Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Cảm nghĩ trước khi đi

17 Tháng Ba 201100:00(Xem: 5753)
1. Cảm nghĩ trước khi đi

NHẬT KÝ DHARAMSALA
Tác giả: Không Quán

Phần 1: Về tu viện Sera Mey

1. Cảm nghĩ trước khi đi

Thực tình mà nói, tôi đã cố tình đi tìm về chuyến đi học đạo này. Bởi vì tôi đã cảm thấy một sự chín muồi trong tâm thức nhàm chán đời sống thế gian, nhàm chán những chuyện thế sự thăng trầm.

Tôi vẫn thường đọc thầm trong đầu bài thơ Ngán đời của Cao Bá Quát, và trong lòng chỉ muốn rút lui ra khỏi chuyện thế sự ta bà.

Ngán đời

Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu[1]
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt
Duy giang thượng chi thanh phong,
Dữ sơn gian chi minh nguyệt[2]
Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng
Kẻ thành thị kẻ vui miền lâm tẩu[3]
Gõ nhịp lấy, đọc câu “Tương Tiến Tửu”[4]
“Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy
thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi”[5]
Làm chi cho mệt một đời!

Cao Bá Quát

Đã từ mấy năm nay, tôi chủ trương sống cuộc đời ẩn dật, rút lui khỏi chuyện thế sự. Đối với bao nhiêu bạn bè, tôi đều từ chối tham gia những buổi họp mặt vui chơi. Chỉ trừ khi bạn bè yêu cầu tham dự các buổi trình diễn giúp vui cho cộng đồng, hoặc những hoạt động từ thiện tôi mới tham dự.

Một lần, một ông bạn già trong nhóm tam ca mà tôi là thành viên tha thiết mời tôi tham dự đám cưới con trai ông ta, tôi từ chối không đi. Ông bạn nói: “Để mai mốt con gái anh làm đám cưới chúng tôi còn đi chung vui với anh.” Tôi cười nói: “Nếu cháu có làm đám cưới thì tôi cũng chẳng biết là sẽ có được phép mời các bạn bè không. Hay là chúng nó chỉ ra Tòa thị sảnh ký tên và đi hưởng tuần trăng mật riêng của hai đứa là xong, chẳng chắc là chính tôi có sẽ được mời đi ăn cưới hay không nữa. Cho nên xin anh đừng buồn và chấp làm gì.” Ông bạn tôi không còn ý kiến gì nổi! 

Một lần, một người bạn khác bảo tôi: “Tôi thành thật khuyên anh đừng sống quá lập dị và không giống ai.” Tôi chỉ cười.

Trong thâm tâm, tôi chán ngán những buổi xã giao và tiệc tùng, nhất là đám cưới, đôi khi ngồi tại một bàn ăn chẳng quen thân gì những người cùng bàn, phải cười nói vỗ tay, tôi cảm thấy quá mất thì giờ và ngán ngẩm. Tôi thích trầm lặng ngồi viết vài ba câu thơ hay là một đoản văn, hoặc vào phòng thờ tụng kinh, tọa thiền hơn rất nhiều những xã giao bon chen trong sự giao tiếp của đời sống. Phải ngồi chịu trận nghe những lời khoe khoang kín đáo về gia đình con cái hay thương mại thành đạt.... Ngày xưa, khi tôi còn tham dự những buổi tiệc ấy, thường là chấm dứt rất khuya, mỗi lần đi là mỗi lần tôi về nhà dằn vặt mình với câu hỏi: “Ta đã làm gì cho đời ta, đánh mất chính mình trong những ta bà thị phi của thế sự?” Cho đến khi tôi phải nói một lời xin lỗi với các bạn bè, xin đừng mời tôi tham dự vì không thấy thích hợp.

Lâu dần bạn bè không còn thấy lạ và để tôi yên trong những trầm tư riêng của mình về cuộc đời. Từ đó, tôi xa lánh dần chuyện thế sự.

Dĩ nhiên là tôi cảm thấy sung sướng trong cuộc sống rút lui ấy. Thì giờ, tôi để hết vào việc hành trì và viết sách Phật hoặc dịch kinh Phật, cũng như làm thơ đạo. Tôi chủ trương thuần túy là “văn dĩ tải đạo”. Và nếu tôi không được học đạo thì có lẽ tôi chẳng sáng tác được gì. Vì tất cả các nguồn cảm hứng của tôi đều đến từ những suy tư và thiền quán về đạo. 

Vào cuối năm 2007, chùa nơi tôi đến hành trì tổ chức một chuyến đi hành hương các thánh tích của Phật giáo. Tôi chưa được đi đến những nơi đó bao giờ và đương nhiên là tôi rất thích đi. Nhưng khi chương trình đi hành hương được in ra thì tôi hỡi ôi, cảm thấy thất vọng: vì lý do là giá của chuyến đi hành hương quá cao với tôi. Ước lượng sơ khởi của chuyến đi là 5.000$ (đô-la) chưa kể vé máy bay từ Bắc Mỹ về Ấn Độ. Ngày đó, khi đọc tờ chương trìnhước định giá, tôi thầm nghĩ, giá như số tiền này dành để cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma, để ngài dùng trong việc đào tạo chư tăng, hoặc là cúng dường chư tăng để dùng trong việc Đại lễ Cầu nguyện an cư kiết hạ[6] mỗi năm tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Rồi sau mấy ngày suy tư mà không quyết định được gì cả, tôi bèn liên lạc với vị bổn sư và thưa với ngài về nỗi băn khoăn của tôi. Ngài cười ha hả trong điện thoại vào bảo tôi rằng: “Được, con hãy theo ta về cúng dường chư tăng tại Dharamsala trong kỳ thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhân tiện ở lại Dharamsala học đạo luôn trong một tháng.” Và nhất là khi ngài nói thêm: “Kỳ này ta sẽ dẫn con về Dharamsala như là một tăng sĩ.” Bởi vì tôi mang trong người một chứng bệnh trầm kha là bệnh vảy nến,[7] bệnh di truyền từ cha tôi, người cũng đã từng mắc bệnh này khi còn trẻ. Bệnh của tôi nặng lắm và không có thuốc gì chữa được. Bệnh viện phải gửi tôi vào một trung tâm Nghiên cứu chữa bệnh bằng tia cực tím,[8] cho nên tôi đã phải cạo đầu từ 4 tháng nay để chiếu tia cực tím trên toàn châu thân chữa bệnh, và vì vậy, thầy bổn sư đã thấy tôi giống như là một tăng sĩ.

Trời đất, tôi thầm nghĩ, được theo vị bổn sư đi về nơi đất thánh Dharamsala, nơi trú ngụ của đức đương kim Đạt Lai Lạt Ma và được học đạo, và nhất là sẽ theo thầy về như là một tăng sĩ, còn ước nguyện nào bằng! Tôi hoan hỷ đi mua vé máy bay sửa soạn theo ngài về vùng đất thánh Dharamsala.

Ngày lên máy bay, tôi cảm thấy nao nao trong dạ. Tôi ôm ấp trong tâm cái cảm giác của một thiếu nữ từ giã gia đình, “xuất giá tòng phu” lên xe hoa về nhà chồng, hay đúng hơn tôi mang cái cảm giác của một người sắp sửa xuất gia, xuống tóc để vào trong chùa làm tỳ kheo. Cái cảm giác nao nao trong dạ, mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rất rõ.

Để tránh phiền nhiễu ở nơi đất lạ, chương trình của tôi là đi theo phái đoàn hành hương về tu viện Sera Mey, nơi vị bổn sư của tôi làm viện trưởng và từ đó sẽ theo ngài để đi về Dharamsala học đạo, chứ không đi theo phái đoàn đi hành hương. Tiền tiết kiệm được nhờ không đi hành hương, tôi sẽ nhờ vị bổn sư mang về cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma, hoặc là cúng dường chư tăng an cư kiết hạ tại Dharamsala.

Máy bay hạ cánh tại phi trường Bangalore lúc 1 giờ 50 phút rạng ngày 12 tháng 2, 2008. Khi lấy được hành lý và chờ tất cả mọi người đến đầy đủ thì đã gần 3 giờ sáng và phái đoàn đi về khách sạn nghỉ ngơi tại Bangalore để đến chiều hôm đó, thuê xe buýt đi về tu viện Sera Mey. 

Tại Bangalore, hai thầy Geshe Chopel và Phuntsok dẫn chúng tôi đi đổi tiền. Khi đi ngang các đường phố chính của Bangalore, cũng như đi ngang khách sạn và quán ăn quen thuộc trong lần ghé về tu viện Sera Mey năm 2002 để dự lễ khánh thành Đại Hùng Bảo Điện mới, và được thầy đương kim viện trưởng[9] Lobsang Jamyang dẫn đi chơi tại Bangalore, tôi cảm thấy thật là bồi hồi và nghe tim thắt lại. Mới đây mà đã 6 năm qua đi. Tôi bây giờ đã thay đổi hình dạng rất nhiều so với 6 năm trước vì mắc bệnh “tự thể miễn dịch tính” (auto-immune disease). Nhưng đường sá và khách sạn tôi đến ở lần trước chung với thầy viện trưởng còn y nguyên, lòng cảm khái dâng trào trong tâm vì cảm nhận sự chóng vánh vô thường của đời người.

Điều thật lạ lùng là lần năm 2002 đó, tôi đã mắc bệnh nan y này rất nặng mà không biết, nhưng trong suốt thời gian đi thăm tu viện Sera Mey, tu viện Ganden va Dreypung, bệnh hoàn toàn không hề phát tác. Cho đến ngày tôi bước chân xuống máy bay về đến nhà, và hôm sau thì bệnh phát tác ngay lập tức, làm tôi ngã quỵ trên chuyến xe buýt trên đường đi làm và phải đưa cấp tốc vào bệnh viện chữa trị. Thế mới biết là thần lực hộ trì của Tam Bảo không phải là chuyện nhỏ!

Chuyến xe buýt khởi hành sau bữa ăn trưa và mãi đến 7 giờ tối mới đến thành phố gần tu viện Sera gọi là Kushinagar. Vì luật của tu viện không cho phép phụ nữ trú ngụ lại ban đêm cho nên phái đoàn thuê khách sạn cho các vị phụ nữ tại Kushinagar, và sau đó cùng nhau vào tu viện thăm thầy viện trưởng. Ba người đàn ông trong phái đoàn, trong đó có tôi, sẽ được phép ngủ lại tu viện trong các phòng của khu nhà Chungpa.

Thầy viện trưởng tiếp đãi chúng tôi thật là nồng hậu. Sau phần trao khăn trắng (khata) ban phép lành, chúng tôi được dùng bữa cơm tối thật ngon miệng với ngài. Thầy dặn dò chúng tôi đủ mọi điều, và sau đó phái nam được cho phòng nghỉ ngơi, còn các phụ nữ thì phải quay trở lại khách sạn tại Kushinagar để ngủ qua đêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26478)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18115)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32663)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18731)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31462)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20013)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20195)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23779)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15040)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14972)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant