Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Người da gấu

03 Tháng Ba 201100:00(Xem: 6889)
Người da gấu

Xưa có một anh thanh niên đi lính, rất dũng cảm, luôn luôn xung phong dưới mũi tên hòn đạn. Trong thời chiến, mọi việc đều ổn nhưng đến thời bình, anh bị thải hồi. Tên đại úy chỉ huy bảo anh tùy ý muốn đi đâu thì đi. Cha mẹ chết cả, quê hương không có, anh phải đến xin các anh cho ở nhờ, đợi đến khi nào lại có chiến chinh. Nhưng các anh đều nhẫn tâm nói:

- Chúng tôi không thể giúp chú được, chú phải tự lo liệu lấy thôi.

blankAnh lính có độc một khẩu súng, vác lên vai ra đi, anh đến một bãi đất hoang rộng, chỉ có mỗi một lùm cây. Anh buồn bã ngồi xuống gốc cây, nghĩ tủi thân: - Mình không có tìên, chỉ biết nghề đi lính, nay thiên hạ thái bình, chúng đuổi mình về, trông chừng chết đói đến nơi.

Chợt nghe tiếng động, anh ngoảnh cổ lại thì thấy ở bên mình có một người lạ mặt, mặc áo xanh, trông lịch sự, chỉ phải có một cái chân ngựa ghê tởm. Người ấy nói:

- Ta biết anh thiếu gì rồi. Anh cần bao nhiêu tiền ta cũng cho, nhưng trước hết ta muốn biết anh có thật là tay gan dạ không vì ta không muốn tiêu uổng tiền.

Anh đáp:

- Đã làm lính lại còn nhát à? Ông cứ việc thử thách tôi đi.

- Được lắm, anh hãy trông lại đằng sau.

Người lính ngoảnh lại thì thấy một con gấu to gầm gừ chạy đến. Anh thét:

- Ái chà, ông ngoáy cho mày buồn lỗ mũi, để mày hết cảu nhảu nhé.

Rồi anh ngắm bắn trúng mũi gấu, gấu ngã lăn ra.

Người lạ nói:

- Ta công nhận anh gan dạ, nhưng còn điều kiện khác nữa.

Người lính biết rõ đây là quỷ, bèn đáp:

- Muốn điều kiện gì cũng được, miễn là không mất phần hồn.

Người áo xanh nói:

- Cái đó tùy anh. Trong bảy năm, cấm anh sờ đến nước, chải đầu, cạo râu, cắt móng chân móng tay, cầu Chúa; phải mặc chiếc áo ngoài và chiếc áo khoác ta đưa cho đây. Trong thời gian đó, nếu anh chết thì anh là người của ta; nếu anh sống thì anh sẽ được tự dogiàu có suốt đời.

Người lính nghĩ đến thân mình cùng khổ, đã bao phen vào sinh ra tử, nên cũng nhận liều. Con quỷ cởi áo xanh đưa cho anh mà nói:

- Anh mặc áo này thì trong túi lúc nào cũng có vàng.

Rồi nó lột da gấu và nói:

- Da gấu này, anh sẽ trùm làm áo khoác và làm giường nằm, không được nằm giường nào khác. Từ nay anh mặc áo này, nên ta đặt tên anh là “Da Gấu”.

Nói xong con quỷ biến mất.

Người lính mặc áo, thò tay vào túi thấy tiền thì biết là con quỷ nói đúng. Anh bèn khoác da gấu, đi chu du thiên hạ, hưởng mọi thú vui, không bỏ qua cái gì khoái trá, tiêu tiền như rác.

Năm đầu, người anh trông còn tàm tạm được, nhưng đến năm thứ hai, trông anh như một con quái: tóc mọc che gần khắp mặt, râu xồm xồm xoàm như chổi xể, móng chân móng tay y như nanh vuốt, mặt cáu ghét giá như làm đất trồng rau cũng được. Ai thấy anh cũng tránh; nhưng anh đi đến đâu người ta cũng vẫn xếp chỗ cho ở, vì anh trả nhiều tiền và anh vung tiền ra làm phúc cho người nghèo để người ta cầu nguyện cho anh được sống qua thời hạn bảy năm.

Năm thứ tư, anh đến một quán trọ. Chủ quán không muốn cho anh trọ thậm chí chuồng ngựa cũng không cho ở, e rằng ngựa trông thấy anh thì khiếp.Thế nhưng khi “Da Gấu” móc ở túi ra một nắm tiền vàng thì chủ quán xiêu lòng, cho anh ở một buồng phía sau, nhưng cấm anh không được ló mặt ra cho người khác thấy để quán trọ của hắn khỏi mang tiếng.

Một buổi tối, Da Gấu đang ngồi trong buồng, mong mỏi bảy năm chóng qua, thì nghe thấy tiếng khóc ở buồng bên cạnh. Anh vốn tốt bụng, chạy ra mở cửa thì thấy một cụ già tay ôm đầu khóc lóc thảm thiết. Da Gấu đến gần cụ già. Khi thấy anh, cụ đứng phắt dậy định chạy trốn. Nhưng nghe thấy anh nói tiếng người, cụ mới yên tâm. Da Gấu ngọt ngào dỗ cụ, cụ kể lể cho anh nghe là cụ đã tiêu hết vốn liếng, bây giờ cụ và ba cô con gái lâm vào cảnh nghèo khổ. Cụ không có tiền trả nhà trọ nên bị người ta bỏ tù.

Da Gấu nói:

- Nếu chỉ là vấn đề tiền, thì cháu có thừa thãi để giúp cụ.

Anh cho gọi chủ quán đến, trả tiền trọ cho ông cụ, lại còn cho ông cụ đáng thương thêm một túi vàng đầy.

Thế là ông cụ hết lo, nhưng không biết lấy gì trả ơn anh. Cụ nói:

- Anh hãy đến nhà tôi. Các con gái tôi rất đẹp, anh muốn lấy đứa nào thì lấy. Nếu nó biết anh là ân nhân của tôi thì tất nó không từ chối đâu. Tuy anh trông có vẻ kỳ quặc thật, nhưng nó sẽ biết cách chải chuốt cho anh dễ coi.

Da Gấu thích lắm, đi theo cụ già.

blankCô gái lớn trông thấy anh, khiếp sợ, rú lên và chạy trốn. Cô thứ hai không chạy, nhìn anh từ đầu đến chân rồi nói:

- Con chịu thôi, ai lại lấy một con vật không có mặt người làm chồng được? Gấu cạo lông, mặc áo như người ở đám xiếc hôm nọ còn thích hơn, vì ít nhất nó cũng diện áo kỵ binh và đeo bao tay trắng. Trông nó chỉ xấu xí, nhưng rồi cũng quen mắt.

Con gái út nói:

- Thưa cha, người đã cứu cha trong lúc hoạn nạn hẳn là người tốt. Nếu đã hứa trả ơn mà gả con gái cho người ta, thì cha phải giữ lời hứa.

Tiếc thay mặt Da Gấu bẩn thỉu và lông lá, nên nhìn không thấy vẻ vui mừng đang tràn ngập trong lòng anh. Anh rút nhẫn ở ngón tay, bẻ làm đôi, đưa cho người yêu một nửa. Anh khắc tên anh vào nửa đưa cho nàng, dặn nàng giữ kỹ. Còn nửa nhẫn anh giữ, thì anh khắc tên người yêu. Khi từ giã người yêu, anh dặn:

- Em ơi, anh còn phải đi chu du thiên hạ ba năm nữa. Nếu anh về thì chúng ta tổ chức lễ cưới. Nếu anh không về thì là anh đã chết, em được tự do lấy chồng khác.

Dặn xong, anh ra đi.

Cô dâu đáng thương mặc đồ tang. Mỗi khi nghĩ đến anh, cô lại giàn giụa nước mắt; còn hai chị thì dè bỉu mỉa mai cô.

Chị lớn nói:

- Cẩn thận kẻo mà nát mất tay khi nó giơ cẳng bắt tay đấy!

Chị thứ hai nói:

- Liệu đấy. Gấu thích của ngọt, nếu nó thích cô, nó sẽ xơi cô mất.

Chị cả nói:

- Nhất nhất cô phải chiều theo ý nó, không thì nó cảu nhảu đấy!

Chị thứ hai lại nói:

- Đám cưới sẽ vui lắm nhỉ. Gấu là nhảy chúa giỏi.

Cô em mặc cho hai chị nói, không hề nao núng chút nào.

Còn Da Gấu thì vẫn đi lang thang đây đó làm điều thiện, bố thí cho người nghèo rất nhiều.

Ngày cuối cùng năm thứ bảy, Da Gấu lại đến ngồi ở lùm cây giữa bãi hoang. Một lát sau, anh nghe thấy gió ào ào rồi con quỷ hiện lên hầm hầm nhìn anh. Nó vứt trả anh áo cũ và đòi anh cái áo xanh.

Da Gấu nói:

- Hẵng hượm, anh phải tắm rửa cho tôi sạch sẽ đã.

Bất đắc dĩ, con quỷ phải lấy nước tắm cho Da Gấu, và chải đầu, cắt móng cho Da Gấu. Da Gấu lại ra vẻ một chiến sĩ anh dũng và đẹp trai hơn trước nhiều. Khi con quỷ đã đi xa, anh thấy mình như trút được một gánh nặng.

Anh ra tỉnh mua một chiếc áo nhung đẹp, rồi ngồi một cỗ xe bốn ngựa trắng đi về nhà vợ. Không ai nhận ra anh. Ông bố vợ tưởng anh là một võ quan cao cấp, đưa anh vào buồng ba cô gái. Hai cô chị ngồi hai bên, mời anh ngồi giữa, rồi rót rượu, lấy món ngon nhất mời anh. Hai cô chưa từng thấy người đàn ông nào đẹp như anh. Cô em mặc tang phục, ngồi trước mặt anh, cúi gầm mặt xuống không nói năng gì. Khi anh ướm hỏi ông cụ có thuận gả một cô cho anh không, thì hai cô chị đứng phắt dậy, chạy vào buồng sắm sửa, vì cô nào cũng tưởng là mình sẽ được chọn làm vợ.

Khi người khách lạ còn lại một mình với cô em, thì người ấy lấy nửa nhẫn trong túi ra, bỏ vào một cốc đầy rượu vang và đưa cốc mời cô. Cô đỡ lấy cốc, uống cạn, và khi thấy nửa nhẫn ở đáy cốc, cô hồi hộp quá lấy nửa nhẫn đeo ở cổ ra chắp với nửa kia thì thấy ăn khớp như in.

Da Gấu liền nói:

- Em ơi, anh là chồng chưa cưới của em đây mà. Trước kia, anh đội lốt gấu đến đây, nay anh lại mang hình người, sạch sẽ như xưa.

Rồi anh ôm chầm lấy cô hôn.

Bấy giờ, hai cô chị ăn mặc thật sang bước vào. Khi rõ chuyện công tử đẹp trai này là Da Gấu khi trước, hai cô tức giận vùng vằng bỏ đi.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6946)
Vương Tường, đời Tần, mồ côi mẹ, phải sống với dì ghẻ. Bà dì ghẻ rất độc ác, tuy vậy, Vương Tường vẫn một lòng hiếu thảo.
(Xem: 12415)
"Nằm gai nếm mật" do chữ "Ngọa tân thường đảm". Đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), hai nước Ngô và Việt đánh nhau. Sau trận đại bại tại Cối Kê...
(Xem: 41522)
Quản Lộ tự Công Minh, vốn người ở đất Bình Nguyên đời Tam Quốc (220-264) diện mạo xấu xí, thích uống rượu. Từ bé, Lộ ham xem thiên văn...
(Xem: 6817)
Ngày xưa có một nhà vua, tuổi quá ngũ tuần rồi mà chưa được xem một quyển sách nào. Bộ sách ông thèm khát được đọc là bộ "Lịch sử loài người"...
(Xem: 8884)
Tục xưa truyền Sở Tương Vương nằm mơ thấy thần nữ trên núi Vu Sơn, hỏi ở đâu lại thì đáp rằng: "Thần nữ thường làm mây buổi sáng, làm mưa buổi chiều".
(Xem: 9044)
Ngày xưa có một người nhà quê lấy phải vợ độc ác. Người vợ này đối xử với mẹ chồng rất là hỗn láo vô lễ. Người chồng khuyên hoài không được, bèn nghĩ ra một kế.
(Xem: 9334)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
(Xem: 9257)
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc nàng Kiều bán mình chuộc tội cho cha, sắp sửa về ở cùng Mã Giám Sinh, nàng nhắn nhủ với em là Thúy Vân...
(Xem: 25084)
"Chương Đài" là tên một con đường ở thành Trường An bên Tàu. "Hỏi Liễu Chương Đài" là hỏi thăm cây liễu ở đường Chương Đài. Đây có nghĩa là hỏi thăm người tình nhân cũ...
(Xem: 10308)
Theo tục lệ Việt Nam, để hoàn tất một đám cưới, người ta phải có đủ 6 lễ, gọi là Lục Lễ: 1/ Nạp Thái: Nhà trai nhờ người đến nhà gái ướm ý...
(Xem: 110567)
Lục dục ( 六欲 ) gồm: 1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp. 2. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai...
(Xem: 9271)
Vào cuối thế kỷ thứ hai, Triệu Thị Trinh (bà Triệu) cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Giao-châu chống quân Ngô. Ban đầu Triệu Quốc Đạt khuyên can...
(Xem: 8157)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
(Xem: 13302)
Ngụy Thù, người nước Tấn, có người vợ lẻ trẻ đẹp. Lúc Ngụy Thù gần chết, không muốn cho người vợ thuộc về người khác, bèn dặn con là Ngụy Khỏa phải chôn sống nàng...
(Xem: 7947)
Trên đồ sứ Trung Hoa, ta thường thấy vẽ 7 ông cụ già ngồi trong rừng tre, kẻ đánh cờ, gẩy đàn, người uống rượu ngâm thơ. Đó là hình ảnh của Trúc Lâm Thất Hiền...
(Xem: 18311)
Trong sách "Quần ngọc chú" có ghi lại chuyện Tỉnh Lang đi chơi chùa Nam Huệ Tự. Ở chùa, Tỉnh Lang nằm chơi một lúc đã ngủ thiếp đi không hay biết gì.
(Xem: 6274)
Trịnh Công Sơn đã nói rằng ông đặt nghệ danh cho ca sĩ Lệ Mai là Khánh Ly bởi vì ông hâm mộ hai nhân vật trong lịch sử là Khánh Kỵ và Yêu Ly.
(Xem: 5912)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
(Xem: 9093)
Trung Quốc, đời nhà Trần, người hầu cận Thái Tử là Từ Đức Ngôn có tình với Nhạc Xương công chúa. Khi nhà Trần suy loạn, Từ bảo công chúa:- Nước mất, nàng tất lọt vào nhà quyền quý.
(Xem: 59570)
Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết.
(Xem: 6914)
Thuần Vu Phần ngày xưa rất nghèo, nằm ngủ bên gốc cây hòe, chiêm bao thấy hai sứ giả mời ông làm Phò mã,...
(Xem: 26525)
"Hoàng lương" có nghĩa là kê vàng. Ngày xưa có Lư Sinh đi thi không đỗ, vào hàng cơm nghỉ chân. Có một lão già cho mượn một cái gối nằm.
(Xem: 13622)
Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, tiếm ngôi vua. Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường...
(Xem: 6821)
Dương Quý Phi (chữ Hán:楊貴妃, 719 – 756) là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Bà được xếp vào một trong Tứ đại mĩ nhân của lịch sử Trung Quốc
(Xem: 41100)
"Ba sinh" do chữ "Tam sinh" nghĩa là ba kiếp luân chuyển: kiếp này sang kiếp khác. Duyên nợ ba sinhduyên nợ từ ba kiếp với nhau.
(Xem: 9254)
Câu thành ngữ này có nghĩa là bàn định với con cáo hoặc con hổ để lột da chúng. Nay thường dùng để ví về những việc bàn luận đều phải hy sinh lợi ích của đối phương...
(Xem: 9101)
Điển tích Tơ Hồng do chuyện ngày xưa, bên Tàu có một người tên là Vi Cố, một bữa đi chơi trăng, bắt gặp một ông già đang ngồi xe các sợi dây đỏ.
(Xem: 6466)
Chim Cuốc còn có tên là Đỗ Quyên, Tử Quy hay Đỗ Vũ. Giống chim này, đầu mỏ hơi cong, miệng to đuôi dài, lưng màu tro, bụng sắc trắng có một đường đen...
(Xem: 12034)
Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt, thuộc phía nam nước Tàu. Mỗi năm cứ đến buổi đầu thu, từng đàn chim Việt bay sang phương Bắc để kiếm ăn.
(Xem: 19142)
Ngày nay, mọi người đều hiểu thành ngữ này là một cách nói ngoa dụ để chỉ người đàn bà rất đẹp, giống như cách hiểu thành ngữ "hoa hờn nguyệt thẹn"...
(Xem: 10327)
"Chắp cánh, liền cành" tức là "Chim chắp cánh, cây liền cành". Sách Nhĩ Nhã chép: Chim Kiêm giống chim le le, lông màu xanh, chỉ có một cánh và một mắt, thường ở phương Nam.
(Xem: 41583)
Hợp Phố xưa thuộc tỉnh Giao Châu, nay là Quảng Đông. Vào thời Bắc thuộc, miền bể ấy có rất nhiều ngọc châu (ngọc trai).
(Xem: 13013)
Tục truyền rằng đời xưa có một loại người gọi là Giao Nhân, ở dưới biển Nam Hải lên buôn bán với con người. Đến cuối năm thì họ phải trở về Thủy Cung.
(Xem: 14062)
Đời Hậu Hán (25-219), ở đất Giang Nam có một chàng hàn sĩ tên Lương Hồng. Nhà nghèo, Lương Hồng ở trong túp lều tranh vách đất. Họ Lương chăm học biết trọng liêm sỉ,...
(Xem: 11626)
Đời Tam Quốc (220-264), Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần-Hán nhưng có tính phóng túng.
(Xem: 9675)
Tục truyền có chàng thợ săn tên Dã Tràng, một ngày kia nhìn thấy một cặp rắn. Khi con rắn cái lột da thì rắn đực đi tìm đồ ăn mang về cho.
(Xem: 8005)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
(Xem: 9402)
Cuối đời nhà Thương (1783-1154 trước D.L.) vua Trụ hoang dâm vô đạo, tàn hại lê dân, người người oán giận. Văn Vương là Cơ Xương, vốn là một chư hầu của nhà Thương, nhân từ đức hạnh...
(Xem: 7752)
"Bi Ca Tán Sở" là một bài hát do Trương Lương đặt ra cho hòa theo tiếng tiêu thổi để làm tan rã quân đội Sở Bá Vương Hạng Võ. Trương Lương tự Tử Phòng, người nước Hán...
(Xem: 19746)
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
(Xem: 10500)
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
(Xem: 7786)
Lời lẽ và ý tứ hai câu vốn mượn ý và lời ở hai câu liền nhau trong bài "Hàm đan thiếu niên hành" của Cao Tứ đời Đường: Vị tri can đảm hướng thùy thị, Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân.
(Xem: 49366)
Những thay đổi lớn trong cuộc đời, trong xã hội, thường được người Việt ví với "bãi bể nương dâu". Thí dụ: Phút giây bãi bể nương dâu, Cuộc đời là thế biết hầu nài sao. (Lê Ngọc Hân - Ai tư vãn)
(Xem: 16624)
Bát Trân ý nói là những món ăn ngon. Ngày xưa, có 8 món ăn được liệt vào hạng ngon nhất, nấu công phu và rất bổ dưỡng, chỉ có vua chúa mới có dịp ăn, ấy là...
(Xem: 16990)
Bá Nha đời Xuân Thu là một người có tài đàn. Chung Tử Kỳ là người biết thưởng thức âm nhạc. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, bụng nghĩ đến núi, thì Chung Tử Kỳ khen: "Tiếng đàn chót vót như núi cao".
(Xem: 22965)
Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống.
(Xem: 18036)
Nguyên Sở Hạng Võ chiếm đất Quang Trung là đất hưng vương, núi non hiểm trở; còn Hán Lưu Bang vì thế lực yếu nên phải bị đày vào đất Bao Trung.
(Xem: 29662)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant