Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

26. Những chàng trai hư hỏng

20 Tháng Ba 201100:00(Xem: 7001)
26. Những chàng trai hư hỏng

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ NHÌ

26. NHỮNG CHÀNG TRAI HƯ HỎNG

Trong thành Ba-la-nại có một chàng thanh niên con nhà cực kỳ giàu có tên là Gia-xá. Vì nhà giàu được cha mẹ nuông chiều, nên chàng ăn chơi theo lối của hàng vương tôn công tử, thường tổ chức những buổi yến tiệc thâu đêm suốt sáng, có đàn ca hát xướng với mỹ nữ giúp vui.

Nhưng Gia-xá vốn là một thanh niên trí thức, có hiểu biết sâu rộng, nên lắm khi chàng cũng băn khoăn tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống của mình. Đôi khi, chàng nhận ra những cuộc vui mà mình đang đắm chìm trong đó chẳng có ý nghĩa gì, và chàng đâm ra nhàm chán.

Một hôm nọ, chàng dự một buổi yến tiệc linh đình với rất nhiều mỹ nữ giúp vui, kéo dài cho đến tảng sáng. Khi tiệc đã tàn, Gia-xá không sao ngủ được. Chàng cảm thấy chán ngán hơn bao giờ hết cuộc sống kéo dài ngày này sang ngày khác mà không tìm được một ý nghĩa nào mới lạ. Chàng vùng dậy từ trong nhà bước ra ngoài sân. Đi ngang qua phòng lớn, chàng trông thấy các nàng vũ nữ nằm ngổn ngang say ngủ, gác tay gác chân lên nhau, miệng mồm há hốc, phấn son nhễ nhại, không còn chút dáng vẻ xinh đẹp mỹ miều nào.

Trông thấy cảnh ấy trong tâm trạng đang căng thẳng, Gia-xá cảm thấy không chịu đựng được nữa. Chàng bước nhanh ra ngoài sân, miệng lẩm bẩm: “Giả dối quá! Thật là đáng tởm quá!”

Và cứ như thế, chàng băng băng đi qua các đường phố hãy còn tối om, miệng lẩm bẩm những lời chán ngán ấy. Chàng cũng không biết mình đang đi đến đâu, chỉ biết là phải thoát ngay ra khỏi cuộc sống nhàm chán, vô vị mà chàng đã đắm mình trong đó bao nhiêu năm qua.

Một sức mạnh lạ kỳ đưa chàng đến khu vườn Lộc Uyển vào lúc trời vừa sáng rõ.

Đức Phật đang đi thiền hành nơi đó thì gặp Gia-xá. Chàng vẫn còn đang lẩm bẩm trong miệng rằng: “Thật đáng tởm quá!”

Vốn biết rõ hết mọi điều suy nghĩ trong tâm tư chàng, Phật đã muốn tiếp độ nên liền lên tiếng nói rằng: “Không có gì đáng tởm cả.”

Rồi ngài ung dung tiếp tục thiền hành.

Nghe giọng nói trong trẻo, uy nghiêm của ngài cất lên, tự nhiên tâm trí chàng Gia-xá như tỉnh hẳn ra. Chàng đứng ngẩn người ngắm nhìn vẻ đẹp thanh thoát trong từng bước chân của bậc giác ngộ. Bỗng dưng, chàng cảm thấy không thể nào cưỡng lại được, liền riu ríu cúi đầu đi theo sau lưng ngài.

Được một quãng xa, đức Phật đến ngồi dưới một cội cây, ung dung đợi chàng đến. Gia-xá đến nơi, lễ bái ngài rồi chấp tay đứng hầu một bên.

Khi ấy, Phật mới lên tiếng hỏi chàng:

“Vì sao ngươi nói là đáng tởm?”

Chàng Gia-xá liền đem hết tâm tư khắc khoải bấy lâu của mình ra trình bày với Phật. Ngài yên lặng lắng nghe. Rồi ngài bắt đầu giảng giải cho chàng nghe thế nào là một cuộc sống thanh cao, mang lại nhiều ý nghĩa cao quý.

Vốn sẵn có tri thức sâu rộng, Gia-xá tin nhận lời Phật một cách nhanh chóng. Ngay khi ấy, chàng xin được quy y theo Phật. Phật nhận lời.

Cha của chàng là một thương gia, sau khi đi tìm và biết con đã xuất gia theo Phật, liền đến Lộc Uyển để tìm con. Ông muốn khuyên con trở về nhà, không nên xuất gia. Nhưng khi đến nơi, nghe Phật thuyết pháp, ông liền sanh lòng hoan hỷ, tin theo Phật và xin thọ phép quy y. Ông lại thỉnh Phật đến nhà để cúng dường. Phật nhận lời và cùng đi với các đệ tử đến.

Mẹ và vợ của chàng Gia-xá được gặp lại chàng trong y phục sa-môn, dáng vẻ oai nghi thoát tục, đều mừng rỡ và hết lòng xin quy y Phật.

Có bốn người bạn của Gia-xá là Tỳ-ma-la, Tu-bà-hầu, Phú-lan-na-ca và Già-bà-bạt-đế, đều là những kẻ cùng chàng ăn chơi trác táng xưa nay. Mấy chàng nghe tin Gia-xá xuất gia theo Phật, rất lấy làm kỳ lạ, liền bàn với nhau rằng:

“Anh em chúng ta hãy cùng đến Lộc Uyển để viếng thăm Gia-xá. Chúng ta sẽ bảo cho chàng biết sự sai lầm ấy và thuyết phục chàng trở về.”

Bốn người vào vườn gặp lúc đức Phật đang thuyết pháp với đệ tử. Khi ấy, ngài liền thuật cho mọi người nghe một câu chuyện như sau:

“Thuở xưa có một vị tu sĩ sống một cách rất đơn sơ trong động đá. Ông lấy vỏ cây làm quần áo, uống nước dưới khe, ăn trái cây rừng và các loại củ, rễ. Ông không giao tiếp cùng ai cả, chỉ làm bạn với một con dê thôi. Con dê cũng biết nói như người, và nó thích hầu chuyện cùng ông lắm. Con dê được nghe ông dạy cho đạo lý nên nó cũng cố gắng noi theo con đường trí tuệ.

“Đến một năm kia, trời hạn hán, nước ở mấy khe núi đều cạn khô, cây cối không còn bông trái chi cả. Vị tu sĩ không còn gì để ăn uống, lấy làm buồn chán bèn vứt bỏ áo vỏ cây, định bỏ đi. Con dê thấy vậy, hỏi rằng: ‘Ông nuốn bỏ động đá này mà đi sao?’

“Vị tu sĩ đáp: ‘Đúng vậy. Ta muốn về sống với loài người để xin cơm mà độ nhật. Những thứ họ cúng dường cho ta sẽ ngon hơn trái cây và củ rừng ở đây.’

“Con dê nghe nói, lấy làm buồn. Nó thưa ông rằng: ‘Ông đừng đi! Lâu nay ông vẫn dạy cho tôi rằng đời sống vật thực là giả tạm. Chúng ta chỉ cần ăn uống đủ sống qua ngày mà tu tập đạo lý thôi. Sao nay ông lại vì tham miếng ăn ngon mà bỏ chốn non cao thanh vắng này? Chỉ có ở đây thì việc tu tập của ông mới mau đạt kết quả mà thôi.’

“Dù biết con dê nói đúng, nhưng vị tu sĩ ấy vẫn quyết ra đi. Con dê liền nói rằng: ‘Được, nếu ông muốn đi thì xin chờ tôi một ngày nữa mà thôi, tôi sẽ cố tìm ít thức ăn về đãi ông, rồi mai sẽ đi cũng chẳng muộn gì.’

“Vị tu sĩ đồng ý, con dê liền hớn hở ra đi. Vị tu sĩ ngồi bên bếp lửa trong động đá mà chờ con dê về.

“Dê đi suốt đêm, sáng sớm trở về, không có chút thức ăn nào. Nó đến làm lễ ông và thưa rằng: ‘Tôi mang thân loài thú, không đủ trí khôn. Nếu có lỗi lầm gì xin ông tha thứ cho.’

“Nói dứt lời, liền nhảy vào đống lửa.

“Vị tu sĩ hốt hoảng, vội kéo dê ra, hỏi rằng: ‘Ngươi định làm gì thế? Vì sao lại liều thân mà muốn chết trong đống lửa?’

“Dê thưa rằng: ‘Tôi thật đau lòng không muốn thấy ông vì sự đói khátngã lòng thối chí, rời bỏ nơi này ra đi, nên muốn nhảy vào lửa để có món thịt chín cho ông dùng, để ông còn có thể ở lại động đá này.’

“Vị tu sĩ cảm động lắm. Ông nói: ‘Thôi ta không đi nữa. Dù có chết đói, ta cũng sẽ ở đây cùng ngươi.’

“Mấy hôm sau trời mưa. Vị tu sĩ và con dê lại có đủ nước uống với hoa quả để ăn và tiếp tục tu tập nơi động đá.”

Đức Phật nín lặng giây lát và nói tiếp rằng:

“Các ngươi có biết con dê lúc đó là ai chăng? Chính là ta đây. Còn vị tu sĩ, chính là một người vừa mới vào vườn này, tên là Tỳ-ma-la.”

Rồi đức Phật đứng dậy, nói rằng:

“Lúc đó ta làm dê nơi động đá, đã ngăn cản không cho ngươi đi đường tà. Bây giờ ta thành Phật, ta sẽ chỉ cho ngươi đường chánh đạo để mà đi. Mắt ngươi sẽ thấy, tai ngươi sẽ nghe, và bấy giờ ngươi mới hổ thẹn vì muốn lôi kéo bằng hữu yêu quý của mình ra khỏi đường ngay.”

Tỳ-ma-la liền sụp lạy dưới chân đức Phật. Chàng nguyện quy y và được Phật nhận làm đệ tử. Ba người đi theo là Tu-bà-hầu, Phú-lan-na-ca và Già-bà-bạt-đế cũng đều xin theo tu học.

Số đệ tử đến xin theo Phật ngày càng đông hơn. Chỉ trong 6 tháng ngài ở tại Lộc Uyển mà đã đến 60 vị đệ tử xuất gia, mỗi người đều chứng đắc những quả vị cao quý. Còn số đệ tử tại gia xin quy y Tam bảo thì rất nhiều.

Ngày kia, Phật mới bảo với các vị đệ tử rằng:

“Này các ngươi! Đạo giải thoát ta đã chỉ dạy cho các ngươi, các ngươi nên chuyên tâm tu tập. Lại cũng nên vì tất cả chúng sanh mà truyền rộng ra cho người người đều được phần lợi lạc. Nay các ngươi nên chia nhau đi nhiều nơi mà thuyết pháp, để những chốn xa xôi cũng được nghe biết đạo mầu nhiệm của ta.

“Này các ngươi! Trong các hạng chúng sanh, dẫu có nhiều người ngu mê u tối, nhưng cũng lắm người có chí khí thanh tịnh thoát trần. Nếu những người ấy mà không được nghe đạo pháp của ta thì họ chẳng thể nào đạt được chỗ an lạc, giải thoát. Vì vậy các ngươi nên hết lòngtruyền bá những gì ta đã dạy.

“Lại nữa, từ nay về sau mỗi người các ngươi đều có thể nhận đệ tử xuất gia tu học. Nếu có kẻ muốn xin xuất gia, hãy bảo họ quỳ đọc ba lần lời phát nguyện quy y Tam bảo, rồi cạo bỏ râu tóc đi là được.”

Các vị đệ tử chia nhau ra đi. Còn đức Phật thì lên đường đi về hướng thành Vương-xá, xứ Ma-kiệt-đà, vì ngài muốn giữ lời hứa cũ trước kia với vua Tần-bà-sa-la.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26634)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19999)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18198)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32846)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18797)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31649)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32568)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20142)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26348)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20326)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23796)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23907)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15127)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15037)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant