Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Bối cảnh và nền chính trị ở Bắc Ấn thế kỷ thứ sáu trước CN

19 Tháng Tư 201100:00(Xem: 7687)
1. Bối cảnh và nền chính trị ở Bắc Ấn thế kỷ thứ sáu trước CN

ÐỨC PHẬT LỊCH SỬ
The Historical Buddha
H.W. Schumann (1982) M. O' C. Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Xuất Bản


Chương 01
563 - 528 trước CN
Thời Niên Thiếu - Cuộc Tầm Cầu - Giác Ngộ


BỐI CẢNH VÀ NỀN CHÍNH TRỊ Ở BẮC ẤN THẾ KỶ THỨ SÁU TRƯỚC CN

blankTrên sân ga thành phố Ðại Học Bắc Ấn ở Gorakhpur, ta có thể thấy ngoài số du khách Ấn Ðộ, còn có du khách từ Nhật Bản, Srilanka, Thái Lan, Miến Ðiện cũng như đám người Tây Tạng tha hương và du khách Tây phương nữa. Họ là những người chiêm bái, trên đường đi viếng nơi đức Phật đản sanh tại Lumbini (Lâm-tì-ni) và nơi Ngài diệt độ tại Kusinàrà (Câu-thi-na). Vì bình nguyên Bắc Ấn này nằm giữa vùng đồi núi Himalayas (Tuyết Sơn) và lưu vực sông Gangà (Hằng Hà) là thánh địa Phật giáo, chính tại đây đức Phật tuyên bố các Thắng Trí của Ngài, khoảng giữa năm 528 và năm 483 trước Công Nguyên, và cũng là nơi khai sinh Giáo hội Tăng già đầu tiên. Từ đây, lời dạy của bậc Ðạo Sư bắt đầu bước đường chinh phục nhiều vùng châu Á một cách hòa bình êm đẹp.

Phong cảnh này vào thời đức Phật là vùng rừng rậm, trải dài từ cao nguyên Tarai trên triền dãy Tuyết Sơn khoảng 300km xuống dần về phía nam thành một bình nguyên mang đủ hình dáng ruộng đồng và lác đác vài ngôi làng ẩn nấp dưới những đám cây mọc rải rác trong ánh mặt trời gay gắt, một vài chỗ bị gián đoạn bởi các sông ngòi chảy chầm chậm đưa những chiếc thuyền gỗ buồm xám dong ruỗi nhàn nhã. Các khu thành thị chính ở đây là Allàhabàd, Vàranasì (Benares) và Patna.

Ðó là cách sinh hoạt thông thường giữa tháng năm và tháng sáu, lúc khí hậu lên cao 400C, nhưng phong cảnh và các thị trấn lại hoàn toàn đổi khác khi gió mùa chợt bùng ra giữa tháng sáu, trước đó đã ùa đến từ vùng đông nam theo những khối mây khổng lồ đùn lên dày đặc. Rồi những trận mưa ào ào như thác dữ dội đổ xuống đất hằng giờ khiến mặt đất trở thành một cánh đầm lầy, những dòng sông trước đây hiền hòa nay tràn bờ cuồn cuộn chảy xiết.

Chẳng bao lâu sức nóng trở nên oi bức lạ thường, da con người phát nóng khô nứt nẻ và ngứa ngáy rất khó chịu. Nhưng dần dần nhiệt độ hạ xuống làm không khí từ tháng mười đến tháng ba (khoảng 150C) thật ôn hòa dễ chịu. Tháng giêng trời có thể trở rất lạnh khoảng 30C ban đêm và những thương nhân tạp hóa có dịp đem mền bông ra bán. Dần dần cột thủy ngânlại lên cao và từ tháng tư một thời kỳ nóng bức lại bắt đầu. Ánh sáng chói lọi của đám cây rừng bừng ra từ những chùm hoa đỏ như khối hồng ngọc rực rỡ. Trời càng nóng dần, các loài chim cu gáy lại càng cất tiếng hót lanh lảnh, do đó làm cho làn không khí oi bức thêm khiến con người mỏi mệt không sao ngủ được.

Môi trường và khí hậu chi phối cách sống của dân chúng như vậy, hoàn cảnh xã hội chính trị cũng không kém. Trong khi lịch sử Ấn Ðộ trước thời đức Phật bị một màn sương mù của dĩ vãng xa xưa bao phủ, thì vào thế kỷ thứ sáu, bức màn ấy được vén lên để lộ cho ta nhận ra bối cảnh chính trị trong vùng tiểu lục địa này. Các sự kiện quan trọng và các nhân vật trở nên rõ nét với những khả năng, đặc tính, ước vọng chẳng khác gì các nhân vật thời đại chúng ta xuất hiện. Và chính Kinh Ðiển Phật giáo đã truyền đạt tất cả những điều ấy cho chúng ta.

blankTuy nhiên việc đó không phải nhằm mục đích ghi chép lịch sử, vì người Ấn Ðộ thời ấy không xem các biến cố chính trị là chuyện xứng đáng cho ta gìn giữ trong tâm trí. Ðối tượng của các nhà biên niên sử đạo Phậttruyền bá Chánh Pháp (Dhamma) do đức Thế Tôn tuyên thuyết trong các bài kinh của Ngài và công bố đây là con đường độc nhất dành cho những người đi tìm sự cứu độ trong tương lai.

Sau khi được truyền khẩu qua hàng thế kỷ, Kinh Ðiển ấy được ghi chép không bao lâu trước Công nguyên. Từ những lời phát biểu về nơi chốn, cơ hội, hoàn cảnh của các bài kinh Phật, và từ các Bộ Luận giải chúng, thời đại của đức Phật trở nên thật sống động đối với chúng ta.

Nếu Vệ-đà, các tác phẩm văn học tối cổ của Ấn Ðộ phản ảnh nếp sống thôn quê, thì trong Kinh Ðiển Phật giáo ta thấy cả bức tranh văn hóa thành thị. Ta cũng nghe nói đến làng mạc nông dân, nhưng đặc biệt là các thành phố tạo nên bối cảnh cho đức Phật hoằng Pháp, chúng là các tụ điểm của đời sống chính trị và thương mại phồn vinh. Nhân vật trung tâm của xã hội ấy là một vua cai trị địa phương (ràja) mà các quyết định của vị này còn tuỳ thuộc vào hội đồng và thường cũng cần phải tuỳ theo lòng trung thành đối với vị đại vương (mahàràja).

Theo Kinh Ðiển Phật giáo, toàn cảnh chính trị của vùng đồng bằng trung tâm sông Hằng trong thế kỷ thứ 6 trước CN do bốn vương quốc, một số nước cộng hòa theo chế độ tập quyền và các nhóm bộ tộc quyết định.

Phía bắc sông Hằng là vương quốc Kosala (Kiều-tát-la) hùng cường với thủ đô Sàvatthi (Xá-vệ) vào thời đức Phật, nước này được các Ðại vương liên tục trị vì, đó là Mahàkosala, Pasenadi và Vidùdabha. Ngoài Sàvatthi, các thành phố quan trọng khác của Kosala là Sàketa (hay Ayojjha), cố đô, và Varanasi (Benares, Ba-la-nại), thánh địa để chiêm bái. Ðại vương Kosala, ngoài lãnh thổ trung ương, còn ngự trị thêm hai nước cộng hòa và ba bộ tộc khác nữa.

Phía Tây nam Kosala, nằm trong góc giữa sông Hằng và sông Yamunà (Diệm-mâu-na) là tiểu quốc Vamsà (hay Vaccha) với thủ đô Kosambì (Kiều-thưởng-di) và trung tâm chiêm bái Payàga (nay là Allàhabàd). Quốc vương Vamsà là Udena, con vua Parantapa.

blankTiểu quốc Avanti (sát Magadha) trải dài dưới quốc độ Vamsà và Kosala đến phía nam sông Hằng. Quốc vương Pajjota ngự trị tại thành Ujjenì, nhưng ở miền nam nước này lại có một thủ đô thứ hai là Màhissati. Xứ Avanti nằm phía ngoài khu vực được đức Phật du hành nhưng lại được đệ tử ngài là tôn giả Mahàkaccàna (Ðại-Ca-chiên-diên) giáo hóa theo đạo Phật.

Cuối cùng là vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà) trải dài, giáp Avanti về phía đông và sông Hằng về phía bắc. Sự phồn thịnh của xứ này phần lớn dựa vào các quặng sắt do việc khai thác mỏ không xa kinh đô Ràjagàha (Vương Xá), vừa phục vụ thương mại xuất khẩu vừa sản xuất vũ khí trong nước. Các Ðại vương Bhàti (hay Bhàtiya) và Bimbisàra (Tần-bà-sa-la kết hôn với chị của vua Pasenadi nước Kosala) liên tục ngự trị tại thành Vương Xá, còn vua Ajàtasattu (A-xà-thế) dời kinh đô từ Vương Xá đến Pàlaliputta (nay là Patna). Vương tử kế vị vua Ajàtasattu là Udàyibhadda, cũng như phụ vương mình, đã giết cha để chiếm ngai vàng và sau đó cũng cùng chung số phận ấy dưới tay con trai là Anuruddhaka.

Ngoài bốn quốc độ này, vùng Trung Nguyên còn có nhiều xứ cộng hòa, tất cả đều ở về phía đông Kosala và bắc Magadha. Các xứ này có tính cách quý tộc tập quyền, mỗi xứ đều do một vua thống trị (ràja) vừa chủ tọa hội đồng quốc gia vừa tự cầm quyền nhiếp chính những lúc hội đồng không có kỳ họp. Chỉ các thành phần giai cấp Khattiya (Sát-đế-lỵ _ quý tộc) được bầu làm quốc vương, nghĩa là các vương tước hay các chức vị trong hội đồng lãnh đạo đều dành cho người ở giai cấp này. Tuy nhiên, các giai cấp khác cũng được nghe các buổi hội nghị vì phòng hội đồng chỉ gồm một mái che trên các cột trụ mà thôi.

Các xứ cộng hòa được gọi tên theonhóm quý tộc lãnh đạo, nhóm này chỉ là một thiểu số trong toàn dân, mà cho đến nay không lưu lại các con số rõ ràng nào cả.

Xứ cộng hòa của bộ tộc Sakiyas (hay Sakya, Sakka, Thích-ca) thủ đô là Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) và vùng lãnh thổ cổ sơ hiện nay bị ranh giới Ấn Ðộ _ Nepal chia cắt, thời ấy tiếp giáp quốc độ Kosala về đông bắc và là một nước chư hầu của đế quốc này. Ðức Phật là một người trong giới quý tộc Thích-ca.

Cộng hòa Malla rất rộng có đến hai vua thống trị ở Pàvà và Kusinàrà. Kusinàrà được mô tả như một nơi chốn không quan trọng, nhưng chính nơi đây bậc Ðạo Sư đã viên tịch trong Niết-bàn Tối hậu (Parinibbàna).

Cộng hòa Licchavrì với thủ đô Vesàli (Tỳ-xá-ly) và Cộng hòa Videha (Vi-đề-ha) với thủ đô Mitthilà (Mi-thi-la) đã gia nhập vào liên bang Vajji (Bạt-kỳ), có một thời lại liên kết thêm vài bộ tộc khác nữa.

blankNgoài các nước quân chủ và cộng hòa còn có các bộ tộc. Chúng ta biết rất ít về chế độ chính trị của họ, nhưng sự khác biệt giữa các cộng hòa và bộ tộc hình như là ở điểm vị cai trị bộ tộc không do dân bầu lên mà do các vị bô lão trong bộ tộc chỉ định, và vị cai trị bộ tộc ấy cũng như các bô lão đều không cần phải ở giới quý tộc Sát-đế-lỵ. Các bộ tộc quan trọng là Koliyas (Câu-ly) ở phía đông nam cộng hòa Sakiya, ranh giới của hai nước là con sông nhỏ bé Rohinì (nay là Rowai). Xưa có nhiều liên hệ hôn nhân giữa hai dòng họ Sakiyas và Koliyas này. Thủ đô của Koliyas là Ràmagàma (hay Koliyanagara).

Xa hơn nữa lại có bộ tộc Moriyas, thủ đô là Pipphalivana, vùng đất này tiếp giáp vùng đất của bộ tộc Koliya, đến mãi tận phía đông. Cuối cùng phải nói đến dòng họ Kàlamas, thủ đô là Kesaputta. Xứ sở này nằm trong góc hướng về phía tây giữa sông Ghàgra và sông Hằng.

Ðôi khi có ý kiến khác nhau giữa các vương quốc, cộng hòa, bộ tộc ấy phần lớn về quyền dẫn thủy nhập điền và đồng cỏ, nhưng thái độ chung là cùng sống hòa bình. Bất cứ ai cũng có thể tự do vượt qua biên giới chung giữa các chính thể khác nhau ấy. Ðây là toàn cảnh địa lý, khí hậu và chính trị thời đức Phật Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm) giáng sinh năm 563 trước CN.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26618)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19987)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18189)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32831)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18783)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31622)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32546)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20129)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26306)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20311)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23779)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23886)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15111)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15019)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant