MỘT
ĐỜI NGƯỜI MỘT CÂU THẦN CHÚ
Nguyên Thành biên soạn
Trong rất nhiều thần chú, người ta thường nghe nhắc đến thần chú “Om mani padme hum”. Đây gọi là thần chú “Lục tự đại minh” hay gọi nôm na là thần chú sáu âm, thần chú sáu chữ, và cách gọi chuẩn xác nhất là thần chú Mani...
Người Tây Tạng đọc chú này là “Om mani peme hung”. Ở nước ta, trước đây người Phật tử thường đọc theo âm Hán-Việt là “Án ma ni bát di hồng”.
Cho dù mỗi dân tộc có cách đọc khác nhau, nhưng ai nấy đều biết đó là thần chú lưu xuất từ đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm. Có lẽ quen thuộc nhất với câu thần chú này là người dân Tây Tạng. Ở đó, từ thuở nhỏ các em bé chập chững tập nói đã bắt đầu đọc thần chú “Om mani padme hum”. Người lớn thì luôn luôn tâm niệm câu thần chú này. Họ còn khắc nó trên vách đá, trên cây, trên tường, làm bánh xe xoay thần chú...
Người Tây Tạng tin rằng Bồ Tát Quán Thế Âm là vị thần bảo hộ của Xứ Tuyết này, nên câu thần chú “Om mani padme hum” từ lâu đã trở thành quen thuộc và thân thiết đối với họ. Có nhiều người dân Tây Tạng chọn câu thần chú này làm pháp môn tu tập cho cả đời mình. Từ khi nhập đạo cho đến lúc lâm chung, họ thường xuyên trì niệm “Om mani padme hum”, hoặc rõ tiếng hoặc niệm thầm, hoặc ngâm nga trầm bổng theo nhịp điệu.
Trong sách này, chúng ta chỉ đề cập đến Lục tự đại minh thần chú (thần chú Mani) làm nòng cốt trong sự tu tập. Sở dĩ có sự lựa chọn này là vì đức Phật Thích-ca đã xác quyết rằng Bồ Tát Quán Thế Âm có nhân duyên sâu dày với chúng ta. Nhờ đó mà Ngài dễ hóa độ chúng ta bằng những phương tiện thiện xảo của Ngài, trong đó có thần chú Lục tự đại minh. Nhờ vào thần chú này, hành giả chúng ta sẽ dễ dàng tương thông với thần lực từ cảnh giới thù thắng của Ngài với sức gia trì vô dụng công.
Sau đây là bằng chứng xác thực được trích ra từ kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, phẩm thứ 12: Thấy, nghe đều được lợi ích:
“Đức Phật bảo Bồ Tát Quán Thế Âm: ‘Ông có đại nhân duyên với thế giới Ta-bà. Nếu hàng trời, rồng, hoặc kẻ nam, người nữ, hoặc thần hoặc quỷ, cho đến các chúng sanh tội khổ trong Lục đạo, nghe danh hiệu của ông, thấy hình tượng của ông, mến tưởng đến ông, khen ngợi ông, thì những chúng sanh ấy đều ở nơi Đạo Vô Thượng quyết chẳng còn thối chuyển, thường được sanh vào cõi người, cõi trời, hưởng đủ sự vui vi diệu; khi nhân quả sắp thành thục liền được Phật thọ ký cho.’”
Kinh điển có ghi rằng Bồ Tát Quán Thế Âm đã phát khởi 12 đại nguyện, trong đó nguyện rằng bất cứ ai trì niệm thần chú của Ngài, thiền định về sắc tướng Ngài, niệm danh hiệu của Ngài, đều sẽ tránh được 15 loại ác tử, còn được 15 loại thiện sanh, và giờ phút lâm chung Ngài sẽ cùng Thánh chúng đến đón rước về cõi Tây phương Cực lạc của Đức A-mi-đà Phật.
Trong kinh Pháp Hoa cũng có dạy rằng, chỉ cần thốt lên danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm hoặc đảnh lễ Ngài một lần thôi, cũng tương đương với việc lễ lạy và cúng dường Hằng hà sa số chư Phật.
Trong Mật kinh “Đại Bi Quán Tự Tại Thập Nhất Diện Thần Chú” có ghi rõ:
“Đối với chúng sanh bị giam cầm, thần chú của Ta sẽ là mái ấm, một nơi che chở, một chốn nương thân, một người bạn lữ của họ. Cho dù là loài quỷ dữ ăn thịt người và hung tợn đi nữa, nghe thần chú này cũng phải hồi tâm cảnh tỉnh. Họ sẽ được dẫn dắt về nơi tối thượng và hoàn toàn Giác ngộ. Theo đó thì hộ chú của Ta có một thần lực vô biên. Hành giả nào biết trì tụng thần chú này, dù chỉ một biến, cũng rửa sạch được tội ác ngũ nghịch và được gột rửa khỏi bất cứ tội chướng nào...
“Thiết tưởng không còn gì để nghĩ bàn về công đức của những người chí tâm chí thành tu tập pháp môn này như đã được chỉ dạy. Thiết tưởng không còn gì để nghĩ bàn về những người chí tâm trì tụng và thể nhập vào Ta trong sự thiền quán của họ. Mọi nguyện ước của họ dĩ nhiên sẽ được thành tựu. Hành giả nào ghi nhớ danh hiệu Ta trong tâm thức có sức rung cảm đến Hằng hà sa số chư Phật. Chúng sanh nào tưởng nhớ đến danh hiệu của Ta đều đạt quả vị bất lai, đều tiêu trừ mọi bệnh tật và được giải thoát khỏi mọi sở tri chướng, và mọi bất thiện nghiệp về thân, khẩu, ý. Những hành giả tu tập pháp môn này một cách tinh chuyên sẽ chóng thành Phật quả.”
Nên biết, Bồ Tát Quán Âm lưu xuất những thần chú như thần chú Đại bi, thần chú Bát-nhã, thần chú Chuẩn Đề, thần chú Đại bi Thập nhất diện... Tuy các thần chú khác nhau nhưng tựu trung mọi thần chú của Ngài đều có công năng như nhau, không khác biệt, tùy theo hành giả nào có duyên với câu chú nào thì trì niệm câu chú đó. Trên thực tế, thần chú Lục tự đại minh là được phổ biến nhất.
Trên đây là những xác quyết trong kinh điển Mật giáo và Hiển giáo, nhưng mới đây nhất là một bằng chứng sinh động về duyên lành của chúng ta với Bồ Tát Quán Tự Tại qua nữ Delog Dawa Drolma, người đã mất vào năm 1941.
Delog Dawa Drolma được công nhận là hóa thân của Đức Tara Trắng, một năng lực mạnh mẽ của tâm giác ngộ vì sự trường thọ và giải thoát cho chúng sanh. Dawa Drolma là thân mẫu của đạo sư Chagdud Tulku, một thành tựu giả Kim cương thừa của Tây Tạng, qua Hoa Kỳ vào năm 1979, thiết lập viện Chagdud Gonpa ở nhiều bang của Hoa Kỳ, ở Canada và cả Brazil.
Trên hành trình đến các cõi bên kia cái chết, Dawa Drolma đã được diện kiến Đức Quán Âm Tứ Thủ (Avalokiteshvara) cao quý. Ngài miêu tả lại cảnh giới ở trụ xứ Potala của Đức Quán Âm Tứ Thủ như sau:
“... Ở đây tôi tìm thấy một tòa lâu đài đẹp tuyệt vời, tự xuất hiện và hình thành tức thời, tường làm bằng năm lớp riêng biệt. Lâu đài này trong suốt nên có thể nhìn xuyên qua từ bên trong cũng như bên ngoài, được nâng đỡ bằng một ngàn cột pha lê và tráng lệ nhờ những đà mái làm bằng châu ngọc. Nó được tô điểm bởi những cái rèm ánh sáng cầu vồng, như thể được thắp sáng bởi một ngàn mặt trời và mặt trăng. Những đà tường làm bằng lam ngọc, đầu tường bằng san hô, những bậc thang bằng ngọc trai.
“Chung quanh dinh thự làm bằng năm loại châu báu này là một bậc thềm thấp bằng hồng ngọc, trên đó nhiều ngàn thiên nữ cúng dường nhảy múa vui đùa. Phía trên là một mái vòm bằng vàng, với những chiếc dù bằng lụa trắng và một Pháp luân có nai quỳ gối và lắng nghe ở hai bên. Ở bốn bên của lâu đài là những đầu máng xối có đầu makara, những sợi dây bằng ngọc trai treo từ miệng chúng với những chiếc chuông và chuông chùm nhỏ xíu, phát ra những âm thanh thú vị.
“Bốn phía tòa lâu đài được trang trí bằng bốn cửa. Tôi đi vào cửa phía tây và gặp một thiên nữ giác tánh nguyên sơ. Đi sâu vào trong, tôi thấy vô số của cải và những thú vui cảm giác, như thể đang ở trong một ảo
giác. Vô số những báu vật cúng dường được sắp xếp một cách trang nhã nhất, thậm chí số lượng còn nhiều hơn cả của cải của những đại thiên trong cõi trời Hóa lạc thiên.
“Ở giữa những thứ này, trên một hoa sen trắng trăm ngàn cánh mở ra là Đức Quán Thế Âm cao quý, bậc điều phục chúng sinh bi mẫn tối thượng, với vẻ thanh xuân của một thiếu niên 16 tuổi. Thân Ngài có sắc trắng chói lọi, một mặt và bốn tay. Đôi bàn tay thứ nhất chắp lại nơi tim và cầm một viên ngọc. Bàn tay phải của đôi tay thứ hai cầm một chuỗi hạt pha lê và bàn tay trái cầm một cành hoa sen trắng nở ra rực rỡ cạnh tai Ngài. Tôi bị thu hút bởi những tướng chính và phụ trên thân tướng toàn hảo của Ngài. Ngài mặc y phục bằng lụa và những vật trang sức bằng những châu báu khác nhau, trên vai choàng bộ da linh dương krisnasaranga trùm qua phía trái ngực. Ngài ngồi tréo chân trong tư thế kim cương, thân Ngài chói lọi với vô số tia sáng. Trong tâm tôi, Ngài không khác với Ngài Drimed Khakyod Wangpo, vị Lạt-ma gốc của tôi...”
Trong bối cảnh trang nghiêm và tráng lệ như thế Dawa Drolma được nghe Đức Quán Thế Âm ban Pháp âm về những đại nguyện bi mẫn của Ngài, trong đó nhấn mạnh: “... Hãy trì niệm liên tục thần chú sáu âm, chỉ một điều đó thôi là đủ.”
Không mảy may hư vọng, vì điều này được nói ra bởi một bậc Đại thánh như Bồ Tát Quán Thế Âm. Trải qua nhiều thế kỷ, hàng triệu hành giả Mật giáo đã trì niệm thần chú Lục tự đại minh Om mani padme hum, đều được lợi lạc vô song. Đó là bằng chứng sống động về năng lực siêu nhiên vi diệu của thần chú sáu âm này.
Đạo sư Patrul Rinpoche, một đại thành tựu giả, phiêu bồng và lãng tử nhất ở xứ Kham thuộc Tây Tạng, vào thế kỷ thứ 19 (1808 – 1887), khi viết bản văn “Kho tàng Tâm của các Bậc Giác ngộ” gồm 82 bài kệ, trở thành tác phẩm kinh điển của nhiều thế hệ hành giả Mật giáo, luôn nhấn mạnh mỗi câu cuối của bài kệ là “Hãy trì tụng thần chú sáu âm”. Đặc biệt, trong đoạn kệ 64 Ngài viết:
“Một Bổn tôn, Quán Thế Âm, hiện thân của tất cả chư Phật;
“Một thần chú, sáu âm, hiện thân của mọi thần chú;
“Một Pháp, tâm Bồ-đề, hiện thân của hết thảy thực hành trong giai đoạn phát triển và thành tựu.
“Biết cái một, điều đó giải thoát cho tất cả, hãy trì tụng thần chú sáu âm.”
Nhiều câu chuyện kể lại rằng Đạo sư Patrul mỗi lần nhận được vật phẩm cúng dường thường gọi những anh thợ đẽo đá và điêu khắc đến nhận hết. Ngài không quên động viên họ cố gắng khắc thần chú Mani trên đá càng nhiều càng tốt.
Khi luận giải về giá trị vô song của thần chú sáu âm, Đạo sư Dilgo Khyentse, thành tựu giả Mật tông (1910 – 1991) khẳng định rằng thần chú có nhiều loại, nhưng không thần chú nào có thể được xem là cao hơn thần chú sáu âm Om mani padme hum, vì nó bao gồm không chỉ tất cả công năng mà còn tất cả năng lực và sự gia trì của mọi thần chú khác.
Những bậc thánh trí quá khứ chẳng hạn như ngài Karma Chagme vĩ đại (1613- 1678) đã tìm khắp trong kinh điển không có một thần chú nào lợi lạc tinh túy hơn hay dễ dàng thực hành hơn thần chú sáu âm. Bởi thế các ngài dùng thần chú này làm sự thực hành chính.
Thậm chí chỉ cần được nghe thần chú sáu âm cũng đủ để giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử. Chuyện kể rằng, có lần năm trăm con trùng giành giựt nhau để sống trong một hố đất bẩn thỉu. Bồ Tát Quán Thế Âm thương xót cho sự đau khổ của chúng, liền hóa thành con ong vàng bay trên cái hố, vo ve thần chú sáu âm. Những con trùng nghe được âm thanh thần chú, liền thoát khỏi khổ đau và thác sanh vào cõi trời.
Sáu âm trong thần chú Om mani padme hum không phải là những âm thanh bình thường, là chuỗi âm thanh thế gian. Trái lại, những âm thanh này chứa đựng tất cả sự gia trì và lòng từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm. Nói cách khác, thần chú này chính là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm trong hình thức âm thanh. Ngài thấu biết chúng ta bị nghiệp báo ngăn che, không thể gặp gỡ Ngài trong cõi thuần tịnh của Ngài, nên Ngài ban cho thần chú sáu âm để khi trì niệm, tụng đọc, viết ra bằng chữ vàng... đều có tác dụng như chúng ta được hiện diện trước Ngài. Sáu âm này biểu lộ sáu Ba-la-mật của Ngài, và như chính Ngài đã khẳng định, bất cứ ai trì niệm thần chú sáu âm này sẽ tự nhiên dần dần hoàn thiện đủ sáu Ba-la-mật và tịnh hóa mọi lỗi lầm, nghiệp chướng.
Chúng ta đã thấy được lòng bi mẫn diệu kỳ của Bồ Tát Quán Thế Âm qua những luận giải và xác quyết của các bậc đạo sư thành tựu như vừa nêu trên. Tuy vậy, không phải ai cũng được duyên lành đến với Ngài qua nhịp cầu thần chú Mani. Trên thế giới có hơn 165 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ có Tây Tạng được công nhận là trụ xứ của thần chú Mani. Trong số những quốc gia theo Phật giáo, không phải nước nào cũng có sự hiện diện của Mật chú thừa, bởi hầu hết đều hành trì theo Đại thừa Hiển giáo hoặc Tiểu thừa. Trong những nước theo Phật giáo có Mật giáo lưu hành, cũng không phải đều là “thuần Mật”, như ở Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Singapore... Và trong những nước có phát triển Mật giáo thuần túy như một số nước châu Âu, châu Mỹ, không phải hành giả nào cũng thực hiện pháp môn trì niệm thần chú Mani. Đó là chưa nói đến những quốc gia Trung Đông, nơi chỉ độc tôn Hồi giáo, hoặc các nước châu Phi, là những nơi mà người ta hầu như không hề biết đến khái niệm “thần chú”.
Bởi vậy, khi viết những dòng chữ này, tôi vô cùng hoan hỷ trước duyên lành của những hành giả Mật giáo mà tôi được biết chính xác là đã và đang hành trì thần chú Mani.
Ở thành phố Biên Hòa có vợ chồng đạo hữu Mật Tấn, Mật Hạnh, hành trì gần 3 năm qua. Hai vợ chồng tuy mỗi người một công việc mưu sinh riêng, nhưng cả hai đều hành trì đều đặn mỗi ngày ít nhất là một lần. Họ dần dần xác lập được chánh kiến qua việc thờ tự hình ảnh và ngẫu tượng.
Ở thành phố Vũng Tàu có đạo hữu Mật Hải (trước kia pháp danh là Minh Liễu), đang là nhân viên ngân hàng, hành trì Mật giáo miên mật hơn 4 năm qua. Mật Hải đọc nhiều giáo điển, am hiểu giáo nghĩa, ứng dụng thành công trong sự tu tập và phát triển lòng sùng mộ Tam bảo, là yếu tố cốt tủy của Mật thừa, là nền móng xây dựng lâu đài Giác Ngộ.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, quận 7, có đạo hữu Mật Tuệ, sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, đến với Mật giáo hơn 6 năm qua, trong 2 năm gần đây miên mật hành trì thần chú Mani. Mật Tuệ không những hành trì riêng mình mà còn thực hành giúp đỡ người khác khi có cơ duyên.
Tại thành phố Đà Nẵng có đạo hữu Mật Giác, có duyên lành tự mình tham cứu kinh sách Mật giáo rồi hành trì thần chú Mani. Là một giám đốc cơ quan Nhà nước, có học vị thạc sĩ, đã công tác qua 16 nước khác nhau trên thế giới, Mật Giác bén duyên với Mật giáo ở tại quê hương mình. Thông qua tham cứu kinh sách Mật tông, đạo hữu Mật Giác tự mình hành trì cho đến khi được gặp giáo thọ thiện tri thức.
Đặc biệt là Huệ Thông, một hành giả 17 tuổi, tuy thất học đường đời nhưng trên đường đạo Huệ Thông thực sự tỏ rõ bản lĩnh của hành giả Mật giáo một cách bất ngờ. Huệ Thông học một biết mười, biết ứng dụng, tận dụng những điều đã học trong mọi hoàn cảnh, tình huống để cho câu thần chú được in sâu vào tâm thức.
Còn không ít trường hợp khác đến với Mật giáo bằng nhiệt tâm và sáng suốt. Một đạo hữu ở thành phố Hồ Chí Minh , trước kia là thợ may, đã từng thực hành tâm linh nhiều năm trong đạo Công giáo. Tuy vậy, làm sao để tháo gỡ ràng buộc thế gian? Câu hỏi dằn vặt qua nhiều năm tháng! Cuối cùng đạo hữu ấy tìm được pháp môn thích hợp và đem lại hiệu quả giải thoát toàn diện: trì niệm thần chú Mani! Qua 6 năm hành trì, đạo hữu này trở thành một nữ hành giả có trình độ tâm linh đáng kể, chuyển hóa hoàn toàn mọi nỗi lo sầu, ưu tư trước đây thành niềm vui bất tận trong sự tu tập...
Hầu hết những hành giả kể trên đều nhờ hành trì thần chú Mani mà được lợi lạc vô song, trong đời sống tinh thần cũng như vật chất. Nhưng vấn đề cốt lõi ở đây không phải là giàu lên, phát tài ra, có thêm nhiều tiện nghi vật chất... mà là tâm tư được thoải mái với sự an lạc nội tại, giúp họ vượt qua dễ dàng những mối bận tâm thế tục. Ở những người này dần dần hình thành niềm tự hào thiêng liêng là đang hành trì thần chú Mani. Đạo hữu Mật Hạnh cho biết: “Tôi may mắn được gặp Bồ Tát Quán Thế Âm qua câu thần chú Mani. Đã nhận thức được con đường ngắn nhất và nhanh nhất để đạt đến Giải thoát, tôi bước đi bằng niềm tin kiên định, đã trải nghiệm qua thực tế 2 năm nay.”
Nguyên Thành biên soạn
CHỈ MỘT THẦN CHÚ MANI LÀ ĐỦ
Ngày nay, hầu hết những người theo đạo Phật đều được nghe đến thuật ngữ “thần chú”. Mỗi vị Phật và đại Bồ Tát đều có lưu xuất thần chú riêng, tùy theo nguyện lực của mình.Trong rất nhiều thần chú, người ta thường nghe nhắc đến thần chú “Om mani padme hum”. Đây gọi là thần chú “Lục tự đại minh” hay gọi nôm na là thần chú sáu âm, thần chú sáu chữ, và cách gọi chuẩn xác nhất là thần chú Mani...
Người Tây Tạng đọc chú này là “Om mani peme hung”. Ở nước ta, trước đây người Phật tử thường đọc theo âm Hán-Việt là “Án ma ni bát di hồng”.
Cho dù mỗi dân tộc có cách đọc khác nhau, nhưng ai nấy đều biết đó là thần chú lưu xuất từ đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm. Có lẽ quen thuộc nhất với câu thần chú này là người dân Tây Tạng. Ở đó, từ thuở nhỏ các em bé chập chững tập nói đã bắt đầu đọc thần chú “Om mani padme hum”. Người lớn thì luôn luôn tâm niệm câu thần chú này. Họ còn khắc nó trên vách đá, trên cây, trên tường, làm bánh xe xoay thần chú...
Người Tây Tạng tin rằng Bồ Tát Quán Thế Âm là vị thần bảo hộ của Xứ Tuyết này, nên câu thần chú “Om mani padme hum” từ lâu đã trở thành quen thuộc và thân thiết đối với họ. Có nhiều người dân Tây Tạng chọn câu thần chú này làm pháp môn tu tập cho cả đời mình. Từ khi nhập đạo cho đến lúc lâm chung, họ thường xuyên trì niệm “Om mani padme hum”, hoặc rõ tiếng hoặc niệm thầm, hoặc ngâm nga trầm bổng theo nhịp điệu.
Trong sách này, chúng ta chỉ đề cập đến Lục tự đại minh thần chú (thần chú Mani) làm nòng cốt trong sự tu tập. Sở dĩ có sự lựa chọn này là vì đức Phật Thích-ca đã xác quyết rằng Bồ Tát Quán Thế Âm có nhân duyên sâu dày với chúng ta. Nhờ đó mà Ngài dễ hóa độ chúng ta bằng những phương tiện thiện xảo của Ngài, trong đó có thần chú Lục tự đại minh. Nhờ vào thần chú này, hành giả chúng ta sẽ dễ dàng tương thông với thần lực từ cảnh giới thù thắng của Ngài với sức gia trì vô dụng công.
Sau đây là bằng chứng xác thực được trích ra từ kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, phẩm thứ 12: Thấy, nghe đều được lợi ích:
“Đức Phật bảo Bồ Tát Quán Thế Âm: ‘Ông có đại nhân duyên với thế giới Ta-bà. Nếu hàng trời, rồng, hoặc kẻ nam, người nữ, hoặc thần hoặc quỷ, cho đến các chúng sanh tội khổ trong Lục đạo, nghe danh hiệu của ông, thấy hình tượng của ông, mến tưởng đến ông, khen ngợi ông, thì những chúng sanh ấy đều ở nơi Đạo Vô Thượng quyết chẳng còn thối chuyển, thường được sanh vào cõi người, cõi trời, hưởng đủ sự vui vi diệu; khi nhân quả sắp thành thục liền được Phật thọ ký cho.’”
Kinh điển có ghi rằng Bồ Tát Quán Thế Âm đã phát khởi 12 đại nguyện, trong đó nguyện rằng bất cứ ai trì niệm thần chú của Ngài, thiền định về sắc tướng Ngài, niệm danh hiệu của Ngài, đều sẽ tránh được 15 loại ác tử, còn được 15 loại thiện sanh, và giờ phút lâm chung Ngài sẽ cùng Thánh chúng đến đón rước về cõi Tây phương Cực lạc của Đức A-mi-đà Phật.
Trong kinh Pháp Hoa cũng có dạy rằng, chỉ cần thốt lên danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm hoặc đảnh lễ Ngài một lần thôi, cũng tương đương với việc lễ lạy và cúng dường Hằng hà sa số chư Phật.
Trong Mật kinh “Đại Bi Quán Tự Tại Thập Nhất Diện Thần Chú” có ghi rõ:
“Đối với chúng sanh bị giam cầm, thần chú của Ta sẽ là mái ấm, một nơi che chở, một chốn nương thân, một người bạn lữ của họ. Cho dù là loài quỷ dữ ăn thịt người và hung tợn đi nữa, nghe thần chú này cũng phải hồi tâm cảnh tỉnh. Họ sẽ được dẫn dắt về nơi tối thượng và hoàn toàn Giác ngộ. Theo đó thì hộ chú của Ta có một thần lực vô biên. Hành giả nào biết trì tụng thần chú này, dù chỉ một biến, cũng rửa sạch được tội ác ngũ nghịch và được gột rửa khỏi bất cứ tội chướng nào...
“Thiết tưởng không còn gì để nghĩ bàn về công đức của những người chí tâm chí thành tu tập pháp môn này như đã được chỉ dạy. Thiết tưởng không còn gì để nghĩ bàn về những người chí tâm trì tụng và thể nhập vào Ta trong sự thiền quán của họ. Mọi nguyện ước của họ dĩ nhiên sẽ được thành tựu. Hành giả nào ghi nhớ danh hiệu Ta trong tâm thức có sức rung cảm đến Hằng hà sa số chư Phật. Chúng sanh nào tưởng nhớ đến danh hiệu của Ta đều đạt quả vị bất lai, đều tiêu trừ mọi bệnh tật và được giải thoát khỏi mọi sở tri chướng, và mọi bất thiện nghiệp về thân, khẩu, ý. Những hành giả tu tập pháp môn này một cách tinh chuyên sẽ chóng thành Phật quả.”
Nên biết, Bồ Tát Quán Âm lưu xuất những thần chú như thần chú Đại bi, thần chú Bát-nhã, thần chú Chuẩn Đề, thần chú Đại bi Thập nhất diện... Tuy các thần chú khác nhau nhưng tựu trung mọi thần chú của Ngài đều có công năng như nhau, không khác biệt, tùy theo hành giả nào có duyên với câu chú nào thì trì niệm câu chú đó. Trên thực tế, thần chú Lục tự đại minh là được phổ biến nhất.
Trên đây là những xác quyết trong kinh điển Mật giáo và Hiển giáo, nhưng mới đây nhất là một bằng chứng sinh động về duyên lành của chúng ta với Bồ Tát Quán Tự Tại qua nữ Delog Dawa Drolma, người đã mất vào năm 1941.
Delog Dawa Drolma được công nhận là hóa thân của Đức Tara Trắng, một năng lực mạnh mẽ của tâm giác ngộ vì sự trường thọ và giải thoát cho chúng sanh. Dawa Drolma là thân mẫu của đạo sư Chagdud Tulku, một thành tựu giả Kim cương thừa của Tây Tạng, qua Hoa Kỳ vào năm 1979, thiết lập viện Chagdud Gonpa ở nhiều bang của Hoa Kỳ, ở Canada và cả Brazil.
Trên hành trình đến các cõi bên kia cái chết, Dawa Drolma đã được diện kiến Đức Quán Âm Tứ Thủ (Avalokiteshvara) cao quý. Ngài miêu tả lại cảnh giới ở trụ xứ Potala của Đức Quán Âm Tứ Thủ như sau:
“... Ở đây tôi tìm thấy một tòa lâu đài đẹp tuyệt vời, tự xuất hiện và hình thành tức thời, tường làm bằng năm lớp riêng biệt. Lâu đài này trong suốt nên có thể nhìn xuyên qua từ bên trong cũng như bên ngoài, được nâng đỡ bằng một ngàn cột pha lê và tráng lệ nhờ những đà mái làm bằng châu ngọc. Nó được tô điểm bởi những cái rèm ánh sáng cầu vồng, như thể được thắp sáng bởi một ngàn mặt trời và mặt trăng. Những đà tường làm bằng lam ngọc, đầu tường bằng san hô, những bậc thang bằng ngọc trai.
“Chung quanh dinh thự làm bằng năm loại châu báu này là một bậc thềm thấp bằng hồng ngọc, trên đó nhiều ngàn thiên nữ cúng dường nhảy múa vui đùa. Phía trên là một mái vòm bằng vàng, với những chiếc dù bằng lụa trắng và một Pháp luân có nai quỳ gối và lắng nghe ở hai bên. Ở bốn bên của lâu đài là những đầu máng xối có đầu makara, những sợi dây bằng ngọc trai treo từ miệng chúng với những chiếc chuông và chuông chùm nhỏ xíu, phát ra những âm thanh thú vị.
“Bốn phía tòa lâu đài được trang trí bằng bốn cửa. Tôi đi vào cửa phía tây và gặp một thiên nữ giác tánh nguyên sơ. Đi sâu vào trong, tôi thấy vô số của cải và những thú vui cảm giác, như thể đang ở trong một ảo
giác. Vô số những báu vật cúng dường được sắp xếp một cách trang nhã nhất, thậm chí số lượng còn nhiều hơn cả của cải của những đại thiên trong cõi trời Hóa lạc thiên.
“Ở giữa những thứ này, trên một hoa sen trắng trăm ngàn cánh mở ra là Đức Quán Thế Âm cao quý, bậc điều phục chúng sinh bi mẫn tối thượng, với vẻ thanh xuân của một thiếu niên 16 tuổi. Thân Ngài có sắc trắng chói lọi, một mặt và bốn tay. Đôi bàn tay thứ nhất chắp lại nơi tim và cầm một viên ngọc. Bàn tay phải của đôi tay thứ hai cầm một chuỗi hạt pha lê và bàn tay trái cầm một cành hoa sen trắng nở ra rực rỡ cạnh tai Ngài. Tôi bị thu hút bởi những tướng chính và phụ trên thân tướng toàn hảo của Ngài. Ngài mặc y phục bằng lụa và những vật trang sức bằng những châu báu khác nhau, trên vai choàng bộ da linh dương krisnasaranga trùm qua phía trái ngực. Ngài ngồi tréo chân trong tư thế kim cương, thân Ngài chói lọi với vô số tia sáng. Trong tâm tôi, Ngài không khác với Ngài Drimed Khakyod Wangpo, vị Lạt-ma gốc của tôi...”
Trong bối cảnh trang nghiêm và tráng lệ như thế Dawa Drolma được nghe Đức Quán Thế Âm ban Pháp âm về những đại nguyện bi mẫn của Ngài, trong đó nhấn mạnh: “... Hãy trì niệm liên tục thần chú sáu âm, chỉ một điều đó thôi là đủ.”
Không mảy may hư vọng, vì điều này được nói ra bởi một bậc Đại thánh như Bồ Tát Quán Thế Âm. Trải qua nhiều thế kỷ, hàng triệu hành giả Mật giáo đã trì niệm thần chú Lục tự đại minh Om mani padme hum, đều được lợi lạc vô song. Đó là bằng chứng sống động về năng lực siêu nhiên vi diệu của thần chú sáu âm này.
Đạo sư Patrul Rinpoche, một đại thành tựu giả, phiêu bồng và lãng tử nhất ở xứ Kham thuộc Tây Tạng, vào thế kỷ thứ 19 (1808 – 1887), khi viết bản văn “Kho tàng Tâm của các Bậc Giác ngộ” gồm 82 bài kệ, trở thành tác phẩm kinh điển của nhiều thế hệ hành giả Mật giáo, luôn nhấn mạnh mỗi câu cuối của bài kệ là “Hãy trì tụng thần chú sáu âm”. Đặc biệt, trong đoạn kệ 64 Ngài viết:
“Một Bổn tôn, Quán Thế Âm, hiện thân của tất cả chư Phật;
“Một thần chú, sáu âm, hiện thân của mọi thần chú;
“Một Pháp, tâm Bồ-đề, hiện thân của hết thảy thực hành trong giai đoạn phát triển và thành tựu.
“Biết cái một, điều đó giải thoát cho tất cả, hãy trì tụng thần chú sáu âm.”
Nhiều câu chuyện kể lại rằng Đạo sư Patrul mỗi lần nhận được vật phẩm cúng dường thường gọi những anh thợ đẽo đá và điêu khắc đến nhận hết. Ngài không quên động viên họ cố gắng khắc thần chú Mani trên đá càng nhiều càng tốt.
Khi luận giải về giá trị vô song của thần chú sáu âm, Đạo sư Dilgo Khyentse, thành tựu giả Mật tông (1910 – 1991) khẳng định rằng thần chú có nhiều loại, nhưng không thần chú nào có thể được xem là cao hơn thần chú sáu âm Om mani padme hum, vì nó bao gồm không chỉ tất cả công năng mà còn tất cả năng lực và sự gia trì của mọi thần chú khác.
Những bậc thánh trí quá khứ chẳng hạn như ngài Karma Chagme vĩ đại (1613- 1678) đã tìm khắp trong kinh điển không có một thần chú nào lợi lạc tinh túy hơn hay dễ dàng thực hành hơn thần chú sáu âm. Bởi thế các ngài dùng thần chú này làm sự thực hành chính.
Thậm chí chỉ cần được nghe thần chú sáu âm cũng đủ để giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử. Chuyện kể rằng, có lần năm trăm con trùng giành giựt nhau để sống trong một hố đất bẩn thỉu. Bồ Tát Quán Thế Âm thương xót cho sự đau khổ của chúng, liền hóa thành con ong vàng bay trên cái hố, vo ve thần chú sáu âm. Những con trùng nghe được âm thanh thần chú, liền thoát khỏi khổ đau và thác sanh vào cõi trời.
Sáu âm trong thần chú Om mani padme hum không phải là những âm thanh bình thường, là chuỗi âm thanh thế gian. Trái lại, những âm thanh này chứa đựng tất cả sự gia trì và lòng từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm. Nói cách khác, thần chú này chính là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm trong hình thức âm thanh. Ngài thấu biết chúng ta bị nghiệp báo ngăn che, không thể gặp gỡ Ngài trong cõi thuần tịnh của Ngài, nên Ngài ban cho thần chú sáu âm để khi trì niệm, tụng đọc, viết ra bằng chữ vàng... đều có tác dụng như chúng ta được hiện diện trước Ngài. Sáu âm này biểu lộ sáu Ba-la-mật của Ngài, và như chính Ngài đã khẳng định, bất cứ ai trì niệm thần chú sáu âm này sẽ tự nhiên dần dần hoàn thiện đủ sáu Ba-la-mật và tịnh hóa mọi lỗi lầm, nghiệp chướng.
Chúng ta đã thấy được lòng bi mẫn diệu kỳ của Bồ Tát Quán Thế Âm qua những luận giải và xác quyết của các bậc đạo sư thành tựu như vừa nêu trên. Tuy vậy, không phải ai cũng được duyên lành đến với Ngài qua nhịp cầu thần chú Mani. Trên thế giới có hơn 165 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ có Tây Tạng được công nhận là trụ xứ của thần chú Mani. Trong số những quốc gia theo Phật giáo, không phải nước nào cũng có sự hiện diện của Mật chú thừa, bởi hầu hết đều hành trì theo Đại thừa Hiển giáo hoặc Tiểu thừa. Trong những nước theo Phật giáo có Mật giáo lưu hành, cũng không phải đều là “thuần Mật”, như ở Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Singapore... Và trong những nước có phát triển Mật giáo thuần túy như một số nước châu Âu, châu Mỹ, không phải hành giả nào cũng thực hiện pháp môn trì niệm thần chú Mani. Đó là chưa nói đến những quốc gia Trung Đông, nơi chỉ độc tôn Hồi giáo, hoặc các nước châu Phi, là những nơi mà người ta hầu như không hề biết đến khái niệm “thần chú”.
Bởi vậy, khi viết những dòng chữ này, tôi vô cùng hoan hỷ trước duyên lành của những hành giả Mật giáo mà tôi được biết chính xác là đã và đang hành trì thần chú Mani.
Ở thành phố Biên Hòa có vợ chồng đạo hữu Mật Tấn, Mật Hạnh, hành trì gần 3 năm qua. Hai vợ chồng tuy mỗi người một công việc mưu sinh riêng, nhưng cả hai đều hành trì đều đặn mỗi ngày ít nhất là một lần. Họ dần dần xác lập được chánh kiến qua việc thờ tự hình ảnh và ngẫu tượng.
Ở thành phố Vũng Tàu có đạo hữu Mật Hải (trước kia pháp danh là Minh Liễu), đang là nhân viên ngân hàng, hành trì Mật giáo miên mật hơn 4 năm qua. Mật Hải đọc nhiều giáo điển, am hiểu giáo nghĩa, ứng dụng thành công trong sự tu tập và phát triển lòng sùng mộ Tam bảo, là yếu tố cốt tủy của Mật thừa, là nền móng xây dựng lâu đài Giác Ngộ.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, quận 7, có đạo hữu Mật Tuệ, sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, đến với Mật giáo hơn 6 năm qua, trong 2 năm gần đây miên mật hành trì thần chú Mani. Mật Tuệ không những hành trì riêng mình mà còn thực hành giúp đỡ người khác khi có cơ duyên.
Tại thành phố Đà Nẵng có đạo hữu Mật Giác, có duyên lành tự mình tham cứu kinh sách Mật giáo rồi hành trì thần chú Mani. Là một giám đốc cơ quan Nhà nước, có học vị thạc sĩ, đã công tác qua 16 nước khác nhau trên thế giới, Mật Giác bén duyên với Mật giáo ở tại quê hương mình. Thông qua tham cứu kinh sách Mật tông, đạo hữu Mật Giác tự mình hành trì cho đến khi được gặp giáo thọ thiện tri thức.
Đặc biệt là Huệ Thông, một hành giả 17 tuổi, tuy thất học đường đời nhưng trên đường đạo Huệ Thông thực sự tỏ rõ bản lĩnh của hành giả Mật giáo một cách bất ngờ. Huệ Thông học một biết mười, biết ứng dụng, tận dụng những điều đã học trong mọi hoàn cảnh, tình huống để cho câu thần chú được in sâu vào tâm thức.
Còn không ít trường hợp khác đến với Mật giáo bằng nhiệt tâm và sáng suốt. Một đạo hữu ở thành phố Hồ Chí Minh , trước kia là thợ may, đã từng thực hành tâm linh nhiều năm trong đạo Công giáo. Tuy vậy, làm sao để tháo gỡ ràng buộc thế gian? Câu hỏi dằn vặt qua nhiều năm tháng! Cuối cùng đạo hữu ấy tìm được pháp môn thích hợp và đem lại hiệu quả giải thoát toàn diện: trì niệm thần chú Mani! Qua 6 năm hành trì, đạo hữu này trở thành một nữ hành giả có trình độ tâm linh đáng kể, chuyển hóa hoàn toàn mọi nỗi lo sầu, ưu tư trước đây thành niềm vui bất tận trong sự tu tập...
Hầu hết những hành giả kể trên đều nhờ hành trì thần chú Mani mà được lợi lạc vô song, trong đời sống tinh thần cũng như vật chất. Nhưng vấn đề cốt lõi ở đây không phải là giàu lên, phát tài ra, có thêm nhiều tiện nghi vật chất... mà là tâm tư được thoải mái với sự an lạc nội tại, giúp họ vượt qua dễ dàng những mối bận tâm thế tục. Ở những người này dần dần hình thành niềm tự hào thiêng liêng là đang hành trì thần chú Mani. Đạo hữu Mật Hạnh cho biết: “Tôi may mắn được gặp Bồ Tát Quán Thế Âm qua câu thần chú Mani. Đã nhận thức được con đường ngắn nhất và nhanh nhất để đạt đến Giải thoát, tôi bước đi bằng niềm tin kiên định, đã trải nghiệm qua thực tế 2 năm nay.”
Reader's Comment
Friday, April 26, 201905:03
Nguyễn Văn Oanh
Guest
Tôi muốn tìm hiểu về Mật giáo. Xin cảm ơn!