Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chú Hanxơ sung sướng

03 Tháng Ba 201100:00(Xem: 6725)
Chú Hanxơ sung sướng


blank Hanxơ đi ở đã được bảy năm. Một hôm, chú thưa với chủ:

- Thưa ông, tôi ở với ông đã hết hạn rồi, xin ông trả tiền công cho tôi để tôi về nhà với mẹ.

Chủ đáp:

- Chú đã hầu hạ ta hết lòng. Vậy ta cứ tùy công mà thưởng cho chú.

 
Chủ cho Hanxơ một khối vàng to bằng cái đầu chú. Hanxơ rút khăn tay trong túi ra bọc vàng vác trên vai lên đường về nhà. Hanxơ đang đi lững thững thì gặp một người hớn hở cưỡi một con ngựa phóng tới. Hanxơ nói bô bô:

- Chà! Cưỡi ngựa hay chắc thú lắm: ngồi trên mình ngựa như ngồi trên ghế bành, không vấp vào sỏi, đỡ hại giày, đi cứ băng băng.

Người cưỡi ngựa nghe tiếng, dừng ngựa lại hỏi chú:

- Thế sao chú lại đi bộ?

- Đó là sự bất đắc dĩ. Tôi hiện mang về nhà một khối vàng, nhưng đi cứ phải cúi đầu vì nó nặng trĩu cả vai.

- Nếu chú thích thì chúng ta đổi nhau: tôi đưa chú con ngựa, chú đưa tôi khối vàng nhé.

- Tôi rất đồng ý, nhưng tôi bảo cho anh biết trước rằng khối vàng của tôi nặng đấy. Rồi anh đến lê ra đường thôi.

Người kia xuống ngựa, cầm lấy vàng và giúp Hanxơ lên yên. Sau khi trao dây cương cho Hanxơ, người ấy bảo:

- Muốn ngựa chạy nhanh thì phải tắc lưỡi và nói: "Hốp! Hốp!".

blankHanxơ ngồi trên mình ngựa, không phải mang nặng nữa, khoan khoái lắm. Một lúc sau, chú chợt có ý nghĩ cho ngựa chạy nhanh hơn. Chú liền tắc lưỡi kêu: "Hốp! Hốp!" để thúc ngựa. Ngựa bèn tế nước đại; Hanxơ không kịp trở mình, bị quật xuống hố bên vệ đường. Nếu không gặp một bác nông dân đang xua một con bò cái giữ ngựa lại thì ngựa cứ thế phóng mãi.

Hanxơ lồm cồm bò dậy, mình mẩy thâm tím. Chú buồn bã nói với người dắt bò:

- Cưỡi con ngựa kiểu này nó lắc nó quăng mình xuống đất, có phen gãy cổ. Khó chơi lắm. Từ nay tôi xin chừa... Tôi thích bò của bác hơn: có thể ung dung đi sau nó, mà ngày nào cũng được sữa, bơ, pho mát ăn. Ước gì tôi được con bò như của bác!

Bác nông dân nói:

- Nếu chú thích bò thì tôi đổi bò cho chú, tôi lấy ngựa.

Hanxơ mừng lắm đồng ý. Người kia lên ngựa, phóng đi. Hanxơ ung dung đánh bò đi, hớn hở về việc đổi chác hời.

- Giờ mà có miếng bánh, mà hẳn bánh mì thì mình chẳng bao giờ lo thiếu, tha hồ mà ăn với bơ và pho mát. Lúc nào khát, thì chỉ việc vắt sữa bò uống. Ta còn ước gì hơn nữa!

blankĐến một quán hàng, Hanxơ dừng lại và trong lúc cao hứng, chén sạch cả lương thực mang theo để ăn bữa trưa và bữa tối. Còn ít tiền, chú dốc nốt ra mua nửa cốc bia. Đánh chén xong, chú lại đuổi bò đi về phía quê mẹ.

Càng gần trưa, trời càng nóng. Hanxơ phải qua một bãi hoang dài, đi mất đến hơn một tiếng. Chú thấy nóng quá, khô cả mồm. Chú nghĩ: "Ta đã có cách: vắt sữa bò uống". Chú buộc bò vào thân một cây khô. Chú không có gầu, bèn lấy mũ ra để hứng sữa. Chú loay hoay mãi mà chẳng được giọt nào. Chú lúng ta lúng túng, bò sốt ruột quá đá thốc cho một cái vào đầu, chú loạng choạng ngã lăn ra bất tỉnh hồi lâu. May sao vừa lúc ấy có một người đồ tể xe một con lợn con qua đó. Bác ta kêu lên:

- Chà chà! Bị vố đau nhỉ!

Rồi bác đỡ Hanxơ dậy. Hanxơ kể lại sự tình. Bác đồ tể đưa cho Hanxơ một cái chai và bảo:

- Uống lấy một hớp cho lại người. Bò của chú đã già, kiệt sữa rồi, chỉ còn cách là cho đi kéo xe hay là đem thịt thôi.

Hanxơ vò đầu vò tai than:

- Khổ quá! Nào ai có ngờ! Bò này mà mang về nhà làm thịt thì tuyệt. Thịt ngon biết mấy! Nhưng tính tôi không thích ăn thịt bò mấy, không được ngọt. Chà! Giá được con lợn non béo tốt như thế kia thì ngon cha chả là ngon, ấy là chưa kể đến dồi.

Bác đồ tể nói:

- Này chú, chiều ý chú, tôi bằng lòng đổi cho chú lấy bò.

Hanxơ nói:

- Bác tốt bụng quá. Trời phù hộ cho bác.

Chú trao bò, cởi lợn ở xe xuống dòng dây dắt đi, vừa đi vừa mừng thầm gặp mọi sự như ý, mắc phải cái gì cũng gỡ được ngay. Chú lại gặp một gã cắp con ngỗng trắng đẹp. Hai bên chào hỏi nhau. Hanxơ kể cho gã nghe chú gặp may thế nào, lần nào đổi chác cũng được hời. Gã kia nói là y đem con ngỗng đi làm lễ rửa tội. Gã nắm cánh ngỗng nói tiếp:

- Chú nhắc mà xem ngỗng có béo không. Vỗ trong hai tháng trời đấy. Ngỗng này quay ăn thì lúc cắn mỡ phọt ra cả hai bên mép.

Hanxơ nhắc thử con ngỗng, rồi nói:

- Anh nói đúng đấy, nhưng lợn của tôi cũng chẳng tồi đâu.

Gã kia lắc đầu, ngơ ngác nhìn quanh, rồi nói:

- Này chú, việc con lợn xem ra mờ ám đấy. Ông lý ở làng mà tôi vừa đi qua mới mất con lợn. Tôi e rằng... con lợn ấy hiện đang ở trong tay chú. Người ta đã cho đi tìm khắp nơi, nếu họ tóm được chú dắt đúng con lợn ấy thì nguy cho chú, ít nhất chú cũng bị giam vào ngục tối.

Hanxơ run sợ nói:

- Trời ơi, làm sao thoát cơn hoạn nạn được. Anh ở đây thông hiểu tình hình, thôi anh lấy con lợn, đưa cho tôi con ngỗng.

Gã kia nói:

- Nếu đổi như vậy thì thật là liều, nhưng tôi thật quả không đành lòng để chú bị tai họa.

Rồi gã cầm lấy dây đuổi con lợn đi theo đường tắt. Còn Hanxơ, con người tốt bụng, thì tay cắp ngỗng, bụng hết lo, cứ thế về quê.

Chú nghĩ bụng: "Kể ra thì mình đổi chác cũng vẫn có lợi: nào là thịt quay ngon, nào là mỡ ăn được ba tháng với bánh mì, nào là lông trắng muốt tuyệt đẹp để nhồi gối, ngủ êm như ru. Mẹ sẽ mừng lắm đấy!".

Khi đi qua làng bên, Hanxơ thấy một người thợ mài dao, vừa quay đá vừa hát:

Tôi mài kéo, phiến đá mài của tôi quay tít.
Tôi mắc áo tay tôi theo chiều gió.

Hanxơ dừng lại xem, rồi nói:

- Vừa mài vừa hát vui vẻ như thế, chắc là sung sướng lắm nhỉ?

- Chứ còn gì nữa! Nghề tôi là nghề hái ra tiền. Người thợ mài giỏi lúc nào sờ vào túi cũng có tiền. Thế nhưng mà chú mua con ngỗng đẹp kia ở đâu?

- Nào tôi có mua đâu! Tôi đổi lợn đấy.

- Thế lợn?

- Tôi đã đổi bò cái lấy lợn đấy.

- Thế bò cái?

- Tôi đã đổi một con ngựa lấy bò cái đấy.

- Thế ngựa?

- Tôi đã đổi một khối vàng to bằng đầu tôi lấy ngựa đấy.

- Thế vàng?

- Tôi đi ở bảy năm được ngần ấy vàng đấy.

- Chú kể cũng đã kéo xoay xở đấy, nhưng giá trong túi lúc nào cũng loảng xoảng tiền thì mớí thật là sung sướng.

- Làm thế nào được như vậy?

- Muốn thế chú phải làm nghề mài dao như tôi. Chỉ cần có phiến đá mài, còn đồ lặt vặt khác thì dễ kiếm thôi. Tôi còn vừa vặn một viên đá mài, mẻ mất một tí, nhưng thôi, cứ đưa tôi con ngỗng là được. Chú có đồng ý không?

- Còn phải hỏi làm gì? Trong túi lúc nào cũng có tiền là sướng nhất trần gian, còn ao ước gì hơn nữa?

Hanxơ liền đổi ngỗng lấy đá mài.

Người thợ mài nhặt ở ngay gần đấy thêm một hòn đá thường nữa khá nặng, đưa cho Hanxơ mà nói: “Đây tôi thêm cho chú hòn đá này tốt lắm, để làm đe tha hồ mà đập: có thể để đinh cũ cong lên đó mà giọt cho thẳng. Chú bê cẩn thậnmang đi nhé”.

Hanxơ mừng rỡ, mắt sáng lên, quẩy đá ra đi nghĩ bụng: “Trời cho ta cái số trăm sự đều may, cứ như đứa trẻ sinh đúng ngày lành tháng tốt vậy”.

Nhưng hôm đó, Hanxơ dậy từ lúc sớm tinh sương nên cảm thấy mệt nhọc. Bụng lại cồn cào vì khi chú ăn mừng đổi được bò đã ăn hết cả lương thực. Hanxơ mang đá nặng lê không được. Bước một bước lại dừng một bước. Chú chỉ mong không phải vác gì là sướng. Như con ốc bò, chú men đến cái suối định nghỉ một tí và uống ít nước lạnh. Chú đặt đá cẩn thận bên bờ suối, cạnh người, cúi xuống uống nước. Bỗng chú vô ý đụng vào đá, cả hai hòn đều rơi tòm xuống đáy nước. Thấy vậy chú mừng quýnh. Hanxơ reo lên:

- Sướng quá đi mất, trên trần gian không có ai sướng bằng ta. Được trút hết gánh nặng, bụng thênh thênh, chú vui bước đi về nhà mẹ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6311)
Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.
(Xem: 5793)
Đời Chu Tương Vương (651-617 trước D.L.), Tần Mục Công làm bá chủ các nước ở tây phương. Nhà vua có một người con gái.
(Xem: 5656)
Có một chàng tên Giang Thu San, quê ở An Huy, vốn người phong nhã, tính ưu ngao du sơn thủy. Gặp buổi ngày xuân, chàng liền rủ bạn sang Kim Lăng thưởng xuân.
(Xem: 5863)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
(Xem: 30616)
Ý của câu thành ngữ này là chỉ chim chóc bị săn bắn hết rồi thì cất cung nỏ vào kho. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký - Việt thế gia".
(Xem: 6959)
Điêu Thuyền (chữ Hán: 貂蟬, bính âm: diào chán) là một người đẹp trong tứ đạinhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa.
(Xem: 5896)
"Đẩu ngọc xích bố" có nghĩ là một đấu lúa, một thước vải. Ngày xưa Cao Tổ có hai đứa con Hán Văn Đế và Hoài Nam Vương.
(Xem: 6223)
Đời nhà Tấn (265-419) có quan Thái Úy tên Khước Giám muốn chọn một người rể hiền, mới cho người đến trường của Vương Đạo xem trong đám học sinh...
(Xem: 7361)
Người Việt Nam xưa chia tầng lớp xã hội ra làm 4: Công, Nông, Binh, Thương. Công là những người làm nghề công nhân nhà máy, chuyên về công nghiệp.
(Xem: 7964)
"Xe dê" do chữ "Dương xa". Ngày xưa, nhà vua nào cũng vậy, ngoài có hoàng hậu, thứ phi còn có hàng ngàn cung nữ, chọn lấy người đẹp...
(Xem: 5868)
"Xích thằng" là tơ hồng hay chỉ hồng. "Nguyệt lão" là ông già dưới trăng do chữ "Nguyệt Hạ Lão Nhân", nói tắt.
(Xem: 7031)
Vương Chiêu Quân (王昭君) cũng như Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quí Phi, nổi danh không chỉ bởi với nhan sắc mà còn bởi tài năng và những dấu ấn nàng để lại trong lịch sử.
(Xem: 6788)
Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497)...
(Xem: 10862)
Thành ngữ "Trung ngôn nghịch nhĩ". Tức nói thật mất lòng, hoặc nói thẳng nghe trái tai. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký-Lưu Hầu Thế Gia".
(Xem: 8909)
Ngày xưa có anh học trò tên là Trần Miên, học hành rất thông minh và siêng năng. Tuy vậy, anh ta rất nghèo.
(Xem: 8008)
"Trúc mai" là cây trúc và cây bương. Trúc thuộc một loại tre nhỏ. Bương là một giống tre to ở rừng. Lá to có thể dùng gói bánh.
(Xem: 6594)
Trong vùng có nàng họ Lương tên Bích Nga, sắc đẹp lộng lẫy, duyên dáng cực kỳ. Cha mẹ mất sớm, nàng họ Lương phải ở nhờ cô ruột.
(Xem: 5796)
Lịch cổ nước Tàu chia một năm ra làm 8 tiết, gọi là "Bát tiết": lập Xuân, lập Hạ, lập Thu, lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí.
(Xem: 5963)
"Tựa cửa", "tựa cổng" do chữ "Ỷ môn", "Ỷ tư". Nhạc Nghị là tướng nước Yên đời Chiến Quốc đem quân đánh Tề, hạ được 72 thành.
(Xem: 5847)
Người Trung Hoa ngày xưa chọn bốn người con gái có sắc đẹp tuyệt nhất trong lịch sử, gọi là "Tứ Đại Mỹ Nhân", đó là Tây Thi...
(Xem: 6610)
Đời nhà Lý (1010-1225), vua Lý Thái Tông tên Phật Mã lúc còn làm thái tử (1020), Lý Thái Tổ là Lý Công Uẩn sai đem quân đánh Chiêm Thành.
(Xem: 5463)
Tết Đoan Dương cũng gọi là Tết Đoan Ngọ. Theo phong tục Tàu, tết này ăn vào ngày mồng 5 tháng 5.
(Xem: 5773)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
(Xem: 5937)
Theo phong tục của Tàu, Tết Trùng Cửu ăn vào ngày mồng 9 tháng 9. Nguyên đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam...
(Xem: 5499)
Tết này ăn vào ngày mồng 3 tháng 3. Vào ngày này người Tàu ăn toàn đồ nguội và tổ chức những cuộc chơi vui vẻ lắm.
(Xem: 6996)
Tây Thi (chữ Hán: 西施; bính âm: xi shi, 506 TCN-?) là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu và cũng là một trong Tứ đạinhân Trung Quốc.
(Xem: 9766)
Đạo gia (tức Đạo giáo, theo học thuyết của Lão Tử) cho rằng cái Thần (tinh thần) của con người ở vào ba nơi. Một ở óc, hai ở minh đường (quả tim)...
(Xem: 16388)
Thoạt nghe, không ít người nghĩ rằng, trong nội dung câu thành ngữ "Sư Tử Hà Đông" có điều gì liên can đến đất Hà Đông xưa của Việt Nam.
(Xem: 5751)
"Suối vàng" do chữ "Huỳnh tuyền" tức là suối nước màu vàng. Người Tàu ngày xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối nước vàng...
(Xem: 8346)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
(Xem: 5998)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
(Xem: 5551)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
(Xem: 5619)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
(Xem: 5950)
Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất...
(Xem: 15016)
Sử còn ghi lại, nơi địa đầu tỉnh Quảng Bình ngày nay có một vùng đất rộng lớn cạnh là Hồ Xá, nên gọi là Truông Nhà Hồ.
(Xem: 11964)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由).
(Xem: 7281)
Theo "Tây Hán chí ", "Sa nang ủng thủy" là một kế hoạch của tướng Hán là Hàn Tín đánh bại quân Sở tại ngọn sông Duy thuộc tỉnh Sơn Đông.
(Xem: 8085)
Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về.
(Xem: 10363)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
(Xem: 5662)
Thời Chiến Quốc, thái tử Đan nước Yến đang làm con tin tại nước Việt đã quen biết với Tần Vương Chính cũng đang làm con tin tại nước Triệu.
(Xem: 5056)
Nhan: Là Nhan Hồi, quê ở nước Lỗ, tự là Tử Uyên, học trò ưu tú của Khổng Tử. Nhan Hồi siêng năng, học giỏi, cam sống cảnh nghèo mà vẫn vui vẻ.
(Xem: 6233)
Ngưu Lang là một gã chăn trâu nghèo, gặp Chức Nữ, một nàng tiên. Hai người yêu nhau say đắm. Ngọc Hoàng Thượng Đế bèn cho hai người lấy nhau.
(Xem: 9852)
Ngày Tết, người Việt Nam thường chúc nhau "Ngũ Phúc Lâm Môn", có nghĩa là năm hồng phúc đến nhà. Ngũ Phúc ấy là: + Phú: Nghĩa là giàu có...
(Xem: 9394)
Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, tên phát xít đầu sỏ Adolf Hitler cầm đầu phần tử Nazi đã thực hiện hành động diệt chủng vô cùng tàn bạo...
(Xem: 7313)
Truyền rằng, thời xưa có hai trái núi là Thái Hàng và Vương Ốc. Có một ông già nhà ở phía bắc núi tên là Ngu Công. Do có hai trái núi này...
(Xem: 16544)
Đời Vũ Đế nhà Hán (140-86 trước D.L.), có một người phường chèo tên Lý Diên Niên múa hát rất giỏi. Được hầu trong nội điện, cung vi của nhà vua...
(Xem: 6272)
Trầm là một loại cây có mùi hương, nên còn được gọi là Trầm Hương, trị được nhiều chứng bệnh, rất quí và hiếm. Những người đi tìm Trầm thường được gọi là "đi điệu"
(Xem: 5365)
Thông thường, trong các kinh điển, thành ngữ «sư tử hống» hay tiếng rống của con sư tử được dùng theo các ý nghĩa như sau:
(Xem: 5234)
"Ngôn quá kỳ hành..." nguyên câu là: "Ngôn quá kỳ hành bất khả trọng dụng" đó là lời nói của Lưu Bị chúa nước Tây Thục đời Tam Quốc...
(Xem: 9236)
Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường. "Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant