TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Ma-ha-na-ma đến để báo tin rằng vua Tịnh-phạn đang bệnh nặng. Ngài rất yếu và mong được thấy mặt con trước khi băng hà. Hoàng thân đi đến bằng xe ngựa, và muốn đón Phật cùng đi trên xe ngựa trở về cho nhanh.
Đức Phật cùng các ông A-na-luật, Nan-đà, A-nan và La-hầu-la tức tốc lên đường đi Ca-tỳ-la-vệ. Khi ấy có 200 vị tỳ-kheo quê ở Ca-tỳ-la-vệ cũng lên đường đi theo.
Vừa về đến hoàng cung, Phật đi thẳng vào chỗ vua Tịnh-phạn đang nằm. Vua rất yếu, nhưng nghe biết đức Phật đã về thì có vẻ tươi tỉnh, dường như hồi sức lại.
Phật cầm lấy tay vua và khuyên đừng sợ sệt cái chết đến. Vua rất bình thản mà nói rằng, trong những ngày cuối cùng này vua rất thấm thía ý nghĩa vô thường của cuộc sống, và vua rất mừng vì hoàng tộc có được một người con giác ngộ, mang đạo giải thoát đến cho tất cả mọi người.
Khi ấy, Phật khai diễn các chỗ pháp yếu cho vua nghe. Ngài chỉ ra rằng sự tan rã của xác thân không phải là đoạn diệt, mà là mở ra một đời sống khác. Với những thiện nghiệp mà vua đã tạo ra trong suốt cuộc đời mình, thần thức vua chắc chắn sẽ tái sinh vào một nơi an lạc, thanh thoát. Vì thế, vua không cần phải luyến tiếc, bám víu gì nơi cõi trần thế này.
Nghe những lời Phật nói, vua tỏ ý hết sức vui mừng.
Khi ấy, hoàng thân Ma-ha-na-ma liền quỳ trước vua mà xin cho lập Nan-đà lên kế vị. Ông hứa sẽ hết lòng phò tá cho Nan-đà. Vua tỏ ý không hài lòng, vì ngài không muốn Nan-đà bỏ cuộc sống xuất gia mà trở về thế tục.
Phật liền đề nghị hoàng thân Ma-ha-na-ma lên kế vị, vì Phật biết tâm tính ông này rất tốt, sẽ có thể là một vị vua sáng suốt. Khi ấy, tất cả các quan trong triều và mọi người trong hoàng tộc đều tán thành ý kiến đó. Vua Tịnh-phạn cũng rất vui mà chấp thuận. Đức Phật lại hứa với vua là sẽ ở lại kinh thành một thời gian để giúp ổn định mọi việc sau khi vua băng hà.
Khi ấy, vẻ mặt vua trở nên vô cùng thanh thản, thư thái. Vua mỉm cười rồi nhắm mắt băng hà.
Phật tự thân đứng ra lo tổ chức tang lễ cho vua cha rất trang nghiêm và ở lại Ca-tỳ-la-vệ trong ba tháng nữa để an ủi những người trong hoàng tộc.
Trong dịp này, hoàng hậu Ma-ha Ba-xà-ba-đề, tức là dì ruột của Phật, và cũng là người nuôi nấng ngài từ thuở nhỏ, phát nguyện xuất gia. Bà cùng với một số phụ nữ khác cũng có tâm nguyện xuất gia, tìm đến tinh xá nơi Phật đang cư ngụ mà bày tỏ ý nguyện.
Cho đến lúc đó, tăng đoàn của Phật chưa có người phụ nữ nào xuất gia tu học. Phật cũng không có ý định nhận cho phụ nữ xuất gia, vì ngài nhận thấy tính chất khó khăn của cuộc sống không nhà, lang thang khất thực rày đây mai đó không thích hợp với người phụ nữ, và trong số nữ giới cũng ít ai có đủ nghị lực mà vượt qua những khó khăn đó.
Vì thế, Phật không nhận lời cho bà dì xuất gia.
Bà kiên trì thưa thỉnh ba lần. Nhưng đức Phật vẫn không chấp thuận.
Bà buồn bã quay về, nhưng trong lòng vẫn không bỏ ý định xuất gia.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
HỒI THỨ NHÌ
40. VUA CHA BĂNG HÀ
Ngày kia, đức Phật đang ở trong một cảnh rừng lớn gần thành Tỳ-xá-ly thì có người mang tin từ kinh Ca-tỳ-la-vệ đến. Người mang tin lần này chính là hoàng thân Ma-ha-na-ma, người anh ruột của hoàng thân A-na-luật mà trước đó đã xuất gia theo Phật.Ma-ha-na-ma đến để báo tin rằng vua Tịnh-phạn đang bệnh nặng. Ngài rất yếu và mong được thấy mặt con trước khi băng hà. Hoàng thân đi đến bằng xe ngựa, và muốn đón Phật cùng đi trên xe ngựa trở về cho nhanh.
Đức Phật cùng các ông A-na-luật, Nan-đà, A-nan và La-hầu-la tức tốc lên đường đi Ca-tỳ-la-vệ. Khi ấy có 200 vị tỳ-kheo quê ở Ca-tỳ-la-vệ cũng lên đường đi theo.
Vừa về đến hoàng cung, Phật đi thẳng vào chỗ vua Tịnh-phạn đang nằm. Vua rất yếu, nhưng nghe biết đức Phật đã về thì có vẻ tươi tỉnh, dường như hồi sức lại.
Phật cầm lấy tay vua và khuyên đừng sợ sệt cái chết đến. Vua rất bình thản mà nói rằng, trong những ngày cuối cùng này vua rất thấm thía ý nghĩa vô thường của cuộc sống, và vua rất mừng vì hoàng tộc có được một người con giác ngộ, mang đạo giải thoát đến cho tất cả mọi người.
Khi ấy, Phật khai diễn các chỗ pháp yếu cho vua nghe. Ngài chỉ ra rằng sự tan rã của xác thân không phải là đoạn diệt, mà là mở ra một đời sống khác. Với những thiện nghiệp mà vua đã tạo ra trong suốt cuộc đời mình, thần thức vua chắc chắn sẽ tái sinh vào một nơi an lạc, thanh thoát. Vì thế, vua không cần phải luyến tiếc, bám víu gì nơi cõi trần thế này.
Nghe những lời Phật nói, vua tỏ ý hết sức vui mừng.
Khi ấy, hoàng thân Ma-ha-na-ma liền quỳ trước vua mà xin cho lập Nan-đà lên kế vị. Ông hứa sẽ hết lòng phò tá cho Nan-đà. Vua tỏ ý không hài lòng, vì ngài không muốn Nan-đà bỏ cuộc sống xuất gia mà trở về thế tục.
Phật liền đề nghị hoàng thân Ma-ha-na-ma lên kế vị, vì Phật biết tâm tính ông này rất tốt, sẽ có thể là một vị vua sáng suốt. Khi ấy, tất cả các quan trong triều và mọi người trong hoàng tộc đều tán thành ý kiến đó. Vua Tịnh-phạn cũng rất vui mà chấp thuận. Đức Phật lại hứa với vua là sẽ ở lại kinh thành một thời gian để giúp ổn định mọi việc sau khi vua băng hà.
Khi ấy, vẻ mặt vua trở nên vô cùng thanh thản, thư thái. Vua mỉm cười rồi nhắm mắt băng hà.
Phật tự thân đứng ra lo tổ chức tang lễ cho vua cha rất trang nghiêm và ở lại Ca-tỳ-la-vệ trong ba tháng nữa để an ủi những người trong hoàng tộc.
Trong dịp này, hoàng hậu Ma-ha Ba-xà-ba-đề, tức là dì ruột của Phật, và cũng là người nuôi nấng ngài từ thuở nhỏ, phát nguyện xuất gia. Bà cùng với một số phụ nữ khác cũng có tâm nguyện xuất gia, tìm đến tinh xá nơi Phật đang cư ngụ mà bày tỏ ý nguyện.
Cho đến lúc đó, tăng đoàn của Phật chưa có người phụ nữ nào xuất gia tu học. Phật cũng không có ý định nhận cho phụ nữ xuất gia, vì ngài nhận thấy tính chất khó khăn của cuộc sống không nhà, lang thang khất thực rày đây mai đó không thích hợp với người phụ nữ, và trong số nữ giới cũng ít ai có đủ nghị lực mà vượt qua những khó khăn đó.
Vì thế, Phật không nhận lời cho bà dì xuất gia.
Bà kiên trì thưa thỉnh ba lần. Nhưng đức Phật vẫn không chấp thuận.
Bà buồn bã quay về, nhưng trong lòng vẫn không bỏ ý định xuất gia.
Send comment