Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

9. Phóng sanh

21 Tháng Ba 201100:00(Xem: 8073)
9. Phóng sanh

BÓNG THỜI GIAN
Tác giả: Diệu Kim

PHÓNG SANH

Mỗi ngày rằm, ngôi chùa nhỏ ven sông lại xôn xao. Tiếng lũ trẻ chạy khắp xóm la rân: “Lại coi thầy phóng sanh tụi bây ơi!” Những bàn chân khẳng khiu, đen mốc vì suy dinh dưỡng sải ào ào trên đường làng mấp mô đất sau một cơn mưa. Và rồi những gương mặt đen nhẻm bởi nắng gió tụ tập đen kín vòng trong vòng ngoài...

Thầy bảo cô Diệu Thiện bưng thau cá ra bờ sông. Cái thau màu xanh cũ kỹ nhưng bên trong đặc khừ những cá khiến lũ trẻ reo lên: “Trời ơi, cá rô ngon quá chừng bây ơi! Tép, tép nữa kìa.” Cô Diệu Thiện chắt lưỡi: “Ngon cái gì! Người ta phóng sanh mà tụi con muốn ăn hay sao lại bảo ngon?” Thằng Được buột miệng: “Dạ ngon thiệt chớ! Con cá rô bự chảng kia con ăn cả chén cơm lận đó!” Con Thuý thấy vậy hùa theo: “Ừa, tao mà có vài con tép kia rang lên ăn cũng đã. Hôm qua má tao cho ăn kho quẹt mặn chát.”

Cô Diệu Thiện xua tay: “Thôi thôi, nín dùm đi mấy anh mấy chị. Sao mà om sòm, nói bậy nói bạ, thầy la bây giờ. Tối ngày lo ăn không hà, sát sanh không sợ!” Cô vừa dứt lời thì thầy ra tới. Lũ trẻ im bặt. Chúng nín thở nhìn theo bàn tay thầy đang cầm một nhánh bông trang nhúng trong ly nước trắng. Thầy bắt đầu tụng chú, rồi dùng nhánh bông rải nước lên cái thau, chuẩn bị thả cá. Lũ cá nghe xao động mặt nước, liền quẫy đuôi làm bắn nước lên tung toé.

Diệu Hoa và cô Diệu Hồng là hai người xuất tiền mua cá thả hôm nay, nên được “vinh dự” cầm cái thau nghiêng xuống bờ sông. Cá tép trong thau tuột dần xuống. Tép thì búng tanh tách, còn những cái lưng đen bóng của cá rô và cá bống dừa thì lơ lửng một hồi trong làn nước xanh biếc trước khi tỉnh táo hẳn để quẫy đuôi thật mạnh lội băng theo dòng, mất hút vào mênh mông tìm lại cuộc đời tự do. Ắt hẳn chúng phải “hú hồn hú vía” sau một cuộc truy bắt tưởng đâu đã tiêu đời trong nồi trong chảo. Hai cô Phật tử nở nụ cười sung sướng. Hôm nay họ thả gần 10 ký cá chứ ít sao, sơ sơ 1 ký chừng 70 con lớn nhỏ, vị chi hai cô đã giải thoát cho 700 sinh mạng. Phước đức biết chừng nào!

Diệu Huệ chắp tay: “Bạch thầy, tháng sau con xin đăng ký phóng sanh.” Cô Diệu Thông cũng chắp tay: “Bạch thầy, cho con cùng đăng ký với cô Huệ.” Thầy gật đầu: “Được rồi, thầy sẽ ghi tên hai cô vào sổ. Còn ai muốn phóng sanh nữa thì cứ đăng ký sau nhé.” Cả đoàn người lục tục kéo nhau lên chùa lạy Phật trước khi ai về nhà nấy.

Bến sông chỉ còn trơ lại anh Năm Thìn, ngồi chồm hổm dưới gốc cây ô môi nhìn hoài xuống mặt nước. Bà Bảy đi ngang qua hỏi: “Mầy chưa về hả Năm? Nhìn gì dữ vậy?” Năm Thìn gãi đầu: “Ờ... thì tui nhìn... cá. Tiếc ghê hén bà Bảy. Hồi nãy mà có lưới kéo một cái thì... đã tay. Tự hôm rày tui tát mương, kéo lưới gì cũng ít xịt cá, tụi nhỏ ở nhà ăn cực quá chừng.” Bà Bảy nạt: “Nói bậy. Người ta thả, bây lại đòi bắt. Người ta lo phóng sanh cho có phước, bây cứ nghĩ chuyện sát sanh.”

Năm Thìn thở dài: “Tui cũng biết phóng sanh thì có phước, nhưng mình nghèo quá đâu có tiền mua cá mà thả như mấy cô Phật tử đó. Con tui còn không có cá ăn, lấy đâu tới thả. Mà bà Bảy nói đừng sát sanh, vậy vợ con tui biết ăn cái gì bây giờ? Bà không thấy cả làng cả xã mình phần lớn nghèo như tui, sống nhờ con cá dưới sông, cọng rau trong vườn, quanh năm không có đồng bạc nào để đi chợ. Lo tiền trường cho con, tiền thuốc cho vợ, đã muốn ná thở.”

Nghe giọng Năm Thìn hơi dằn dỗi, bà Bảy tức cười: “Ai biểu bây kiếp trước không chịu tu, bây giờ phải chịu cái nghiệp. Càng sát sanh thì càng khổ hơn đó con. Nếu làm được như mấy cô Phật tử đó thì cái nghiệp mới nhẹ đi.” “Thôi bà ơi, tui biết hết trơn á. Nhưng bây giờ biểu vợ con tui nhịn ăn cá luôn chắc... nó chết. Bà cho tiền tui mua tàu hủ đi, cả nhà tui sẵn sàng ăn chay liền.” Bà Bảy phì cười: “Thì bắt cá bán, đem tiền mua tàu hủ.” Năm Thìn phủi đít đứng dậy: “Bà chọc tui hoài. Làm kiểu đó phóng sanh chi cho mất công.” Và anh ta bươn bả đi về nhà.

Căn nhà như một căn chòi nhỏ xíu, bốn bề vách lá thủng lỗ chỗ, che thêm mấy tấm ni lông đủ màu anh lượm lặt quanh chợ. Cả xóm có rất nhiều căn nhà như thế, nên riết rồi Năm Thìn tự an ủi, quên đi giấc mơ hồi mới cưới vợ là phải có một căn nhà tử tế. Chỉ lo chạy gạo và tiền tập vở, quần áo cho hai đứa con đã đủ mệt. Nhìn con Thúy đã mười tuổi nhưng tong teo chỉ bằng con bé Misa 6 tuổi của chú em trai trên thành phố mà Năm Thìn đứt ruột. Bữa anh lên thành phố thăm chú Út, thấy mâm cơm đầy vung nào cá thu chiên, nào thịt chà bông, nào chả lụa, vậy mà con bé Misa cứ ngúng nguẩy không thèm ăn. Chả bù với con Thúy và thằng Thương, bữa nào cũng cá kho khô, tép rang, canh rau mồng tơi hái ngoài hàng rào, vậy mà vét nồi cạn đáy. Nhưng đó là còn may, chớ bữa nào Năm Thìn tát mương, kéo lưới không có cá, thì vợ con anh ăn nước mắm là chuyện thường. Con nít cả xóm này cũng y như vậy, nên thôi, than thở làm gì.

Nhưng mỗi lần mấy cô Phật tử phóng sanh cá, là Năm Thìn... ngồi tiếc. Anh biết mình nghĩ bậy, nhưng tự nhiên nó nghĩ, biết làm sao! Ước gì mình có đủ phước đức như người ta mình cũng đi phóng sanh, chớ ai mà muốn tạo tội sát sanh làm chi!

°

Lật bật mà một tháng trôi qua thiệt mau. Lại tới ngày phóng sanh. Chùa lại rộn ràng, bến sông lại đầy ken con nít và dân trong xóm. Nhưng lạ, sao lần này hổng thấy mấy cô Phật tử đánh tiếng cho người ta đem cá tới bán như những lần trước. Ngược lại, trong bếp chùa lại um sùm tiếng người cười nói, tiếng dao thớt lộp cộp. Đằng này xắt đậu hũ, đằng kia xắt củ sắn, góc nọ rửa nấm mèo, nấm rơm... Năm Thìn mon men hỏi: “Ủa, chùa mình bữa nay có đám hả bà Bảy?” “Ừ. Thầy mời cả xóm tới ăn đó nghen. Bây đi ra vàm mời mấy nhà ngoài đó, còn trong này thằng Tám Lựa đi rồi. À, coi qua nhà ông Tư mượn thêm mấy cái ghế đi con, sợ thiếu.” Năm Thìn hít mũi: “Chà, làm món gì ngon vậy bà Bảy? Mà... có cho con nít vô ăn không?” “Có. Lớn bé gì thầy cũng đãi hết. Dẫn đám con của bây vô ăn luôn.” Năm Thìn vỗ tay cái chát: “Trời, tui phải về kêu vợ tui đừng nấu cơm!” Bà Bảy cười: “Cái thằng!” Năm Thìn phóng như bay đi.

Mới xế xế trưa mà thức ăn đã nấu xong và dọn lên bàn. Có ba món thôi, nhưng món nào cũng trông thiệt ngon. Đích thân cô Diệu Thông vô bếp, làm “chủ xị”. Cô nấu la-gu chay vàng ươm, béo ngậy, lũ con nít chấm bánh mì tới tấp. Còn món bún riêu chay thì trắng tươi những váng đậu hũ kết lại trong làn nước sóng sánh màu cà chua đỏ hồng, bên cạnh là một dĩa rau giá tươi xanh. Cuối cùng là món cơm bì, chan nước mắm chay ăn không thua gì cơm tấm bì ngoài chợ.

Cả xóm ăn vui quá chừng, mà hổng biết thầy cúng đám gì, sao không nghe thông báo trước. Đám giỗ Hòa thượng thì đã qua rồi. Phật đản, không phải. Vu Lan, cũng không. Thôi kệ, từ từ hỏi sau, miễn thầy cho ăn là đỡ đi chợ một bữa. Nói nghe kỳ vậy ta? Ừ, thì kỳ, nhưng thiệt tình là vậy. Bữa nay Năm Thìn cũng khỏi đi kéo lưới. Tám Lựa khỏi đi cào cá chạch. Chà, bữa nay có cả chục con cá chạch thoát khỏi cái bàn cào bén ngót của Tám Lựa nghen. Thôi ăn đi cha, ngồi ăn chay mà cứ nhớ mấy con cá, tội lút đầu. Hổng phải đâu cha, tui đang mừng giùm nó là bữa nay nó thoát chết. Ừ, vậy thì được. Ủa mà ăn chay vầy coi bộ còn bổ hơn mấy bữa nhà tui ăn nước mắm à nghen. Chớ sao, coi nè, tàu hủ, nấm rơm toàn là chất gì... gì... tương đương thịt cá, bữa thầy giảng quên mất tiêu rồi. Chất đạm cha ơi. Nghe lỗ tai bên đây chạy lỗ tai bên kia. Ờ ờ, chất đạm. Thúy, Thương, ăn nhiều nhiều vô con, bù lỗ hôm qua ăn cực, lát nữa ba xin thầy một túm đem về chiều cho con ăn. Trời đất, tham quá đi, ăn còn đòi xách dìa! Kệ tui, tui nghèo, thầy thương, có gì xấu hổ. Phật từ bi chớ bộ...

Loáng cái, thức ăn đã sạch nhẵn. Mọi người sực nhớ: “Thầy ơi, thả cá đi thầy, bộ thầy quên hả thầy?” Thầy bước ra tủm tỉm cười: “Thầy thả rồi.” Mọi người ngơ ngác: “Ủa, hồi nào? Sao con không thấy?” “Thầy thả lúc các con đang ăn đó.” “Mèn ơi, sao thầy hổng kêu tụi con ra coi.” “Chính tay các con thả, đâu cần chạy đi đâu coi nữa.” “Ơ... vậy là sao...”

Thầy lại tủm tỉm cười: “Mỗi bữa ăn, con ăn bao nhiêu con cá? Thí dụ cá bống đi.” “Dạ, cá bống nhỏ xíu chắc phải ăn 10 con.” “Vậy ở đây có tất cả bao nhiêu người?” “Dạ, chừng 70 người, tính luôn con nít đó thầy.” “Ừ, làm toán nhân thử coi một bữa sáng 70 người ăn có phải hết 700 con cá bống không. Mà hôm nay các con ăn chay, nghĩa là các con vừa tha cho 700 sinh mạng. Như vậy các con đã phóng sanh rồi, đâu cần phải xuống sông làm lễ thả cá nữa.”

“Nhưng thầy ơi, tiền này của cô Diệu Thông và Diệu Huệ đi chợ làm tiệc, thì phước đức phóng sanh là của hai cô chớ tụi con chỉ ăn thôi, đâu có phước.”

“À, chuyện này thì ngược lại. Nếu cô Thông, cô Huệ mua cá thả thì chỉ hai cô có phước, nhưng nếu hai cô làm tiệc chay đãi 70 người thì cả cô lẫn 70 người này đều có phước. Vì 70 người này cùng tham gia tha bổng cho 700 sinh mạng kia mà. Chưa kể, hai cô còn giúp cho dân mình ăn no, đầy đủ chất bổ, trẻ em bớt suy dinh dưỡng, thì thầy nghĩ cái phước đó còn cộng thêm vô cái phước phóng sanh. Phải không nào?”

Cả xóm vỗ tay rần rần: “Hoan hô thầy! Hoan hô cô Thông, cô Huệ!” Thầy đưa nhánh bông trang lên: “Từ nay, mỗi ngày rằm, thay vì bỏ tiền mua cá đem thả, thì chúng ta dùng số tiền ấy nấu tiệc chay đãi cả xóm cùng ăn, cùng giữ giới không sát sanh, các con có chịu không?” “Dạ chịu, dạ chịu.” “Vậy ai đăng ký cho tháng tới thì nói thầy ghi tên vô sổ nhé.” “Dạ, dạ.”

“Bạch thầy, còn tụi con không có tiền làm tiệc thì xin tới phụ giúp nấu nướng, dọn dẹp, chớ ăn hoài mắc nợ nhà chùa...”

“Không sao, miễn con phát tâm giữ giới là đã sinh phước đức. Nhờ giữ giớicuộc đời con có thể bớt khổ, hoặc khá giả, rồi sau này đến lượt con làm tiệc đãi lại mọi người.”

“Thầy dạy hay quá. Nhưng thầy ơi, chừng nào giàu tính sau, chớ ngay bây giờ cả xóm cùng quây quần ăn uống, tu hành như vầy con thấy hạnh phúc quá.”

“Đúng vậy, hạnh phúc ngay trong hiện tại. Ngày hôm nay chúng ta còn được ngồi bên nhau hòa thuận trong tình đồng đạo, tình làng nghĩa xóm như thế này chính là một hạnh phúc, phải cảm nhận lấy nó.”

Một hồi trống bát nhã ngân vang. Mặt trời lên cao, đường làng ngập bóng tre bóng trúc. Những dáng người thanh thản bước đi dưới bóng cây râm mát, nghe lòng cũng dịu mát niềm vui. Dưới dòng kênh xanh, những con cá lòng tong nhởn nhơ lội trên mặt nước, tấm lưng thon dài trong veo tung tăng theo từng con sóng nhỏ. Chúng ngước mắt nhìn lên, thấy ai đó mỉm cười với chúng, thật bình yên...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19824)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20894)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19230)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40495)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21231)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41016)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24071)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23021)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17798)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26901)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20696)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33582)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20949)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28858)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12673)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25234)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19110)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17498)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25736)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18978)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18946)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 28977)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18882)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33274)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38340)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31193)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18196)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24470)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19430)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17873)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22980)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 17994)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32128)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17355)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17410)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16052)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18552)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20750)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18037)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20070)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14847)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20872)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15051)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15744)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12927)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14479)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14890)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29345)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12744)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14497)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant