THIỀN
QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Cảm nhận được sự do dự của bà ngoại mình không muốn hành động ngay, đứa cháu thúc giục: “Bà ngoại còn chần chờ gì nữa?” Chị đáp: “Bà ngoại cần phải suy nghĩ một chút. Bà không muốn có tổ ong ở ngay cạnh nhà mình, nhưng Phật tử không được giết hại những loài khác...”
Đứa cháu liếc nhìn bà với ánh mắt nghi ngờ như mỗi khi có ai trêu chọc nó. Một hồi sau, nó lắc đầu như không thể nào tin được và nói: “Không có bà ngoại của ai mà lại là Phật tử hết!”
Tôi nghĩ, có lẽ ý của cháu bé là thế này: “Bà không thể bắt cháu thay đổi truyền thống, văn hóa của cháu trong phút chốc như vậy được!” Thật ra, thực tập chánh niệm không có nghĩa là ta sẽ trở thành một Phật tử. Mà nó có nghĩa là ta tập sống như một vị Phật.
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN MỘT: CHUẨN BỊ CHO KHÓA TU
Sống như Phật
Một người bạn tôi kể lại, một hôm chị tình cờ khám phá có một tổ ong lớn nằm ngay dưới mái hiên nhà chị. Đứa cháu tám tuổi, lúc ấy cũng đang có mặt, sợ hãi và không muốn bước ra ngoài nữa. Chị cũng mất hết tinh thần khi thấy có một tổ ong lớn như vậy, và không biết phải đối phó cách nào.Cảm nhận được sự do dự của bà ngoại mình không muốn hành động ngay, đứa cháu thúc giục: “Bà ngoại còn chần chờ gì nữa?” Chị đáp: “Bà ngoại cần phải suy nghĩ một chút. Bà không muốn có tổ ong ở ngay cạnh nhà mình, nhưng Phật tử không được giết hại những loài khác...”
Đứa cháu liếc nhìn bà với ánh mắt nghi ngờ như mỗi khi có ai trêu chọc nó. Một hồi sau, nó lắc đầu như không thể nào tin được và nói: “Không có bà ngoại của ai mà lại là Phật tử hết!”
Tôi nghĩ, có lẽ ý của cháu bé là thế này: “Bà không thể bắt cháu thay đổi truyền thống, văn hóa của cháu trong phút chốc như vậy được!” Thật ra, thực tập chánh niệm không có nghĩa là ta sẽ trở thành một Phật tử. Mà nó có nghĩa là ta tập sống như một vị Phật.
Send comment