Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Phong hóa của hạng tại gia

13 Tháng Ba 201100:00(Xem: 4806)
3. Phong hóa của hạng tại gia

ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

III. PHONG HÓA NHÀ PHẬT

3. Phong hóa của hạng tại gia

Phong hóa của tại gia cư sĩ, gom vào mấy chữ này: Tam qui, Ngũ giới.

Người tu Phật tại gia phần đông đều có chịu lễ thế độ nơi một ngôi chùa. Một hay là vài vị sư thay mặt cho giáo hội tăng già, nhận cho họ xưng: Qui y Phật! Qui y Pháp! Qui y Tăng! Vị thầy truyền giới tùy theo nhận xét mà trao giới cho, hoặc một, hai, ba, bốn giới, hay năm giới, nhưng thường là năm giới. Năm giới là: 1. Không sát sanh, 2. Không trộm cắp 3. Không tà dâm 4. Không nói dối 5. Không uống rượu. Vị thầy truyền giới cũng sẽ đặt cho đệ tử một cái tên đạo, gọi là pháp danh. Từ hôm ấy, người thọ giới phải trọn đời gởi mình vào đức cả từ bi của Phật; nương mình nơi đạo pháp quảng đại, từ bi, hỷ xả của Phật; và trao mình vào giáo hội Tăng già cao thượng mà Phật đã lập ra.

Lại có nhiều người, tuy không làm lễ thế độ với một nhà sư, mà cũng cầm bằng có qui y thọ giới. Ấy là những người lập tâm phát nguyện với đức A-di-đà. Đến ngày lành, họ lập bàn thờ Phật A-di-đà, thành tâm mà khấn nguyện với đức A-di-đà, cầu ngài chứng minh cho họ phát nguyện qui y. Kể từ ngày ấy, họ được nhập vào hàng đệ tử Phật, họ trì trai giữ giới và niệm đức A-di-đà. Nếu họ tinh tấntu hành, đến ngày lâm chung họ cũng sẽ được về Phật quốc theo chí hướng của họ. Dưới đây là mười ngày trong năm có thể làm lễ phát nguyện tu trì theo tông Tịnh độ.

Tháng giêng, ngày mồng một, lúc tảng sáng.

Tháng hai, ngày mồng chín, lúc năm giờ sáng.

Tháng ba, ngày mồng bảy, lúc mười giờ tối.

Tháng tư, ngày mồng tám, lúc chín giờ rưỡi tối.

Tháng năm, ngày mồng ba, lúc mặt trời lặn.

Tháng sáu, ngày mồng bảy, lúc mười giờ rưỡi tối.

Tháng bảy, ngày mồng tám, lúc giữa trưa.

Tháng chín, ngày mồng chín, lúc giữa trưa.

Tháng mười, ngày mồng một, lúc giữa trưa.

Tháng mười một, ngày mười bảy, vía A-di-đà, suốt ngày.

Tháng chạp, ngày mồng ba, lúc mặt trời lặn.

Những ngày giờ ấy, kẻ chưa phát nguyện thì phát nguyện rất phải lúc, vì thế nào cũng được chư Phật chứng minh.

Làm lễ đức Phật A-di-đà, đứng về hướng Đông mà lạy về hướng Tây, tượng ngài để về hướng Tây. Sau khi ấy, mình trở nên người tu tại gia, cư sĩ.

Cả đời, bao giờ người cư sĩ cũng nhớ công đức Phật, kính trọng, ngưỡng mộ Phật, tự phó thác mình vào sự cứu vớt của Phật, nghĩ rằng lúc nào sức Phật cũng bao bọc, gia hộ cho mình. Ấy là qui y Phật.

Trọn cả đời, siêng năng học pháp Phật, đọc, tụng kinh điển, suy nghĩ cho thấu đáo và ăn ở theo giáo pháp của Phật. Ấy là qui y Pháp.

Trọn cả đời, ghi nhớ công đức của các vị cao tăng, thường thăm viếng những vị xuất giađức hạnh, tưởng đến chư thánh, chư đại đệ tử của Phật, tu tập theo các vị đức độ trong giáo hội thanh tịnh, cao cả của Phật. Ấy là qui y Tăng.

Niệm tưởng đức Phật A-di-đà, nhớ ơn đức Phật Thích-ca, không quên ngôi Tam bảo tức là thọ trì Tam quy y vậy.

Kẻ tại gia thường thường giữ năm giới, có sự châm chế cho phù hợp với đa số mọi người. Chẳng hạn như giới thứ ba cấm tà dâm, chứ không cấm sự chung chạ của vợ chồng. Cư gia có người nguyện giữ tám giới trọn đời. Tám giới là năm giới, cọng thêm vào ba giới nữa: 1. Không dùng các loại hương hoa, phấn sáp mà trang điểm 2. Không xem các loại ca, vũ, nhạc, kịch 3. Không ngồi, nằm trên giường ghế cao, rộng và phải ăn chay đúng ngọ. Lại có người tinh tấn mà giữ luôn mười giới theo hạng xuất gia sa-di và trì tuyệt dục.

Kẻ qui y giữ giới thường trì trai, như vậy cho tiện bề niệm Phật. Tùy theo sức, trong tháng họ ăn chay một ngày, hai ngày, bốn ngày, sáu ngày, mười ngày, hay ăn thường xuyên luôn. Những người ăn luôn, trường trai càng tốt. Muốn vừa với sức khỏe, nên nguyện dùng chay lần hồi, từ một ngày, hai ngày, bốn ngày, sáu ngày mà tăng dần lên. Song dầu cho ăn trường hay ăn kỳ, về những ngày ăn chay, nên niệm nhớ công đức của Phật, giữ giới lành cho trọn vẹnlấy lòng từ bi hỷ xảđối đãi với chúng sanh. Chẳng chờ đến ngày chay, mà ngày thường, mình cũng nên niệm Phậtcư xử hiền lành với mọi ngườimọi vật. Kẻ thiện nam tín nữ bao giờ cũng ăn ở cho hiền hòa, thuận thảo. Cái thân cho trong sạch, lời nói cho chính đính, cái ý cho thanh bai, cố giữ như vậy thì tạo ra được mười nghiệp lành về thân, miệng, ý:

1. Không sát sanh hại mạng; cần phải phóng sanh, cứu người.

2. Không trộm cắp; cần phải bố thí.

3. Không tà dâm; cần phải cung kính.

(Ba nghiệp trên đây là về thân)

4. Không nói dối; cần phải nói thật.

5. Không nói sai lệch, dua nịnh, tục tĩu, nhơ nhớp; cần phải nói lời có nghĩa lý, hữu ích.

6. Không nói lời ác độc, thóa mạ, chửi mắng người khác; cần phải nói lời êm ái, dịu dàng.

7. Không nói hai lưỡi, nói đâm thọc hai đầu để gây chia rẽ, thêm bớt không chừng; cần phải nói sự hòa hiệp.

(Bốn nghiệp trên đây là về miệng)

8. Không tham muốn trái lẽ; phải tưởng sự bất tịnh, sáu trần đều chẳng sạch.

9. Không sân hận; phải tưởng sự từ bi, ở cho nhẫn nhục.

10. Không si mê, tin bậy; phải có lòng chánh tín, qui y chánh pháp.

(Ba nghiệp trên đây là về ý)

Những người cư gia thọ Tam qui, Ngũ giớigiữ gìn thân, miệng, ý theo Mười điều lành thì tạo ra căn lành cũng là vô tận rồi. Tuy ban đầu còn sai lệch, chớ về sau dần dần cũng quen, và họ sẽ trở nên người thiện phước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26630)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19996)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18196)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32844)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18788)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31644)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32564)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20139)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26342)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20325)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23791)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23904)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15122)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15034)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant