THIỀN
QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Trước giờ ăn sáng
Bài thiền tập về âm thanh
Bài thiền tập về âm thanh
Một phương pháp thiền tập chánh niệm về cảm giác ở thân là tập trung sự chú ý vào âm thanh. Âm thanh cũng như mọi hiện tượng khác sẽ tự nó khởi lên rồi mất đi. Chỉ cần lắng nghe thôi, bạn cũng có thể kinh nghiệm được về vô thường, thay đổi, một trong những nhận thức mà đức Phật dạy rằng
rất thiết yếu cho sự phát triển tuệ giác.
Buổi sáng sớm là thời gian tốt nhất cho sự thực tập lắng nghe. Khi âm thanh bắt đầu len lỏi vào không gian tĩnh lặng của một buổi sáng tinh mơ. Ở đồng quê, những âm thanh sẽ là tiếng chim hót, hay những con thú vừa mới thức dậy. Ở thành phố, là những tiếng động của sự nhộn nhịp bắt đầu - tiếng xe đổ rác, những công trình xây cất, tiếng xe cộ. Dầu bạn có ở trên một tầng cao trong một cao ốc khách sạn, cũng có âm thanh của máy lạnh, máy sưởi, tiếng thang máy, ống dẫn nước, tiếng chân người ngoài hành lang...
Hãy ngồi trong một tư thế bạn cảm thấy thoải mái nhưng tỉnh táo. Nhắm mắt lại. Sự vững vàng của tư thế ngồi và đôi mắt nhắm sẽ làm gia tăng khả năng thính giác. Đôi khi người ta ngạc nhiên khi khám phá ra rằng, giác quan của mình có thể trở nên tinh nhạy biết bao khi ta chú ý đến nó.
Sau khi thân bạn được lắng yên, hãy bắt đầu lắng nghe. Bạn không cần phải tìm kiếm gì hết, chỉ chờ đợi. Sự khác biệt ấy cũng giống như giữa một máy ra-đa phát sóng để tìm kiếm một cái gì đó, và một máy thu sóng chỉ ở một chỗ nhưng có khả năng tiếp nhận mọi làn sóng. Nó chỉ chờ đợi. Bạn hãy là một máy thu sóng. Sẵn sàng và chờ đợi!
Lúc đầu có thể bạn nhận thấy mình đặt tên cho những âm thanh như “đóng cửa... thang máy... tiếng chân... chim hót... phi cơ...” Đôi khi bạn đặt tên cho những cảm thọ đi kèm theo với những âm thanh ấy: “chim hót... dễ chịu... tiếng động cơ... khó chịu... tiếng cười... dễ chịu...” Sau một thời gian thực tập, bạn sẽ cảm thấy mình không còn cần thiết phải đặt tên cho chúng nữa. Tất cả sẽ chỉ còn là một ý thức về sự có mặt hay vắng mặt của âm thanh như “nghe... không nghe... âm thanh khởi lên... âm thanh chấm dứt... dễ chịu... khó chịu...”
Bạn có thể thực hành bài thực tập về âm thanh này như một cách đánh thức chánh niệm. Và dù cho bạn thực hành cách nào - đặt tên, không đặt tên, có ý thức về cảm thọ hay không - cũng được. Hãy để cho mọi việc xảy ra tự nhiên. Bạn không cần phải đạt đến một cái gì hết. Chỉ cần lắng nghe.
Buổi sáng sớm là thời gian tốt nhất cho sự thực tập lắng nghe. Khi âm thanh bắt đầu len lỏi vào không gian tĩnh lặng của một buổi sáng tinh mơ. Ở đồng quê, những âm thanh sẽ là tiếng chim hót, hay những con thú vừa mới thức dậy. Ở thành phố, là những tiếng động của sự nhộn nhịp bắt đầu - tiếng xe đổ rác, những công trình xây cất, tiếng xe cộ. Dầu bạn có ở trên một tầng cao trong một cao ốc khách sạn, cũng có âm thanh của máy lạnh, máy sưởi, tiếng thang máy, ống dẫn nước, tiếng chân người ngoài hành lang...
Hãy ngồi trong một tư thế bạn cảm thấy thoải mái nhưng tỉnh táo. Nhắm mắt lại. Sự vững vàng của tư thế ngồi và đôi mắt nhắm sẽ làm gia tăng khả năng thính giác. Đôi khi người ta ngạc nhiên khi khám phá ra rằng, giác quan của mình có thể trở nên tinh nhạy biết bao khi ta chú ý đến nó.
Sau khi thân bạn được lắng yên, hãy bắt đầu lắng nghe. Bạn không cần phải tìm kiếm gì hết, chỉ chờ đợi. Sự khác biệt ấy cũng giống như giữa một máy ra-đa phát sóng để tìm kiếm một cái gì đó, và một máy thu sóng chỉ ở một chỗ nhưng có khả năng tiếp nhận mọi làn sóng. Nó chỉ chờ đợi. Bạn hãy là một máy thu sóng. Sẵn sàng và chờ đợi!
Lúc đầu có thể bạn nhận thấy mình đặt tên cho những âm thanh như “đóng cửa... thang máy... tiếng chân... chim hót... phi cơ...” Đôi khi bạn đặt tên cho những cảm thọ đi kèm theo với những âm thanh ấy: “chim hót... dễ chịu... tiếng động cơ... khó chịu... tiếng cười... dễ chịu...” Sau một thời gian thực tập, bạn sẽ cảm thấy mình không còn cần thiết phải đặt tên cho chúng nữa. Tất cả sẽ chỉ còn là một ý thức về sự có mặt hay vắng mặt của âm thanh như “nghe... không nghe... âm thanh khởi lên... âm thanh chấm dứt... dễ chịu... khó chịu...”
Bạn có thể thực hành bài thực tập về âm thanh này như một cách đánh thức chánh niệm. Và dù cho bạn thực hành cách nào - đặt tên, không đặt tên, có ý thức về cảm thọ hay không - cũng được. Hãy để cho mọi việc xảy ra tự nhiên. Bạn không cần phải đạt đến một cái gì hết. Chỉ cần lắng nghe.
Send comment