Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Con nam ở ao

09 Tháng Ba 201100:00(Xem: 6475)
Con nam ở ao

Xưa có hai vợ chồng người thợ xay bột sống rất sung sướng. Họ có tiền của, mỗi năm lại sung túc thêm. Nhưng hoạn nạn thường đến bất ngờ. Của đến mau, của cũng đi mau, rút cục đến cái nhà xay bác ở cũng không chắc còn là của bác. Bác buồn lắm. Làm lụng cả ngày, tối về đặt mình xuống giường cứ trằn trọc, lo phiền.

Một hôm, bác dậy sớm tinh sương ra ngoài hóng mát cho thoải mái. Khi bác qua cái đập nước chỗ ao gần nhà có tiếng ùng ục. Bác ngoảnh lại nhìn thấy giữa ao có một người đàn bà đẹp từ từ nổi lên. Người ấy đưa bàn tay mềm mại vén mớ tóc dài xõa xuống hai vai, phủ lên tấm thân ngà ngọc. Bác biết ngay nó là con nam ở ao, sợ quá không biết nên đứng lại hay chạy trốn. Nhưng con nam cất giọng êm ái gọi tên bác và hỏi tại sao bác buồn. Mới đầu bác không dám mở mồm. Nhưng sau bác thấy con nam nói rất thân mật, mới định thần lại, kể cho nó nghe rằng trước bác được sống sung túc mà nay thì nghèo quá, không biết làm thế nào.

Con nam bảo bác:

- Bác cứ yên tâm, tôi sẽ làm cho bác giàu có sung sướng hơn trước; nhưng bác phải hứa cho tôi cái gì vừa mới đẻ ở nhà bác.

Bác nghĩ bụng: "Chắc lại con chó hay con mèo con gì đó", rồi bác hứa cho nó.

Con nam lại hụp xuống nước, còn bác yên tâm và vui vẻ rảo bước về nhà. Bác vừa về đến nhà thì con ở đã chạy ra báo cho bác biết tin mừng vợ mới đẻ con trai. Bác nghe tin như sét đánh ngang tai, vì bác thấy rõ con nam đã biết trước và đã đánh lừa bác. Mặt cúi gằm, bác lại gần giường vợ. Vợ hỏi sao con kháu thế mà bác không vui thì bác kể lại cho vợ nghe sự việc vừa xảy ra và lời bác đã hứa với con nam. Rồi bác nói tiếp:

- Nếu mất đứa con thì giàu có mà làm gì! Biết làm sao bây giờ. Bà con chạy lại mừng bác cũng không mách được phương kế nào.

Nhưng thần tài lại về nhà bác. Bác làm gì trúng nấy: ban đêm hình như hòm xiểng trong nhà cứ đầy lên, tiền bạc trong tủ biết sinh sôi nảy nở. Chẳng bao lâu bác giàu có hơn trước, nhưng vui là vui gượng vì nghĩ đến lời hứa với con nam, bác lại đau lòng. Mỗi khi đi qua gần ao, bác lại sợ nó nổi lên đòi nợ. Bác cấm tiệt con không được lai vãng gần ao và dặn con rằng:

- Con chớ có vọc tay xuống ao, kẻo có bàn tay thò ra nắm lấy con mà lôi xuống đáy.

Rồi năm tháng trôi qua không thấy con nam hiện lên. Bác đã bắt đầu yên tâm. Con bác đã thành một thanh niên. Bác cho con học nghề săn bắn. Khi anh đã thành một thợ săn giỏi, thì được vào làm việc cho người chúa làng.

Trong làng có một cô gái xinh đẹp, phúc hậu, vừa ý anh. Ông chủ thấy thế, bèn cho anh một ngôi nhà nhỏ. Cưới xong, hai vợ chồng chung sống yên vui ở đó, yêu nhau rất mực. Một hôm, anh đuổi một con hoẵng, từ rừng ra đến cánh đồng, thì bắn chết được nó. Sau khi moi ruột con vật, anh vô tình đến cái ao nguy hiểm để rửa tay vấy máu. Anh vừa nhúng tay xuống nước thì con nam hiện lên mỉm cười ôm lấy anh bằng đôi tay ướt sũng, lôi anh xuống rất nhanh trong khi sóng cuồn cuộn.

Tối đến, không thấy anh về, vợ anh lo sợ, đâm bổ đi tìm. Chợt nghĩ đến chồng thường nói phải đề phòng con nam ám hại, không đến gần ao, chị ngờ ngay đến chuyện xảy ra. Chị chạy đến ao, thấy túi đi săn của chồng, biết chắc là chồng đã bị nạn. Chị vật mình than khóc, gào tên người yêu, nhưng thật uổng công. Chị lại chạy sang bờ ao bên kia, gọi chồng, la mắng con nam, nhưng không có tiếng đáp lại. Chỉ có nửa vành trăng sáng soi trên mặt nươc im lìm. Tội
nghiệp người vợ cứ ở bờ ao, lúc thì kêu gào thảm thiết, lúc thì khe khẽ rên rỉ. Mãi sau kiệt sức, chị ngã xuống đất và ngủ thiếp đi.

Chị nằm mơ thấy mình đang trèo núi, trong lòng lo sợ. Hai bên là đá tảng cực lớn, chân dẫm phải đá sắc và gai chảy máu, mưa đập vào mặt, gió ào ào thổi tung mớ tóc dài. Khi đến đỉnh núi thì thấy phong cảnh khác hẳn. Bầu trời xanh biếc, không khí êm dịu, sườn núi thoai thoải. Trên cánh đồng cỏ xanh, muôn hoa đua sắc, có một túp lều xinh xinh. Chị đến gần, mở cửa, chỉ thấy một bà cụ già tóc bạc thân mật vẫy chị. Đúng lúc ấy, chị thức giấc. Trời đã sáng. Chị nhất định làm theo giấc mộng.

Chị ra sức trèo núi, quả nhiên thấy y như đêm qua. Bà lão tiếp chị thân mật, và trỏ ghế mời chị ngồi, rồi nói:

- Chắc con đã gặp nạn nên mới phải tìm đến chiếc lều hẻo lánh của ta.

Chị vừa khóc vừa kể lại sự việc đã xảy ra. Bà lão nói:

- Thôi con đừng khóc nữa, ta sẽ giúp con. Đây ta cho con một cái lược vàng. Con chờ khi trăng tròn thì đến ngồi bên bờ ao, lấy lược này ra mà chải tóc mây. Chải xong, con để lược đó, thì sẽ có chuyện lạ xảy ra.

Chị ta về nhà mong mãi mới đến ngày trăng tròn. Chị đợi khi mặt trăng sáng xuất hiện trên trời. Chị đến ngồi ở bờ ao, lấy lược vàng ra chải làn tóc mây dài. Chải xong, chị để lược trên bờ. Tức thì chị nghe thấy tiếng sóng cuồn cuộn từ đáy ao lên, dâng lên bờ, cuốn cái lược đi. Lược vừa tới đáy ao thì mặt nước reo ra làm đôi, rồi đầu chồng chị nổi lên. Anh không nói không rằng, chỉ rầu rầu nhìn vợ. Ngay lúc đó, một ngọn sóng nữa ào ào chạy đến, phủ kín đầu anh. Tất cả đều biến mất, ao lại yên lặng như trước, chỉ còn trăng in đáy nước.

Chị chán nản về nhà, nhưng lại chiêm bao thấy túp lều bà lão. Sáng hôm sau, chị lại đến kể lể nỗi đau buồn cho bà nghe. Bà bèn cho chị một cái sáo bằng vàng mà bảo:

- Con chờ đêm trăng nào tròn lại đến ngồi bờ ao thổi sáo thật hay, rồi đặt lên trên cát, thì con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra.

Chị làm theo lời bà cụ dặn. Chị vừa mới đặt sáo xuống thì sóng đâu từ đáy ao đã ào ào nổi
lên, cuốn sáo đi mất. Tức thì nước rẽ ra. Không phải chỉ có đầu mà nửa mình chồng chị nổi lên. Anh tha thiết giơ tay hướng về chị, nhưng một ngọn sóng lại ầm ầm xô đến phủ lên anh, rồi cuốn anh xuống. Người đàn bà đáng thương than rằng:

- Trời ơi, thấy chồng mà rồi lại mất thì thấy mà làm gì!

Chị lại buồn tê tái, nhưng rồi lại chiêm bao đến nhà bà lão. Chị lại ra đi. Bà lão cho chị một cái guồng xe chỉ bằng vàng, và an ủi chị rằng:

- Không uổng công đâu, con ạ. Con hãy chờ hôm nào trăng tròn, đem guồng này ra ngồi bờ ao mà xe chỉ cho đến khi được một cuộn to. Xong việc, con để guồng đó, rồi sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra. Chị làm đúng như lời bà cụ dặn. Khi trăng tròn bắt đầu mọc, chị lấy guồng đem ra bờ ao chú tâm xe chỉ cho đến khi hết sợi, chỉ đầy cuộn. Chị đặt guồng xuống bờ ao, thì nước từ đáy ầm ầm dâng lên, một ngọn sóng lớn đến cuốn guồng đi. Tức thì đầu rồi tất cả người chồng chị theo sóng nhô lên. Anh vội nhảy lên bờ, cầm tay vợ rồi cùng vợ đi trốn, nhưng hai vợ chồng vừa mới chạy được vài bước thì nước ao dâng lên ầm ầm, ngập cả cánh đồng, thật là khủng khiếp. Hai vợ chồng tưởng chết đến nơi, nhưng vợ cầu cứu bà lão. Tức thì vợ biến ra cóc, chồng biến ra ếch. Hai anh chị bị một ngọn sóng đuổi kịp nhưng không chết, mỗi người dạt đi một nơi, xa nhau lắm.

Khi nước đã rút, hai vợ chồng ở lại trên cạn và lại hiện nguyên hình thành người. Nhưng họ không biết số phận của nhau ra sao, vì mỗi người ở một xứ xa lạ, có núi cao, thung lũng sâu chia cách, người địa phương không biết họ ở đâu đến. Trong bao năm, hai vợ chồng cùng phải đi chăn cừu để sinh sống. Họ chăn cừu qua hết rừng nọ lại đến đồng kia, lòng luôn buồn rầu, thương tiếc.

Rồi một hôm, mùa xuân trở lại tốt tươi tưng bừng trên mặt đất, hai vợ chồng đi chăn cừu tình cờ đi về hướng của nhau. Trên dốc đồi xa xa, anh thấy một bầy cừu, bèn dẫn cừu mình đến. Đôi bên cùng đến một thung lũng mà không nhận được ra nhau, nhưng đều mừng là không phải sống lẻ loi nữa. Từ đó ngày nào hai người cũng chăn cừu gần nhau, tuy không trò chuyện cùng nhau, nhưng cũng thấy vui.

Một buổi tối, khi trăng tròn đã mọc, cừu đã ngủ, anh chăn cừu lấy sáo thổi một bài du dương nhưng rất não nùng. Chàng thổi xong, thấy người bạn gái khóc thảm thiết, bèn hỏi:

- Tại sao em khóc?

Nàng đáp:

- Trời ơi, xưa kia cũng trăng sáng như hôm nay, em cũng thổi bài này thì thấy đầu chồng nổi lên mặt nước.

Anh nhìn chị, rồi hình như có ai đó đã vén bức màn che mắt, anh nhận được ra người vợ yêu quí của mình. Còn chị, nhờ ánh trăng chiếu vào mặt anh, cũng nhận được ra chồng mình. Thế là hai vợ chồng ôm nhau hôn. Họ sung sướng hay không, chắc không cần phải nói.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6131)
Gần bên giếng của chùa bỗng mọc lên một cây hoa lạ. Cây cao một trượng, trên ngọn có một đóa hoa ngũ sắc cực kỳ tươi đẹp.
(Xem: 6263)
Tỉnh Tuy Viễn ở Trung Hoa, bắc giáp Mông Cổ. Thị trấn tỉnh hội là Quy Tuy. Cách 10 cây số về phía nam có mộ của Vương Chiêu Quân, người cung phi tuyệt đẹp của Hán Nguyên đế...
(Xem: 12886)
Đời Xuân Thu, Quản Di Ngô tự là Trọng, vốn người có tài kinh bang tế thế. Ngày còn hàn vi, chưa gặp thời thường cùng bạn là Bảo Thúc Nha đi buôn chung.
(Xem: 17122)
Hán, Sở giao binh tại Cai Hạ. Đây là trận cuối cùng quyết định thắng bại của đôi bên. Tướng soái của Hán vương Lưu Bang là Hàn Tín đem trăm vạn quân siết chặt vòng vây...
(Xem: 7434)
Đọc sử Tàu, ai cũng biết qua vua Đường Minh Hoàng và Dương Quí Phi nhà vua tuy già nhưng vẫn đa tình và rất mực phong lưu.
(Xem: 7480)
"Không vào hang hùm sao bắt được cọp con", nguyên Hán văn: "Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử". Đó là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Hoa.
(Xem: 7146)
Về thời thượng cổ, người ta chưa có cơ khí gì để đo lường thời gian mà chỉ có một ít dụng cụ thô sơ. Dụng cụ đó là cái đồng hồ thái dương...
(Xem: 7557)
Can Tương và Mạc Gia là tên hai vợ chồng người rèn kiếm. Mà cũng là tên hai thanh kiếm báu ngày xưa ở bên Tàu.
(Xem: 9028)
Ngày xưa, lầu xanh là nơi các nhà quyền quý, những thiếu nữ khuê các ở. "Đại lộ khi thanh lâu" nghĩa là đường lớn dựng lầu xanh.
(Xem: 7062)
Năm 1279, Nguyên Thế TổHốt Tất Liệt - vua Mông Cổ - đem quân đánh nhà Nam Tống ở Trung Quốc. Nam Tống đại bại bị diệt. Nhà Nguyên làm chủ toàn bộ Trung Quốc.
(Xem: 8092)
"Thao lược" cũng gọi là "Lục thao, Tam lược". Đây là hai bộ sách thuộc về binh pháp cổ Trung Hoa.
(Xem: 5808)
Đời Tam quốc, nhà Ngụy và Thục giao tranh. Thừa tướng nhà Thục là Gia Cát Lượng tự Khổng Minh cầm quân phạt Ngụy ...
(Xem: 5937)
Ngô Khởi, người nước Vệ đời Chiến Quốc (481-221 trước D.L.). Lúc còn bé, Khởi chuyên học nghề đánh gươm, luyện võ. Bà mẹ rầy la.
(Xem: 4696)
"Thấy nhàn" là thấy chim nhạn. Theo nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn là: "Kiến nhạn uổng nhiên tư tái bạch". "Thấy nhàn" có nghĩa là thư tín, do điển Tô Võ.
(Xem: 6105)
Trương Tịch tự Văn Xương, người đất Tô Châu, thi gia thời Trung Đường (766-827), đậu Tiến sĩ dưới triều vua Đức Tông. Năm 799, được Hàn Dũ tiến cử làm Quốc tử bác sĩ...
(Xem: 5355)
Cây đàn bằng gỗ, thùng đàn hình thang, cần dài. Đầu cần có trạm hình đầu con ngựa. Cung đàn làm bằng đuôi ngựa.
(Xem: 6325)
Nàng Ban tức là Ban Chiêu, tự Huệ Cơ, con gái của Ban Bưu, em gái của Ban Cố đời Đông Hán (25-196). Sinh trong gia đình Nho họ, cha anh đều học thức tài giỏi.
(Xem: 5313)
Ở núi Xuân Đài, xã Thọ Vực, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) có động Hồ công. Phía trước động ngoảnh về sông Mã.
(Xem: 6188)
Đời Xuân Thu (551-479 trước D.L.), tướng Dưỡng Do Cơ và Phan Đảng đều là người nước Sở, có tài thiện xạ. Một hôm, cả hai thử tài nhau chơi.
(Xem: 7368)
Thái Diễm cũng gọi là Thái Văn Cơ, một nữ sĩ tài hoa đời Tam Quốc (220-264). Cha nàng là Thái Ung, có tài thẩm âm vào bực nhứt cổ kim.
(Xem: 4987)
Bá Nha, người đời nhà Tấn, làm quan Thượng Đại Phu. Một hôm đi sứ nước Sở trở về, đến sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu trăng thanh gió mát...
(Xem: 5288)
Chứng kiến được cảnh thảm khốc của một bi tình si lụy của Đường Minh Hoàng, họ Bạch để lòng cảm xúc bằng bài "Trường hận ca" (Hận tình muôn thuở).
(Xem: 5181)
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì? - Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:
(Xem: 5651)
Bên Trung Hoa, tại vùng Trúc Giang có một chàng lái buôn tên Quan Diệp Nhược yêu một nàng thôn nữ tên Tần Thúy Hải.
(Xem: 6900)
Không ai biết trống cơm ra đời từ lúc nào. Chỉ biết đại khái là các cụ ta thường dùng nó trong những dịp tế lễ thần thánh...
(Xem: 5576)
Chóp núi Vọng Phu là một khối đá hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời; bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn.
(Xem: 5028)
Đời nhà Đường (618-907), Tể Tướng Trương Gia Trinh có năm người con gái. Cả năm đều xấp xỉ ngang nhau. Mỗi người một vẻ...
(Xem: 6611)
Theo truyền thuyết (sách "Dị văn lục") thì khúc vũ này do Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát.
(Xem: 5064)
Hồ nằm về phía đông bắc thành phố Đà Lạt (khoảng 5 cây số). Nơi đây trước kia là một vùng hoang vu, giang sơn của những loài thảo mộc...
(Xem: 7942)
Hoàng đế nước Kim rất yêu quý hai nàng cung phi là Lệ Cẩm tây cung và Ngọc Sương ái phi. Hoàng hậu lấy làm ghen tức...
(Xem: 5616)
"Hậu Đình Hoa" nghĩa là "Hoa ở sân sau". Đây là một tập thơ chọn lọc rồi phổ thành âm điệu cho các cung nữ, phi tần hát...
(Xem: 5352)
Thúy Kiều, con của viên ngoại họ Vương, người ở Bắc Kinh. Nàng yêu kiều diễm lệ, có một thái độ phong lưu, tính thích hào hoa, thích âm luật...
(Xem: 11713)
Tương truyền đời nhà Tấn (265-419), có người chài cá ở huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược ven theo bờ suối.
(Xem: 9966)
Rẽ cho thưa hết một lời đã nao! Vẻ chi một đóa yêu đào! Vườn hồng khi dám ngăn rào chim xanh.
(Xem: 9192)
Lam Kiều là một cái cầu bắc trên sông Lam, thuộc tỉnh Thiểm Tây bên Tàu, tương truyền là nơi tiên ở.
(Xem: 8237)
Ngày xưa có một vị lái buôn tên là Kappata. Ông có một con lừa chuyên chở hàng gốm, mỗi ngày ông thường đi một cuộc hành trình dài bảy lý...
(Xem: 7390)
Triều vua nào cũng vậy, nhiều giai nhân tuyệt sắc trong nước được tuyển vào cung để làm cung nữ. Họ là những giai nhân bạc mạng...
(Xem: 5598)
Núi Na ở thôn Quần Ngọc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có chùa xưa, tục danh là Tiên am. Phía tả có động thâm u.
(Xem: 5817)
Tư Mã Tương Như tự Tràng Khanh, người đất Thục đời Tiền Hán (206 trước D.L.-8 sau D.L.), rất đa tài, văn hay, đàn giỏi.
(Xem: 5961)
Tô Đông Pha là một thi hào danh tiếng đời nhà Tống (950-1275). Ông có một cô hầu tuyệt đẹp tên Xuân Nương.
(Xem: 4699)
"Giảo thố tam quật" nghĩa là "con thỏ khôn có ba ngách hang". Ý nói: thỏ có ba ngách hang để tránh cho khỏi bị chết...
(Xem: 6856)
Đời Hậu Chu, thời Ngũ Quý (905-955), ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương, con gái của Lương công. Nàng có sắc đẹp lại hay chữ.
(Xem: 5331)
Nàng họ Ban, không biết tên, vốn là một cung phi của vua Thành Đế nhà Hán (32-8 trước D.L.). Nàng làm nữ quan, chức Tiệp Dư nên thường gọi nàng Ban Tiệp Dư.
(Xem: 5617)
Ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, phía hữu núi Thần Phù có "Bích Đào động" cũng gọi là "Từ Thức động", trong trải rộng rãi mà lại thanh hư, cây cối xinh tốt.
(Xem: 21597)
Tư Mã Tương Như, tự Tràng Khanh, người ở Thành Đô đời nhà Hán. Người rất đa tài, văn hay, đàn giỏi. Khi lìa quê lên Tràng An để lập công danh...
(Xem: 4900)
Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở.
(Xem: 5336)
Đời nhà Tấn (265-419) ở đất Thần Châu có nàng Tô Huệ tự Nhược Lan. Nàng, dung nhan kiều mị, tài đức song toàn, văn chương xuất chúng.
(Xem: 9911)
Tào Tháo đời Tam Quốc (220-264) có xây một cái đài bên sông Chương Hà tỉnh Hà Nam, đặt tên là Đồng Tước. Đài này cực kỳ tráng lệ.
(Xem: 5223)
Đời vua Hán cảnh Đế có người bán dầu tên Bùi Độ nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì coi tướng mặt có hai đường chỉ...
(Xem: 5358)
Triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) nước Đại Việt, Xạ Đẩu không theo lệ cống, thất lễ phiên thần, vua tự đem binh Nam chinh. Xạ Đẩu bày trận ở sông Bồ Chính...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant