Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Bạn không phải là tâm trí của bạn

13 Tháng Tư 201100:00(Xem: 7397)
1. Bạn không phải là tâm trí của bạn

THIỀN VÀ NGHỆ THUẬT ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ĐỜI
SỨC MẠNH CỦA HIỆN TIỀN PHI THỜI GIAN
Hồ Kim Chung - Minh Đức biên dịch theo nguyên bản:
The Power Of Now của Eckhart Tolle
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh 2005

CHƯƠNG 1
BẠN KHÔNG PHẢI LÀ TÂM TRÍ CỦA BẠN

Chướng ngại lớn nhất đối với sự giác ngộ

Giác ngộ là gì?

Một người hành khất ngồi bên lề đường đã hơn 30 năm. Một hôm gặp khách lạ đi qua, người hành khất như cái máy chìa chiếc nón cũ ra, miệng lẩm bẩm:

- Xin ông cho tôi chút tiền lẻ.

Khách bộ hành dừng lại nói:

- Tôi chẳng có gì cho ông. Nhưng ông đang ngồi trên cái gì vậy?
- Chẳng có gì. Chỉ là cái thùng cũ rích thôi. Tôi ngồi trên thùng này đã lâu lắm rồi.
- Ông đã từng xem có gì bên trong chưa?
- Chưa. Nhưng chẳng có gì đâu.

Khách bộ hành cứ khăng khăng yêu cầu nên xem thử. Khi ấy người hành khất mới cố cạy cái nắp thùng cũ kỹ ra. Ông ta ngạc nhiên, không tin vào mắt mình nữa, rồi vô cùng sung sướng. Thì ra trong thùng chứa đầy vàng.

Tôi là khách lạ đó, tuy chẳng có gì hiến tặng bạn nhưng đang bảo bạn hãy nhìn vào bên trong. Không phải bên trong cái thùng nào đó như trong chuyện ngụ ngôn, mà trong chỗ gần gũi hơn nữa: bên trong chính con người bạn.

Có thể bạn sẽ nói: “Nhưng tôi không phải là kẻ ăn mày mà”.

Những người không tìm thấy của cái chân chính của mình, nghĩa là niềm vui rực rỡ của Bản thế hiện tiền cùng với sự thanh thản sâu thẳm không gì lay chuyển nổi đều là kẻ ăn mày, cho dù họ rất giàu sang về vật chất. Họ đang tìm kiếm những khoảnh khắc lạc thú hay muốn được công nhận giá trị của mình, tìm kiếm sự an ổn hay tình yêu bên ngoài, trong khi họ lại sẵn có một kho tàng bên trong, không những bao gồm mọi thứ họ đang tìm kiếm mà còn lớn lao hơn mọi thứ khác trên đời.

Thuật ngữ giác ngộ hay tỏ ngộ gợi lên khái niệm về sự thành tựu của một siêu nhân nào đó, và tự ngã hay cái tôi thích lưu giữ một khái niệm kiểu ấy. Nhưng nó đơn giản có nghĩa là trạng thái hồn nhiên hợp nhất về mặt cảm giác với Bản thể hiện tiền. Đó là trạng thái cộng thông hay kết nối với thứ gì đó vô lượng vô biên và không có gì có thể hủy hoại được, thứ gì đó, hầu như nghịch lý, cốt yếu là bạn mà lại còn lớn lao hơn nhiều so với chính bạn nữa. Đó là sự tìm thấy bản tính chân thật của bạn, cái bản tính vượt khỏi hình danh sắc tướng bên ngoài của bạn. Tình trạng không thể cảm nhận được sự nối kết này làm nảy sinh ảo tưởng phân biệt, tách biệt với chính bạn và với thế giới chung quanh bạn. Lúc ấy bạn vô tình hay cố ý xem bản thân mình là một mảnh cô lập trong vũ trụ. Thế là sợ hãi nảy sinh, rồi xung đột bên trong và bên ngoài bạn trở nên quen thường trong cuộc sống của bạn.

Tôi thích lối định nghĩa đơn giản của Đức Phật, Ngài cho rằng giác ngộ là “kết thúc khổ đau”. Chẳng có gì siêu nhiên trong định nghĩa đó, phải thế không? Dĩ nhiên, là một định nghĩa nên nó bất toàn. Nó chỉ cho thấy khía cạnh không được hàm ngụ trong sự giác ngộ: đó là đau khổ. Thế nhưng còn sót lại điều gì khi không còn khổ đau? Đức Phật giữ im lặng về điều đó, và sự im lặng của ngài hàm ý rằng bạn sẽ phải tìm hiểu cho chính mình. Ngài dùng một định nghĩa tiêu cực để cho tâm trí không thể nhào nặn thành một thứ gì đó để đặt niềm tin vào một thành tựu siêu nhiên, một mục tiêu bạn không sao vươn tới được. Mặc dù biện pháp phòng ngừa như vậy, đại đa số các Phật tử vẫn cứ tin rằng giác ngộ chỉ dành riêng cho Đức Phật thôi, chứ không dành cho họ, ít ra là không trong kiếp này.

Ông dùng thuật ngữ Bản thể hiện tiền (Being) nhằm ám chỉ điều gì?

Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt. Thế nhưng, cái bản thể này không chỉ vượt quá mà còn ẩn sâu bên trong mỗi sinh linh dưới dạng bản tính sâu thẳm, vô hình và bất khả hủy diệt của nó. Điều này có nghĩa là bạn có thể tiếp cận nó ngay tức thời như là bản tính đích thực của bạn. Nhưng đừng tìm cách nắm bắt nó bằng tâm trí. Đừng cố gắng tìm hiểu nó. Bạn chỉ có thể cảm nhận được nó khi tâm trí bạn tĩnh lặng. Khi bạn lưu trú trong hiện tiền, khi bạn tập trung chú ý trọn vẹn và mạnh mẽ vào cái Bây giờ, bạn có thể hiểu nổi nó bằng tâm trí của bạn. Tái ngộ với Bản thể hiện tiền và lưu trú thường xuyên trong trạng thái “hiểu rõ bằng cảm nhận” chính là giác ngộ, là tỏ ngộ vậy.

-ooOoo-

Khi đề cập đến Bản thể hiện tiền, phải chăng ông đang nói về Thượng đế? Nếu phải, tại sao ông không dùng thuật ngữ này?

Thuật ngữ Thượng đế đã trở thành vô nghĩa qua hàng ngàn năm bị lạm dụng. Đôi khi tôi cũng dùng từ này, nhưng dùng thật dè dặt. Nói lạm dụng tức là tôi muốn nói có những người chưa từng thoáng thấy lãnh vực thiêng liêng, bao la không ngần mé đằng sau chữ này, lại dùng nó một cách quả quyết cứ như là họ biết rõ rằng họ đang nói cái gì. Hoặc họ lập luận chống lại nó cứ như thể họ biết rõ rằng họ đang phủ nhận, đang phản bác cái gì vậy. Sự lạm dụng này làm nảy sinh sự xác tín, sự cả quyết, và các ảo tưởng vị ngã thật lố bịch, như người ta thường nói: “Thượng đế của tôi hoặc của chúng tôi là vị Thượng đế duy nhất chân thật, còn Thượng để của các bạn là giả hiệu, là sai lầm”, hoặc như phát biểu nổi tiếng của Nietzche: “Thượng để đã chết” chẳng hạn.

Chữ Thượng đế đã trở thành một khái niệm đóng kín. Ngay khi nó được thốt ra, liền có hình ảnh một cụ già râu trắng do tâm trí tạo dựng nên, dù không phải như thế thì cũng có một hình tượng biểu trưng của tâm trí về một người hay sự vật nào đó bên ngoài chúng ta, mà hầu như luôn luôn thuộc về nam tính.

Chẳng phải Thượng đế mà cũng chẳng phải Bản thể hiện tiền, hay bất cứ từ ngữ nào khác có thể định nghĩa hay giải thích được cái thực tại không thể nghĩ bàn ẩn khuất đằng sau từ ngữ đó. Cho nên vấn đề quan trọng là phải xem từ ngữ ấy sẽ giúp hay gây trở ngại, không cho chúng ta thể nghiệm điều mà từ ngữ ấy nhắm vào. Nó có vượt qua được chính nó để nhắm vào cái thực tại tiên nghiệm, siêu việt ấy hay không, hay nó lại dễ dãi thỏa hiệp chỉ để trở thành một ý tưởng trong đầu mà chúng ta đặt niềm tin vào, một kiểu thần tượng trong tâm tưởng chúng ta thôi?

Giống như chữ Thượng đế, chữ Bản thể hiện tiền chẳng giải thích được điều gì cả. Thế nhưng, chữ Bản thể hiện tiền có điểm thuận lợi hơn ở chỗ nó là một khái niệm còn bỏ ngỏ. Nó không giản lược cái không hình tướng vô hạn vô biên thành một cá thể hữu hạn. Không thể nào dùng tâm trí để tạo dựng một hình tướng cho nó được. Chẳng ai có thể tuyên bố mình độc quyền sở hữu Bản thể hiện tiền được. Nó là bản tính đích thực của chúng ta, và chúng ta có thể tiếp cận nó ngay tức thì bằng cảm nhận sự hiện trú của chính mình; đó là sự đảm nhận tôi hiện hữu ngay trước khi phân biệt tôi là cái này hay tôi là cái kia. Vì thể chữ Bản thể hiện tiền cho thấy chỉ cần một bước nhỏ thôi là chúng ta thể nghiệm được cái thực tại hiện tiền siêu việt ấy.

-ooOoo-

Trở ngại lớn lao nhất đối với việc thể nghiệm thực tại này là gì?

Đó là sự kiện bạn đồng hóa với tâm trí của mình. Tâm trí khiến cho sự suy nghĩ có tính cưỡng bách. Không thể ngừng suy nghĩ là một thảm trạng khủng khiếp, nhưng chúng ta không nhận ra điều này bởi vì hầu hết để phải chịu đau khổ như thế, nên ai cũng xem đó là chuyện bình thường. Sự huyên náo không ngơi nghỉ của tâm trí ngăn cản không cho bạn tìm thấy miền tĩnh lặng nội tại vốn không thể tách biệt khỏi Bản thể hiện tiền. Tình trạng náo động của tâm trí cũng tạo ra một sản phẩm là Cái Tôi giả tạo, nó phóng ra một bóng đen bao gồm toàn các nỗi sợ hãiđau khổ. Chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những điều đó chi tiết hơn say này.

Triết gia Descartes tin rằng ông đã tìm ra chân lý căn bản nhất khi ông đưa ra lời tuyên bố nổi tiếng: “Tôi tư duy, do đó tôi hiện hữu”. Thực ra, ông đã diễn tả một sai lầm căn bản nhất của con người, đó là: đánh đồng khả năng suy nghĩ với Bản thể hiện tiền, và đồng nhất bản thân mình với sự suy nghĩ. Chủ thể bị cưỡng bách cứ phải suy nghĩ miên man không ngừng, tức là ám chỉ hầu hết mọi người phải sống trong trạng thái cách biệt rõ rệt, trong một thế giới phức tạp và không lành mạnh, đầy rẫy những rối rắm và xung đột liên miên, một thế giới phản ảnh tình trạng manh mún ngày càng tăng của tâm trí. Giác ngộ hay tỏ ngộ là trạng thái trọn vẹn, trạng thái “nhất thể” tràn đầy an lạc. Hợp nhất làm một với cuộc sống trong khía cạnh thị hiện của nó là thế giới vật chất hữu hình, cũng như với khía cạnh bất thị hiện của sự sống là tự ngã sâu thắm nhất của bạn – tức là hợp nhất làm một với Bản thể hiện tiền. Tỏ ngộ không chỉ là chấm dứt khổ đau, chấm dứt nhưng xung đột liên miên bên trong cũng như bên ngoài, mà còn là chấm dứt sự nô dịch khốn cùng đối với dòng suy nghĩ miên man ấy. Đây quả là sự giải phóng tuyệt vời biết bao!

Đồng hóa với tâm trí của mình sẽ tạo ra một tấm màn che mờ ảo quanh những khái niệm, danh xưng, hình ảnh, chữ nghĩa, các phán xét, và các định nghĩa ngăn chặn mọi quan hệ đích thực. Nó xen vào giữa bạn và tự ngã của bạn, giữa bạn và người phối ngẫu, giữa bạn và thiên nhiên, giữa bạn và Thượng đế. Chính tấm màn ý tưởng này tạo ra ảo tưởng về sự cách biệt, ảo tưởng rằng có bạn và một “tha nhân” hoàn toàn cách biệt với bạn. Từ đó bạn quên bẵng đi sự kiện cốt yếu rằng, bên dưới các ngoại hình vật chấtsắc tướng cách biệt nhau bạn vốn hợp nhất làm một với mọi sự vật đang hiện hữu. Nói “quên đi” tức là nói bạn không còn có thể cảm nhận được cái nhất thể này như là thực tại hiển nhiên nữa. Bạn có thể tin tưởng rằng nó đúng, nhưng bạn không còn thực sự biết rõ là nó đúng nữa. Niềm tin có thể làm cho bạn thấy dễ chịu, thấy được an ủi. Thế nhưng chỉ khi nào xuất phát từ kinh nghiệm của chính bạn nó mới giải thoát bạn được.

Suy nghĩ trở thành căn bệnh. Loại bệnh này xảy ra khi mọi thứ mất đi sự cân bằng. Chẳng hạn không có gì trái lẽ thường khi các tế bào trong cơ thể phân chianhân bản, nhưng khi tiến trình này diễn ra không hòa hợp với toàn bộ cơ chế, các tế bào sinh sôi nảy nở quá nhiều sẽ khiến chúng ta bị bệnh.

Tâm trí là một công cụ tuyệt vời nếu nó được sử dụng đúng đắn. Nhưng nếu dùng sai, nó sẽ có tính hủy hoại rất đáng kể. Nói chính xác hơn rất thường khi không phải bạn dùng tâm trí một cách sai lầm – mà thường thì bạn không hề dùng đến nó. Chính nó sử dụng bạn. Đây mới là bệnh. Bạn tin rằng bạn chính là tâm trí của bạn. Đây mới là ảo tưởng. Chính cái công cụ này đã thống trị bạn.

Tôi không hoàn toàn đồng ý.

Đúng là tôi có rất nhiều ý nghĩ chẳng thể nhằm mục đích gì cả giống như hầu hết mọi người, nhưng tôi vẫn có thể chọn dùng tâm trí mình để sở hữuhoàn thành nhiều thứ, và lúc nào tôi cũng làm như thế.

Không phải chỉ vì bạn có thể giải một trò chơi ô chữ hay chế tạo được một trái bom nguyên tử mà nói rằng bạn sử dụng tâm trí của bạn. Giống như loài chó thích gặm xương, tâm trí thích tạo ra vấn đề để nghiền ngẫm. Đó là lý do giải thích tại sao nó chơi trò ô chữ và chế tạo bom nguyên tử. Bạn chẳng có lợi gì trong cả hai trường hợp đó. Xin hỏi bạn một điều: liệu bạn có thể tự do thoát khỏi tâm trí của bạn bất kỳ lúc nào bạn muốn không? Bạn có tìm thấy chiếc nút “tắt” để bắt tâm trí bạn ngưng hoạt động không?

Phải chăng ông muốn nói hoàn toàn ngưng dứt suy nghĩ?

Không, tôi không thể, ngoại trừ có lẽ ngưng dứt suy nghĩ trong một hoặc hai giây thôi.

Vậy thì tâm trí đang sử dụng bạn. Vô tình bạn bị đồng hóa với nó, cho nên bạn không hề biết mìnhnô lệ của nó. Hầu như bạn bị khống chết mà không hề hay biết, và vì thế bạn xem thực thể khống chế mình là chính bạn. Khởi đầu của tự donhận biết rằng bạn không phải là thực thể đang khống chế bạn – không phải là chủ thể tư duy. Tri kiến ấy cho phép bạn quan sát được thực thể đó. Ngay lúc bạn bắt đầu quan sát thực thể tư duy, thì một mức độ ý thức cao hơn được khởi động. Lúc ấy bạn bắt đầu nhận ra rằng có một lãnh vực linh giác, một lãnh vực thông minh bao la nằm bên ngoài tư duy, rằng suy nghĩ chỉ là một phần nhỏ bé của linh giác đó. Bạn cũng nhận ra rằng mọi thứ đều thực sự đáng quan tâm – như vẻ đẹp, tình yêu, sự sáng tạo, niềm vui, sự thanh thản nội tại – đều nảy sinh từ bên ngoài phạm vi tâm trí. Bạn bắt đầu thức tỉnh.

Giải phóng bản thân khỏi tâm trí của bạn

Chính xác ông muốn nói điều gì khi nói “Quan sát chủ thể tư duy?”

Khi ai đó đến gặp bác sĩ và nói: “Tôi nghe thấy một tiếng nói vang lên trong đầu tôi”, rất có thể người ấy sẽ được chuyển đến khám ở một bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Sự thật là hầu hết mọi người cũng giống như vậy, đều luôn nghe thấy một hay vài giọng nói vang lên trong đầu họ: các tiến trình suy nghĩ này diễn ra một cách tự phát mà bạn không nhận ra mình có sức mạnh ngưng dứt được chúng. Các cuộc độc thoại hoặc đối thoại như thế cứ lan man không sao dừng lại được.

Bạn có thể tình cờ gặp phải những người “điên” trên đường phố không ngớt nói huyên thuyên hoặc lẩm bẩm với bản thân họ.Vậy là tình hình đó chẳng khác là bao so với điều mà bạn và những người bình thường khác đang làm, ngoại trừ ở chỗ bạn không nói to lên. Tiếng nói này biết phê bình, suy đoán, phán xét, so sánh, than phiền, ưa thích, ghét bỏ, và vân vân. Tiếng nói này không nhất thiếtliên quan đến tình huống thực tế của bạn ngay lúc đó; nó có thể đang diễn lại chuyện quá khứ mới vừa xảy ra hay đã xảy ra trong tương lai. Thông thường nó tưởng tượng đến các tình huống trắc trở cùng các hậu quả xấu, và như thế người ta gọi đó là nỗi lo âu. Đôi khi cuốn băng ghi âm này có kèm theo các hình ảnh rõ nét hay “các liên khúc phim do tâm trí chế tác”. Cho dù tiếng nói này có liên quan đến tình huống ngay trước mắt, thì nó cũng sẽ cắt nghĩa tình huống ấy theo ngôn từ quá khứ. Sở dĩ như vậy bởi vì tiếng nói này thuộc về tâm trí bị quy định của bạn, và tâm trí này vốn là kết quả của toàn bộ các diễn biến trong quá khứ của cá nhân bạn cũng như của linh hồn văn hóa cộng đồng mà bạn thừa hưởng được. Vì vậy bạn ngắm nhìn và phán xét hiện tại thông qua con mắt quá khứ, thế là cái nhìn của bạn về hiện tại hoàn toàn bị biến dạng đi, không còn đúng với thực tại nữa. Trường hợp tiếng nói này trở thành kẻ thù tệ hại nhất của con người không phải là hiếm thấy trong cuộc sống thường ngày. Nhiều người sống với sự giày vò này trong đầu, nó thường xuyên tấn công và trừng phạt họ, vắt kiệt sức lực của họ. Đó là nguyên nhân của mọi khốn khổ và buồn phiền câm nín, cũng là nguyên nhân của các căn bệnh tâm thần.

Tin tốt lành là bạn có thể giải phóng bản thân thoát khỏi tâm trí của bạn. Đây là tự do duy nhất chân chính. Bạn có thể cất bước khởi đầu ngay bây giờ. Hãy bắt đầu lắng nghe tiếng nói trong đầu bạn thường xuyên hơn. Hãy đặc biệt chú ý đến cái lối suy tư lặp đi lặp lại, giống như chiếc máy ghi âm cũ phát đi phát lại trong đầu bạn từ nhiều năm rồi. Hành động này gọi là “quan sát chủ thể tư duy”, hay nói cách khác là lắng nghe tiếng nói trong đầu bạn, hãy hiện diện ở đó như là chứng nhân.

Khi lắng nghe tiếng nói đó, bạn hãy lắng nghe nó một cách vô tư, tức là đừng phán xét nó. Đừng phán xét hay kết án những gì bạn nghe được, bởi vì làm như thế có nghĩa là mở ngõ cho tiếng nói ấy quay lại qua cánh cửa phía sau. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra được: kia là tiếng nói, và đây là tôi đang lắng nghe nó, quan sát nó. Nhận biết được hiện trạng tôi đang là, tức là cảm nhận sự hiện trú của chính mình, không phải là một ý tưởng hay suy nghĩ. Nó phát khởi từ bên ngoài phạm vi của tâm trí.

-ooOoo-

Cho nên khi lắng nghe một ý nghĩ, bạn nhận biết không chỉ ý nghĩ đó mà còn nhận biết bản thân bạn như là chứng nhân của ý nghĩ đó. Một chiều kích mới của ý thức xuất hiện khi bạn lắng nghe ý nghĩ đó, bạn cảm nhận sự hiện trú hữu thức – tự ngã sâu thẳm của bạn – đằng sau hay bên dưới ý nghĩ đó, có thể nói như vậy. Lúc ấy ý nghĩ đó mất đi sức mạnh khống chế bạn và nhanh chóng chìm lắng đi, bởi vì bạn không còn cung cấp năng lượng cho tâm trí thông qua việc đồng hóa với nó. Đây là khởi đầu của việc ngưng dứt dòng suy nghĩ tự phát và có tính cưỡng chế.

Khi một ý nghĩ chìm lắng đi, bạn thể nghiệm sự gián đoạn trong dòng chảy của tâm trí – một khoảnh khắc “vô niệm”. Thoạt đầu, các khoảnh khắc này ngắn ngủi, có lẽ chỉ kéo dài vài giây đồng hồ, nhưng dần dà chúng sẽ kéo dài lâu hơn. Khi các khoảnh khắc này xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy tĩnh lặng và thanh thản trong lòng. Đây là khởi đầu của trạng thái tự nhiên cảm thấy mình hợp nhất làm một với Bản thể hiện tiền, vốn thường bị che mờ bởi tâm trí. Nhờ thường xuyên thực tập, cảm giác về sự tĩnh lặng và thanh thản sẽ trở nên sâu sắc hơn. Trên thực tế, tình trạng sâu lắng này không hề có chỗ tận cùng. Bạn cũng sẽ cảm thấy sự lan tỏa vi diệu của niềm vui phát khởi từ tận đáy lòng: đó là niềm vui của Bản thể hiện tiền.

Đây không phải là trạng thái hôn trầm. Hoàn toàn không phải như vậy. Ở đây ý thức không bị biến mất, mà ngược lại. Nếu cái giá phải trả của sự thanh thản là hạ thấp ý thức, và cái giá của sự tĩnh lặng là mất đi sinh khí và mất nhạy bén, vậy thì không đáng để bạn có được chúng. Trong trạng thái nối kết, cộng thông nội tại này, bạn sẽ nhạy bén hơn, tỉnh táo hơn so với trạng thái bị đồng hóa tâm trí. Bạn lưu trú toàn triệt trong hiện tiền. Tình hình này cũng nâng cao tần số rung động của trường năng lượng vốn đem lại sức sống cho cơ thể vật chất của bạn.

Khi bạn tiến sâu hơn nữa và lãnh địa “vô niệm”, như cách gọi ở phương Đông, bạn thể hiện được trạng thái ý thức thuần khiết. Trong trạng thái đó, bạn cảm thấy sự hiện diện của chính mình một cách mãnh liệt và với sự hân hoan đến nỗi mọi suy nghĩ, mọi cảm xúc, cả thể xác của bạn, cũng như toàn bộ thế giới bên ngoài trở nên khá vô nghĩa khi so với nó. Và tuy vậy, đây không phải là trạng thái vị ngã, mà thực ratrạng thái vô ngã. Nó đưa bạn vượt ra ngoài cái mà trước kia bạn vẫn nghĩ là “cái tôi của bạn”. Cái hiện tiền đó cốt yếu chính là bạn, và đồng thời lại vĩ đại hơn bạn. Những điều tôi cố gắng nói ở đây có vẻ nghịch lý hay thậm chí mâu thuẫn, nhưng tôi không biết cách miêu tả nào khác.

-ooOoo-

Thay vì “quan sát chủ thể tư duy”, bạn cũng có thể tạo ra một khoảng hở trong dòng chảy của tâm trí đơn giản bằng cách hướng trọng tâm chú ý của bạn vào cái Bây giờ. Chỉ cần ý thức mạnh mẽ về khoảnh khắc hiện tại. Làm được điều này bạn sẽ thấy thật vô cùng thú vị. Bằng cách đó, bạn tách ý thức ra khỏi hoạt động của tâm trí và tạo ra một khoảng hở vô niệm, trong đó bạn rất tỉnh táo nhận biết mọi thứ, nhưng không hề suy nghĩ chút nào cả. Đây là tinh hoa của thiền định.

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta có thể thực tập điều này bằng cách xem bất kỳ hoạt động bình thường hàng ngày cũng có thể là một cơ hội để rèn luyệnchú tâm toàn triệt vào nó, để chính nó cũng trở thành mục tiêu hướng tới. Chẳng hạn, mỗi lần lên xuống cầu thang trong nhà hay nơi làm việc, hãy chú tâm thật kỹ vào mỗi bước chân, mỗi động tác di chuyển, cả đến hơi thở của bạn nữa. Hãy lưu trú toàn triệt vào hiện tại. Hoặc khi rửa tay, bạn hãy chú tâm đến mọi giác quan liên hệ đến hoạt động này: tiếng nước chảy, cảm giác nước chảy trên tay, cứ động của đôi bàn tay, mùi thơm của xà phòng… Hoặc khi ngồi vào ô tô, sau khi đóng cửa xe bạn hãy ngưng lại vài giây để theo dõi hơi thở trước khi cho xe chạy đi. Hãy tập nhận biết cảm giác về sự hiện trú của mình trong hiện tại, nó rất lặng lẽ nhưng đầy năng lực.

Có một tiêu chuẩn xác định mức độ thành công của bạn khi thực tập điều này: đó là mức độ thanh thản mà bạn cảm thấy trong lòng.

-ooOoo-

Thế là bước đi duy nhất tối hệ trọng trong cuộc du hành tiến đến giác ngộ của bạn là: học cách từ bỏ sự đồng hóa với tâm trí của bạn. Mỗi khi tạo được một khoảng hở trong dòng chảy của tâm trí của bạn. Mỗi khi tạo được một khoảng hở trong dòng chảy của tâm trí, thì ánh sáng của ý thức bạn càng mạnh mẽ hơn.

Một ngày kia bạn có thể bắt gặp chính bạn mỉm cười với tiếng nói trong đầu bạn, giống như bạn mỉm cười với các trò hề của một đứa trẻ vậy. Điều này có nghĩa là bạn không còn xem nội dung của tâm trí bạn quá hệ trọng như trước đây nữa, bởi vì cảm nhận về cái tôi của bạn không còn lệ thuộc vào nó nữa.

Giác ngộ: vượt lên trên tư duy

Chẳng phải tư duyđiều kiện tối cần thiết để tồn tại trong thế giới này sao?

Tâm trí của bạn là một phương tiện, một công cụ. Nó ở đó để được sử dụng cho một nhiệm vụ đặc biệt, và khi nhiệm vụ ấy được hoàn tất, bạn cất công cụ đi. Có thể nói rằng khoảng 80% đến 90% suy nghĩ của hầu hết mọi người không chỉ lặp đi lặp lại một cách vô ích, mà do vì bản chất sai lệch và thường là tiêu cực của nó, nên phần lớn các suy nghĩ ấy lại còn tác hại nữa. Hãy quan sát tâm trí của mình rồi bạn sẽ thấy đúng như vậy. Tình hình này khiến cho sinh lực của bạn bị thất thoát nghiêm trọng.

Loại suy nghĩ có tính cưỡng chế này thực sự là một thói nghiện ngập. Nghiện ngập có đặc điểm gì? Rất đơn giản, bạn không còn cảm thấy mình có quyền chọn lựa lúc nào suy nghĩ và lúc nào nên dừng lại. Dường như nó mạnh mẽ hơn bạn. Nó cũng khiến cho bạn cảm nhận sai lệch về lạc thú, và lạc thú ấy luôn biến thành khổ đau.

Tại sao chúng ta cứ phải miên man suy nghĩ?

Bởi vì bạn bị đồng hóa với sự suy nghĩ, tức là bạn tìm thấy cái tôi của mình từ chính nội dung và hoạt động của tâm trí bạn. Bởi vì bạn tin rằng mình sẽ không còn hiện hữu nữa nêu bạn ngưng suy nghĩ. Khi trưởng thành dần lên, bạn kiến tạo trong tâm trí một hình ảnh về con người của bạn, căn cứ vào hoàn cảnh sinh hoạt cá nhân và bối cảnh văn hóa cộng đồng của bạn. Chúng ta có thể gọi cái tôi hão huyền này là tự ngã. Nó bao gồm các hoạt động của tâm trí và chỉ có thể tiếp tục tồn tại được nhờ không ngừng suy nghĩ. Thuật ngữ tự ngã (ego) có nghĩa là những sự việc khác biệt nhau đối với những con người khác nhau, nhưng ở đây nó có nghĩa là cái tôi giả tạo, được kiến tạo một cách bất thức bởi tâm trí.

Đối với tự ngã, khoảnh khắc hiện tại thật khó lòng hiện hữu. Chỉ có quá khứ và tương lai mới được xem là quan trọng. Sự đảo lộn chân lý hoàn toàn như vậy lý giải cho sự kiện là theo phương thức của tự ngã, tâm trí vận hành quá ư lệch lạc. Tự ngã cứ luôn bận tâm giữ cho quá khứ còn sống mãi, bởi vì không có quá khứ thì bạn là ai kia chứ? Nó lại hằng hằng phóng chiếu tự thân vào tương lai để bảo đảm rằng nó còn tiếp tục tồn tại, và để tìm kiếm một loạt giải thoát hay đáp ứng nào đó ở đấy. Nó bảo: “Một ngày kia, khi việc này, việc kia, hay việc khác xảy ra, thì tôi sẽ ổn, sẽ hạnh phúc, sẽ thanh thản”. Cho dù tự ngã có vẻ cũng có đả động đến hiện tại, thì đó cũng không phải là thứ hiện tại mà nó thấy: Tự ngã ngộ nhận hoàn toàn bởi vì nó nhìn vào hiện tại bằng nhãn quang của quá khứ. Hoặc giả nó giản lược hiện tại thành một phương tiện để đạt được cứu cánh, một cứu cánh luôn luôn nằm trong cái tương lai được phóng chiếu bởi tâm trí. Hãy quan sát tâm trí của mình, bạn sẽ thấy đây là cung cách vận hành cúa nó.

Khoảnh khắc hiện tại nắm giữ chìa khóa để giải phóng bạn khỏi bị đồng hóa với sự suy nghĩ. Nhưng bạn sẽ không tìm thấy khoảnh khắc này bao lâu bạn còn là tâm trí của mình.

Tôi không muốn đánh mất năng lực phân tích và biện biệt của mình. Nói cho cụ thể hơn, tôi không phản đối việc học cách suy nghĩ cho minh bạch hơn, nhưng tôi không muốn đánh mất tâm trí. Tư duy là món quà quí giá nhất mà chúng ta nhận được. Không có nó, có lẽ chúng ta chỉ là một loài động vật nào khác thôi.

Sự ưu thắng của tâm trí chẳng qua chỉ là một giai đoạn trong cuộc tiến hóa của ý thức. Vấn đề cấp bách hiện nay là chúng ta cần tiếp tục tiến lên giai đoạn kế tiếp; nếu không, chúng ta sẽ bị hủy diệt bởi cái tâm trí vốn đã phát triển thành một con quái thú. Chúng ta sẽ bàn đến điểm này chi tiết hơn ở một đoạn sau. Tư duyý thức không đồng nghĩa với nhau, bởi vì dù sao tư duy cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ bé của ý thức mà thôi. Sự suy nghĩ không thể tồn tại nếu khôngý thức, nhưng ý thức không cần đến tư duy mới tồn tại được.

Giác ngộ có nghĩa là vượt lên trên tư duy, chứ không rơi trở xuống mức độ động vật hay thực vật, tức là bên dưới mức độ tư duy. Ở trạng thái tỏ ngộ, bạn vẫn sử dụng khả năng tư duy của mình khi cần thiết, nhưng theo cách thức tập trung và hiệu quả hơn nhiều so với trước đây. Bạn sử dụng nó phần lớn nhằm phục vụ các mục tiêu thực dụng, nhưng bạn thoát khỏi tình trạng cưỡng chế đối thoạt trong đầu, và được tĩnh lặng nội tại. Khi bạn thực sự sử dụng tâm trí, nhất là trong trường hợp cần đến một giải pháp sáng tạo, thì cứ khoảng vài phút bạn lại dao động giữa suy nghĩ và tĩnh lặng tức là giữa tâm trívô niệm. Vô niệmtrạng thái ý thức không có suy nghĩ. Chỉ bằng cách đó người ta mới có thể tư duy sáng tạo, bởi vì chỉ bằng cách đó tư duy mới có sức mạnh thực sự. Khi không còn nối kết với lãnh vực ý thức bao la hơn nhiều, chỉ một mình thôi tư duy sẽ nhanh chóng trở nên cằn cỗi, điên rồ và có tính phá hoại.

Tâm trí cốt yếu là một cỗ máy phục vụ cho sự tồn tại. Nó tấn công và phòng ngự chống lại các bộ óc khác bằng cách thu thập, lưu trữ và phân tích thông tin – đây là việc làmtâm tríbiệt tài, nhưng lại hoàn toàn không có tính sáng tạo. Tất cả các nghệ sĩ chân chính, dù có biết hay không, đều sáng tạo từ vùng vô niệm, từ sự tĩnh lặng nội tại. Rồi tâm trí mới ban tặng hình hài cho thôi thúc hay nhận thức sáng tạo. Ngay những nhà khoa học vĩ đại cũng thuật lại rằng các phát minh sáng tạo của họ xuất hiện vào thời điểm tâm trí thanh thản.

Kết quả đáng kinh ngạc của cuộc điều tra tìm hiểu phương pháp làm việc của các nhà toán học nổi tiếng nhất nước Mỹ, trong đó có cả Einstein, cho thấy sự suy nghĩ “chỉ đóng một vai trò phụ thuộc trong giai đoạn ngắn ngủi có tính quyết định của bản thân hành vi sáng tạo”. Do đó, có thể nói rằng nguyên nhân đơn giản khiến cho đa số các nhà khoa học không có năng lực sáng tạo không phải vì họ không biết cách tư duy, mà bởi vì họ không biết cách ngưng dứt suy nghĩ!

Không phải nhờ tâm trí, nhờ tư duy mà sự sống trên quả đất hay chính cơ thể bạn mới được sáng tạotồn tại lâu dài như một phép lạ. Hiển nhiên phải có một linh giác, một trí thông minh vốn tuyệt vời hơn tâm trí nhiều, đang hoạt động. Một tế bào duy nhất trong cơ thể con người có đường kính khoảng 1/1000 inch làm thế nào lại có thể chứa đựng các thông tin bên trong DNA của nó với dung lượng chiếm khoảng 1000 cuốn sách dày đến 600 trang mỗi cuốn? Càng học hỏi về cách vận hành của cơ thể con người, chúng ta càng nhận thấy cái linh giác đang hoạt động bên trong nó thật bao la biết bao và kiến thức của chúng ta thật nhỏ bé biết chừng nào. Khi tâm trí tái kết nối với linh giác ấy, nó sẽ trở thành một công cụ kỳ diệu bậc nhất. Lúc ấy nó sẽ phục vụ cho một cái gì đó còn vĩ đại hơn cả bản thân nó nữa.

Xúc cảm: phản ứng của cơ thể đối với tâm trí của bạn

Còn các xúc cảm thì sao? So với tâm trí tôi thấy mình bị cuốn hút vào các xúc cảm hơn.

Theo cách dùng chữ ở đâu, tâm trí không chỉ là tư duy mà thôi. Nó còn bao gồm các xúc cảm cũng như tất cả các khuôn mẫu phản ứng tâm trí – xúc cảm một cách bất thức nữa. Xúc cảm nảy sinh ở chỗ mà tâm trí và thân xác gặp gỡ nhau. Nó chính là chỗ phản ứng của cơ thể đối với tâm trí của bạn – hay bạn có thể nói rằng nó là phản ánh của tâm trí trong cơ thể của bạn. Chẳng hạn, ý nghĩ tấn công hay thù địch sẽ tích lũy năng lượng trong cơ thể mà chúng ta gọi là nổi giận. Lúc ấy cơ thể đã sẵn sàng chiến đấu. Còn ý nghĩ cho rằng bạn đang bị đe dọa, về thể xác hoặc tâm lý, khiến cho cơ thể co rút lại, chính là khía cạnh vật chất của cái chúng ta gọi là sợ hãi. Các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng các xúc cảm mãnh liệt thậm chí có thể làm thay đổi cả đến tình trạng sinh hóa trong cơ thể. Các thay đổi sinh hóa này tượng trưng cho khía cạnh vật chất của xúc cảm. Dĩ nhiên, bạn thường không biết rõ tất cả các khuôn mẫu suy nghĩ của mình, và thông thường chỉ qua quan sát các xúc cảm nảy sinh bạn mới có thể hiểu được chúng.

Càng bị đồng hóa với sự suy nghĩ, với các yêu thích và ghét bỏ, với các phán xét và giải thích, tức là bạn càng ít hiện trú như là chủ thể quan sát một cách tỉnh táo, thì năng lượng xúc cảm tích tụ lại sẽ càng mạnh mẽ, cho dù bạn có biết rõ hay không. Nếu bạn không thể cảm nhận các xúc cảm của mình, nếu bạn bị tách rời khỏi chúng, thì sau cùng bạn sẽ trải nghiệm chúng ở mức độ thuần túy thể xác dưới dạng một rối loạn hay triệu chứng bệnh ở cơ thể. Trong mấy năm gần đây có rất nhiều tác phẩm bàn về vấn đề này, cho nên ở đây chúng ta không cần đi sâu vào. Một khuôn mẫu xúc cảm bất thức mạnh mẽ thậm chí có thể thị hiện dưới dạng một biến cố bên ngoài dường như xảy ra chỉ nhằm vào bạn thôi. Chẳng hạn, tôi đã từng quan sát những người chất chứa nhiều oán giận bên trong mà không biết và cũng không phát tiết ra được thường rất dễ bị tấn công – bằng lời lẽ hoặc thậm chí bằng bạo lực vật chất – bởi những con người đầy giận dữ khác, và thường không vì nguyên nhân rõ rệt nào cả. Ở họ toát ra khí vị giận dữ đánh vào tiềm thức của một số người khác, và kích hoạt lòng oán hận tiềm ẩn của chính những người này.

Nếu thấy khó cảm nhận các xúc cảm của mình, bạn hãy bắt đầu bằng cách tập trung chú ý vào trường năng lượng nội tại của cơ thể. Hãy cảm nhận cơ thể từ bên trong. Tình hình này cũng giúp bạn tiếp cận các xúc cảm của mình. Chúng ta sẽ khám phá điểm này chi tiết hơn ở một đoạn sau.

-ooOoo-

Ông nói rằng xúc cảm là phản ánh của tâm trí in vào cơ thể. Nhưng đôi khi có sự xung đột giữa hai bên: tâm trí bảo “không” trong khi xúc cảm bảo “có”, hoặc ngược lại.

Nếu bạn thực sự muốn biết rõ tâm trí của mình, cơ thể sẽ luôn luôn phản ảnh sự thực cho bạn, vì vậy hãy quan sát xúc cảm, hay đúng ra hãy cảm nhận nó trong cơ thể. Nếu có sự xung đột hiển nhiên giữa hai bên thì ý nghĩ thường dối trá, còn xúc cảm thường thật thà. Nhưng đó không phải là sự thật tối hậu về con người bạn, mà chỉ là sự thật tương đối về trạng thái tâm trí của bạn vào lúc bấy giờ.

Xung đột giữa các ý nghĩ hời hợt và các tiến trình tâm trí bất thức chắc chắn thường xảy ra. Có lẽ bạn chưa có khả năng đưa hoạt động tâm trí bất thức hiện rõ thành các ý nghĩ, nhưng nó sẽ luôn luôn được phản ánh trong cơ thể dưới dạng xúc cảm và bạn có thể hiểu rõ xúc cảm này. Quan sát một xúc cảm theo cách này về căn bản cũng giống như lắng nghe hoặc quan sát một ý nghĩ, mà tôi đã miêu tả trên đây. Khác biệt duy nhất là trong khi ý nghĩ ở trong đầu bạn, thì xúc cảm có một thành tố vật chất mạnh mẽ, và vì vậy nó cốt yếu có thể được cảm nhận trong cơ thể. Lúc ấy bạn có thể để cho xúc cảm hiện hữu ở đó mà không bị nó chi phối. Bạn không còn là xúc cảm ấy nữa, bạn là chủ thể quan sát, bạn hiện trú để quan sát nó. Thường xuyên thực hành như vậy, tất cả những hoạt động tâm trí bất thức của bạn sẽ được đưa ra trước ánh sáng của ý thức.

Vì vậy, quan sát các xúc cảm cũng quan trọng không kém so với quan sát các ý nghĩ sao?

Phải. Hãy tạo thói quen tự đặt cho mình câu hỏi: Cái gì đang diễn ra bên trong tôi vào khoảnh khắc này? Câu hỏi ấy sẽ chỉ bạn đi đúng hướng. Nhưng đừng phân tích, chỉ đơn thuần quan sát thôi. Hãy tập trung chú ý vào bên trong, để cảm nhận năng lượng của xúc cảm. Nếu không có xúc cảm nào hiện hành, hãy chú ý sâu hơn nữa vào trường năng lượng nội tại của cơ thể bạn. Đó là cánh cổng mở vào Bản thể hiện tiền.

-ooOoo-

Một xúc cảm thường biểu thị cho một khuôn mẫu suy nghĩ được cung cấp năng lượng và khuếch đại lên, và do vì năng lượng tích tụ lại quá sức chịu đựng, cho nên khởi thủy bạn không dễ gì hiện trú đúng mức để quan sát được nó. Nó muốn khống chế bạn, và thường thì nó thành công trừ phi bạn có thể hiện trú đúng mức. Nếu bạn bị lôi cuốn vào tình trạng đồng hóa một cách bất thức với cảm xúc do thiếu sự hiện trú, bình thường là như vậy, cảm xúc ấy tạm thời trở thành “bạn”. Thông thường một vòng luẩn quẩn hình thành giữa suy nghĩcảm xúc: chúng nuôi dưỡng lẫn nhau. Khuôn mẫu suy nghĩ tạo ra một phản ảnh khuếch đại của chính nó dưới dạng một xúc cảm, và tần số rung động của xúc cảm ấy tiếp tục nuôi dưỡng khuôn mẫu suy nghĩ ban đầu. Nhờ lưu trú ở hoàn cảnh, biến cố, hay con người mà nó xem là nguyên nhân gây ra xúc cảm, ý nghĩ cung ứng năng lượng cho xúc cảm ấy, rồi xúc cảm ấy lại cung cấp năng lượng cho khuôn mẫu suy nghĩ, và vân vân….

Tựu trung lại, tất cả mọi xúc cảm đều là các biến thể của một xúc cảm nguyên thủy duy nhất nảy sinh từ trạng thái bất thức của con người đích thực vượt ra ngoài danh xưng và hình tướng của bạn. Do bản chất vô phân biệt của nó, thật khó lòng tìm ra được một cái tên để miêu tả chính xác các xúc cảm này. Thuật ngữ “sợ hãi” tuy có ý nghĩa khá gần gũi, nhưng ngoài cảm giác bị đe dọa không ngừng, nó còn hàm ngụ cảm giác bị bỏ rơi vào bất toàn sâu sắc. Có lẽ tốt nhất nên dùng một thuật ngữ vốn cũng vô phân biệt giống như xúc cảm căn bản ấy, và đơn giản gọi nó là “đau khổ”. Một trong các nhiệm vụ căn bản của tâm trí là chiến đấu chống lại hay loại bỏ cảm giác đau khổ, vốn là một trong các lý do khiến cho tâm trí hoạt động không ngơi nghỉ, nhưng tất cả mọi việc nó có thể thực hiện được chỉ nhằm tạm thời che đậy nỗi đau khổ ấy mà thôi. Thực ra, tâm trí càng cực lực đấu tranh để loại trừ đau khổ, thì đau khổ càng to lớn hơn. Có lẽ tâm trí không bao giờ tìm ra được giải pháp, mà nó cũng không cho phép bạn làm như thế, bởi vì bản thân nó vốn là một trong các nguyên nhân nội sinh gây ra “vấn đề”. Hãy hình dung viên cảnh sát trưởng đang cố gắng phát hiện ra thủ phạm cố tình gây hỏa hoạn trong khi thủ phạm này chính là viên cảnh sát trưởng ấy. Bạn sẽ không thoát khỏi nổi đau khổ ấy cho đến khi bạn ngưng cảm nhận về Cái Tôi từ trạng thái đồng hóa với tâm trí, tức là tự ngã. Lúc ấy tâm trí bị lật đổ khỏi vị trí quyền lực của nó, và Bản thế hiện tiền tự hiển lộ ra như bản tính đích thực của bạn.

Vâng, tôi biết rõ câu hỏi bạn sẽ nêu ra.

Câu hỏi ấy là: Còn các tình cảm tích cực như yêu thương và niềm vui thì sao?

Chúng không thể tách rời khỏi trạng thái cộng thông nội tại tự nhiên của bạn với Bản thế hiện tiền. Tình yêu và niềm vui thoáng chốc hay những khoảnh khắc tuy ngắn ngủi mà sâu sắc có thể hiện hữu bất cứ lúc nào có một khoảng hở xuất hiện trong dòng chảy tư duy. Đối với hầu hết mọi người, những khoảng hở như thế hiếm khi xảy ra và chỉ xảy ra tình cờ vào những khoảnh khắc khi tâm trí rơi vào tình trạng “vô ngôn”, đôi khi chúng cũng bị kích hoạt bởi một vẻ đẹp tuyệt vời, bởi sự gắng sức cực độ ở thể xác, hay thậm chí bởi mối nguy hiểm lớn lao. Lúc ấy thình lình xuất hiện sự tĩnh lặng nội tại. Và bên trong cái tĩnh lặng đó có một niềm vui tế nhị mà mãnh liệt, rồi tình yêu và sự thanh thản tuôn trào ra.

Thông thường những khoảnh khắc như thế thật ngắn ngủi, bởi vì tâm trí lại nhanh chóng tiếp tục hoạt động gây huyên náo của nó mà chúng ta gọi là tư duy. Tình yêu, niềm vui, và sự thanh thản không thể triển nở cho đến khi bạn giải thoát bản thân mình ra khỏi sự thống trị của tâm trí. Nhưng chúng không phải là cái mà tôi gọi là xúc cảm hay tình cảm. Chúng vượt quá phạm vi các xúc cảm, nằm ở mức độ sâu thẳm hơn nhiều. Cho nên bạn cần phải triệt ngộ các xúc cảm của mình để có thể cảm nhận chúng, nhiên hậu mới có thể cảm nhận được những thứ vượt quá phạm vi của chúng. Theo nghĩa đen, xúc cảm có nghĩa là “rối loạn”, nó xuất phát từ tiếng La Tinh emovere có nghĩa là “gây rối”.

Tình yêu, niềm vui, và thanh thản là những trạng thái sâu sắc của Bản thể hiện tiền. Như vậy, chúng không có đối cực. Đây là vì chúng nảy sinh từ cái vượt quá phạm vi của tâm trí. Ngược lại, là một bộ phận của tâm trí có tính nhị nguyên, các xúc cảm lệ thuộc vào qui luật đối đãi. Điều này đơn giản có nghĩa là bạn không thể có tốt mà không có xấu. Cho nên trong điều kiện bị đồng hóa với tâm trí, thiếu tỏ ngộ, thì cái tôi khi được gọi là một cách sai lầm niềm vui thường là khía cạnh lạc thú ngắn ngủi của cái vòng luẩn quẩn khổ đau/lạc thú. Lạc thú luôn luôn được tiếp nhận từ thứ gì đó bên ngoài bạn, trong khi niềm vui tuôn trào từ bên trong. Chính sự vật đem lại lạc thú cho bạn hôm nay thì mai kia có thể khiến cho bạn phải đau khổ, hay nó sẽ rời bỏ bạn, và sự thiếu vắng nó sẽ đem lại đau khổ cho bạn. Và cái thường được gọi là tình yêu có thể là khoái lạc và hưng phấn trong chốc lát, nhưng lại là sự bám víu nghiện ngập, là tình trạng thiếu thốn cực độ khả dĩ vụt chốc biến thành đối cực của nó. Nhiều mối quan hệ “tình yêu”, sau khi trạng thái phấn khởi ban đầu đã qua đi, thực ra luôn dao động giữa hai đối cực yêu thương và căm ghét, giữa cuốn hút và công kích lẫn nhau.

Tình yêu và đích thực không làm cho bạn thống khổ. Làm sao như thế được? Nó cũng không đột ngột biến thành căm ghét, và niềm vui đích thực cũng không biến thành đau khổ? Như đã nói, thậm chí trước khi tỏ ngộ – trước khi tự giải thoát khỏi tâm trí của mình – bạn có thể thoáng thấy niềm vui đích thực, tình yêu đích thực, hay thoáng thấy sự thanh thản nội tại sâu sắc tuy tĩnh lặng mà sống động rực rỡ. Đây là những sắc thái trong bản tính đích thực của bạn, vốn thường xuyên bị tâm trí che khuất đi. Ngay bên trong một quan hệ say nghiệm “bình thường”, người ta cũng có thể cảm nhận được những khoảnh khắc có sự hiện diện của một thứ gì đó chân thực, một thứ gì đó không thể hủy hoại được. Nhưng chúng chỉ là những thoáng hiện, chẳng bao lâu sẽ lại bị che khuất đi bởi sự can thiệp của tâm trí. Lúc ấy bạn dường như đã sở hữu vật gì đó rất quí giá rồi đánh mất nó đi, hoặc giả tâm trí có thể thuyết phục bạn rằng dù sao tất cả chỉ là ảo tưởng mà thôi. Sự thực đó không phải là ảo tưởng, và bạn không thể đánh mất nó được. Nó là một phần thuộc trạng thái tự nhiên của bạn, vốn có thể bị che khuất nhưng không bao giờ có thể bị tâm trí hủy diệt được. Cho dù bầu trời có u ám vì mây đen bao phủ, thì mặt trời cũng không biến đi đâu được. Nó vẫn còn đó đằng sau những đám mây mù.

Đức Phật nói rằng đau khổ phát sinh bởi dục vọng, và muốn thoát khỏichúng ta cần phải diệt dục.

Tất cả mọi dục vọng đều là hoạt động của tâm trí nhằm tìm cầu sự cứu rỗi hay thỏa mãn ở các sự vật bên ngoài và trong tương lai, thay thế cho niềm vui của Bản thể hiện tiền. Bao lâu tôi còn là tâm trí của tôi, thì bấy lâu tôi vẫn là các dục vọng ấy, các nhu cầu, các ham muốn, các ràng buộc, cùng các sự ghét bỏ ấy, và ngoài chúng không có “tôi” ngoại trừ một điểm: chúng đơn thuần chỉ là một khả năng, một tiềm năng không được thỏa mãn, một hạt giống chưa đâm chồi. Trong trạng thái đó, ngay đến mong ước được tự do hay giác ngộ cũng chỉ là một khát vọng được thỏa nguyện hay được trọn vẹn trong tương lai. Cho nên, đừng tìm cách giải thoát khỏi dục vọng hay “đạt đến” giác ngộ. Bạn hãy hiện trú trong khoảnh khắc hiện tại. Hãy lưu trú ở đó với tư cách chủ thể quan sát tâm trí. Thay vì trích dẫn lời của Đức Phật hạy là Đức Phật, hãy là “người thức tỉnh”, bởi vì đây chính là ý nghĩa của từ Phật Đà (Buddha) vậy.

Loài người khi bị chói chặt trong vòng đau khổ hàng vạn năm nay, kể từ khi họ bị thất sủng, bước vào lãnh địa của thời giantâm trí, và không còn biết đến Bản thể hiện tiền. Vào thời điểm đó, họ đã bắt đầu xem bản thân là mảnh vụn vô nghĩa trong một vũ trụ xa lạ, tách biệt với Nguồn Cội và tách biệt với nhau.

Khổ đau không thể tránh khỏi bao lâu bạn còn bị đồng hóa với tâm trí của mình, tức là khi nào bạn còn mê muội hay vô minh, theo cách nói của tôn gió. Ở đây chủ yếu đề cập đến đau khổ về mặt tình cảm, nó cũng là nguyên nhân chính gây ra đau đớn và bệnh tật ở thể xác. Phẫn nộ, căm ghét, tự cảm thán, tội lỗi, giận hờn, u uất, ghen tị, và vân vân, thậm chí cơn cáu kỉnh không đáng kể nhất cũng đều là các hình thức đau khổ. Và mọi lạc thú hay hứng khởi đều chứa đựng bên trong chính nó hạt giống của khổ đau: đối cực bất khả phân ly của nó, vốn sớm muộn gì cũng hiển lộ ra.

Người nào đã từng dùng đến ma túy để tìm “cảm hứng” cũng đều biết rằng cuối cùng rồi hứng khởi cũng biến thành u uất, rằng lạc thú cũng biến thành một dạng đau khổ nào đó. Nhờ kinh nghiệm riêng của mình, nhiều người cũng biết rõ rằng một mối quan hệ mật thiết có thể dễ dàng và nhanh chóng biến đổi từ nguồn gốc khoái lạc thành nguồn gốc khổ đau. Quan sát từ một bình diện cao hơn, hai mặt đối nghịch tiêu cựctích cựchai mặt của cùng một đồng tiền, nếu thuộc về nỗi thống khổ căn bản vốn bất khả phân ly với trạng thái ý thức vị ngã bị đồng hóa với tâm trí.

Nỗi đau khổ của bạn có hai bình diện: đau khổ mà bạn gây ra hôm nay, và đau khổ từ quá khứ vẫn còn tiếp tục sống trong tâm trí và thể xác của bạn. Ngưng gây ra đau khổ trong hiện tạigiải quyết nỗi đau khổ trong quá khứ chính là điều tôi muốn nói đến ở đây.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26475)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18115)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32652)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18731)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31459)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32399)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20010)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20193)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23776)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15037)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14962)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant