ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Hồi đời phong kiến, tăng đoàn bên Nhật có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tình hình trong nước. Hồi ấy, có một bọn sứ quân ỷ quyền thế, hay thừa dịp mà phế vua này đặng tôn kẻ khác cho được phần lợi về họ. Rồi muốn tránh hậu hoạn, họ bèn đưa vị vua đã phế vào chùa, bắt phải xuống tóc và theo đạo từ bi. Tăng đoàn bấy giờ cũng rất cứng cỏi. Họ cũng làm quốc sư, cũng dự vào việc nước, có khi cũng đem binh đánh mấy vị sứ quân áp chế đặng trợ tiếp nhà vua đồng đạo bị đoạt ngôi. Họ kéo đến vây thành bọn sứ quân, đánh mãnh liệt với bọn kia, cho đến đạt được ý định. Cũng nhờ các nhà Tăng ra sức ủng hộ mà trong thế kỷ 13, Thiên hoàng Gô-đai-gô được trở lên ngôi báu mà cai trị nước Nhật.
Kế qua thế kỷ 16, nhà vua theo về phái Thần đạo, bọn sứ quân không thích, muốn phế vua đi. Họ bèn đi bàn tính với các vị tăng sĩ, trọng đãi chư tăng và hứa sẽ ủng hộ tăng đoàn. Các bậc đại thần, đại tướng đều qui y theo đạo Phật. Lần này, họ nhờ chư tăng tán thành mà được việc. Lúc bấy giờ, đạo Phật ở nước Nhật thịnh hành và mạnh mẽ đến cực điểm.
Nước Nhật ban sơ noi theo nước Trung Quốc mà theo đạo Phật, cho nên Phật giáo bên Nhật rất giống với Phật giáo bên Trung Quốc. Nhưng có vài chỗ nho nhỏ chẳng đồng. Tăng chúng bên Nhật tuy trọng đạo Phật mà không bỏ chủ nghĩa quốc gia. Họ vừa tin Phật, vừa yêu non sông, chủng tộc. Lại bên Nhật, số người niệm đức A-di-đà, theo tông Tịnh độ rất đông, họ tin cậy vào sức cứu vớt của Phật A-di-đà. Và cũng đồng một đạo, mà tăng sĩ bên Trung Quốc nhiều người dị đoan mê tín, thường xu hướng về bùa chú, phép thuật để trục lợi. Còn bên Nhật, chư tăng chẳng tán thành những việc ấy, cho rằng nó làm giảm đi thanh danh của đạo pháp. Lại còn một chỗ khác hơn bên Trung Quốc, là thay vì chịu thất học như nhiều ông sư Trung Quốc, người Nhật vừa lo đạo đức vừa khảo về học thuật, văn chương và nhất là chuộng việc tìm hiểu cho thông kinh kệ. Mỗi vị sư đều thấu đáo tông phái của mình, lại còn thông rõ các tông phái khác trong nước.
Đạo Phật ở nước Nhật vừa cũ vừa mới chia ra mười hai tông:
1. Câu-xá tông với bộ luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá,
2. Thành thật tông với bộ luận Thành thật,
3. Luật tông với bộ luật Tứ phần,
4. Pháp tướng tông với bộ luận Duy thức,
5. Tam luận tông với ba bộ Luận,
6. Hoa nghiêm tông với bộ kinh Hoa nghiêm,
7. Thiên Thai tông với bộ kinh Pháp hoa,
8. Chân ngôn tông với bộ kinh Kim cang,
9. Thiền tông với bộ Thiền tông trứ thuật,
10. Pháp hoa tông với bộ Pháp Hoa của Bồ-tát Nhật Liên,
11. Tịnh độ tông với mấy bộ kinh về đức Phật A-di-đà,
12. Chân Tông với bộ kinh chỉ cách tu đốn triệt của Giáo tổ Chân Loan.
Các sư rộng học Kinh Kệ mà cũng không bỏ sự thờ cúng chư Phật. Sự cúng Phật bên Nhật thật lấy làm rình rang lắm. Cuộc bài trí rất to lớn, nghiêm trang, trông vào biết là một dân tộc rất kính trọng Chánh pháp và thành tâm với đạo.
Những lúc ấy, trong chùa sắp đặt rất chỉnh tề, đồ đạc có hàng ngũ; các bàn thờ, các tượng Phật chưng dọn như thật ở cảnh Bồ-đề, trông vào lấy làm khiếp nể. Còn chùa thì to lớn, kiểu lối khéo xảo, cách chạm trỗ tài tình. Trước chùa, bồn kiểng và hoa cỏ xem rất mỹ quan, có người săn sóc kỹ càng và uốn sửa ra các thứ hình đẹp. Cảnh chùa trông ra tráng lệ vô cùng. Còn chung quanh là những cụm cây với những am nho nhỏ chói đỏ, thếp vàng; gần đó là tịnh thất của từng vị tăng.
Bên Nhật, người ta khéo sắp đặt làm cho đạo đức thêm thuần thục. Chúng sanh nhờ được vui mắt mà khoái lạc về tinh thần.
Mấy chùa lớn có một vị sư trưởng với một Giáo hội nhiều sư có chức phận, nhiều vị tỳ-kheo và sa-di. Chùa càng lớn, tăng chúng càng đông. Mỗi chùa đều có nhà trường dạy đạo. Chùa nhỏ, chùa làng thì có vài ba vị tăng. Các sư không ở chung với nhân dân, cũng không tự ở riêng, đều ở tại chùa. Mỗi khi có các cuộc lễ thì nhân dân đến chùa nhờ nhà sư đọc kinh kệ, tụng sám hối, hoặc cầu phúc, hoặc tế tự cầu siêu. Mấy nhà chùa lớn đều có huê lợi bằng ruộng vườn để cúng Phật và sửa chùa, cư gia bá tánh cũng tùy hỷ mà cúng vào ít nhiều. Có khi Chánh phủ cũng trợ cấp cho. Ở Nhật Bản hiện nay, đạo Phật vẫn còn thịnh. Ngày xưa, Thần đạo có nhiều người tu theo hơn hết, là tôn giáo chung của nhân dân. Bây giờ, Phật giáo có tín đồ đông hơn, dân số nước Nhật hồi cuối thế kỷ 19 có chừng 35 triệu mà thiện nam tín nữ với chư tăng chiếm trên 20 triệu. Còn mười mấy triệu là về phái Thần giáo. Lại lắm người vừa theo Thần giáo mà cũng vừa qui y Phật pháp, vì Thần giáo với Phật giáo rất hòa hợp nhau. Lúc trước, có nhiều nhà truyền giáo Gia-tô sang Nhật để khuyến đạo. Nhưng cả nước không mấy ai theo. Có một ít người xin vào đạo Gia tô, họ chỉ mượn cảnh mà khảo xét cho hiểu rõ nghĩa lý thôi. Rồi trong một ít lâu, họ lại trở về với Phật giáo hay Thần giáo.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
V. ĐẠO PHẬT Ở Á ĐÔNG
5. Đạo Phật ở Nhật Bản
Nước Nhật hoan nghênh đạo Phật không mấy sớm. Vì ở xa nên phải nhờ ảnh hưởng gián tiếp thông qua Trung Quốc. Sử ghi rằng đạo Phật truyền qua nước Nhật vào thế kỷ thứ sáu, vua Trung Quốc phái sứ đem kinh và tượng Phật qua. Ban đầu, tăng đồ bị bạc đãi. Phái Thần giáo phần đông là quan chức và nhà quí tộc, họ kích bác dữ dội, làm cho đạo Phật không được lan rộng. Mãi đến thế kỷ thứ chín, Phật pháp mới phát triển ở nước Nhật và được chánh phủ công nhận.Hồi đời phong kiến, tăng đoàn bên Nhật có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tình hình trong nước. Hồi ấy, có một bọn sứ quân ỷ quyền thế, hay thừa dịp mà phế vua này đặng tôn kẻ khác cho được phần lợi về họ. Rồi muốn tránh hậu hoạn, họ bèn đưa vị vua đã phế vào chùa, bắt phải xuống tóc và theo đạo từ bi. Tăng đoàn bấy giờ cũng rất cứng cỏi. Họ cũng làm quốc sư, cũng dự vào việc nước, có khi cũng đem binh đánh mấy vị sứ quân áp chế đặng trợ tiếp nhà vua đồng đạo bị đoạt ngôi. Họ kéo đến vây thành bọn sứ quân, đánh mãnh liệt với bọn kia, cho đến đạt được ý định. Cũng nhờ các nhà Tăng ra sức ủng hộ mà trong thế kỷ 13, Thiên hoàng Gô-đai-gô được trở lên ngôi báu mà cai trị nước Nhật.
Kế qua thế kỷ 16, nhà vua theo về phái Thần đạo, bọn sứ quân không thích, muốn phế vua đi. Họ bèn đi bàn tính với các vị tăng sĩ, trọng đãi chư tăng và hứa sẽ ủng hộ tăng đoàn. Các bậc đại thần, đại tướng đều qui y theo đạo Phật. Lần này, họ nhờ chư tăng tán thành mà được việc. Lúc bấy giờ, đạo Phật ở nước Nhật thịnh hành và mạnh mẽ đến cực điểm.
Nước Nhật ban sơ noi theo nước Trung Quốc mà theo đạo Phật, cho nên Phật giáo bên Nhật rất giống với Phật giáo bên Trung Quốc. Nhưng có vài chỗ nho nhỏ chẳng đồng. Tăng chúng bên Nhật tuy trọng đạo Phật mà không bỏ chủ nghĩa quốc gia. Họ vừa tin Phật, vừa yêu non sông, chủng tộc. Lại bên Nhật, số người niệm đức A-di-đà, theo tông Tịnh độ rất đông, họ tin cậy vào sức cứu vớt của Phật A-di-đà. Và cũng đồng một đạo, mà tăng sĩ bên Trung Quốc nhiều người dị đoan mê tín, thường xu hướng về bùa chú, phép thuật để trục lợi. Còn bên Nhật, chư tăng chẳng tán thành những việc ấy, cho rằng nó làm giảm đi thanh danh của đạo pháp. Lại còn một chỗ khác hơn bên Trung Quốc, là thay vì chịu thất học như nhiều ông sư Trung Quốc, người Nhật vừa lo đạo đức vừa khảo về học thuật, văn chương và nhất là chuộng việc tìm hiểu cho thông kinh kệ. Mỗi vị sư đều thấu đáo tông phái của mình, lại còn thông rõ các tông phái khác trong nước.
Đạo Phật ở nước Nhật vừa cũ vừa mới chia ra mười hai tông:
1. Câu-xá tông với bộ luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá,
2. Thành thật tông với bộ luận Thành thật,
3. Luật tông với bộ luật Tứ phần,
4. Pháp tướng tông với bộ luận Duy thức,
5. Tam luận tông với ba bộ Luận,
6. Hoa nghiêm tông với bộ kinh Hoa nghiêm,
7. Thiên Thai tông với bộ kinh Pháp hoa,
8. Chân ngôn tông với bộ kinh Kim cang,
9. Thiền tông với bộ Thiền tông trứ thuật,
10. Pháp hoa tông với bộ Pháp Hoa của Bồ-tát Nhật Liên,
11. Tịnh độ tông với mấy bộ kinh về đức Phật A-di-đà,
12. Chân Tông với bộ kinh chỉ cách tu đốn triệt của Giáo tổ Chân Loan.
Các sư rộng học Kinh Kệ mà cũng không bỏ sự thờ cúng chư Phật. Sự cúng Phật bên Nhật thật lấy làm rình rang lắm. Cuộc bài trí rất to lớn, nghiêm trang, trông vào biết là một dân tộc rất kính trọng Chánh pháp và thành tâm với đạo.
Những lúc ấy, trong chùa sắp đặt rất chỉnh tề, đồ đạc có hàng ngũ; các bàn thờ, các tượng Phật chưng dọn như thật ở cảnh Bồ-đề, trông vào lấy làm khiếp nể. Còn chùa thì to lớn, kiểu lối khéo xảo, cách chạm trỗ tài tình. Trước chùa, bồn kiểng và hoa cỏ xem rất mỹ quan, có người săn sóc kỹ càng và uốn sửa ra các thứ hình đẹp. Cảnh chùa trông ra tráng lệ vô cùng. Còn chung quanh là những cụm cây với những am nho nhỏ chói đỏ, thếp vàng; gần đó là tịnh thất của từng vị tăng.
Bên Nhật, người ta khéo sắp đặt làm cho đạo đức thêm thuần thục. Chúng sanh nhờ được vui mắt mà khoái lạc về tinh thần.
Mấy chùa lớn có một vị sư trưởng với một Giáo hội nhiều sư có chức phận, nhiều vị tỳ-kheo và sa-di. Chùa càng lớn, tăng chúng càng đông. Mỗi chùa đều có nhà trường dạy đạo. Chùa nhỏ, chùa làng thì có vài ba vị tăng. Các sư không ở chung với nhân dân, cũng không tự ở riêng, đều ở tại chùa. Mỗi khi có các cuộc lễ thì nhân dân đến chùa nhờ nhà sư đọc kinh kệ, tụng sám hối, hoặc cầu phúc, hoặc tế tự cầu siêu. Mấy nhà chùa lớn đều có huê lợi bằng ruộng vườn để cúng Phật và sửa chùa, cư gia bá tánh cũng tùy hỷ mà cúng vào ít nhiều. Có khi Chánh phủ cũng trợ cấp cho. Ở Nhật Bản hiện nay, đạo Phật vẫn còn thịnh. Ngày xưa, Thần đạo có nhiều người tu theo hơn hết, là tôn giáo chung của nhân dân. Bây giờ, Phật giáo có tín đồ đông hơn, dân số nước Nhật hồi cuối thế kỷ 19 có chừng 35 triệu mà thiện nam tín nữ với chư tăng chiếm trên 20 triệu. Còn mười mấy triệu là về phái Thần giáo. Lại lắm người vừa theo Thần giáo mà cũng vừa qui y Phật pháp, vì Thần giáo với Phật giáo rất hòa hợp nhau. Lúc trước, có nhiều nhà truyền giáo Gia-tô sang Nhật để khuyến đạo. Nhưng cả nước không mấy ai theo. Có một ít người xin vào đạo Gia tô, họ chỉ mượn cảnh mà khảo xét cho hiểu rõ nghĩa lý thôi. Rồi trong một ít lâu, họ lại trở về với Phật giáo hay Thần giáo.
Send comment