Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

11. Đóa hoa dại màu tím

14 Tháng Ba 201100:00(Xem: 5422)
11. Đóa hoa dại màu tím

LỜI KINH XƯA BUỔI SÁNG NÀY
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

I. Đóa tường vi vẫn nở

Đóa hoa dại màu tím

Đi thiền hành ngoài trời giữa thiên nhiên vào mùa này đẹp lắm. Nhất là ở nơi đây, chung quanh có đồi núi, có rừng xanh mát lá, có những con suối nhỏ nước trong. Chẳng bù với mấy tháng trước, đang giữa mùa xuân hoa nở tràn ngập, phấn hoa cũng bay mù trời. Nhất là vào những ngày có nắng và gió, bước ra ngoài sân chừng vài phút là tôi bị cay mắt, hắt hơi, thật là khó chịu. Mùa xuân ở đây đẹp lắm, thiên nhiên huyền diệu đủ mầu sắc, nhưng tôi đành chịu, không thể nào ra ngoài được.

Đầu mùa hè vào tháng này trời vẫn còn mát. Khu rừng nhỏ cạnh nhà giờ đã xanh um. Những ngày đẹp trời tôi hay đi dạo ở đó, có một con đường mòn nhỏ băng qua một chiếc cầu gỗ bắt ngang con suối, dẫn lên một ngọn đồi ít cây, có một hồ nước trong. Vào buổi sáng tiếng chim hót rộn rã trên những tàn cây cao. Ánh nắng bình minh vàng cam đổ loáng thoáng qua kẽ lá, chiếu tan sương mù.

Bạn có lần nào đi thiền hành trong một khu rừng nhỏ hoặc ở một công viên xanh mát cây không? Tôi thấy điều đó có thể làm an tĩnh thân tâm ta nhiều lắm. Những lúc ấy ta có thể dễ dàng cảm nhận được những cái đẹp có mặt chung quanh mình. Như là ánh mặt trời buổi sáng bể vụn vỡ trên mặt hồ nước trong, những hạt sương thủy tinh còn đọng trên cỏ lá, cái cảm giác lành lạnh của những áng mây trắng vào buổi ban mai...

Đóa hoa dại màu tím

Sáng nay thiên nhiên thật xanh mát. Ở đây tôi không có trà mời bạn, nhưng sáng nay trời có nắng và ít sương mù, nên không gian cũng đủ ấm. Chắc bạn vẫn còn nhớ ông Henry David Thoreau. Ông là một nhà thiên nhiên học nổi danh của thế kỷ trước, rất yêu rừng núi, sông hồ. Có lần ông tìm đến một khu rừng nhỏ cạnh hồ Walden và sống một mình trong hơn hai năm trời. Khi còn sống giữa xã hội, mỗi ngày ông Thoreau bỏ ra ít nhất là bốn giờ đồng hồ để đi bộ trong rừng. Tôi không nghĩ ông biết đi thiền hành như chúng ta đâu, nhưng ông viết rằng, những lần đi dạo như vậy nuôi dưỡng, bồi bổ cho tinh thầnsức khỏe của ông rất nhiều. Ông Thoreau còn nói thêm, sống giữa thiên nhiên sẽ giúp cho ta được trở nên chân thậtdễ thương hơn.

Tôi nhớ có câu chuyện về một anh chàng nọ suốt đời quen sống trong thành phố. Khi vào tuổi trung niên, anh ta gặp nhiều việc không may, bị thất bại trong công việc làm ăn, sản nghiệp tiêu tan hết. Một hôm vì quá chán nản nên anh có ý định tự tử. Đêm ấy anh quyết định lái xe lên một ngọn núi cao. Đến nơi thì trời cũng đã gần sáng, anh leo lên một tảng đá lớn định gieo mình xuống vực thẳm. Lúc đứng trên cao, anh nhìn thấy cảnh hùng vĩ của núi rừng dưới ánh nắng ban mai. Lúc ấy tự nhiên anh cảm thấy được sự nhỏ nhoi của mình, của nỗi khổ đau mà anh đang mang nặng trong tâm. So với cái mênh mông của vũ trụ này thì nó không có nghĩa lý gì cả. Anh bất chợt nhìn thấy một đóa hoa dại màu tím, thật đẹp, mọc từ một vách đá. Cuộc đời còn có biết bao nhiêu những cái hay, cái đẹp khác. Sự sống, vẻ đẹp hiện hữu khắp mọi nơi, cho dù anh có để ý đến hay không. Đứng giữa trời núi thênh thang, anh thấy những khổ đau của mình là nhỏ bé. Và cuối cùng anh đã bỏ ý định tự tử, trở về với cuộc sống, và mang theo một ý thức mới.

Như vậy có lẽ ông Thoreau nói còn thiếu, vì không những thiên nhiên giúp ta được chân thật hơn, dễ thương hơn, mà có khi còn cứu sống được ta nữa.

Có lẽ bạn cũng như tôi, chúng ta đâu có thể bỏ ra mỗi ngày bốn tiếng đồng hồ để đi dạo trong rừng như ông. Mà theo tôi thì bốn tiếng cũng là hơi nhiều đấy bạn nhỉ! Tôi biết có nhiều người đi dạo chừng nửa giờ ở những nơi vắng vẻ cũng đã cảm thấy nhàm chán lắm rồi. Họ thích đi vào những trung tâm thương mại lớn, những chỗ náo nhiệt đông người, bao giờ cũng thú vị hơn!

Bước chân thiền hành

Ở đây tôi muốn góp ý với bạn về chuyện thiền hành. Các thiền sư dạy rằng, trong khi đi thiền hành ta không nên có một mục tiêu nào hết. Việc ấy nghe tưởng giản dị nhưng sự thật thì không dễ. Vì chúng ta đã tập thành thói quen lâu đời lâu kiếp là làm việc gì cũng phải có một mục đích. Nhưng trong khi đi thiền hành, ta không có một nơi nào để đến hết. Thiền hành là một trong những phương tiện giúp ta tiếp xúc với thực tại, bây giờ và ở đây. Mà thiên nhiên là một thực tại quá nhiệm mầu phải không bạn!

Nếu trong khi đi thiền hành chúng ta không cảm thấy mình tiếp xúc với thiên nhiên, có thể vì ta còn nhiều vướng mắc quá. Những muộn phiền, lo âu của ta trong cuộc sống hằng ngày, và đôi khi ngay cả những ý niệm về hạnh phúc, về thiên nhiên, về thiền hành cũng có thể là chướng ngại cho sự thực tập của ta nữa. Thiền hành là một nghệ thuật cần nhiều sự trau luyện. Nhưng nói thì nói vậy, chứ tôi nghĩ thật ra không có vấn đề thực tập đâu bạn. Vì khi chúng ta nói tôi tập đi thiền hành thì có vẻ như là có hai tiến trình hoàn toàn khác biệt, một là tập đi thiền hành và hai là thật sự đi thiền hành. Điều đó có vẻ như là trước hết ta phải tập đi cho thuần thục, rồi sau đó mới thật sự đi vậy. Sự phân biệt ấy là vô lý và không có thật phải không bạn, vì cả hai việc chỉ là một. Chúng ta tập đi thiền hành bằng cách thật sự đi thiền hành. Và chỉ có mỗi một cách đó mà thôi.

Một buổi chiều trong rừng thu tháng mười một, tôi bắt gặp một mặt trời hoàng hôn thật đẹp. Ánh nắng chiều nhuộm vàng khu rừng đầy lá thu tĩnh lặng, tôi cảm được mặt trời hoàng hôn đang ủ chín những chiếc lá, ngửi được mùi cỏ cây của mùa thu, nghe thấy tiếng lá rơi trong không gian. Tôi chưa bao giờ được đứng trong ánh nắng vàng ấm ngập tràn nhiều như vậy. Lúc ấy, trước một vẻ đẹp vô cùng của thiên nhiên, tôi chợt cảm thấy được tính chất cô tịch của nó, dầu có ai thưởng thức hay không, thiên nhiên vẫn cứ đẹp nhiệm mầu.

Mỗi khi nói đến thiền hành là tôi thường nghĩ đến một khu rừng nhỏ, một dòng suối, một vườn cây hoặc một công viên xanh mát nào đó. Tôi tin rằng những thiền sư vẫn có thể an nhiên đi thiền hành giữa đường phố New York hoặc trong những trung tâm mua sắm mà vẫn cảm thấy an lạc. Các ngài là những người có thể làm tươi mát không gian chung quanh họ. Nhưng chắc đa số chúng ta vẫn cần có một khoảng không gian xanh mát, rộng mở trên con đường thiền hành của mình.

Thiên nhiên có khả năng nuôi dưỡng tâm hồn ta, khai triển sức sáng tạo của ta. Thiền hành là một phương pháp huyền diệu giúp ta tiếp xúc với thiên nhiênthực tại. Tôi may mắn sống ở vùng này, có thể dễ dàng đến những nơi có đồi núi, suối, rừng, có những cánh đồng cỏ đầy hoa dại vàng, đỏ, tím chạy đến tận chân trời. Nhưng không biết thực tại ấy sẽ còn được bao lâu. Khu rừng nhỏ cạnh nhà tôi mỗi ngày càng trở nên nhỏ bé hơn. Vào mùa đông tôi có thể nhìn thấy xuyên qua phía bên kia, bây giờ đã trở thành một bãi đất rộng trống, với xe ủi đất, xe cam-nhông chở đầy đất đá. Vài tháng nữa sẽ có những dãy nhà chen chúc xây lên bên ấy. Mấy tuần trước tôi thấy có một bầy nai nhỏ lang thang từ trong trong rừng ra đứng ngơ ngác trước sân nhà. Trông tội nghiệp! Quê hương chúng mỗi ngày lại trở nên nhỏ bé hơn.

Thiên nhiên thì vậy mà đời sống chúng ta thì càng lúc càng bận rộn hơn. Bạn nghĩ xem, việc làm ở sở rồi đến những chương trình ti-vi ở nhà, chúng giam giữ chúng ta trong một không gian đóng kín. Không khéo có lẽ chừng mười năm nữa, chỉ việc bước ra ngoài với thiên nhiên thôi cũng đã là một phép lạ rồi!

Hải đảo tự thân

Trong khóa tu học vừa qua, có một người bạn bảo với tôi rằng, chị ta cũng ưa thích thiên nhiên lắm, nhưng nếu bắt chị đi dạo một mình thì chị sẽ cảm thấy buồn cháncô đơn lắm.

Tôi nghĩ đó không phải là riêng chị mà có lẽ là tâm lý chung của đa số chúng ta. Nhưng không phải ai cũng vậy, tôi muốn đọc cho bạn nghe những lời này của ông Henry Thoreau: “Người ta thường bảo tôi rằng: ‘Ông sống một mình trong rừng như vậy chắc là cô đơn lắm, nhất là vào những ngày mưa hay tuyết, và những đêm khuya.’ Tôi muốn trả lời với họ rằng, trái đất mà chúng ta đang sống đây chỉ là một điểm nhỏ bé trong vũ trụ. Như vậy thì khoảng cách giữa chúng ta với nhau trên quả đất này có là bao nhiêu? Tại sao tôi lại phải cảm thấy cô đơn? Có phải trái đất của chúng ta đang nằm giữa dải ngân hà không? Khoảng cách nào trên mặt đất này lại có thể ngăn cách hai người khiến họ cảm thấy cô đơn? Tôi không cô đơn hơn một đóa hoa rừng hay một cánh bồ công anh (dandelion) giữa đồng cỏ mênh mông, hoặc một lá đậu, hoặc một con chuồn chuồn, hay một con ong đất. Tôi không cô đơn hơn một con suối vắng, một chiếc chong chóng gió đứng chơ vơ giữa cánh đồng, hoặc ngôi sao bắc đẩu, một ngọn gió từ phương nam, một cơn mưa tháng tư, hoặc tuyết tan vào tháng giêng, hay một con nhện đầu tiên trong một ngôi nhà mới.”

Cô đơn cũng chỉ là ý niệm mà thôi. Nếu ta không có khả năng tiếp xúc được với những gì đang có mặt chung quanh mình, thì ở đâu cũng vậy thôi, ta sẽ cảm thấy cô đơn lắm.

Thiền hành dạy cho ta một phương pháp sống, tỉnh thứcan lạc. Cuộc sống hằng ngày trong xã hội có thể khiến cho ta trở nên bận rộn và vội vã phi thường. Bạn nghĩ coi, có thời đại nào mà trái đất lại trở nên nhỏ bé như bây giờ không? Với sự phát minh ra máy điện toán, điện thư, điện thoại di động, siêu xa lộ thông tin... sự thu thập tin tức, truyền thông của chúng ta càng lúc càng trở nên tức thờihiệu quả hơn. Những phát minh ấy có thể đem đến cho chúng ta nhiều lợi lộc, nhưng cái tai hại của chúng cũng rất là ghê gớm, vì chúng ta có thể dễ dàng đánh mất đi chính mình. Tâm hồn ta có thể trở thành một căn nhà với những cánh cửa mở toang hoang, mặc tình cho thời tiết, dông tố, mưa gió bên ngoài tạt vào trong.

Bạn nghĩ sao, chúng ta có thật sự cần phải biết hết tất cả mọi vấn đề trên thế giới này không? Không phải tôi nghĩ chúng ta nên làm ngơ, bịt tai, che mắt lại, nhưng ta phải biết thật cẩn trọng gìn giữ cho mình, thế thôi.

Tôi nhớ có lần nghe một vị thầy kể, mỗi năm thầy đi dạy nhiều nơi trên thế giới, nên đi phi cơ rất là nhiều. Giả sử chiếc phi cơ của thầy không may bị rơi, thầy sẽ thực hành theo một bài kệ, trong đó có hai câu “Quay về nương tựa, Hải đảo tự thân...” Ngày xưa tôi vẫn thường hay thắc mắc và có thành kiến với cái hải đảo tự thân ấy. Vì tu có nghĩa là phải phá đi cái ngã chấp của mình, phải không bạn? Nhưng thật ra vấn đề là vì chúng ta vẫn còn bị luẩn quẩn, vướng mắc trong mớ chữ nghĩa, ý niệm mà thôi! Tự thân mà thầy muốn nói đó nó sâu xa và nhiệm mầu hơn là ta nghĩ. Nó sẽ là một nơi nương tựa vững vàngan ổn cho ta trong những lúc nguy khốn, khổ đau.

Ta cần phải tìm thấy được cái hải đảo tự thân của chính mình. Nơi đó không có sự cô đơn. Ở đó ta sẽ khám phá ra rằng mình là một với tất cả. Và thiền hành là một phương pháp giúp ta tìm lại cái hải đảo tự thân ấy. Ta xây dựng nó bằng hơi thở, bằng chánh niệm, bằng những bước chân có ý thức, bằng lá xanh, bằng những áng mây trắng...

Tháng trước tôi lên núi tu học. Một buổi sáng tinh mơ, đi lên một ngọn đồi cỏ đầy hoa rừng, sương mù trùm phủ, như mây. Buổi sáng nay trời nắng ấm và trong. Tôi thấy những tàn lá cây xanh phản chiếu trên mặt hồ tĩnh lặng, loáng thoáng ánh mặt trời. Thiên nhiên mùa nào cũng đẹp. Như lời xưa viết: “Mây trắng bao giờ cũng trong sángan tịnh, những dòng sông bao giờ cũng thong dong chảy ra biển cả. Thế giới tầm thường này tự nó bao giờ cũng an nhiên và tĩnh lặng, nhưng chỉ vì con người muốn tự tạo nên phiền não cho chính mình mà thôi... Đứng trên đầu một cây sào cao trăm trượng, ta phải dám bước tới thêm một bước nữa - và chừng ấy muôn hình tướng của thế giới này sẽ hiển lộ tự thân của nó cho ta thấy.”

Bước chân ấy của ta, chắc chắn phải là một bước chân thiền hành, phải không bạn?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26478)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18115)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32663)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18731)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31461)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20013)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20195)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23779)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15040)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14971)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant