KINH
NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhưng sự thật thì đó không phải là nỗi sợ về giác ngộ, mà là sợ những ý niệm về giác ngộ. Trong chúng ta, ai cũng có một quan niệm nào đó về giải thoát, như là: hoà tan vào một vầng sáng chói hoặc là hội nhập vào một tia chớp vô cùng trong vũ trụ... Tâm ta tạo dựng đủ mọi hình ảnh khác nhau về sự giác ngộ. Và đôi khi bản ngã cũng tạo nên một hình ảnh về cái chết của chính nó, khiến ta kinh hoảng.
Giải thoát có nghĩa là buông bỏ hết mọi khổ đau. Thế thôi! Trước viễn ảnh được giải thoát ra khỏi lòng tham lam, bạn có sợ hãi không? Bạn có sợ rằng mình sẽ không còn sân hận hay si mê nữa không? Có lẽ là không! Giải thoát có nghĩa là tự mở trói thoát ra khỏi những tâm tính nào đã từng ràng buộc và làm ta khốn đốn. Vì vậy mà giải thoát không phải là một điều gì huyền bí hay khó hiểu. Giác ngộ sẽ không làm cho ta trở nên một nhân vật kỳ diệu, siêu nhiên. Giác ngộ chỉ có nghĩa là thanh lọc tâm mình và buông bỏ hết những gì có thể gây ra khổ đau. Bạn thấy không, việc ấy vô cùng đơn giản và thực tế.
Bạn hãy tưởng tượng mình đang cầm trên tay một cục than hồng. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ không chút ngần ngại hay sợ hãi gì mà không buông bỏ ngay. Sự thật thì khi bạn vừa ý thức được rằng mình đang nắm giữ, lập tức bạn sẽ buông bỏ. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày thì ít có ai ý thức được rằng chính mình đang nắm giữ khổ đau. Ngược lại, ta cứ tưởng rằng chúng đang trói giữ ta! Sự tu tập là làm sao thực hành được điều này: Ý thức được khổ đau khi chung khởi lên và khi ta nhận chúng là mình, để kịp thời buông bỏ chúng. Chúng ta có thể thực hiện được điều ấy bằng một kinh nghiệm giản dị và trực tiếp, ta theo dõi tiến trình ấy xảy ra thật nhiều lần, cho đến ngày nào ta thực sự hiểu được nó.
Đức Phật đã diễn tả giáo lý của ngài một cách thật vắn tắt và đầy đủ, rằng ngài chỉ dạy có một điều và mỗi một điều thôi: Khổ đau và con đường chấm dứt khổ đau. Hiểu được sự thật này sẽ giúp ta giải thoát tâm mình và mở rộng ra với cuộc sống chung quanh, và rồi một ngày ta sẽ có thể mang từ bi vào cuộc đời để làm vơi bớt những khổ đau.
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
I. Con đường tu tập
Nỗi sợ giác ngộ
Một số thiền sinh xác nhận rằng có một nỗi sợ về giải thoát đã kiềm hãm họ trong sự tu tập, nhất là khi họ bắt đầu bước chân vào một lãnh vực xa lạ, chưa từng khám phá. Nỗi sợ về những điều không biết đã trở thành một chướng ngại, nó khiến ta không thể hoàn toàn buông xả.Nhưng sự thật thì đó không phải là nỗi sợ về giác ngộ, mà là sợ những ý niệm về giác ngộ. Trong chúng ta, ai cũng có một quan niệm nào đó về giải thoát, như là: hoà tan vào một vầng sáng chói hoặc là hội nhập vào một tia chớp vô cùng trong vũ trụ... Tâm ta tạo dựng đủ mọi hình ảnh khác nhau về sự giác ngộ. Và đôi khi bản ngã cũng tạo nên một hình ảnh về cái chết của chính nó, khiến ta kinh hoảng.
Giải thoát có nghĩa là buông bỏ hết mọi khổ đau. Thế thôi! Trước viễn ảnh được giải thoát ra khỏi lòng tham lam, bạn có sợ hãi không? Bạn có sợ rằng mình sẽ không còn sân hận hay si mê nữa không? Có lẽ là không! Giải thoát có nghĩa là tự mở trói thoát ra khỏi những tâm tính nào đã từng ràng buộc và làm ta khốn đốn. Vì vậy mà giải thoát không phải là một điều gì huyền bí hay khó hiểu. Giác ngộ sẽ không làm cho ta trở nên một nhân vật kỳ diệu, siêu nhiên. Giác ngộ chỉ có nghĩa là thanh lọc tâm mình và buông bỏ hết những gì có thể gây ra khổ đau. Bạn thấy không, việc ấy vô cùng đơn giản và thực tế.
Bạn hãy tưởng tượng mình đang cầm trên tay một cục than hồng. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ không chút ngần ngại hay sợ hãi gì mà không buông bỏ ngay. Sự thật thì khi bạn vừa ý thức được rằng mình đang nắm giữ, lập tức bạn sẽ buông bỏ. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày thì ít có ai ý thức được rằng chính mình đang nắm giữ khổ đau. Ngược lại, ta cứ tưởng rằng chúng đang trói giữ ta! Sự tu tập là làm sao thực hành được điều này: Ý thức được khổ đau khi chung khởi lên và khi ta nhận chúng là mình, để kịp thời buông bỏ chúng. Chúng ta có thể thực hiện được điều ấy bằng một kinh nghiệm giản dị và trực tiếp, ta theo dõi tiến trình ấy xảy ra thật nhiều lần, cho đến ngày nào ta thực sự hiểu được nó.
Đức Phật đã diễn tả giáo lý của ngài một cách thật vắn tắt và đầy đủ, rằng ngài chỉ dạy có một điều và mỗi một điều thôi: Khổ đau và con đường chấm dứt khổ đau. Hiểu được sự thật này sẽ giúp ta giải thoát tâm mình và mở rộng ra với cuộc sống chung quanh, và rồi một ngày ta sẽ có thể mang từ bi vào cuộc đời để làm vơi bớt những khổ đau.
Send comment