Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

10. Giới thiệu về thiền tập trong khi ăn

Thursday, March 31, 201100:00(View: 7835)
10. Giới thiệu về thiền tập trong khi ăn

THIỀN QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN

Giới thiệu về thiền tập trong khi ăn

Bây giờ chúng ta chuẩn bị ăn trưa, đây là lúc tốt nhất để giới thiệu đến quý vị lãnh vực thứ hai của chánh niệm. Lãnh vực thứ nhất mà ta có thể giữ chánh niệm là thân, và lãnh vực thứ hai là cảm thọ. Đức Phật dạy rằng, trong ta lúc nào cũng có mặt ba loại cảm thọ trong mỗi giây phút kinh nghiệm - dễ chịu, khó chịu và trung hòa. Đó là sự thật.

Sự thực tập của ta không phải là làm sao để mọi việc trở nên vô vị, khiến chỉ còn lại một cảm thọ trung hòa mà thôi. Mà sự thực tập của ta là ý thức được những cảm thọ dễ chịu và khó chịu, để chúng bớt sai sử và kiểm soát ta như chúng vẫn thường làm. Và cũng vậy, những sắc thái của cảm thọ lúc nào cũng luôn biến đổi. Cũng như những cảm giác trong thân, chúng mang lại cho ta những cơ hội để thấy rõ được tính chất vô thường thấm nhuần trong mọi hiện tượngkinh nghiệm.

Thời gian ăn là thời gian tốt nhất trong khóa tu để chúng ta chú ý đến những cảm thọ dễ chịu và khó chịu. Tôi nghĩ vậy, vì giờ ăn hứa hẹn rất nhiều những khoái cảm thuộc giác quan hơn bất cứ thời gian nào khác trong khóa tu. Thật ra, chỉ mong đợi đến giờ ăn thôi, cũng đủ để kích thích, đánh thức những chức năng tỉnh thức trong ta, ngay cả trước khi bữa ăn bắt đầu.

Tôi có một thông lệ riêng trong những khóa tu, là vào giờ ăn lúc nào tôi cũng đến xếp hàng sau chót trước khi vào phòng ăn. Trong thời gian đứng xếp hàng chờ đợi này, tôi có thể thực tập chánh niệm rất nhiều. Tôi có thể ý thức rằng mình đã bắt đầu có nhiều nước bọt trong miệng, tôi có thể ý thức được sự nôn nóng khi thấy có một thiền sinh lấy quá nhiều đồ ăn bỏ vào đĩa của cô ta. Tôi bắt đầu lo lắng rằng sẽ không còn lại đủ cho mình. Tôi có thể ghi nhận được sự thất vọng khi thấy một thiền sinh đi ngang qua, và món ăn chánh trên đĩa hôm nay là món cần tây. Tôi đặc biệt chọn đứng ở cuối hàng, vì tôi biết rằng năng lượng chánh niệm của tôi trong khi chờ đợi sẽ rất cao, bởi những kích thích giác quan qua mùi thơm, màu sắc và nước bọt.

Nếu bạn phải tự nấu ăn trong khóa tu, bạn có thể quan sát những tư tưởng của mình. “Mình nên ăn cái này bây giờ hay để dành lại ngày mai?” “Không biết có mang đủ đồ ăn không đây?” “Tại sao mình lại mang bông cải xanh theo làm gì, mình có ăn thứ này bao giờ đâu!” “Ồ, lại quên chai ớt ở nhà rồi!” Bạn nhớ cố gắng đừng ăn gì hết trong khi sửa soạn. Tôi biết điều này đòi hỏi một sự tự chủ, nhưng đó cũng là một sự thực tập. Sự tự chủ mang lại cho ta một tâm ý tĩnh lặng. Thường ngày thì ta hay có thói quen nhâm nhi một chút trong khi nấu ăn. Trong khóa tu, hãy giữ gìn chánh niệm. Bạn hãy tưởng tượng như mình đang đứng sau chót trong hàng.

Và nếu như bạn được người khác mang đồ ăn đến thì đó lại là một sự thử thách khác. Năm ngoái tôi có sắp đặt cho mình một khoá tu ẩn cư một mình ở một tu viện rất đẹp. Tôi được giao cho một căn phòng riêng, thông báo về những nghi thứcchương trình, chỉ cho căn phòng nơi tôi sẽ ăn riêng, và rồi họ để tôi một mình. Khi đến giờ ăn, tôi đi vào phòng bằng cánh cửa bên ngoài. Bên trong là một chiếc bàn nhỏ dành riêng cho một người. Cuối phòng là một chiếc kệ, phía sau dường như là những cánh cửa tủ nhỏ. Cánh cửa tủ mở ra phía bên kia, người bếp đưa đồ ăn vào trong và đặt trên kệ. Có những lúc khi tôi vào, đồ ăn đã có sẵn ở đấy. Trong ngày thứ hai của khóa ẩn tu, khi tôi vẫn còn chút bỡ ngỡ, vẫn còn đang cố gắng ổn định và gắng làm quen với khung cảnh chung quanh, tôi ngồi xuống ăn trưa với một món ăn trông giống như nước súp màu xám. Mùi không được hấp dẫn lắm. Tôi nếm thử và thấy vị cũng không được ngon. Tôi chợt có một ý nghĩ hơi tệ thoáng qua là chắc có lẽ người nấu ăn đã lầm và mang cho tôi bát nước rửa chén chăng. Tôi lập tức sửa lại ý tưởng đó ngay và tự thuyết phục mình rằng đây là chén súp miso. Dù vậy, nhìn nó vẫn không thấy hấp dẫn hoặc thơm ngon hơn chút nào. Và sau khi tôi có ý tưởng ấy rồi, chén súp ấy dường như trở nên tệ hơn, và tôi không dám ăn nữa.

Tôi nhìn quanh quẩn xem có nơi nào để tôi có thể đổ chép súp ấy đi mà không ai biết. Nếu tôi để yên như thế này thì sẽ phải trả lại chén súp đầy. Trong phòng không có chậu rửa bát. Tôi tìm xem có một chậu cây nào, cũng không thấy. Tôi nghĩ đến việc mở cửa và đổ nó ra ngoài, nhưng nếu lỡ có ai bắt gặp thì xấu hổ lắm. Cuối cùng, tôi quyết định cách duy nhất để giải quyết vấn đề là ăn hết chén súp ấy. Và tôi ăn hết. Một giờ, hai giờ trôi qua, tôi vẫn khoẻ khoắn như thường. Tôi hiểu rằng món súp ấy có lẽ là miso hay một loại tương tự nào đó.

Nếu bạn được người khác mang thức ăn đến, bạn hãy quan sát tâm ý của mình: “Chừng nào họ mang đến đây?” “Nếu họ quên thì sao?” “Nếu họ mang thức ăn có cần tây thì sao?” “Nếu họ mang nhiều quá thì sao?” “Nếu họ mang ít quá thì sao?” “Nếu họ mang những thức ăn mình không thích thì sao?”

Tâm ý của ta trong một khóa tu khác biệt lắm, nó có thể đem một chuyện thương ghét hết sức tầm thường và dàn dựng, thêm thắt thành một đại bi kịch!

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 27295)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(View: 20401)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(View: 18508)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(View: 33519)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(View: 19141)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(View: 32466)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(View: 33240)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(View: 20773)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(View: 27047)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(View: 21010)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(View: 24163)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(View: 24442)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(View: 15485)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(View: 15350)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant