THIỀN
QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Tôi biết ơn ngài U Pandita, một thiền sư Miến Điện đã cho tôi thấy được điều này. Phương cách trình pháp của ngài giúp cho tôi thấy được đầu mối ấy. Mỗi khi vào trình pháp, ngài thường hỏi: “Khi ngồi thiền quý vị có chánh niệm bao nhiêu?” “Khi đi kinh hành quý vị có chánh niệm bao nhiêu?” và “Trong thời gian còn lại ở giữa quý vị có chánh niệm bao nhiêu?”
Một ngày nọ, trong khi tôi sắp sửa vào trình pháp với ngài U Pandita, tôi chợt ý thức rằng trong một khóa tu, cái thời gian “ở giữa” cũng nhiều như khoảng thời gian ngồi thiền và kinh hành. Đột nhiên, những sinh hoạt tầm thường tôi vẫn làm như là ăn uống, tắm rửa, xếp giường... trở thành rất quý giá. Di chuyển giữa những sinh hoạt cũng trở thành quan trọng như chính những sinh hoạt ấy. Thay vì đứng ngay dậy khỏi toạ cụ và vội vã đi đến nơi thiền hành, tôi để cho chính hành trình ấy tự nó trở thành một sự thực tập. Và nếu như tôi có đến nơi thiền hành chậm trễ, và phải quay trở lại để ngồi thiền, cũng không sao cả.
Tôi cảm thấy rất hạnh phúc với khám phá mới này, vì nó có nghĩa là tôi lúc nào cũng thực tập, và tôi không bao giờ cần phải làm gì đặc biệt cả. Sự sống của tôi sẽ tiếp tục tự nó khai mở như nó đã từng. Tôi chỉ cần có mặt ở đó.
Vì thế, không có một thời gian nào ở giữa cả. Sửa soạn thực phẩm, chờ đợi đến giờ, và ngồi ăn trưa... tất cả đều là những cơ hội tốt cho ta thực tập chánh niệm.
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Không có một thời gian nào ở giữa
Thiền chánh niệm là một sự thực tập chú tâm liên tục, an tĩnh và tập trung vào mọi sinh hoạt, thỉnh thoảng được ngắt quãng bằng những thời ngồi thiền và thiền hành. Những thời ngồi thiền và thiền hành mang lại cho ta một sự sáng tỏ, và chúng giúp ta giữ cho sự thực tập được liên tục. Và cuối cùng tôi hiểu được điều ấy sau nhiều năm thiền tập, khi cuộc sống hằng ngày trở thành sự thực tập của tôi.Tôi biết ơn ngài U Pandita, một thiền sư Miến Điện đã cho tôi thấy được điều này. Phương cách trình pháp của ngài giúp cho tôi thấy được đầu mối ấy. Mỗi khi vào trình pháp, ngài thường hỏi: “Khi ngồi thiền quý vị có chánh niệm bao nhiêu?” “Khi đi kinh hành quý vị có chánh niệm bao nhiêu?” và “Trong thời gian còn lại ở giữa quý vị có chánh niệm bao nhiêu?”
Một ngày nọ, trong khi tôi sắp sửa vào trình pháp với ngài U Pandita, tôi chợt ý thức rằng trong một khóa tu, cái thời gian “ở giữa” cũng nhiều như khoảng thời gian ngồi thiền và kinh hành. Đột nhiên, những sinh hoạt tầm thường tôi vẫn làm như là ăn uống, tắm rửa, xếp giường... trở thành rất quý giá. Di chuyển giữa những sinh hoạt cũng trở thành quan trọng như chính những sinh hoạt ấy. Thay vì đứng ngay dậy khỏi toạ cụ và vội vã đi đến nơi thiền hành, tôi để cho chính hành trình ấy tự nó trở thành một sự thực tập. Và nếu như tôi có đến nơi thiền hành chậm trễ, và phải quay trở lại để ngồi thiền, cũng không sao cả.
Tôi cảm thấy rất hạnh phúc với khám phá mới này, vì nó có nghĩa là tôi lúc nào cũng thực tập, và tôi không bao giờ cần phải làm gì đặc biệt cả. Sự sống của tôi sẽ tiếp tục tự nó khai mở như nó đã từng. Tôi chỉ cần có mặt ở đó.
Vì thế, không có một thời gian nào ở giữa cả. Sửa soạn thực phẩm, chờ đợi đến giờ, và ngồi ăn trưa... tất cả đều là những cơ hội tốt cho ta thực tập chánh niệm.
Send comment