Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

5. Thái tử Siddhattha, vị hoàng nam

19 Tháng Tư 201100:00(Xem: 7702)
5. Thái tử Siddhattha, vị hoàng nam

ÐỨC PHẬT LỊCH SỬ
The Historical Buddha
H.W. Schumann (1982) M. O' C. Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Xuất Bản


Chương 01
563 - 528 trước CN
Thời Niên Thiếu - Cuộc Tầm Cầu - Giác Ngộ


THÁI TỬ SIDDHATTHA, VỊ HOÀNG NAM

Chuyện các vương tử của vua Suddhodana thừa hưởng địa vị đặc biệt trong thành Kapilavatthu nhờ vương quyền thân phụ là điều hiển nhiên không cần bàn đến. Trong khi đa số quần chúng sống trong nhà tranh vách đất hay lều tre nứa lau sậy, còn ở các vùng thấp của kinh thành, nhà dựng trên cọc tre để tránh nạn lũ lụt theo gió mùa và chuột rắn bò cạp xâm nhập, thì các vương tử sống trong nhà của vua cha, mà vì nhà gồm có nhiều tầng nên gọi là “Hoàng cung”. -Cung vua hẳn được xây bằng gạch trên một khoảng đất hơi cao và có tường đất bao quanh chứng tỏ đấy là vùng cấm địa được phòng vệ của riêng quốc vương. Gần đó là ao sen đủ màu xanh đỏ trắng.

-Trong tư thất của vua Suddhodana, sự thay đổi thời tiết theo ba mùa đông, hạ, mưa ở Ấn Ðộ đều được đáp ứng bằng cách đổi chỗ ngủ: mùa hạ thường ngủ trên sân thượng có mái che. Ngay cả số cung nhân thị nữ cũng sống khá sung túc. Thay vì ăn cơm tấm hay cháo gạo như gia nhân thông thường, họ được dùng gạo nguyên và cả thịt nữa (A.N. 3.38)* .

Giữa đám thanh thiếu niên thành Kapilavatthu, hoàng tử Siddhattha trông nổi bật vì chàng được chăm sóc chu đáo hơn và ăn mặc sang trọng chỉnh tề hơn các trẻ khác. Y phục của thái tử toàn bằng tơ lụa Ba-la-nại và ít ra là trong thuở thơ ấu lúc nào chàng cũng được một nhũ mẫu và đám cung nhân vây quanh hầu hạ. Theo lời thái tử, chàng “rất mực được nuông chìu, hết sức được nuông chìu”.

Kinh Ðiển Pàli (D.N. 1.14)* liệt kê cả loạt trò chơi của trẻ con cổ Ấn Ðộ. Chúng ta có thể hình dung được thái tử thiếu niên Siddhattha cùng chơi với hoàng đệ Nanda trò đấu trên tấm ván chia tám hay mười ô vuông (cờ tướng? cờ vua?) hoặc cùng đám trẻ khác nhảy qua các ô vuông vẽ trên mặt đất. Các trò chơi khác thường được ưa chuộng là: người bù nhìn, đấu gậy, và chơi các loại cày cuốc, xe ngựa, cung tên tí hon. Ðám trẻ lớn hơn có thể thích thú đoán ý tưởng người khác và nhận ra các chữ viết tay quơ cào trên không hoặc ngay trên lưng người phỏng đoán: dĩ nhiên điều này có nghĩa là người chơi trò này phải biết đọc.

Thái tử Siddhattha có biết đọc hay không, điều này không được chắc chắn. Một truyền thuyết về sau quả có kể chuyện thái tử làm kinh ngạc thầy giáo của mình vì cách thái tử học thông thạo các mẫu tự Ấn Ðộ rất dễ dàng, nhưng thực ra trong Kinh Ðiển Pàli không có dấu hiệu nào cho thấy đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả. Vào thời ngài, biết đọc được xem là một kỹ năng hữu ích, nhưng đó không phải là một thành phần của nền giáo dục sơ đẳng. Ðặc biệt điều ấy chính là trường hợp này vì lẽ ngày xưa thiếu vật liệu để viết và cũng không có sách được viết sẵn, các tài liệu được viết duy nhất là các cáo thị hay bản thỏa hiệp khắc lên gỗ, đá. Viết chữ, hay đúng hơn là khắc hay vẽ chữ (lekhà) được xem là một nghệ thuật hầu như bao giờ cũng phải thực hành với tính cách chuyên nghiệp. Thái độ của thái tử Siddhattha lúc trưởng thành biểu lộ rõ ràng qua lời tuyên bố (Ud 3.9) rằng thành đạt các kỹ năng như viết chữ không phù hợp với một kẻ xuất gia phải hoàn toàn chuyên tâm vào việc giải thoát.

Dựa trên căn bản thái tử Siddhattha suốt đời quan tâm đến các vấn đề trí tuệ tinh thần, chúng ta có thể phỏng đoán rằng việc thu thập kiến thức cần thiết cho một thiếu niên quý tộc đối với chàng thực dễ dàng. Việc giáo dục của chàng được hỗ trợ phần lớn nhờ chàng thường xuyên tham dự các buổi họp hội đồng và phiên tòa xử án, do phụ vương chàng chủ tọa. Phòng hội đồng đã giúp rèn luyện trí thông minh của chàng cùng dạy chàng tài năng phát biểu chính xác.

Tuy nhiên, trí thông minh của chàng lại phát triển kèm theo một số đặc tính có lẽ đã làm lo ngại vị phụ vương “có óc thực tiễn” vì ngài xem đó là các dấu hiệu biểu lộ nhược điểm. Những đặc tính này bao gồm sự nhạy cảm và khuynh hướng thiên về suy tưởng có lẽ là cả trầm tư nữa.

Nhận thức rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng đem đến lạc thú và đằng sau mọi hạnh phúc (Sukha) đều sẵn có khổ đau vô thường (dukkha) rình rập không phải chỉ đập mạnh vào trí thái tử Siddhattha lần đầu tiên ngay trước khi ngài xuất gia như truyền thuyết vẫn thường kể lại, mà nhận thức ấy đã đến với thái tử từ thời thiếu niên khi chàng còn ở giữa lòng gia đình ấm cúng xa hẳn mọi khổ đau bên ngoài:

“Này các Tỳ-kheo, ta đã sống cuộc đời rất được nuông chìu trong cung phụ vương. và này các Tỳ-kheo, giữa cuộc đời đầy hạnh phúc ấy tư tưởng này thường nảy lên trong trí ta: “ Quả thật một kẻ chỉ biết sống đời thế tục hoàn toàn, chính kẻ ấy bị tuổi già chi phối, lại rất chán ngán khi thấy một người già nua. Song phần ta cũng bị tuổi già chi phối và không thể thoát được chuyện ấy. Nghĩ như thế, này các Tỳ-kheo, mọi lạc thú về tuổi trẻ đều rời bỏ ta”.

Quả thật, một kẻ chỉ biết sống đời thế tục hoàn toàn, chính kẻ ấy phải bị bệnh tật chi phối, lại rất chán ngán khi thấy một người bệnh hoạn. Song phần ta cũng phải bị bệnh tật chi phối và không thể thoát khỏi chuyện ấy. Nghĩ như thế, này các Tỳ-kheo, mọi lạc thú về thể lực đều rời bỏ ta”.

Quả thật, một kẻ chỉ biết sống đời thế tục hoàn toàn, chính kẻ ấy phải chịu cái chết chi phối, lại rất chán ngán khi thấy một tử thi. Song ta cũng phải bị cái chết chi phối và không thể thoát được chuyện ấy. Nghĩ như thế, này các Tỳ-kheo, mọi lạc thú về đời sống đều rời bỏ ta”. (AN 3.38)*

Ngay trong ngôn ngữ trịnh trọng của Kinh Ðiển, ta cũng nhận thấy tác động của kinh nghiệm đầu đời ngài rất chân thật sâu sắc. Trong một xứ cận nhiệt đới, người bạn thân ta vừa vui vẻ chuyện trò hôm nào bỗng thình lình bị cơn sốt rét cướp mất mạng hay bị rắn độc cắn chết, hoặc bị hổ dữ vồ tan xác, các tư tưởng như thế của thái tử Siddhattha không phải là xa lạ chút nào. Trên nguyên tắc chúng bao giờ cũng hợp lý và rất phổ biến.

Một đặc tính khác của thái tử được ghi lại trong sử sách là thiếu quan tâm đến lãnh vực quân sự -- mọi thiếu niên Sát-đế-lỵ đều được mong là phải tinh nhanh về tài cỡi ngựa, lái xe, bắn cung, đấu kiếm, đấu vật và điều khiển voi, vậy chắc chắn thái tử cũng phải được tập luyện nhiều về các môn này. Song trước sự thất vọng của cả gia tộc Gotama, hình như thái tử chỉ kha khá các hoạt động ấy, đó là điều đáng hổ thẹn đối với một vương tử. Phụ vương Suddhodana chắc hẳn phải rất lo âu trước thái độ không màng đến đời thế tục và việc quân sự của con ngài.

Khi thái tử được mười sáu tuổi (547 trước CN), phụ vương quyết định ràng buộc vị vương tử hay trầm ngâm này vào đời thế tục bằng cách kết duyên cho chàng. Dĩ nhiên đó là một cuộc hôn nhân được sắp đặt mà đôi bên nam nữ không được hỏi ý kiến, song các Kinh Ðiển vẫn cho ta thấy không phải hai vị không quyến luyến nhau.

Theo các tập quán hôn nhân nội tộc và ngoại tộc, một thiếu nữ trong gia tộc lớn hơn được tuyển chọn, đó là cháu gái của thân mẫudi mẫu chàng, con gái vua Suppabuddha (hay theo các nguồn tài liệu về sau, vua này tên Dandapàni), cậu của thái tử, nói cách khác, đó là cô em họ của chàng. Nàng tên là Bhaddakaccànà, nhưng trong Kinh Ðiển Pàli, nàng còn có tên Bimbadevì, Yasodharà, (giống như tên bà ngoại của thái tử) và Gopà. Một số kinh chỉ gọi nàng là Ràhulamàtà (mẫu thân Ràhula), nàng cùng tuổi với thái tử.

Nhạc phụ tương lai của chàng đã làm khó dễ, vì không muốn con gái yêu của mình kết duyên với một thanh niên hay suy tư lại không ham việc quân sự như chàng. Vậy thái tử phải làm sao chứng tỏ chàng có đầy đủ tài năng cung kiếm thao lược trước khi chàng được ủy thác việc cấp dưỡng gia đình. Truyền thuyết kể lại một cuộc so tài được tổ chức để thái tử Siddhattha chứng minh tài quân sự của mình. Chàng đã thắng cuộc và được xem là vượt xa các đối thủ của chàng. Do đó vua Suppabuddha hay Danapàni dẹp tan mọi nghi kỵchấp thuận cuộc hôn nhân này.

Ta không nên nghĩ rằng đức tân lang trẻ tuổi này không xúc động trước vẻ kiều diễm hấp dẫn của tân giai nhân này: thái tử nói một cách rất thành thạo khi cho rằng trên đời không có gì trói buộc tâm hồn người đàn ông bằng người đàn bà! (AN 1.1)* . Song sau đó thái tử không cho phép dục lạc lôi kéo đi quá xa khỏi nếp suy tư của chàng. Dẫu sao đi nữa, cuộc hôn nhân ấy cũng không sinh sản con cái gì trong suốt mười ba năm.

Theo phong tục Ấn Ðộ, đội vợ chồng trẻ ấy -hẳn đã sống trong “cung điện” vua cha Suddhodana. Các nguồn kinh sách không cho ta biết thái tử dùng thời giờ như thế nào trong thời kỳ này. Có lẽ thái tử phụ tá vua cha trong việc trị nước và thay phiên với hoàng đệ Nanda trông nom việc canh tác ruộng đất của hoàng gia hay có lẽ cả ruộng đất của riêng mình và sai khiến gia nhân làm việc. Ở Ấn Ðộ cổ đại 75% dân số sống về nghề nông bao gồm cả giới quý tộcđa số Bà-la-môn nữa.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26615)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19986)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18189)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32829)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18782)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31617)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32545)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20119)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26297)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20309)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23779)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23885)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15108)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15019)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant