Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 2: Lại một lần nữa...

20 Tháng Ba 201100:00(Xem: 5803)
Chương 2: Lại một lần nữa...

DU LỊCH XỨ PHẬT
Tác giả: Montgomery Mc. Govern, Đoàn Trung Còn dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Chương 2: Lại một lần nữa...

Mình trót đã hứa, nên phải giữ lời. Dầu có luyến tiếc gì cũng đành phải trở qua Ấn Độ. Mỗi ngày, tôi khảo sát thêm về cuộc hành trình lần sau nữa, cũng như tôi đã dò xét và học hỏi trong khi ở lại Gyangtsé. Từ đường Yatung đến Gyangtsé, thiên hạ đều quen biết tôi, bây giờ phải kiếm những nẻo đường qua những truông khác để vào xứ Tây Tạng mới được. Nhưng phải hết sức cẩn thận, vì sự đi lại của tôi làm cho quan chức Tây Tạng họ nghi ngại lắm. Muốn dọ xét cho thật kỹ, thì phải mất thời giờ nhiều, vì muốn hỏi thăm xứ sở, trước phải nói một ít chuyện bông lông đã. Tôi đã biên đầy trong quyển sổ tay nào là thành thị, đường sá, nào là đường núi, đường sông... mà cũng còn chưa lấy làm rõ rệt bao nhiêu. Tôi định giả làm một người Tây Tạng, nếu làm không kỹ thì rất dễ nguy. Tuy tôi cũng biết rõ tiếng Tây Tạng từ năm sáu tháng nay, nhưng chưa thật là một người Tây Tạng hoàn toàn. Vả lại, ngoài ra viên thơ ký với mấy ông quan cùng mấy thầy tu, mấy nhà trí thức, thì tôi chưa nói chuyện với đủ hạng người, vì ngôn ngữ tôi dùng là thứ ngôn ngữ thanh tao văn nhã của hạng trí thức, không phải thứ ngôn ngữ phổ thông của người dân lao động.

Muốn cho khỏi ai nghi ngại, tôi bèn giả làm một người giúp việc. Anh em quen biết lấy làm xấu hổchê cười tôi vì tôi thường đi lại trong mấy nhà bếp trà trộn với những kẻ tôi tớ mà nghe họ nói chuyện, và ghi lại những cách nói, những tiếng thông dụng của họ nói với chủ. Tôi lại còn học cả cách đứng ngồi, cách khạc nhổ, những lời nói cộc cằn, gây gỗ... cho đến cách ve vãn phụ nữ của họ nữa!

Khi cùng nhau năm người họp lại tại thành Darjeeling bên Ấn Độ, tôi đem ý định của tôi ra mà bàn thì bốn người kia kích bác lắm. Mãi sau họ mới chịu nhận là hữu lý. Ban đầu, các bạn cùng nhau bảo rằng tôi nên chọn một người trong bốn anh em mà cùng đi. Nhưng xét lại chỉ một mình tôi biết tiếng Tây Tạng, nên anh em giao cho tôi lãnh phần đi vào kinh đô xứ Phật, thành Lhassa.

Anh em định cho tôi đi một mình nên tôi phải học biết cách chụp và rửa ảnh.

Tôi sắp đặt các công việc và ở nán lại một tháng mà mua thú vật và kiếm kẻ làm tay chân. Tôi lén qua thành Kalimpong mua một con la với ba con ngựa. Cũng tại Darjeeling, tôi thuê một người bản xứ để giả làm chủ đoàn khi vào nước Tây Tạng, bởi anh ta có vài chỗ nhu nhược nên tôi đặt là Sa-tăn, thêm nữa là anh chàng La-ten là người lanh lợithành thật đã có đi theo giúp tôi trong chuyến đến thành Gyangtsé. Thêm một người nữa để lo cho mấy con vật, được tôi gọi là Syce, và một người thứ tư khờ khạo hơn, giúp làm những việc nặng nề, tôi gọi là Diogène. Mấy người này toàn là dân xứ Sikkim, tự do mà ra vào Tây Tạng, vì cũng là người Tây Tạng. Còn tôi cũng giả ra người Sikkim để nếu có nói sai tiếng Tây Tạng, người ta cũng sẽ bỏ qua, ngỡ rằng vì tôi ở cách xa nên nói không rõ rệt giọng ở kinh thành.

Tôi lấy cớ khác mà mướn kẻ tùy tùng. Như vậy làm cho người ta không để lòng nghi, chớ nếu họ hiểu rõ ý định của mình thì bại lộ cả còn chi. Vả lại, tôi cũng biết rằng nếu tôi ra đi kín nhẹm thì không xong. Sự ra đi thình lìnhbí mật làm cho người ta dễ sinh nghi ngờ mà mình phải mang hại. Tôi định đi trong lúc thanh thiên bạch nhật. Cho nên tôi cho quan chức hay rằng tôi sẽ đến xứ Sikkim trong hai tháng, đi miệt núi non mà khảo cứu về đất đai. Làm như vậy cho mấy người của tôi họ an lòng và có đủ nghị lực khi đi đường.

Bây giờ nói đến vấn đề ăn uống. Tôi phải bỏ tiền ra mua những đồ thường dùng, nhưng cần nhất là mua đủ đồ ăn, và đồ dùng để giả hình. Tôi định hễ tới Tây Tạng thì tôi sẽ ăn uống như người trong xứ, cho nên đồ ăn đem theo vừa đủ dùng mà thôi. Tôi cũng có đem đường và bột, vì nhiều khi qua truông gặp bão phải ở lại không đi được, nên lo trước là hơn. Về phần quần áo thì tôi có mấy bộ đồ Lạt-ma và người chức tước. Nhưng đã giả làm kẻ tôi tớ thì còn mong gì mặc những đồ tốt đẹp sang cả đó nữa! Tôi kiếm đồ hèn, được một bộ đồ lao công và vài cái áo cũ mèm. Tôi lại dùng nước teinture diode mà sơn tóc, lại trộn thứ hóa chất này với nước xác cao và chanh mà sơn cặp mắt. Ai cũng tưởng chúng tôi đi viếng chùa thành Peymayangtsé là chùa to lớn hơn hết trong xứ, chớ có ngờ đâu chúng tôi định đi thẳng tới kinh đô Lhassa.

oo0oo

Người ngựa cùng ra đi, từ giã thành Darjeeling vào ngày 10 tháng 1 năm 1922. Tôi quyết đến hai thành lớn hơn hết ở Tây Tạng là Shigatsé và Lhassa, nên phải viếng thành Shigatsé trước. Vì khi đến kinh đô, tôi còn muốn cho người ta biết tên tuổi tôi, bấy giờ không thế gì đi chỗ nào khác nữa được.

Đi theo con đường lớn Pari-Gyangtsé thì bất tiện. Tôi bèn theo đường nhỏ và nguy hiểm hơn. Ít ai đi đường này. Hễ qua mùa đông thì đi không được, truông và đèo đều bị tuyết phủ kín hết. Mình chỉ cầu cho có đường mà đi là may lắm, không quản xấu tốt chi cả. Vả lại đi đường nguy hiểm thì khỏi gặp quân canh giữ ngăn cản lại. Vậy nên tôi chọn con đường đi ngang xứ Sikkim đến thành Kamba-Dzong, rồi sẽ lần đến Shigatsé và Lhassa.

Ngày đầu, đường dốc lắm. Ngồi trên ngựa không được, thêm nữa trời mưa mới vừa dứt cho nên đường lầy, rất khó đi. Anh chàng La-ten khuân cái máy chụp ảnh, nặng quá nên vấp té rất đau. Tôi sợ cái máy hư, nhưng chỉ sửa lại một chút là tốt, không sao cả. Xế chiều, đến chân núi và tới cầu qua sông Ranjit, ở đây là biên giới của Sikkim và Ấn Độ (thuộc Anh). Đến giữa cầu, có lính tuần xét giấy thông hành. Họ hỏi tôi có ký tên trong tờ cam kết người ta không cho phép tôi từ Sikkim mà đi vào xứ Népal, xứ Bhutan hay xứ Tây Tạng hay không. Tôi ra tuồng không hiểu câu nào. Ở những chỗ này, giả dại qua ải là kế rất hay! Họ thấy tôi không hiểu, bèn bỏ qua. Tôi lấy làm vui mà được qua ải biên thùy. Thay vì ngừng nghỉ trong làng, cả nhóm đi luôn ra ngoài đồng vắng nhà cửa, rồi che trại mà nghỉ đêm.

Nhiệt độ không ổn định. Sớm mai ra đi lạnh lắm, mặc năm ba lớp áo, đến chiều thì nóng nực cho đến muốn bỏ cả áo mà đi trần. Trưa nắng, người ngựa đều mệt, bèn nghĩ tại làng Nam Chi. Tôi còn mặc đồ Âu phục, dân chúng thấy vậy đến coi rất đông, lấy làm lạ lắm.

Qua hôm sau, 12 tháng 1, có lính hỏi giấy tới hai lần. Có lẽ người ta coi chừng tôi kỹ lắm rồi. Giấy thông hành còn dùng được nên tôi đi đường không sao. Nhưng là một triệu chứng không tốt. Tôi khởi sự chụp ảnh, càng đi thì cảnh càng đẹp. Cảnh nơi Kinchinjonga thật đẹp, lại cao lắm, ấy là dãy núi đứng về hàng thứ ba trên hoàn cầu, đỉnh núi chín ngàn mét khỏi mặt biển.

Đi đến Damlang, đường chia làm hai ngã. Một ngã đi đến chùa lớn Pemayangtsé, một ngã đi về hướng thành Gantok, kinh đô xứ Sikkim. Mấy người tôi thuê ngỡ rằng tôi đi viếng chùa, còn tôi thì phải tách qua tay mặt, theo đường đi Gantok. Nhưng tôi nói với họ rằng sau sẽ ghé lại chùa Pemayangtsé, bây giờ phải đi vài ngày đến những chỗ lạ đặng quan sát cho rõ thêm.

Đi được một ngày đường, mấy con la mệt lắm, làm thế gì cũng không bước tới. Một người giúp việc, anh chàng Syce bèn cho mỗi con uống một tô nước trà. Tôi rất ngạc nhiên thấy mấy con la được khỏe lại và lại đi như thường.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26478)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18115)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32663)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18731)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31462)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20013)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20195)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23779)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15040)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14972)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant