Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

5. Thái tử ngự vào đền thờ thần

20 Tháng Ba 201100:00(Xem: 7294)
5. Thái tử ngự vào đền thờ thần

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ NHẤT

5. THÁI TỬ NGỰ VÀO ĐỀN THỜ THẦN

Vua Tịnh-phạn nghe lời tiên A-tư-đà rồi, thì lấy làm vui mừng cho vận mệnh thái tử về sau. Nhưng rồi liền đó, lòng vị kỷ thông thường của kẻ phàm tục lại nổi lên, khiến ngài phải lo lắngsuy nghĩ rằng: “Con ta về sau sẽ không màng những sự vui sướng trong hoàng thành, bỏ dinh thự lầu đài mà đi tu luyện ở chốn núi non tìm đạo giải thoát. Thế thì ta sẽ không có ai kế vị. Dòng họ ta phải dứt tuyệt đi chăng?”

Từ đó về sau, mặc cho bao nhiêu điều tốt đẹp, an lành luôn hiện đến từ sau ngày đản sanh của thái tử, nhưng lòng vua cứ canh cánh một mối lo. Ngài chỉ muốn làm sao cho thái tử đừng bao giờ có ý định rời bỏ cung vàng điện ngọc.

Từ khi thái tử ra đời, đất nước trở nên hưng vượng vô cùng. Ruộng đất phì nhiêu, đồng cỏ tươi xanh, kẻ cuốc người cày, kẻ cấy trồng, người dệt vải, kẻ giữ chiên, người dắt bò, thảy thảy đều được những điều tốt lành, thuận lợi. Kho vua càng đầy, thóc lúa càng nhiều, voi ngựa càng đông , quân binh càng hùng mạnh.

Trong xứ, hàng phụ nữ sanh sản êm ái, mau mắn. Người người chẳng còn tranh giành, sân hận với nhau. Ai nấy đều trở nên từ hòa và hoan lạc, thanh thản.

Hoàng hậu có lẽ là người hạnh phúc hơn hết. Tuy nhiên, chỉ qua bảy ngày sau, phần số của bà nơi thế giới này không còn nữa, bà liền mạng chung và sanh lên cảnh trời Đao-lợi.

Bà có một người em gái tên là Ma-ha Ba-xà-ba-đề cũng đoan trang, đức hạnh như bà. Sau khi bà mất, người dì này thương thái tử như con ruột của mình, lo lắng, trông nom cho ngài từng miếng ăn, giấc ngủ đều chu đáo.

Thái tử sống giữa nhung gấm lụa là, không thiếu một thức gì quý hiếm trong thiên hạ. Y phục toàn là gấm nhiễu, ngọc ngà, lại thêm những đồ trang sức đầy những vòng vàng, chuỗi ngọc. Thế nhưng, đeo vào mình thái tử, các thứ y phục, trang sức đều trở nên mờ nhạt, kém vẻ tốt tươi, bởi vì vẻ đẹp tự thân huy hoàng rực rỡ của ngài như lấn át đi hết thảy những gì mà người đời cho là quý đẹp nhất.

Một hôm, vua muốn đưa thái tử vào viếng đền thờ chư thần. Quân hậu vệ theo hầu rần rộ, chật đường. Kiệu hoa lộng lẫy rước ngài đi qua các dãy phố. Ngoài đường, người ta đặt bàn thờ, đốt trầm hương và rảy hoa thơm, treo cờ xí để chúc mừng. Khi đoàn kiệu đến trước đền, vua nắm tay dắt thái tử vào.

Thái tử vừa bước vào đền thờ thì những đấng thần linh nơi đây như thần Civa, thần Skanda, thần Vishnou, thần Kouvéra, thần Indra, thần Brabmā, đều đồng loạt đứng dậy nghênh tiếp và quỳ lạy trước ngài. Ngay khi ấy, trên không trung có tiếng chư thần vang lên ca ngợi rằng:

“Núi Tu-di đâu có hạ mình trước hòn đá cỏn con! Biển cả đâu có hạ mình trước hạt mưa nhỏ bé! Vầng thái dương đâu có hạ mình trước con đóm nhỏ lu mờ. Cũng như vậy, Đấng khai mở chánh đạo đâu có hạ mình trước các thần linh! Chúng tôi đây chỉ như hòn đá cỏn con, như hạt mưa nhỏ bé, như con đóm nhỏ lu mờ. Còn ngài như núi Tu-di, như biển cả, như vầng thái dương, vì ngài sẽ được sự thông thái cao thượng hơn hết. Trần thế hãy thờ kính, phụng sự ngài, trần thế sẽ được giải thoát vậy.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26636)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20005)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18199)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32848)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18797)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31651)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32576)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20144)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26349)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20329)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23796)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23908)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15128)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15037)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant