ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
a) Sa-di với sa-di ni là những người nam và nữ mới xuất gia, chưa chính thức được nhận vào hàng tăng sĩ, là những vị chưa đúng hai mươi tuổi. Sa-di và sa-di ni theo một nền phong hóa, tuy không đầy đủ như của các vị tỳ-kheo, nhưng đối với tại gia cư sĩ thì đã là thanh cao lắm rồi. Trong khi tu tập để lên bậc tỳ-kheo, sa-di phải giữ mười giới hạnh này không hề hủy phạm:
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không làm việc dâm dục
4. Không nói dối
5. Không uống rượu
6. Không dùng các loại hương hoa, phấn sáp để trang điểm
7. Không xem các loại ca, vũ, nhạc, kịch
8. Không ngồi, nằm trên giường ghế cao rộng
9. Không ăn trái giờ
10. Không giữ tiền, vàng, các loại châu báu quý giá
Có giữ mười giới hạnh cơ bản ấy, về sau mới được giáo hội nhận cho chính thức làm tăng sĩ. Ngoài ra, sa-di phải biết phận sự đối với anh em, đối với thầy, đối với chư tăng, đối với nhà chùa và đối với thiện nam, tín nữ. Với anh em thì dung hòa, hỷ xả, đồng tâm đồng ý mà kính mến bề trên. Với thầy thì hầu hạ, cung kính, lo từ miếng ăn, miếng uống, manh quần tấm áo, vì thầy là người dạy bảo, giảng lý và truyền đạo cho mình. Với chư tăng thì luôn luôn kính trọng, chào hỏi. Với nhà chùa thì lo hương đèn nhang khói, cúng nước công phu, và làm các việc cần nơi giáo hội. Với thiện nam, tín nữ thì cho dè dặt, nghiêm chỉnh, chú nguyện cầu phước lành cho họ. Một sa-di phấn chấn, tinh tấn sẽ trở nên một vị tỳ-kheo đúng đắn và có thể đắc đạo trong đời này.
b) Tỳ-kheo với tỳ-kheo ni là các vị tăng, ni đã chính thức thọ đủ giới luật. Những ai đã giữ trọn mười giới, có thể lên bậc tỳ-kheo. Ngoài ra, lại còn những điều kiện này nữa: không tin theo tà phái, ngoại đạo; không nhập đạo vì ý niệm bất chánh; không phải là người khiếm khuyết các giác quan; không phạm vào bốn trọng tội; không phải là loài thần, quỷ, thú vật hóa ra người; không phải là bán nam bán nữ; phải được cha mẹ, vợ (hoặc chồng) thuận cho phép xuất gia; không có thiếu nợ; không có bệnh truyền nhiễm. Muốn vào địa vị của hạng người xuất gia, muốn tự giải thoát, hầu lên cõi Phật, không phải dễ dàng gì. Các sư chân chánh không có thâu nhận càn, các ngài dò đi xét lại kỹ lưỡng, rồi mới nhận trao giới cụ túc cho.
Trong khi truyền giới, các ngài lại dặn kỹ chớ có phạm Bốn trọng tội, Bốn trọng cấm. Ai phạm một điều trong bốn điều ấy thì sẽ bị trục xuất ra khỏi giáo hội Tăng già.
Các ngài nhắc cho kẻ thọ giới nhớ vào trí bốn điều nữa mà chư tăng ngày trước không hề quên:
1. Tỳ-kheo phải gom lượm vải vụn đã thải bỏ, khâu thành áo mà mặc. Song nếu có ai cho thì được nhận.
2. Tỳ-kheo chỉ ăn đồ khất thực mà thôi. Song có ai đem cúng nơi chùa thì được nhận.
3. Tỳ-kheo phải ngủ dưới cội cây. Song có ai cúng chỗ phòng, thất thì được nhận.
4. Tỳ-kheo phải dùng phân uế mà làm thuốc. Song có ai thí thuốc thì nhận.
Làm sư phải nhớ những điều ấy đặng để mà tự giải thoát khỏi vòng Tam giới. Mỗi tháng hai lần: mồng một và ngày rằm phải xem lại giới luật. Hoặc là phải tập trung về một ngôi chùa đặng nghe một vị đọc giới luật. Vì phận sự, đạo hạnh của nhà sư đều ghi trong giới luật hết. Trong đó có hai trăm năm mươi giới của tỳ-kheo và ba trăm bốn mươi tám giới của tỳ-kheo ni.
Giữ giới thì dễ sanh định và phát huệ. Tức là có giữ giới thì mới thành thánh, thành Phật được. Những người thanh tịnh, các bậc hiền nhân, thánh chúng đều trọng giới hạnh, tuân theo giới hạnh, và không hề chê bai, bài bác. Còn những kẻ mang áo thầy tu mà xưng mình sống ngoài vòng giới luật, không cần giới cấm rộn ràng, ấy là những kẻ ngu dốt, giả dối vậy thôi.
Hạng xuất gia, tỳ-kheo, nhà sư thường được xem như là thầy của bậc cư sĩ tại gia, là vì các ngài giữ gìn đạo hạnh thanh cao, tự giải thoát ra ngoài cảnh đời. Trầm tỉnh, khoan hòa, minh mẫn, sáng suốt, các ngài là tấm gương bia cho thiện nam tín nữ. Trong sạch nhờ theo giới luật, yên ổn nhờ giữ giới luật, khoái lạc nhờ nương theo giới luật, các vị được thanh nhàn, tự tại, dứt các sự phiền não ở đời. Trong thiền môn mà có một số đông người trì trai, giữ giới cho đúng đắn, giữ gìn phong hóa cho hoàn toàn thì lo gì chẳng bảo tồn được pháp Phật đặng giúp ích cho đại chúng tăng đồ và cư sĩ tại gia!
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
III. PHONG HÓA NHÀ PHẬT
2. Phong hóa của hạng xuất gia
Xuất gia, là hạng người bỏ thế tục, vào qui y nơi giáo hội Tăng già. Ấy là những vị ở chùa chiền và đi ẩn cư nơi non xa, cảnh lặng. Xuất gia có hai hạng: sa-di và tỳ-kheo.a) Sa-di với sa-di ni là những người nam và nữ mới xuất gia, chưa chính thức được nhận vào hàng tăng sĩ, là những vị chưa đúng hai mươi tuổi. Sa-di và sa-di ni theo một nền phong hóa, tuy không đầy đủ như của các vị tỳ-kheo, nhưng đối với tại gia cư sĩ thì đã là thanh cao lắm rồi. Trong khi tu tập để lên bậc tỳ-kheo, sa-di phải giữ mười giới hạnh này không hề hủy phạm:
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không làm việc dâm dục
4. Không nói dối
5. Không uống rượu
6. Không dùng các loại hương hoa, phấn sáp để trang điểm
7. Không xem các loại ca, vũ, nhạc, kịch
8. Không ngồi, nằm trên giường ghế cao rộng
9. Không ăn trái giờ
10. Không giữ tiền, vàng, các loại châu báu quý giá
Có giữ mười giới hạnh cơ bản ấy, về sau mới được giáo hội nhận cho chính thức làm tăng sĩ. Ngoài ra, sa-di phải biết phận sự đối với anh em, đối với thầy, đối với chư tăng, đối với nhà chùa và đối với thiện nam, tín nữ. Với anh em thì dung hòa, hỷ xả, đồng tâm đồng ý mà kính mến bề trên. Với thầy thì hầu hạ, cung kính, lo từ miếng ăn, miếng uống, manh quần tấm áo, vì thầy là người dạy bảo, giảng lý và truyền đạo cho mình. Với chư tăng thì luôn luôn kính trọng, chào hỏi. Với nhà chùa thì lo hương đèn nhang khói, cúng nước công phu, và làm các việc cần nơi giáo hội. Với thiện nam, tín nữ thì cho dè dặt, nghiêm chỉnh, chú nguyện cầu phước lành cho họ. Một sa-di phấn chấn, tinh tấn sẽ trở nên một vị tỳ-kheo đúng đắn và có thể đắc đạo trong đời này.
b) Tỳ-kheo với tỳ-kheo ni là các vị tăng, ni đã chính thức thọ đủ giới luật. Những ai đã giữ trọn mười giới, có thể lên bậc tỳ-kheo. Ngoài ra, lại còn những điều kiện này nữa: không tin theo tà phái, ngoại đạo; không nhập đạo vì ý niệm bất chánh; không phải là người khiếm khuyết các giác quan; không phạm vào bốn trọng tội; không phải là loài thần, quỷ, thú vật hóa ra người; không phải là bán nam bán nữ; phải được cha mẹ, vợ (hoặc chồng) thuận cho phép xuất gia; không có thiếu nợ; không có bệnh truyền nhiễm. Muốn vào địa vị của hạng người xuất gia, muốn tự giải thoát, hầu lên cõi Phật, không phải dễ dàng gì. Các sư chân chánh không có thâu nhận càn, các ngài dò đi xét lại kỹ lưỡng, rồi mới nhận trao giới cụ túc cho.
Trong khi truyền giới, các ngài lại dặn kỹ chớ có phạm Bốn trọng tội, Bốn trọng cấm. Ai phạm một điều trong bốn điều ấy thì sẽ bị trục xuất ra khỏi giáo hội Tăng già.
Các ngài nhắc cho kẻ thọ giới nhớ vào trí bốn điều nữa mà chư tăng ngày trước không hề quên:
1. Tỳ-kheo phải gom lượm vải vụn đã thải bỏ, khâu thành áo mà mặc. Song nếu có ai cho thì được nhận.
2. Tỳ-kheo chỉ ăn đồ khất thực mà thôi. Song có ai đem cúng nơi chùa thì được nhận.
3. Tỳ-kheo phải ngủ dưới cội cây. Song có ai cúng chỗ phòng, thất thì được nhận.
4. Tỳ-kheo phải dùng phân uế mà làm thuốc. Song có ai thí thuốc thì nhận.
Làm sư phải nhớ những điều ấy đặng để mà tự giải thoát khỏi vòng Tam giới. Mỗi tháng hai lần: mồng một và ngày rằm phải xem lại giới luật. Hoặc là phải tập trung về một ngôi chùa đặng nghe một vị đọc giới luật. Vì phận sự, đạo hạnh của nhà sư đều ghi trong giới luật hết. Trong đó có hai trăm năm mươi giới của tỳ-kheo và ba trăm bốn mươi tám giới của tỳ-kheo ni.
Giữ giới thì dễ sanh định và phát huệ. Tức là có giữ giới thì mới thành thánh, thành Phật được. Những người thanh tịnh, các bậc hiền nhân, thánh chúng đều trọng giới hạnh, tuân theo giới hạnh, và không hề chê bai, bài bác. Còn những kẻ mang áo thầy tu mà xưng mình sống ngoài vòng giới luật, không cần giới cấm rộn ràng, ấy là những kẻ ngu dốt, giả dối vậy thôi.
Hạng xuất gia, tỳ-kheo, nhà sư thường được xem như là thầy của bậc cư sĩ tại gia, là vì các ngài giữ gìn đạo hạnh thanh cao, tự giải thoát ra ngoài cảnh đời. Trầm tỉnh, khoan hòa, minh mẫn, sáng suốt, các ngài là tấm gương bia cho thiện nam tín nữ. Trong sạch nhờ theo giới luật, yên ổn nhờ giữ giới luật, khoái lạc nhờ nương theo giới luật, các vị được thanh nhàn, tự tại, dứt các sự phiền não ở đời. Trong thiền môn mà có một số đông người trì trai, giữ giới cho đúng đắn, giữ gìn phong hóa cho hoàn toàn thì lo gì chẳng bảo tồn được pháp Phật đặng giúp ích cho đại chúng tăng đồ và cư sĩ tại gia!
Send comment