Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bảo Kiếm

28 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 7216)
Bảo Kiếm

Âu Dã Tử là một kiếm sư đại tài thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông ta đúc ra những thanh gươm rất tốt, chém sắt như chém bùn. Vua nước Việt là Doãn Thường bèn triệu tới nhờ đúc gươm. Âu Dã Tử vâng lệnh cho đốt lò nung vàng và sắt theo lượng đã tính toán, nhưng đã bao ngày đêm ròng rã mà luyện mãi không thành. Cuối cùng ông ta cùng vợ nhảy vào lò luyện thì sắt mới chảy ra và học trò ông ta luyện thành 5 thanh gươm quý đem dâng lên vua Việt. Năm thanh gươm được đặt tên là: Tử Điển, Trảm Lư, Cự Khuyết, Bàng Dĩnh, Trủy Thủ.

Sau vua nước Việt đem 3 thanh gươm Trảm Lư, Bàng Dĩnh và Trủy Thủ dâng cho vua nước Ngô là Chư Phàn. Vua Ngô ban thanh Trủy Thủ cho con là công Tử Quang. Khi sắp mất thì Chư Phàn vâng theo di ý tiên vương không truyền ngôi cho con mà truyền cho các em Dư Sái, Di Muội lần lượt nối ngôi. Di Muội mất, đáng lẽ ngôi vua về em út là công tử Quý Trát, nhưng Quý Trát không chịu làm vua. Ngôi vua đáng lẽ phải trở về tay con Chư Phàn là công tử Quang, nhưng con Di Muội là Vương Liêu cậy thế lực tự lên làm vua. Công tử Quang bất mãn bèn âm mưu với Ngũ Tử Tư chống Vương Liêu. Ngũ Tử Tư tiến cử Chuyên Chư là tay dũng sĩ có tiếng hiếu thảo với mẹ.


Công tử Quang đem vàng lụa, gạo thịt chu cấp cho Chuyên Chư nuôi mẹ. Chuyên Chư cảm nghĩa nhận hy sinh hành thích Vương Liêu. Vì Vương Liêu mê ăn uống món ngon vật lạ, Chuyên Chư phải qua Thái Hồ học nghề nướng cá. Khi thành nghề, Chuyên Chư trở về. Công tử Quang mời Vương Liêu qua nhà đãi tiệc. Vương Liêu mặc 3 lần áo giáp sắt, mang theo 100 giáp sĩ qua nhà công tử Quang. Tất cả mọi người vào nhà đều bị khám xét kỹ lưỡng. Công tử Quang giao thanh gươm Trủy Thủ cho Chuyên Chư, thanh gươm này rất sắc bén mà lưỡi rất ngắn. Chuyên Chư bèn giấu thanh gươm trong ruột con cá mang vào dâng Vương Liêu. Giáp sĩ khám người Chuyên Chư không thấy vũ khí nên cho vào.


Mang mâm cá tới gần Vương Liêu, Chuyên Chư rút thanh Trủy Thủ ra đâm vào bụng Vương Liêu, thủng qua 3 lần áo giáp sắt, giết chết hắn. Giáp sĩ xông tới bằm nát Chuyên Chư. Công tử Quang phục sẵn quân đánh tan quân Vương Liêu và kéo vào triều xưng làm vua, tức là Hạp Lư. Hạp Lư sai quân đuổi đánh các con của Vương Liêu, sai Yêu Ly làm khổ nhục kế lén đâm chết Khánh Kỵ dứt hậu họa.


Thanh gươm Trủy Thủ giấu trong bụng cá nên được gọi là Ngư Trường.


Hạp Lư sau này sai Can Tương đúc gươm báu. Can Tương là sư đệ cùng thầy với Âu Dã Tử. Can Tương lập lò nấu sắt hoài không chảy, vợ là nàng Mạc Gia nhớ lại câu truyện của vợ chồng Âu Dã Tử bèn ăn chay tắm gội sạch sẽ rồi nhảy vào lò. Can Tương luyện được 2 thanh gươm, đặt tên thanh trống là Can Tương, thanh mái là Mạc Gia, chém sắt đá đều đứt ngọt. Can Tương dâng thanh Mạc Gia cho Hạp Lư, còn mình giữ thanh Can Tương. Ít lâu sau, Hạp Lư nghe nói Can Tương còn giữ 1 thanh gươm báu bèn truyền lệnh phải đem dâng vua. Quân sĩ tới nhà bắt, Can Tương rút thanh Can Tương ra, thanh gươm hóa thành con rồng chở Can Tương bay đi mất.


Nguyễn Công Trứ đã dùng chữ Can Tương để chỉ thanh gươm như trong câu thơ:


"Trong lang miếu ra tài lương đống

Ngoài biên thùy rạch mũi Can Tương"

Qua các cuộc chiến tranh liên miên các thanh gươm báu đều thất lạc. Thanh Trảm Lư lọt vào tay vua Tần, được cẩn thêm viên ngọc và đổi tên là Thái A. Khác với Ngư Trường, thanh Thái A kiếm rất dài, vua Tần luôn đeo bên mình. Khi Thái tử Đan nước Yên sai Kinh Kha đi sứ để hành thích Tần Thủy Hoàng, Kinh Kha rút đoản kiếm giấu trong tấm bản đồ ra đâm vua Tần. Tần Thủy Hoàng tránh được bỏ chạy, Kinh Kha cầm gươm rượt theo. TTH rút gươm nhưng vì thanh Thái A dài quá bị vướng vào bao gươm, TTH trong lúc lúng túng không rút ra được. Các quan trong triều thì không ai được phép mang vũ khí nên chỉ đưa mắt ngó. Nội thị là Triệu Cao bèn nhắc vua Tần cắt bỏ bao gươm, nên TTH rút được gươm chém Kinh Kha. KK đưa gươm đỡ bị Thái A kiếm chém đứt lưỡi gươm sả luôn xuống đùi. Lúc đó giáp sĩ bên ngoài ào vào bắt KK giết. Triệu Cao có công cứu giá được gia phong chức tước, sau lên tới chức Tả Thừa Tướng.


Thanh gươm Thái A sau này được truyền qua các đời vua, đổi tên là Long Tuyền và được coi như là biểu hiệu uy quyền của nhà vua. Tuy nhiên người đời sau vẫn dùng chữ Long Tuyền để chỉ thanh gươm báu. Chẳng hạn như trong bài thơ Cảm Hoài của Đặng Dung sau đây:


Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma

Phan Kế Bính dịch:


Việc đời bối rối tuổi già vay

Trời đất vô cùng một cuộc say
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay
Vai khiêng trái đất mong phò chúa
Giáp gột sông trời khó vạch mây
Thù trả chưa xong đầu đã bạc
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1017)
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôn du hành một mình thăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hành tiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:
(Xem: 12649)
Cái vô cái hữu vốn là không, Hiểu được duyên sanh chớ nặng lòng. Đông đến tuyết rơi, sương giá lạnh, Hè qua phượng trổ, cảnh trời trong.
(Xem: 18006)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 28598)
Hay những cụm từ có tính cách kinh điển hóa như "ăn cơm Hương Tích", "uống trà Tào Khê", "ngồi thuyền Bát Nhã", "ngắm trăng Lăng Già"...
(Xem: 31639)
Noi gương Hưng Đạo, Quang Trung, Chúng ta không thể mất vùng Hoàng Sa, Nam Quan Bản Dốc ngời ngời, Hao mòn một tất tội đời khó dung... Đào Chiêu Vọng
(Xem: 43485)
Sự Tích Khăn Tang - Tường Dinh sưu tầm
(Xem: 233578)
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
(Xem: 26683)
Ngày xưa có một chàng trai tên là Na Á. Anh mồ côi cha từ sớm, ở với mẹ già. Nhà Na Á nghèo, anh phải làm nghề đánh cá để nuôi thân, nuôi mẹ.
(Xem: 23082)
Ngày ấy có một ông thượng thư đầu triều nổi tiếng là người nghiêm khắchách dịch. Ông có tính nóng như lửa. Đã thế ông lại có quyền "tiền trảm hậu tấu"...
(Xem: 19225)
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
(Xem: 18204)
Tờ Chú (có nghĩa là anh đen) nghèo nhất làng. Họ nghèo lắm, nghèo đến nỗi không có một con dao mẻ để phát nương, một cái thuổng để đào củ mài.
(Xem: 23882)
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
(Xem: 18205)
Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối...
(Xem: 20037)
Xưa có một gia đình rất đông con, đông đến nỗi bố mẹ không nhớ hết được tên từng đứa. Người chồng tên Đang, người vợ tên Phang.
(Xem: 14660)
Một ngày mùa hạ, trời mưa to nước lũ tràn về. Chàng đem củi đi chợ bán, vì nước lũ tràn về nhanh quá, không thể lội qua sông...
(Xem: 15548)
Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là con nhà học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn...
(Xem: 13194)
Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện.
(Xem: 14680)
Ngày xưa có một em bé mồ côi cha từ hồi còn nhỏ. Người mẹ sau một thời gian tang chế cũng đi lấy chồng.
(Xem: 14069)
Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau.
(Xem: 12629)
Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay...
(Xem: 12626)
Ngày xưa có hai mẹ con nhà nọ nghèo rớt mồng tơi, anh chàng lang thang đi kiếm việc làm nhưng chả có ai cho thuê cả.
(Xem: 10828)
Ngày xửa ngày xưa, có một em bé tên là Vàng, Vàng mới lên tám tuổi thì bố chết. Nhà nghèo, em phải theo mẹ đi làm thuê khắp đó đây.
(Xem: 13583)
Nỗi oan của nàng Thị Kính - Truyện kể dân gian
(Xem: 11003)
một lần, đôi giày bát kết tự bước đi. Đã từ lâu đôi giày vốn của nhà vô địch chạy đua. Một hôm anh ta vứt vào sọt rác.
(Xem: 11091)
Căn phòng của trẻ con đầy những đồ chơi là đồ chơi. Trên mặt cái tủ nhiều ngăn kéo có một cái ống tiền bằng sành, hình con lợn.
(Xem: 11051)
Một cây thông non xinh tươi mọc trong rừng. Thông mọc chỗ có nắng và quang đãng. Khắp chung quanh có nhiều cây thông khác lớn hơn.
(Xem: 11210)
Nếu bạn đi qua cánh đồng lúa mạch sau cơn bão bạn sẽ thấy lúa đen như thể là bị cháy. Tôi sẽ kể cho bạn nguyên nhân lúa bị đen...
(Xem: 11557)
Hoàng tử nhận chăn lợn. Người ta cho chàng một căn buồng tồi tàn gần chuồng lợn. Chàng cặm cụi suốt ngày...
(Xem: 10113)
Ngày xưa có một anh chàng sinh viên nghèo, thật thà, ngay thẳng, sống trong một căn gác xép, chẳng có lấy một tí gì.
(Xem: 9843)
Công chúa chỉ ra hạn có từng ấy ngày, nhưng như thế cũng thừa đủ đối với các cậu: các cậu tài cao học rộng nên sau tám ngày đã chuẩn bị xong xuôi.
(Xem: 9547)
Một sáng tháng năm ta ở phía tây thổi về (vẫn lời của gió), rong ruổi trên bờ bể, qua các khu rừng và đồng bằng, vượt qua sông Ben.
(Xem: 9707)
Em nhổm dậy và nhìn qua cửa buồng vẫn đang hé mở. Em lắng tai và hình như nghe tiếng đàn dương cầm vẳng ra từ phòng bên...
(Xem: 9788)
Cha nó đang ốm thập tử nhất sinh. Nó rất buồn. Trong túp lều nhỏ chỉ có hai cha con. Cha nó bảo: "Giăng ơi! con thật hiếu thảo!
(Xem: 10351)
Tít ngoài biển khơi kia, nước xanh hơn cánh đồng hoa mua biếc nhất, trong vắt như pha lê, nhưng sâu thăm thẳm, sâu đến nỗi neo buông không tới đáy...
(Xem: 15665)
Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiện toàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ.
(Xem: 10280)
Một bà mẹ đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp.
(Xem: 10113)
Con sông Gu-đơ-na xinh đẹptrong vắt chảy qua miền Bắc bán đảo Jutland, chạy dọc theo một cánh rừng bát ngát, rải sâu vào hậu phương.
(Xem: 10433)
Đêm nay là đêm giao thừa, trời lạnh như cắt, tuyết rơi không ngừng. Một cô gái nhỏ lang thang trên con đường trong đêm đen và giá buốt.
(Xem: 9364)
Trong một ngôi nhà, cạnh Hoàng trường mới, phố Đông, thành Côpenhagơ, chủ nhà đang tiếp khách. Khách hôm ấy rất đông...
(Xem: 11735)
Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay...
(Xem: 9900)
Bé Tí hon sống một mình suốt mùa hạ trong khu rừng lớn. Bé lấy cọng rơm làm cho mình một cái võng, treo dưới một lá thu mẫu đơn to...
(Xem: 10598)
Xưa có một cô bé, người cô bé tí teo, bé và xinh như một con búp bê. Nhà cô nghèo, không sắm nổi cho cô đôi giày.
(Xem: 9720)
Tại nhà ông lái buôn giàu có nhất trong tỉnh tụ tập một đám trẻ, con cái các gia đình giàu cóquyền quý. Ông lái buôn là người có học...
(Xem: 11268)
Một hôm có một cái kim thô dùng để lược quần áo, tự cho là thanh tú lắm, nên cứ tưởng mình là một cái kim khâu.
(Xem: 10879)
Một hôm quỷ ta rất sung sướng vì đã làm ra một tấm gương rất kỳ lạ. Những vật tốt đẹp soi vào đấy đều nom chẳng ra gì cả...
(Xem: 9995)
Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng nói: "Ước gì mình có đứa con!" mà mãi vẫn không có.
(Xem: 10131)
Ngày xưa có hai vợ chồng người đánh cá ở một túp lều cũ kỹ sát ven biển. Hôm nào người chồng cũng đi câu cá suốt ngày.
(Xem: 10770)
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình.
(Xem: 9342)
Một buổi tối, chàng đánh trống trẻ tuổi đi một mình giữa cánh đồng. Tới bên một cái hồ, anh thấy trên bờ ba chiếc áo trắng của ai vứt đó.
(Xem: 10824)
Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant