Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Đạo PhậtTây Tạng

13 Tháng Ba 201100:00(Xem: 4797)
2. Đạo Phật ở Tây Tạng

ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

V. ĐẠO PHẬT Ở Á ĐÔNG

2. Đạo PhậtTây Tạng

Ở phía trên cõi Ấn Độ, xứ Tây Tạng ném về khoảng giữa cõi Á Châu.

Ở đó, nhân dân đều tu hành hết, kẻ giữ hạnh cư sĩ tại gia, người trì giới nhà sư xuất gia. Từ vua tới quan, cho đến dân chúng, ai ai cũng đều thọ trì Phật Pháp, qui y Tam bảo. Ấy là xứ mà đạo Phật được chỉnh đốn một cách đặc biệt. Ai nấy đều nhờ Pháp Phật mà che chở cho nhau về phần tinh thần, họ cũng nương đạo Phật đặng giúp cho họ về đường chánh trị nữa.

Từ khi đạo Phật bớt thịnh ở Ấn Độ, ánh sáng ngọn đuốc từ bi trí huệ soi dồn lên phía Tây Tạng. Ở đó, kinh thành Lạp-tát có nhiều chùa to lớn hơn hết trong cõi Á Đông. Một vài nhà chùa trong xứ có cả muôn tăng sĩ. Trong chùa có đủ lương thực, có đủ lương y, đốc học, giáo sư, quy củ rất nghiêm ngặt, toàn diện. Tuy lo về đạo đức, nhưng ở Tây Tạng các vị tu sĩ cũng dự vào cuộc chánh trị nước nhà. Cho đến ngôi vua cũng thuộc về một nhà sư chấp chưởng, mà người ta coi như một vị Phật giáng thế, dân chúng gọi là Phật sống. Tuy vua lo cuộc trị quốc, chớ mỗi khi có việc trọng hệ, ngài thường bàn luận với các vị cao tăng. Lại ở các tỉnh, các quan trấn cũng là tăng sĩ. Trong xứ, tăng sĩ là hạng người có học thức rộng, có chức nghiệp lớn, có ảnh hưởng to lớn đối với trật tự nước nhà...

Hồi tưởng lại khi cõi Ấn Độ được thịnh hành về Phật Pháp, thì Tây Tạng vẫn còn lôi thôi lắm. Hồi Ấn Độ nhờ văn minh nhà Phật mà được vẻ vang, thì bên Tây Tạng, dân chúng chưa có tôn giáo đàng hoàng. Người ta còn kính trọng, sùng mộ chư thần. Dầu là hung thần, ác quỷ, bá tánh cũng không bỏ qua, họ thường vái van, cầu khẩn. Dân còn mê tín dị đoan lắm. Trình độ vẫn thấp kém. Bấy giờ, Tây Tạng là một nước phụ thuộc của Trung Hoa, mỗi kỳ phải nạp cống bằng thiếc và vàng, bạc, vì người Tây Tạng có tài khai mỏ kim khí.

Bởi phong tục và tín ngưỡng của họ còn mơ hồ, cho nên khi có những nhà truyền giáo đưa đạo Phật vào với học thuyết phân minh, đúng đắn, thì dân chúng hâm mộ biết chừng nào!

Đạo Phật vào nước Tây Tạng một cách may mắn và dễ dàng. Sử Tây Tạng còn ghi rằng 137 năm trước Dương lịch, có một lần Phật giáo sắp truyền bá vào, nhưng dân chúng còn lạt lẽo thờ ơ. Bấy giờ mới cất xong một cảnh chùa. Song người ta chưa hiểu, chưa mộ và họ chưa dứt với phong tục mê tín, nên công cuộc không thành. Kế đến, khoảng năm 371, có ít nhà truyền giáo lại vào Tây Tạng. Mấy ông này định điều chỉnh giáo lý lại cho thích hợp với nhân dân, và làm cho vua hoan nghinh giáo lý từ bi hỷ xả. Lần này cũng chưa mấy kết quả. Hạng bình dân cũng chưa theo đạo bao nhiêu. Rồi đến khoảng thế kỷ thứ 7, vua Tây Tạng là Song Tán rất chuộng Phật pháp. Ngài phái sứ sang Ấn Độ khảo sát Phật học, thỉnh kinh và rước cao tăng về nước mà giảng Phật phápdịch kinh chữ Phạn ra chữ Tây Tạng. Người ta nói rằng nhà vua nằm chiêm bao thấy Bồ-tát Quán Thế Âm hiện ra nhắc nhở tiền căn phước đức của vua, nên vua dốc lòng theo đạo và truyền bá ra. Vua có hai bà vợ: một bà người Nê-bạc-nhĩ, là công chúa Bạch Ly, và một bà người Trung Quốc, là công chúa Văn Thánh của vua Đường Thái Tôn. Hai bà rất ham mộ Phật pháp. Về sau, vua và hai bà hoàng hậu đều được các chùa bên Tây Tạng thờ phụng để kỷ niệm công đức ủng hộ ngôi Tam bảo. Nhờ vào lúc này, đạo Phật thịnh ở Tây Tạng với nhiều nhà hành đạo nghiêm túc. Kế đến thế kỷ thứ 8, vua Ngật-túc Song Đề-tán có rước về Tây Tạng hai nhà cao tăng Ấn Độ là Santa Rakshita và Padma-Sambhava. Hai vị này là bậc đắc đạo, vừa có tài biện luận, truyền dạy đạo lý, vừa có phép biến hóa cao siêu, làm cho dân chúng và các nhà sư thủ cựu rất kính mộ. Hai ngài truyền bá đạo Phật rất mạnh mẽ. Bấy giờ, Tây Tạng hoàn toàn thấm nhuần văn minh nhà Phật, nên học thuậtđạo lý trong nước được mở mang thêm ra.

Trong khi nước Tây Tạng được tiến bộ nhờ ảnh hưởng đạo Phật, nhưng cũng có một số nhà sư lợi dụng lòng mê tín của dân mà bày ra nhiều lối dị đoan. Sự dung hòa thái quá lắm khi cũng có hại. Những thói dị đoan về lâu thành lệ thì sanh ra sự hèn yếu chung. Nên thỉnh thoảng có một hai nhà sư dõng mãnh đứng ra hô hào cải cách.

Vào thế kỷ 14, một nhà sư đứng ra cải cách đạo Phật. Ngài tên là Tông Cáp-ba, quê ở tỉnh Am Đô, miền Bắc Tây Tạng, giáp ranh với nước Trung Hoa. Thấy tình hình nhà Phật tiêm nhiễm lắm sự mê muội dị đoan, thành ra mờ ám, ngài tự mình suy xét, chỉnh đốn, quyết ra tay dắt dẫn kẻ tăng người tục. Bấy giờ dân chúng thấy ngài đạt được nhiều điều hiển hách anh linh, thấy ngài có tư tưởng cao siêu, nên rủ nhau cải cách đạo Phật theo tư tưởng của ngài. Người Tây Tạng và người Mông Cổ đều nói rằng ngài là đức Thích-ca tái thế đặng gầy dựng lại nền đạo ở Tây Tạng. Cho đến nay, nói về đạo PhậtTây Tạng, người ta còn truyền tụng câu này: “Tiền Thích-ca, hậu Tông Cáp-ba.”

Khi mới xuất gia, ngài có học đạo ở mấy ngôi chùa lớn và có danh ở Sakya, Brikhung và Lhassa. Ngài thấy lối hành đạo đương thời trái với chân lý. Ngài nhất định đánh phá những lối mê tín, dị đoan. Ngài khuyên kẻ tu thiền ăn ở trong sạch, giữ giới hạnh và tránh việc lập gia đình. Ngài kích bác những việc thờ phụng ma quỷ và tế lễ chư thần, không cho bày bố những điều tà mỵ thấp hèn. Người ta nghe theo. Đệ tử của ngài rất nhiều, cùng nhau bèn dùng áo và mão sắc vàng, đặng cho phân biệt với phái thủ cựu dùng áo mão sắc đỏ.

Sự cải cách của ngài có hiệu quả vững bền. Cho đến nay, ở Tây tạng vẫn còn hai phái tăng sĩ: Hoàng giáo là phái chánh thống, thầy tu xuất gia ở những ngôi chùa lớn, và Hồng giáo là phái thầy tu có vợ, ở những nơi vắng vẻ mà luyện phép.

Đức Tsong-Khapa phải mạnh dạn mà hoạt động lắm mới được. Vì đã mấy trăm năm, con người rất mềm mại, mê ám. Nhà sư thì đồ theo hủ tục, chuyên chú về bùa phép, thư ếm, kêu ma, trừ tà. Còn cư sĩ thì kém học, lạc lầm, tham lam, bạc nhược. Hết dùng sức hùng hồn của lời nói, ngài dùng đến sự huyền bí thần thông để thâu phục nhân tâm. Người ta theo ngài càng ngày càng đông. Sự trật tự nơi nhà chùa, sự tu trì thanh tịnh, sự ăn chay giữ giới và theo hạnh kiểm Tăng-già như hồi đời đức Phật đều được duy trì trở lại.

Tiếng tăm đức Tsong-Khapa bay khắp nơi, trong cõi Trung Á. Lắm nhà danh sư các nơi và các nước gần đến thọ giáo với ngài. Qua năm 1409, ngài lập ở Lhassa một cảnh chùa to lớn là chùa Gandan. Đệ tử càng đông, ngài phải cất thêm hai ngôi chùa nữa ở Drépung và Séra. Lúc ngài nhập Niết-bàn, ba ngôi chùa ấy tính chung có đến 30 ngàn tăng sĩ. Trước khi đức Tsong-Khapa chấn chỉnh nền đạo ở Tây Tạng, người ta vẫn tu theo Đại thừa, thờ chư Phật, Bồ-tát và A-la-hán, nhưng họ cũng thờ xen vào rất nhiều chư thần bổn xứ với các vị hung thần ác quỷ nữa. Trước khi ấy, họ còn tin tưởng ma quỷ hoang đàng, các sư còn theo những việc đồng cốt, mê tín.

Trước kia, hồi thế kỷ thứ 8, vua Khri Srong đã cùng các vị cao tăng tổ chức lại trật tự nơi chùa chiền rồi. Nương theo phép tổ chức hội Tăng-già ở Ấn Độ, nhà vua chia các sư theo hạng khác nhau tùy theo đạo lý cao thấp. Mỗi chùa trên có một vị sư trưởng. Chùa tự do với vị sư trưởng, sư nào có quyền chùa nấy. Nhưng lần lần tăng chúng làm sai lạc đạo lý của đức Phật. Họ không còn giữ mình cho trong sạch, họ cứ bận bịu với cuộc sống vợ con. Họ không chịu dứt bỏ cái nghèo, cứ tranh nhau mà gom góp của cải. Họ ít tham thiền, tưởng đạo. Mà trong Phật pháp, nhờ tham thiền con người mới được thông minh, giải thoát. Đã đem thân gởi vào cửa Không, lắm người còn ham chải chuốt, se sua. Những kỳ cúng Phật là những dịp xa xí vui chơi, hát xướng tưng bừng. Lại còn một điều tệ nữa là thay vì để tâm vào đạo, họ chuyên về phù phép, ếm quỷ, trừ tà, vẽ bùa, xem vận mạng, đoán thiên cơ. Họ dùng trăm ngàn chước mà làm mê muội lòng người đặng thiên hạ kính sợ, cầu khẩncúng dường.

Việc cải cách của đức Tsong-Khapa là đánh đổ những điều tồi tệ ấy. Ngài giảm đi được khá nhiều và trong một khoảng thời gian cũng khá dài. Thật tốt đẹp cho Giáo hội Tăng-già lắm.

Sự cải cách của ngài đến nay cũng còn ảnh hưởng. Trật tựđạo hạnh, ngôi thứ trong chùa nhờ ngài mà được bảo tồn. Ngài sanh tiền trụ trì chùa Gandan, là một ngôi chùa lớn hơn hết trong nước. Và ngài cũng là một nhà sư cao quý hơn hết. Ngài nhập Niết-bàn sau khi chọn xong người đồ đệ xứng đáng hơn hết, cai quản chùa chiền và chư tăng. Ngài truyền cho đệ tử kế nghiệp ngài, đức Gedung¬rub-pa, phải nắm giữ giềng mối nền đạo mà ngài đã chấn chỉnh lại và đặt tên là Lạt-ma giáo. Theo Lạt-ma giáo, nhà vua là đức Đạt-lai Lạt-ma là người đức độ trên hết. Công đức nhà vua vô cùng, vô tận, rộng lớn như biển cả. Vừa cầm quyền cai trị dân chúng, vừa trông nom nền đạo đức. Đạt-lai Lạt-ma được bá tánh tôn trọngxem như đức Phật sống vậy. Ngôi vua bên Tây Tạng không còn truyền nối cho ai, vì vua là một đức Phật sống, một bậc cao tăng giữ tịnh hạnh. Mỗi khi vua gần thăng hà, ngài cho biết trước rằng ngài sẽ đầu thai vào nhà nào. Rồi sau khi vua băng, hội Lạt-ma bèn đi thỉnh ấu chúa về và giao quyền thiên tử cho. Đức Phật sống tái sanh phải trưng ra đủ bằng cớ chứng minh rằng mình là hậu thân của đức vua trước. Ban hội đồng các sư, sau nhiều cuộc thử xét, mới công nhận mà tôn ngài lên ngôi.

Đức Đạt-lai Lạt-ma là người tài đức song toàn. Người trong xứ bảo rằng ngài là đức Quán Thế Âm tái thế, vì đức Quán Thế Âm lãnh phần hộ trợ xứ Tây Tạngđạo Phật ở đó.

Hiện nay, ngài chưởng quản Lạt-ma giáo tức Phật giáo và ngự tại điện Potala nơi thành Lhassa, một cách nghiêm từ, vinh diệu. Dưới đức Đạt-lai Lạt-ma một bậc, có đức Ban-thiền Lạt-ma mà người ta cũng gọi là Phật sống. Người bổn xứ tin rằng đức Ban-thiền Lạt-ma cũng là một vị Bồ-tát giáng thế để hộ trợ Pháp Phật: ấy là đức Văn-thù. Cũng có nhiều người nói rằng ngài là hóa thân của đức Phật A-di-đà. Đức Ban-thiền tiếp sức với đức Đạt-lai mà giữ gìn đạo Phật, trông nom chùa chiền, cai quản các sư. Ngài thường ngự tại điện Trashi-Lumpo ở thành Shigatsé.

Ở dưới hai ngài, quan chức các nơi, trong triều ngoài quận, cũng đều là các nhà sư tuyển ra.

Nội xứ Tây Tạng, quan chức và các sư đều là người đạo Phật, và trong nước chẳng ai là không mộ đạo. Nhờ vậy mà họ khéo đùm bọc lấy nhau, giữ gìn lấy nhau, làm cho ảnh hưởng của văn minh vật chất chẳng vào đặng. Nhờ vậy mà xứ Tây tạng trở nên một xứ hoàn toàn về đạo Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26636)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20007)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18200)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32848)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18798)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31653)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32576)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20144)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26349)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20329)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23796)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23908)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15129)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15037)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant