem: 31641)
Noi gương Hưng Đạo, Quang Trung, Chúng ta không thể mất vùng Hoàng Sa, Nam Quan Bản Dốc ngời ngời, Hao mòn một tất tội đời khó dung... Đào Chiêu Vọng
(Xem: 43486)
Sự Tích Khăn Tang - Tường Dinh sưu tầm
(Xem: 233582)
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
(Xem: 26683)
Ngày xưa có một chàng trai tên là Na Á. Anh mồ côi cha từ sớm, ở với mẹ già. Nhà Na Á nghèo, anh phải làm nghề đánh cá để nuôi thân, nuôi mẹ.
(Xem: 23082)
Ngày ấy có một ông thượng thư đầu triều nổi tiếng là người nghiêm khắchách dịch. Ông có tính nóng như lửa. Đã thế ông lại có quyền "tiền trảm hậu tấu"...
(Xem: 19226)
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
(Xem: 18206)
Tờ Chú (có nghĩa là anh đen) nghèo nhất làng. Họ nghèo lắm, nghèo đến nỗi không có một con dao mẻ để phát nương, một cái thuổng để đào củ mài.
(Xem: 23883)
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
(Xem: 18207)
Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối...
(Xem: 20037)
Xưa có một gia đình rất đông con, đông đến nỗi bố mẹ không nhớ hết được tên từng đứa. Người chồng tên Đang, người vợ tên Phang.
(Xem: 14661)
Một ngày mùa hạ, trời mưa to nước lũ tràn về. Chàng đem củi đi chợ bán, vì nước lũ tràn về nhanh quá, không thể lội qua sông...
(Xem: 15550)
Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là con nhà học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn...
(Xem: 13194)
Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện.
(Xem: 14680)
Ngày xưa có một em bé mồ côi cha từ hồi còn nhỏ. Người mẹ sau một thời gian tang chế cũng đi lấy chồng.
(Xem: 14069)
Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau.
(Xem: 12631)
Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay...
(Xem: 12626)
Ngày xưa có hai mẹ con nhà nọ nghèo rớt mồng tơi, anh chàng lang thang đi kiếm việc làm nhưng chả có ai cho thuê cả.
(Xem: 10829)
Ngày xửa ngày xưa, có một em bé tên là Vàng, Vàng mới lên tám tuổi thì bố chết. Nhà nghèo, em phải theo mẹ đi làm thuê khắp đó đây.
(Xem: 13586)
Nỗi oan của nàng Thị Kính - Truyện kể dân gian
(Xem: 11007)
một lần, đôi giày bát kết tự bước đi. Đã từ lâu đôi giày vốn của nhà vô địch chạy đua. Một hôm anh ta vứt vào sọt rác.
(Xem: 11093)
Căn phòng của trẻ con đầy những đồ chơi là đồ chơi. Trên mặt cái tủ nhiều ngăn kéo có một cái ống tiền bằng sành, hình con lợn.
(Xem: 11054)
Một cây thông non xinh tươi mọc trong rừng. Thông mọc chỗ có nắng và quang đãng. Khắp chung quanh có nhiều cây thông khác lớn hơn.
(Xem: 11214)
Nếu bạn đi qua cánh đồng lúa mạch sau cơn bão bạn sẽ thấy lúa đen như thể là bị cháy. Tôi sẽ kể cho bạn nguyên nhân lúa bị đen...
(Xem: 11561)
Hoàng tử nhận chăn lợn. Người ta cho chàng một căn buồng tồi tàn gần chuồng lợn. Chàng cặm cụi suốt ngày...
(Xem: 10117)
Ngày xưa có một anh chàng sinh viên nghèo, thật thà, ngay thẳng, sống trong một căn gác xép, chẳng có lấy một tí gì.
(Xem: 9843)
Công chúa chỉ ra hạn có từng ấy ngày, nhưng như thế cũng thừa đủ đối với các cậu: các cậu tài cao học rộng nên sau tám ngày đã chuẩn bị xong xuôi.
(Xem: 9551)
Một sáng tháng năm ta ở phía tây thổi về (vẫn lời của gió), rong ruổi trên bờ bể, qua các khu rừng và đồng bằng, vượt qua sông Ben.
(Xem: 9707)
Em nhổm dậy và nhìn qua cửa buồng vẫn đang hé mở. Em lắng tai và hình như nghe tiếng đàn dương cầm vẳng ra từ phòng bên...
(Xem: 9789)
Cha nó đang ốm thập tử nhất sinh. Nó rất buồn. Trong túp lều nhỏ chỉ có hai cha con. Cha nó bảo: "Giăng ơi! con thật hiếu thảo!
(Xem: 10351)
Tít ngoài biển khơi kia, nước xanh hơn cánh đồng hoa mua biếc nhất, trong vắt như pha lê, nhưng sâu thăm thẳm, sâu đến nỗi neo buông không tới đáy...
(Xem: 15667)
Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiện toàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ.
(Xem: 10281)
Một bà mẹ đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp.
(Xem: 10115)
Con sông Gu-đơ-na xinh đẹptrong vắt chảy qua miền Bắc bán đảo Jutland, chạy dọc theo một cánh rừng bát ngát, rải sâu vào hậu phương.
(Xem: 10434)
Đêm nay là đêm giao thừa, trời lạnh như cắt, tuyết rơi không ngừng. Một cô gái nhỏ lang thang trên con đường trong đêm đen và giá buốt.
(Xem: 9364)
Trong một ngôi nhà, cạnh Hoàng trường mới, phố Đông, thành Côpenhagơ, chủ nhà đang tiếp khách. Khách hôm ấy rất đông...
(Xem: 11735)
Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay...
(Xem: 9900)
Bé Tí hon sống một mình suốt mùa hạ trong khu rừng lớn. Bé lấy cọng rơm làm cho mình một cái võng, treo dưới một lá thu mẫu đơn to...
(Xem: 10598)
Xưa có một cô bé, người cô bé tí teo, bé và xinh như một con búp bê. Nhà cô nghèo, không sắm nổi cho cô đôi giày.
(Xem: 9722)
Tại nhà ông lái buôn giàu có nhất trong tỉnh tụ tập một đám trẻ, con cái các gia đình giàu cóquyền quý. Ông lái buôn là người có học...
(Xem: 11271)
Một hôm có một cái kim thô dùng để lược quần áo, tự cho là thanh tú lắm, nên cứ tưởng mình là một cái kim khâu.
(Xem: 10880)
Một hôm quỷ ta rất sung sướng vì đã làm ra một tấm gương rất kỳ lạ. Những vật tốt đẹp soi vào đấy đều nom chẳng ra gì cả...
(Xem: 9995)
Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng nói: "Ước gì mình có đứa con!" mà mãi vẫn không có.
(Xem: 10131)
Ngày xưa có hai vợ chồng người đánh cá ở một túp lều cũ kỹ sát ven biển. Hôm nào người chồng cũng đi câu cá suốt ngày.
(Xem: 10771)
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình.
(Xem: 9342)
Một buổi tối, chàng đánh trống trẻ tuổi đi một mình giữa cánh đồng. Tới bên một cái hồ, anh thấy trên bờ ba chiếc áo trắng của ai vứt đó.
(Xem: 10825)
Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant