Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

6. Những dân tộc lạ lùng

19 Tháng Ba 201100:00(Xem: 5143)
6. Những dân tộc lạ lùng

VĂN MiNH NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Những dân tộc lạ lùng

Ngài Huyền Trang ra đi, phải qua một con sông rộng, nhưng đường sá không lấy gì làm khó lắm. Cả vùng này thuộc về người Thổ miền Tây kiểm soát, thường có tuần tra canh phòng luôn luôn. Nhưng bởi đường quá dài, nhiều khoảng vắng, nên việc tuần phòng dầu kỹ lưỡng, quân gian ác cũng dễ hoành hành. Chúng hay đón người giật của, kéo nhau đi cả đoàn rất đông, có đủ khí gới, cung tên. Ngài đi được hai ngày, gặp một bọn cướp đến hai ngàn người Thổ. Chúng mới vừa thâu đoạt tiền củavật dụng của một tốp bộ hành. Song vì phân chia không đồng mà chúng xung đột, đánh đập nhau rồi giải tán. Việc cướp bóc ở giữa nơi đồng vắng, trên đường lữ hành... vốn là những tấn tuồng tự cổ chí kim thường diễn ra trên những cánh đồng rộng, những vùng núi cao ở Á Châu này...

Ra khỏi miền đồng bằng, bây giờ dần dần lên vùng núi cao, hai bên triền phủ đầy những tuyết. Ngài càng đi càng lên cao, đường núi rất dễ ghê sợ. Ngài Huyền Trang có ghi lại mấy dòng này, có thể cho ta biết được những cảm giác của Ngài khi ấy:

Đến đây, trông ra toàn là một dãy núi bằng tuyết ở về phía Bắc núi Bạch-mễ-nhĩ. Chỗ này rất nguy hiểm và đỉnh núi lướt lên tới tận trời xanh. Có lẽ từ lúc khai thiên lập địa đến nay, tuyết cứ bao phủ luôn luôn mà làm cho núi cao càng thêm cao, chất chồng lên đầy những khối tuyết to lớn lạ thường. Ròng rã quanh năm suốt tháng, dù hạ dù đông, cũng không bao giờ tuyết tan rã. Mênh mông tứ phía, xa đến tận chân trời cũng chỉ là tuyết lẫn với mây. Càng xem kỹ càng thấy tuyết trắng phau. Chỗ cao chỗ thấp không chừng, làm cho người đi phải đi lên đi xuống, lại phải đi quanh đi vòng, rất lấy làm khổ. Lại thêm một nỗi, gió mạnh như bão táp, đưa đến ném vào mặt những khối tuyết như cả tảng đá bay. Dù là giày là vớ, với áo trùm bằng lông năm bảy chiếc, cũng không khỏi phải lạnh run lên được. Cho đến muốn ăn, muốn ngủ, cũng chẳng kiếm ra được chỗ nào. Thôi thì cứ nấu đồ trên không mà ăn và trải chiếu trên tuyết mà nghỉ.

Trong chuyến qua núi Thiên sơn ấy, Ngài phải mất đến mười bốn người trong đoàn, chết vì giá rét. Chưa kể số ngựa, bò trong đoàn lăn ra chết cũng nhiều.

Qua khỏi triền núi phía Bắc, Ngài đi dọc theo ven một con sông, chẳng bao lâu đến một cái biển hồ. Nước trong hồ này ấm áp quanh năm, không bao giờ đông lại như các nơi. Biển hồ này gọi là Thanh Hải, chu vi chừng hơn một ngàn lý. Theo chiều Đông Tây lại có phần rộng hơn chiều Nam Bắc. Bốn phía đều có núi non bao phủ và rất nhiều sông suối đổ ra hồ này. Xem nước có màu xanh và đen, còn nếm thì vị mặn và chát. Khi thì sóng chạy đùa thành những cụm rất dài, khi lại trồi sụp coi rất ghê sợ. Nước chỗ này nóng và dọc theo bờ thì ấm áp. Vì vậy nên đến mùa đông, những ông hoàng Thổ thường đến nơi đây tránh lạnh. Ngài đi vòng lên phía Bắc. Đến gần thành Souei-ye thì gặp vua nước Thổ miền Tây đang ngự đi săn.

Bấy giờ là đầu năm 630. Lúc đó nước này đang cường thịnh đến cực điểm, ưa thích việc binh đao. Trong khoảng ngoài một trăm năm, từ đầu thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ bảy, họ hăng say tung hoành ở giữa cõi Á Châu, tóm thâu những nước nhỏ ở gần và kết tình liên bang với mấy nước mạnh như Ba-tư và Byzance. Dân cư xứ này thời ấy sống tụ tập thành nhiều bộ lạc, ưa thích việc gây gỗ, tranh chiến, cho nên thừa khi thế mạnh, họ bèn kéo đi đánh và cướp giật đát đai, tiền bạc của những dân quanh vùng. Nhưng họ cũng biết sợ quả báo tội phước, nên lại trọng đạo đức nhà Phật lắm. Vào năm 580, vua xứ này tu theo Phật giáohọc đạo với một vị cao tăng. Kế đến đời vua này là Tong-Che-Hou, gặp Ngài Huyền Trang thì vua lấy làm kính trọng lắm.

Sử nhà Đường cũng có chép rằng Tong-Che-Hou là một vị vua oai dũng. Tuy làm chúa một dân tộc du mục mà giang san rộng rãi mênh mông, cơ nghiệp hùng mạnh lắm. Nơi biên thùy, một phía mở ra giáp với Ba-tư, một phía lan rộng đến tận Trung Hoa, thành một vị đại đế thống nhiếp nhiều nước. Vua là một người chinh chiến nhanh nhẹn, can đảm, binh pháp thông thạo. Vua biết thừa lúc những nước lớn đang tranh giành nhau dữ dội, mà chiếm đoạt và đuổi xua những nước nhỏ làm cho cơ nghiệp càng mở rộng thêm, chạy dài xuống tận xứ Càn-đà-la. Mỗi nơi vua đều có đặt người trong dòng họ mình trấn thủngăn ngừa việc binh tình ở bên ngoài. Bấy giờ, vua nghiễm nhiên là một vị đại đế cường thịnh, chung quanh là các nước chư hầu giữ lễ bề tôi và dâng nộp cống phẩm. Với mấy nước yếu, vua tha hồ lấn hiếp và bóc lột, nhưng với những nước mạnh thì vua lại biết cách xử trí rất khéo léo. Như đối với Trung nguyên, đời nhà Đường, vua giao thiệp thân mật lắm. Vào năm 620, nhằm đời Đường Cao Tổ, vua Thổ có phái sứ qua Trung Hoa, hỏi cưới một vị công chúa, và đến năm 627, nhân Đường Thái Tông lên ngôi, vua ấy đi lễ cho hoàng đế Trung Quốc một sợi dây ngọc đái nhận cả muôn hạt thủy xoàn với năm ngàn con ngựa. Lúc ấy, vua Thái Tông phải lo dẹp giặc Mông-cổ, định nên hòa hiệp với nước xa mà đánh những nước gần. Vì vậy rất sẵn lòng giao thiệp. Tuy vua Thái Tông không gã công chúa, nhưng cũng giữ tình lân bang rất đậm đà và coi vua nước Thổ miền Tây như một người bạn trung thành vậy.

Ngài Huyền Trangnhận xét về binh pháp của họ như thế này:

Quân mã của họ đông đảo vô cùng. Vị chúa thượng xem rất oai nghi, mình mặc áo gấm xanh, đầu không đội mão, thả tóc thòng xuống, nhưng chỗ trán có nịt bằng lụa và giắt mối rớt xuống về phía sau. Chung quanh là hai trăm vị quan võ, mặc toàn áo đẹp trang trí bằng lông chim và cả thảy đều để tóc dài. Còn bao nhiêu binh tướng đều là những người thông thạo việc cưỡi ngựa cầm thương, mặc áo lông, nai nịt hẳn hòi, có đủ khí giới, cung tên. Quân binh đầy đặc, số không tính xiết, sắp thành hàng ngũ trông đến mút tầm mắt.

Ngài tả về binh tướng và vua chúa của họ, rõ ràng là một dân tộc dã man, bạo ngược, chưa có nề nết thuần, chỉ giỏi trong việc chiến chinh thôi. Họ chuyên về sự chiếm đoạt, cho nên muốn chiếm lấy nước nào thì liền động binh. Họ cứ xâm lấn và đánh phá mãi, nên chẳng bao lâu mà cơ nghiệp họ rộng rãi, phú cường, trở thành một nước có thế lực nhất nhì ở Á châu. Binh pháp của họ cũng tiến bộ mãi, vào lúc ngài Huyền Trang đến đó là đã lên đến cực điểm rồi.

Nhưng là một dân tộc cốt trọng việc lên ngựa cầm thương, ngoài ra không biết gì nữa. Văn học, khoa học, luân lý, đạo nghĩa họ đều không rành. Binh đội tuy mạnh mà phong tục vẫn dã man. Dầu cho họ bạo phát thì lại bạo tàn. Một phen suy tàn, họ sẽ ngã rất đau, nào có chút tinh thần gì để gìn giữ lại. Mấy năm về sau, họ bị binh tướng nhà Đường đánh phá rất nguy. Vua Thái Tông thâu lại cho Trung Hoa một phần đất rộng dưới quyền họ. Rồi chẳng bao lâu sau, họ tan rã hết.

Tuy họ không có phong tục vững vàng, nhưng cũng mộ đạo lắm. Mấy năm trước, nhà vua có rước một vị cao tăng tên là Prabh Karamita. Vua lấy làm thích ýkính trọng lắm. Mỗi khi có việc quan hệ đều đến hỏi ý kiến. Vị cao tăng ấy và mười nhà đại đức ở dạy đạo cho vua Thổ và bá quan, cho đến năm 626 thì sang truyền đạo bên Trung Hoa. Các vị ấy đi được bốn năm, ngài Huyền Trang mới lại. Vua trọng đãi Ngài và vẫn còn nhắc nhở đến đức hạnh của vị cao tăng kia.

Vua gặp Ngài đang lúc đi săn, khi mãn cuộc săn bèn thỉnh Ngài về thành Tokmak. Vua ngự trong một lều trại to lớn lợp bằng nỉ tốt, có kết tụi treo bông bằng vàng. Các quan ngồi hai hàng trên chiếu, mặc toàn đồ chiến trận. Phía sau có binh tướng hộ vệ đứng hầu. Tuy là chúa của một dân tộc du mục, nhưng xem ra cũng oai nghi lẫm liệt lắm.

Vua với triều thần đương lúc ngồi trên các nước chư hầu, bờ cõi xa đến tít mù, đều lấy làm khoái chí, cùng nhau bày chuyện vui mừng, hết đi săn bắn thì đến những tiệc rượu ê hề. Trong khi ăn thịt ngon uống rượu nồng, lại có âm nhạc trỗi lên làm cho người ta càng dễ bề mê mệt.

Vua khiến quân dọn cơm chay đãi Ngài, đồ ăn khéo nấu, với bánh trái rất nhiều. Một bên là vua ngồi ăn yến với các sứ giả ngoại quốc và đầu mục các đoàn, một bên là Ngài dùng đồ chay. Vua rất quan tâm đến Ngài. Khi mãn tiệc, vua thỉnh Ngài giảng đạo. Bấy giờ giữa các sứ giả, đầu mục, các vị vương tử, giữa triều đình nước Thổ miền Tây, trước mặt vua Tong-che-hou, Ngài thuyết giảng những lý cốt yếu của đạo Phật. Ngài giảng về giáo lý từ bi đối với mọi sinh vật, giảng về những phương pháp để thoát khỏi sự ngu sigiải thoát hoàn toàn. Ngài thuyết pháp xong, vua quỳ xuống đất và lấy làm hoan hỷ mà thưa rằng mình rất thành tâmthọ giáo.

Bấy giờ đã nhận ra Ngài là là một bậc danh sư, vua rất kính trọng. Và lại cũng như vua Cao-xương, muốn cầm Ngài ở lại triều mà phong quyền tước. Vua muốn làm cho Ngài ngã lòng nên phán rằng: Bạch Đại Đức, Ngài không nên qua Thiên Trúc. Đó là một xứ nóng nực khó chịu lắm, cho đến mùa đông trời cũng nóng như mùa hạ. Nếu Ngài đi, chưa qua đến đó, tôi e mặt mày Ngài sẽ cháy nám hết đi. Dân ở xứ đó đen đủi, phần đông kéo đi trần truồng coi ra thô tục lắm. Ngài đến đó mà làm gì, chẳng đáng công đâu.

Ngài Huyền Trang đáp rằng: Bệ hạ thương mà phán như vậy, song bần tăng đã nhất định đi tìm đạo lý, viếng dấu tích cũ và lần theo gót chân Phật tổ ngày xưa.

Vua không ép được, đành phải nghe theo. Bèn khiến quan viết sắc điệp giới thiệu mà giao cho Ngài. Đến các nước chư hầu, Ngài cứ trình ra, mấy ông hoàng sẽ trọng đãi lắm. Và vua có phái sứ đưa Ngài đi đến tận xứ Ca-bì-sa. Ngài nhờ lòng quảng đại và sức hộ trợ của bậc đại đế ấy nên đến đâu cũng được dễ dàng.

Nhưng Ngài đi rồi, ngay trong năm ấy vua bị ám sát chết. Vua vừa chết thì mười bộ lạc đều giải tán, binh lính tan rã hết. Chẳng bao lâu, công nghiệp đồ sộ kia tan tành như mấy dãy đền đài gặp khi long trời lở đất. Một phen tan rã, họ không còn để lại dấu vết gì trên hoàn cầu này nữa...

Ngài Huyền Trang nhắm hướng Tây đi tới. Qua khỏi một hòn núi lớn, Ngài đến một chỗ rất lạ, có chín con sông giáp lại thành ra một mối. Vùng đất này vuông vức chừng hai trăm dặm. Phía nam là những đỉnh núi tuyết, ba phía còn lại đều giáp với đồng bằng. Chỗ này có đủ nước nên đất đai phì nhiêu tươi tốt, cây trái bông lá sum suê. Qua cuối mùa xuân, hoa rụng đầy trên đất như những bức tranh thêu. Người ta cũng gọi chỗ này là Bing-yul, có nghĩa là Một ngàn dòng suối, vì nơi đây kênh rạch và ao hồ rất nhiều. Vùng này khí hậu mát mẻ, nên vua nước Thổ miền Tây thường đến để tránh nóng vào mùa hạ. Lại khắp nơi đều có nhiều nai, mỗi con đều có đeo lục lạc, khi chạy phát ra âm thanh nghe loảng xoảng. Nai quen với người, cứ chạy chơi chỗ này đến chỗ kia, không sợ chút nào. Vua ở đây ưa nai lắm, thích nuôi để coi chơi và có ra lệnh không cho ai giết hại. Ai trái lệnh thì bị xử trảm. Nhờ vậy, nên nai trong vùng được thong dong, tha hồ ăn chơi không bị giết hại.

Ngài qua khỏi sông Talas, đến một thành phố cùng tên với con sông này. Rồi Ngài theo hướng Tây mà đi đến một xứ có danh tiếng gọi là Tát-mã-nhĩ-hãn. Ngài phải băng qua một sa mạc mênh mông, cát màu đỏ ối. Sa mạc này thật đáng ghê sợ, không nước, không cây cỏ, mút tầm mắt chỉ toàn là cát với cát, không thể ước độ được đường còn bao xa. Ngài phải trông về hướng xa, theo mấy đỉnh núi, cùng dựa vào dăm ba bộ hài cốt của bộ hành chết khát để lần đường mà đi. Vượt qua đến chừng 250 cây số, mới đến một con sông gần thành Tát-mã-nhĩ-hãn. Đây là một xứ cổ, vì lúc Ngài Huyền Trang ghé, nhận thấy dân ở đây đã có nền văn minh từ trước khoảng ngàn năm rồi.

Sử nhà Đường còn chép rằng: ... Người xứ Tát-mã-nhĩ-hãn giỏi về thương mãi, trọng việc sanh lợi. Trong mỗi nhà, con cái được hai mươi tuổi thì cha mẹ cho đi làm ăn xa. Và tìm được chỗ nào làm có tiền bạc thì họ đến ở đó...

Lúc Ngài Huyền Trang đến, tình hình thương mãi trong xứ cũng thịnh hành, địa thế rất tốt, vì thương khách Trung Hoa muốn qua xứ Y-lan hay là thương khách xứ Y-lan muốn qua Trung Hoa, đều phải ghé lại đó. Trong xứ này có những phẩm vật tốt ít nơi sánh bằng và quý giá lắm. Đất đai có đủ thứ cây trái đắt tiền nên thu lợi cao.

Người trong xứ thường hay giao thiệp với nước Ba-tư. Phong tục và chữ nghĩa giống bên ấy nhiều phần. Về tôn giáo thì họ tin thờ thần lửa. Tát-mã-nhĩ-hãn đã mấy lần bị xâm lược, nhưng cũng giành lại được chủ quyền. Lúc Ngài Huyền Trang đến, tuy nước ấy được tự trị mà vua phải nạp lễ cống cho vua Thổ miền Tây. Tuy nhiên, tình thế không có gì căng thẳng, vì hai bên còn có quan hệ họ hàng.

Tuy vậy, họ cũng có lòng sợ những nước mạnh, nên vào năm 631, nhà vua có sai sứ sang Trung Hoa xin nhận mình làm một nước chịu sự bảo hộ. Vua Thái Tông thấy xứ Tát-mã-nhĩ-hãn rất xa xôi, cách trở bởi nhiều đồng cát nguy hiểm nên không muốn. Vua phán rằng: Trẫm không muốn tham danh vọng mà làm hại dân. Nếu trẫm nhận bảo hộ nước ấy, thì phải đưa binh đến đó để ngăn ngừa khi giặc giã. Tội nghiệp cho quân lính phải trải qua cả muôn dặm đường, trẫm đâu có nỡ.

Vua Thái Tông tuy không muốn giúp sức mà cũng vui lòng giao thiệp với nước Tát-mã-nhĩ-hãn, thường phái sứ đến đó và cho thương khách hai nước giao thông qua lại với nhau.

Ngài Huyền Trang vào thành Tát-mã-nhĩ-hãn, dường như đến một thế giới khác rồi. Ngài nghĩ rằng, chỗ này ngày xưa có lẽ là một nơi danh tiếng về đạo Phật với nhiều ngôi chùa lớn, nhưng bị ảnh hưởng của nước Ba-tư nên người trong xứ đều bỏ phế Phật giáo. Bởi theo tôn giáo nước Ba-tư, nên từ vua cho đến dân chúng đều không còn tin đạo Phật, chỉ trọng thờ Thần lửa. Khi Ngài đến, vua tiếp rướclễ phép mà trong lòng có sự khinh bạc. Nhưng qua ngày kế, sau khi nghe Ngài thuyết pháp giữa triều đình thì vua lấy làm kính phục lắm.

Vua trọng Ngài, một phần là do tài đức, mà một phần có lẽ cũng là muốn làm vui lòng một nhà cao tăng của ĐườngThái Tông. Bởi vì vua đang có ý muốn nhờ nước Trung Hoa làm chỗ dựa cho khỏi nước Ba-tư và nước Thổ miền Tây áp bức.

Vua liền tiếp trợ cho chuyến đi của Ngài. Trong lúc đó, dân chúng ở đây vì ghét kẻ khác đạo, lại đến phá và đốt nhà trọ của Ngài. Nhưng vua bắt được và trừng phạt nặng nề. Nhờ có Ngài xin giùm, họ mới được giảm tội.

Nước Tát-mã-nhĩ-hãn phồn thịnh về vật chất, nhưng về tinh thần, tín ngưỡng thì lôi thôi. Khi theo đạo này, lúc theo đạo nọ, tùy theo nước mạnh ở gần. Chính nhờ có Ngài Huyền Trang lại, vua và đình thần vừa phục tài thuyết giảng của Ngài, vừa kiêng oai nhà Đường, nên nhiều người đã xin Ngài truyền giới để làm đệ tử Phật. Ngài bèn mời bá tánh lại, lập hội trang nghiêmban hành những điều ước lập giáo hội tăng già, sùng tu những chùa xưa đã hư hỏng, và chấn chỉnh nền Phật giáo trong nước. Sau khi Ngài đi, nước Tát-mã-nhĩ-hãn gầy dựng lại đạo Phật. Vua ra lệnh kiến lập chùa chiền và tìm đón các bậc cao tăng.

Những điều Ngài làm được thật là rất thanh cao, chính đáng. Chẳng những Ngài chịu các điều khổ nhọc trong việc đi đường, giữ theo đạo hạnh của người tu, mà Ngài lại còn giải thoát, cứu vớt được cho những người mê lầm nữa.

Đi đến nhiều nơi, nhờ là dân Trung Hoa nên Ngài được người ta trọng đãi. Nhưng lại nhờ Ngài có tài biện luận, có chí khí cao thượng mà người ta càng kính phục nước Trung Hoa. Như có nhiều xứ còn ngần ngại chưa chịu giao thiệp với nhà Đường, nhưng sau khi có Ngài ghé qua thì họ nhất định phái sứ qua Trường An để ra mắt vua Thái Tông.

Ngài từ giã thành Tát-mã-nhĩ-hãn, bèn đi thẳng theo hướng Nam, đến một hòn núi cũng là nhánh của dãy Bạch-mễ-nhĩ. Đường núi rất hiểm nguy, đầy những hố sâu thăm thẳm. Tuy là núi mà không có cỏ cây, mạch nước. Đi được ba trăm dặm thì đến giữa núi. Chỗ này người ta gọi là Thiết môn quan, nghĩa là cửa sắt, vì hai dãy núi chạy dài song song nhau, ở giữa thành một đường truông chật hẹp, đầy những hố, còn hai bên là đá chất chồng cao đến mây xanh, mà đá thì đen sì như sắt. Thật ra thì trong núi đá này cũng có nhiều mỏ sắt. Đi hết đường, gặp một cái cửa sắt thật, có hai cánh lớn, trên cửa có treo lục lạc bằng sắt. Chỗ này khó đi lắm, người ta cấm nhặt và giữ gìn rất kỹ. Đây là biên thùy phía nam của người Thổ miền Tây. Họ canh giữ và thu thuế trong vùng cũng như những khách buôn ra vào Ấn Độ.

Khi qua khỏi Thiết môn quan, ngoảnh lại phía sau là Trung Á, còn phía trước là cõi Ấn độ mà Ngài đã thấy lố dạng rồi. Bao nhiêu nhọc nhằn tuy đã trải qua, nhưng gần đến xứ Phật còn phải chịu lắm điều cực khổ bội phần hơn nữa. Từ Trường An qua đến cửa sắt, Ngài chỉ khảo cứu về non nước và phong tục của người, mắt thấy tai nghe lắm việc lạ hơn ở quê nhà. Nhưng về phần đạo pháp, Ngài chưa nghiên cứu được bao nhiêu. Những xứ Ngài đã trải qua rồi đều chỉ có phần văn minh vật chất, còn về tôn giáo thì hầu hết là sơ sài lắm. Phần nhiều là những dân tộc bạo ngược nương theo thời thế mà dựng nên cơ nghiệp, chứ không phải những bậc tri thức anh hùng. Họ mới vừa tạo lập đất nước, có mấy khi đã nghĩ đến phần đạo đức đâu...

Đến đây thì Ngài sắp gặp được những bậc cao tăng để mà luận đạo, sắp thấy được những dấu tích của Phật tổ ngày xưa, lại sắp được viếng nhiều ngôi chùa cổ xưa danh tiếng. Nhưng trước khi nhận hưởng được những gì mà từ lúc bước chân ra đi Ngài đã từng mong mỏi, chừng như Ngài còn phải chịu đựng những thử thách nhiều phen gay cấn nữa. Bấy giờ thì cửa từ bi mới mở ra trọn vẹn cho người rộng đường bước tới, tha hồ tiếp lấy phần đạo đức thanh cao.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10416)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9522)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9225)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31198)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20689)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 23068)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17660)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11597)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21328)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8717)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22095)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13281)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38423)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13339)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24224)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14924)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24539)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10138)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17578)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22645)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22601)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7478)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 14043)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 27000)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26759)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19805)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20774)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21311)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13192)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13323)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29773)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13868)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13907)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32377)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 23973)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29718)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31470)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34150)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18411)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19456)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32761)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18687)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30768)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16104)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26709)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32553)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39301)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40394)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19263)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19262)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant