ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa.”
Đó là cái lạc thú của kẻ nhà thiền. Những hôm trời trưa lúc tối, ngồi trong am mà niệm kinh, gõ mõ, không còn biết gì đến mùi chung đỉnh, bấy giờ dưới chợ búa, con người những bốn chôn theo đường danh nẻo lợi mà làm cho “bể ái xem ra nước đục lờ”. Một mình với một bầu thế giới tinh sạch, này cỏ đẹp, nọ hoa tươi, trên chim reo, dưới cá gọi, sau khi tư tưởng về đạo lành, bèn ngắm xem cảnh thiên nhiên của tạo vật, rồi hít vào cái thanh khí êm tịnh nơi am mây, há không phải là cảnh thâm trầm ở cửa Phật sao?
“Chở mây quanh quất lồng hương Phật,
Gõ đá vang lừng lối nhạc Tiên.”
Dầu không phải đem thân nương cửa Bồ-đề, mà mấy người chẳng hưởng được cái lạc thú của những chùa xưa miếu cổ? Từng thấy bao người dưới thành thị là những kẻ lả lơi hoa nguyệt, mà khi dạo cảnh đến chốn am mây, trông lên tượng cốt rỡ ràng, xem ra quang cảnh nghiêm trang đằm thắm, ở trên là trời rộng thênh thang, ở dưới thì cây cỏ bát ngát xanh tươi, bèn cảm xúc mà lạy Phật khấn Trời. Trong trí họ bấy giờ mới tưởng thấy sự giả dối ở miền trần tục kia!
Hàng nho học, sĩ phu, phần đông là những người ham mồi phú quí, áng công danh, mà khi lên đến Thiền đường, cũng khiếp vì sự cao thượng, tinh vi ở chốn Không môn vậy. Quan phó nguyên soái trong Hội Tao Đàn đời vua Lê Thánh Tôn, một hôm làm thơ tặng tiểu ni chùa Bà Đanh, có câu rằng:
“Chày kình một tiếng tan niềm tục,
Cực lạc là đây chín rõ mười...”
Còn vua thường là hạng người ham mê sự vui sướng ở cung điện lâu đài, với cả ngàn cung phi mỹ nữ, với cuộc rượu tiệc trà, còn biết gì đến đạo lý? Mà đến khi tới chùa xưa cảnh cũ, cũng cảm ít phần:
“Tới nơi thấy cảnh thấy người,
Tuy vui đạo Phật chưa nguôi lòng trần!”
Ấy là lời vua Lê Thánh Tôn ngâm tặng cô tiểu ni chùa Bà Đanh, nhận rằng chính mình dẫu làm vua cũng mộ cảnh tịnh, vui đạo từ. Cho biết cái tâm lành của ta hễ gặp cảnh trong sạch thì nó phát ra ngay! Cái Phật tánh ở trong mỗi người gặp phải dịp thì nó hiện ra chớ chẳng không. Ai mê dục tới đâu, ai luyến mến tới đâu, cũng có hồi tỉnh tâm!
Còn đến kẻ trầm tư mặc tưởng, kẻ thanh tĩnh xét suy, kẻ nhà thiền mộ đạo thì cái thân sống là để lo về đạo và để tế độ chúng sanh. Lòng từ bi lên đến cực điểm, các ngài đâu còn biết lo lắng gì đến sự trần gian, thì sự khoái lạc mới là chân thật, hoàn toàn. Như vị ni cô chùa Non Nước là một cô gái tuyệt sắc, đúng tuần cập kê, nhưng rất mộ đạo. Anh ruột là vua Minh Mạng bảo về lấy chồng, cô muốn từ chối bèn làm một bài thơ, bảo nếu ai họa được, cô sẽ lấy người ấy làm chồng:
“Thế sự nhìn xem rối cuộc cờ,
Càng nhìn càng ngắm lại càng dơ,
Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm,
Gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa.
Chu tử ngán mùi, nên vải ấm,
Đỉnh chung lợm giọng, hóa chay ưa.
Lên đàn cứu khổ toan quay lại,
Bể ái trông ra nước đục lờ!”
Xem suốt bài thơ ấy, ta thấy rõ là một người dâng cả tâm hồn cho đạo, ngán vì cuôc thế dơ bẩn, tanh hôi. Thôi đành gởi thân nơi am mây cửa Phật mà mõ trưa chuông sớm! Tuy bà là em ruột nhà vua, nhưng bà không thiết gì đến mồi phú quí. Bà quyết tìm đạo để cứu khổ những chúng sanh đang chìm nổi nơi bể tình ái. Lòng mộ đạo của cô cao đến cực điểm, phát hiện ra trên bài thơ, làm cho cả thảy những tay văn hay chữ giỏi đương thời đành phải bó tay không họa nổi! Có kẻ nói rằng nhờ có Phật hộ niệm cho bà, nên trong bài thơ ấy bà dứt mùi tục lụy một cách vô cùng quả quyết.
Lạc thú của nhà thiền rất thâm trầm, chẳng những là vì chiêm ngưỡng tượng Phật trang nghiêm, từ bi, chẳng những là vì không màng đến bã công danh mà gõ mõ tụng kinh cùng vui thích với những phong cảnh u nhàn, mà thâm trầm nhất là về tâm, về ý vậy.
Nhà sư đã có chí về đạo thì lo gì chẳng được lạc thú hoàn toàn? Những hôm trời khuya cảnh vắng, chỉ nghe có tiếng gió thoảng với tiếng dế giun, một mình ngồi trong am mà suy nghĩ đến cuộc hư không của phù thế, thấy mình lướt ra khỏi lưới dục bẫy tình thì khoái biết bao! Hoặc là tưởng đến chư tổ nhiều đời đã qua trải thân lo về đạo lý, như tưởng đến đức Đạt Ma Tổ Sư từ bên Tây thiên qua Đông độ để truyền bá đạo tâm, tưởng đến ngài Huyền Trang không quản đường xa hiểm trở mà sang tận Tây phương để thỉnh Kinh chầu Phật, tưởng đến vua A-dục bênh vực cho Phật giáo mà làm thành nền đạo đức to tát hơn hết ở Ấn Độ, cùng là tưởng đến lắm vị có công lao với đạo Phật. Tưởng đến những bậc xưa nay xả thân vì đạo, thường hành từ bi, như vậy há không phải là một cái lạc thú thâm trầm của con nhà học Phật sao?
Tư tưởng hiền lành tuồng như nén hương thơm trên bàn Phật, lần lần tỏa ra mà hòa với tinh thần của chư Phật và chư Bồ-tát ở khắp mười phương, mà hình tượng đang được thờ phụng ở chùa! Bấy giờ cái không khí chẳng là êm đềm, thích đáng lắm sao?
Biết đâu những tư tưởng từ bi ấy chẳng ảnh hưởng cho phần đông chúng sanh? Bao người khi trông thấy một vị sư tươi tỉnh, oai nghi, hòa nhã, êm đềm, khi về phát tâm tưởng nhớ mãi trong lòng! Bèn nghĩ đến điệu hiền hậu, ôn hòa, nhớ cuộc thanh tĩnh nơi am, nhớ quang cảnh thuần hậu ấy, thì tấm lòng xao xuyến bồn chồn vì thế sự cũng nguôi đi dần. Họ bèn trông lên những điều giải thoát cao thượng. Như thế thì xã hội những người tu Phật, học Phật há chẳng phải là một xã hội chứa đầy sự khoái lạc tinh anh đó sao?
Nói gì đến các vị tu hành đắc quả, các bậc Phật Thánh giáng trần, thì các ngài sống an hòa, hỷ lạc biết bao! Cõi thế mà các ngài ở cũng là cảnh Niết-bàn, nơi Tịnh độ rồi, cần gì tìm kiếm đâu xa! Tấm lòng của các ngài là từ bi bác ái, hành động của các ngài là sự cứu vớt, tế độ, giáo hóa chúng sanh. Các ngài trông ra chỉ thấy điều lành, các ngài làm ra chỉ làm điều lành. Nếu chúng ta được cái tâm của các ngài thì ngay ở cõi này, chúng ta cũng thấy khoái lạc rồi. Nếu chúng ta ra sức tế độ chúng sanh như các ngài, thì ta lãnh lấy cái phận sự của các ngài, ta hòa làm một với các ngài, ta cũng là người trong xã hội Phật, Thánh rồi chớ sao?
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
I. PHẬT LÀ GÌ
1. Trông qua xã hội tu Phật
“Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm,Gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa.”
Đó là cái lạc thú của kẻ nhà thiền. Những hôm trời trưa lúc tối, ngồi trong am mà niệm kinh, gõ mõ, không còn biết gì đến mùi chung đỉnh, bấy giờ dưới chợ búa, con người những bốn chôn theo đường danh nẻo lợi mà làm cho “bể ái xem ra nước đục lờ”. Một mình với một bầu thế giới tinh sạch, này cỏ đẹp, nọ hoa tươi, trên chim reo, dưới cá gọi, sau khi tư tưởng về đạo lành, bèn ngắm xem cảnh thiên nhiên của tạo vật, rồi hít vào cái thanh khí êm tịnh nơi am mây, há không phải là cảnh thâm trầm ở cửa Phật sao?
“Chở mây quanh quất lồng hương Phật,
Gõ đá vang lừng lối nhạc Tiên.”
Dầu không phải đem thân nương cửa Bồ-đề, mà mấy người chẳng hưởng được cái lạc thú của những chùa xưa miếu cổ? Từng thấy bao người dưới thành thị là những kẻ lả lơi hoa nguyệt, mà khi dạo cảnh đến chốn am mây, trông lên tượng cốt rỡ ràng, xem ra quang cảnh nghiêm trang đằm thắm, ở trên là trời rộng thênh thang, ở dưới thì cây cỏ bát ngát xanh tươi, bèn cảm xúc mà lạy Phật khấn Trời. Trong trí họ bấy giờ mới tưởng thấy sự giả dối ở miền trần tục kia!
Hàng nho học, sĩ phu, phần đông là những người ham mồi phú quí, áng công danh, mà khi lên đến Thiền đường, cũng khiếp vì sự cao thượng, tinh vi ở chốn Không môn vậy. Quan phó nguyên soái trong Hội Tao Đàn đời vua Lê Thánh Tôn, một hôm làm thơ tặng tiểu ni chùa Bà Đanh, có câu rằng:
“Chày kình một tiếng tan niềm tục,
Cực lạc là đây chín rõ mười...”
Còn vua thường là hạng người ham mê sự vui sướng ở cung điện lâu đài, với cả ngàn cung phi mỹ nữ, với cuộc rượu tiệc trà, còn biết gì đến đạo lý? Mà đến khi tới chùa xưa cảnh cũ, cũng cảm ít phần:
“Tới nơi thấy cảnh thấy người,
Tuy vui đạo Phật chưa nguôi lòng trần!”
Ấy là lời vua Lê Thánh Tôn ngâm tặng cô tiểu ni chùa Bà Đanh, nhận rằng chính mình dẫu làm vua cũng mộ cảnh tịnh, vui đạo từ. Cho biết cái tâm lành của ta hễ gặp cảnh trong sạch thì nó phát ra ngay! Cái Phật tánh ở trong mỗi người gặp phải dịp thì nó hiện ra chớ chẳng không. Ai mê dục tới đâu, ai luyến mến tới đâu, cũng có hồi tỉnh tâm!
Còn đến kẻ trầm tư mặc tưởng, kẻ thanh tĩnh xét suy, kẻ nhà thiền mộ đạo thì cái thân sống là để lo về đạo và để tế độ chúng sanh. Lòng từ bi lên đến cực điểm, các ngài đâu còn biết lo lắng gì đến sự trần gian, thì sự khoái lạc mới là chân thật, hoàn toàn. Như vị ni cô chùa Non Nước là một cô gái tuyệt sắc, đúng tuần cập kê, nhưng rất mộ đạo. Anh ruột là vua Minh Mạng bảo về lấy chồng, cô muốn từ chối bèn làm một bài thơ, bảo nếu ai họa được, cô sẽ lấy người ấy làm chồng:
“Thế sự nhìn xem rối cuộc cờ,
Càng nhìn càng ngắm lại càng dơ,
Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm,
Gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa.
Chu tử ngán mùi, nên vải ấm,
Đỉnh chung lợm giọng, hóa chay ưa.
Lên đàn cứu khổ toan quay lại,
Bể ái trông ra nước đục lờ!”
Xem suốt bài thơ ấy, ta thấy rõ là một người dâng cả tâm hồn cho đạo, ngán vì cuôc thế dơ bẩn, tanh hôi. Thôi đành gởi thân nơi am mây cửa Phật mà mõ trưa chuông sớm! Tuy bà là em ruột nhà vua, nhưng bà không thiết gì đến mồi phú quí. Bà quyết tìm đạo để cứu khổ những chúng sanh đang chìm nổi nơi bể tình ái. Lòng mộ đạo của cô cao đến cực điểm, phát hiện ra trên bài thơ, làm cho cả thảy những tay văn hay chữ giỏi đương thời đành phải bó tay không họa nổi! Có kẻ nói rằng nhờ có Phật hộ niệm cho bà, nên trong bài thơ ấy bà dứt mùi tục lụy một cách vô cùng quả quyết.
Lạc thú của nhà thiền rất thâm trầm, chẳng những là vì chiêm ngưỡng tượng Phật trang nghiêm, từ bi, chẳng những là vì không màng đến bã công danh mà gõ mõ tụng kinh cùng vui thích với những phong cảnh u nhàn, mà thâm trầm nhất là về tâm, về ý vậy.
Nhà sư đã có chí về đạo thì lo gì chẳng được lạc thú hoàn toàn? Những hôm trời khuya cảnh vắng, chỉ nghe có tiếng gió thoảng với tiếng dế giun, một mình ngồi trong am mà suy nghĩ đến cuộc hư không của phù thế, thấy mình lướt ra khỏi lưới dục bẫy tình thì khoái biết bao! Hoặc là tưởng đến chư tổ nhiều đời đã qua trải thân lo về đạo lý, như tưởng đến đức Đạt Ma Tổ Sư từ bên Tây thiên qua Đông độ để truyền bá đạo tâm, tưởng đến ngài Huyền Trang không quản đường xa hiểm trở mà sang tận Tây phương để thỉnh Kinh chầu Phật, tưởng đến vua A-dục bênh vực cho Phật giáo mà làm thành nền đạo đức to tát hơn hết ở Ấn Độ, cùng là tưởng đến lắm vị có công lao với đạo Phật. Tưởng đến những bậc xưa nay xả thân vì đạo, thường hành từ bi, như vậy há không phải là một cái lạc thú thâm trầm của con nhà học Phật sao?
Tư tưởng hiền lành tuồng như nén hương thơm trên bàn Phật, lần lần tỏa ra mà hòa với tinh thần của chư Phật và chư Bồ-tát ở khắp mười phương, mà hình tượng đang được thờ phụng ở chùa! Bấy giờ cái không khí chẳng là êm đềm, thích đáng lắm sao?
Biết đâu những tư tưởng từ bi ấy chẳng ảnh hưởng cho phần đông chúng sanh? Bao người khi trông thấy một vị sư tươi tỉnh, oai nghi, hòa nhã, êm đềm, khi về phát tâm tưởng nhớ mãi trong lòng! Bèn nghĩ đến điệu hiền hậu, ôn hòa, nhớ cuộc thanh tĩnh nơi am, nhớ quang cảnh thuần hậu ấy, thì tấm lòng xao xuyến bồn chồn vì thế sự cũng nguôi đi dần. Họ bèn trông lên những điều giải thoát cao thượng. Như thế thì xã hội những người tu Phật, học Phật há chẳng phải là một xã hội chứa đầy sự khoái lạc tinh anh đó sao?
Nói gì đến các vị tu hành đắc quả, các bậc Phật Thánh giáng trần, thì các ngài sống an hòa, hỷ lạc biết bao! Cõi thế mà các ngài ở cũng là cảnh Niết-bàn, nơi Tịnh độ rồi, cần gì tìm kiếm đâu xa! Tấm lòng của các ngài là từ bi bác ái, hành động của các ngài là sự cứu vớt, tế độ, giáo hóa chúng sanh. Các ngài trông ra chỉ thấy điều lành, các ngài làm ra chỉ làm điều lành. Nếu chúng ta được cái tâm của các ngài thì ngay ở cõi này, chúng ta cũng thấy khoái lạc rồi. Nếu chúng ta ra sức tế độ chúng sanh như các ngài, thì ta lãnh lấy cái phận sự của các ngài, ta hòa làm một với các ngài, ta cũng là người trong xã hội Phật, Thánh rồi chớ sao?
Send comment