Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Đạo Phật là Đạo Giác Ngộ

27 Tháng Tư 201100:00(Xem: 9841)
1. Đạo Phật là Đạo Giác Ngộ

HOA VÔ ƯU
HT Thích Thanh Từ


Tập 4

ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO GIÁC NGỘ

Giảng tại San Diego - Hoa Kỳ

tháng 11 - 2000

 

Hôm nay chúng tôi đủ duyên sang đây và được quí vị trong ban tổ chức mời giảng. Có nhiều Phật tử chưa từng gặp tôi, chưa từng trực tiếp nghe tôi giảng pháp nhưng đã nghe băng, xem video. Hôm nay quí vị muốn được gặp chúng tôi, nên đây là cơ hội tốt để chúng ta gặp nhau, thăm viếng và nhắc nhở tu hành.

Chúng tađệ tử Phật, tu theo Phật, trước nhất phải xác định rõ ràng đạo Phật dạy chúng ta tu thế nào, để không bị lầm lẫn. Vì vậy hôm nay tôi sẽ giảng đề tài Đạo Phật là đạo giác ngộ, nhằm giúp quí Phật tử không còn tí nghi ngờ nào trên đường tu hành của mình.

Trước tiên, chúng tôi tạm định nghĩa "Phật" là một đấng giác ngộ. Tất cả chúng ta ai cũng biết đức Thích-ca Mâu-ni được giác ngộ thành Phật. Nhưng có người gọi Ngài là "Phật", có người gọi là "Bụt". Tại sao như vậy? Ở đây tôi sẽ giải rõ.

Nước Việt Nam chúng ta trước kia có những vị Sư Ấn Độ theo các nhà buôn đến truyền bá đạo Phật. Các ngài nói bằng tiếng Ấn Độ và được dịch ra tiếng Việt. Ngày xưa chúng ta không gọi danh từ Phật mà gọi là Bụt. Sau này, dần dần mới gọi Phật. Như vậy, gọi Phật đúng hay gọi Bụt đúng?

Chữ Phật nói đủ là Phật-đà, do người Trung Hoa dịch âm từ tiếng Phạn "Buddha". Người Ấn gọi nguyên âm là Buddha, nghe dài nên người Việt Nam gọi gọn lại thành Bụt. "Phật-đà" hai âm nghe cũng dài, nên chúng ta gọi gọn lại thành Phật. Như vậy, gọi Bụt tương đối gần hơn Phật. Nhưng Buddha hay Phật-đà cũng chỉ là âm thôi, còn nghĩa của nó như thế nào, đó mới là điều quan trọng.

Nghĩa chữ Phật-đà, Trung Hoa dịch là Giác giả tức người giác ngộ. Chữ Giác giả để nói lên sau khi đức Phật thành đạo rồi được mọi người gọi là đấng giác ngộ toàn vẹn. Đó là từ do mọi người đặt cho khi Phật được giác ngộ. Thế thì đức Phật giác ngộ cái gì, giác ngộ thế nào? Đó là những điểm chánh chúng ta cần phải truy tìm. Muốn truy tìm việc này, trước hết chúng ta phải phăng tận nguyên nhân tại sao Ngài tìm đạo và được giác ngộ thành Phật. Đó chính là trọng tâm việc đức Phật đi tìm đạo.

Tăng Ni, Phật tử ai cũng thuộc lòng lịch sử tìm đạo của đức Phật. Chúng ta không nghi ngờ gì về chuyện Ngài dạo qua bốn cửa thành, thấy cảnh già, bệnh, chết, một người tu và sau đó Ngài phát tâm xuất gia. Như vậy, nguyên nhân khiến Ngài đi tu là do Ngài xúc động, thắc mắc và băn khoăn trước cảnh già, bệnh, chết của con người. Nếu chúng ta truy nguyên tường tận nữa thì sẽ thấy ý nghĩa Ngài đi tu mang theo những tâm niệm, hoài bão riêng và chung cho Ngài cũng như nhân loại.

Nhìn thấy cảnh đau khổ của con người phải chịu từ trước, hiện tại và cả mai sau liên tục không dừng, sanh rồi già bệnh chết. Ngài xúc động, băn khoăn trong lòng, muốn tìm ra một lối thoát những khổ đau đó. Qua đó, chúng ta có thể gom gọn ý nghĩa đi tu của Ngài trong ba câu hỏi:

1.Con người từ đâu đến đây?

2.Sau khi chết sẽ đi đâu?

3.Nếu không muốn sanh tử nữa thì phải làm sao?

Ba câu hỏi đó là ba vấn đề xoáy mạnh vào kiếp con người. Ngài muốn tìm, muốn giải quyết kiếp sống của con người, chớ không có vấn đề nào khác hơn. Con người có mặt ở đây là từ đâu đến mà không ai biết gì cả. Rồi khi chết chúng ta sẽ về đâu, cũng không biết. Muốn ra khỏi vòng chết sống đó cũng không biết phải làm sao. Đa số chỉ thắc mắc hai câu đầu thôi, không biết mình từ đâu đến, chết sẽ về đâu. Còn câu thứ ba, làm sao ra khỏi sanh tử dường như quá sức của chúng ta.

Đức Phật đi tu vì Ngài không biết gì về thân phận của mình, cho nên phải cố gắng phăng tìm cho được manh mối đó, gọi là tìm đạo. Trong thời gian tìm đạo, trước tiên Ngài đến học với những vị tiên đương thời. Vị ban đầu dạy pháp quán Tứ thiền tức Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiềnTứ thiền. Ngài tu pháp này được kết quả trọn vẹn nhưng chưa hài lòng. Vì kết quả không đúng với mục tiêu ban đầu Ngài muốn biết. Vì vậy đức Phật từ giã ra đi.

Kế đó Ngài gặp một vị khác dạy tu Tứ không tức Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứPhi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây là bốn thứ định tối cao của pháp quán Tứ không. Bốn định này Ngài cũng tu thành công nhưng vẫn chưa giải quyết được mục đích ban đầu của Ngài, nên Ngài cũng từ giã ra đi.

Đức Phậtmục đích rõ ràng, tu để tìm cho ra manh mối sanh tửchấm dứt sanh tử. Cho nên ai dạy Ngài không đạt đến mục đích đó thì Ngài đều từ bỏ cả. Chúng ta ngày nay không có mục đích rõ ràng như vậy, nên ai nói gì hay lạ mình cũng nghe theo, rồi đi lạc tứ tung. Đó là điểm sai lầm của chúng ta.

Sau khi không chấp nhận hai vị thầy ban đầu, một mình Ngài tự nghĩ làm sao thanh lọc được thân tâm này trong sạch, vứt bỏ tất cả những nhơ nhớp để tâm trí được sáng suốt, mới có thể thấy được chân lý. Từ đó Ngài bắt đầu tu khổ hạnh, bớt ăn bớt ngủ, đến nỗi thân thể gầy còm, không đủ sức đi đứng nữa. Lúc đó Ngài nhận ra rằng hành xác để tìm giác ngộ là điều không đúng lẽ thật, nên Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh.

Sau khi từ bỏ lối tu khổ hạnh, đức Phật đến cội bồ-đề quyết tâm cầu giác ngộ giải thoát cho viên mãn mới thôi. Dưới cội bồ-đề, Ngài lượm cỏ gom lại thành tòa, rồi chỉ tòa cỏ thề rằng: "Ta nguyện ngồi nơi đây, nếu không thành đạo thì dầu xương tan, thịt nát cũng không rời khỏi gốc cây này. " Chính tâm cương quyết liều chết đó, nên trải qua bốn mươi chín ngày đêm tọa thiền, Ngài được giác ngộ viên mãn, thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Khi giác ngộ, Ngài chứng được Tam minh, Lục thông, Tứ vô sở úy, Thập bát bất cộng pháp, v. v… rất nhiều. Nhưng ở đây tôi rút gọn, chỉ kể Tam minh thôi để chúng ta thấy chỗ giác ngộ của đức Phật có những nét rất kỳ đặc.

Đức Phật tọa thiền tới đêm thứ bốn mươi chín, vào canh hai Ngài chứng được Túc mạng minh, nhớ lại vô số kiếp về trước một cách rõ ràng như nhớ chuyện hôm qua. Thế là câu hỏi thứ nhất "Ta từ đâu đến?" đã được trả lời, đức Phật thấy rõ qua vô số kiếp đã từng ở đâu, cho tới bây giờ đến đây. Hiện nay ta có mặt là nối tiếp một dòng sanh tử từ vô số kiếp. Chứng được Túc mạng minh, Ngài mới thấy rõ luân hồi là một lẽ thật, không phải mình chỉ có mặt trong một đời, mà đã có mặt trong nhiều kiếp, sanh ra tử đi, cứ như vậy mãi cho tới ngày nay.

Không dừng lại ở Túc mạng minh, Phật cố gắng tu tiếp đến canh ba, chứng được Thiên nhãn minh. Ngài thấy suốt được tất cả, thế là câu hỏi thứ hai "Sau khi chết, ta sẽ về đâu?" được trả lời. Do chứng Thiên nhãn minh Ngài thấy chúng sanh luân hồi trong lục đạo là do nghiệp dẫn, đi đâu về đâu một cách rất rõ ràng. Trong kinh diễn tả rằng đức Phật nhìn thấy chúng sanh đi trong lục đạo như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường, thấy kẻ đi qua người lại một cách rõ ràng, không nghi ngờ gì hết.

Như vậy, nhờ chứng được Thiên nhãn minh, Ngài biết rõ rằng sau khi chết không phải là hết, mà chúng ta theo nghiệp dẫn đi trong lục đạo luân hồi. Nếu nghiệp ác thì bị dẫn vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nếu nghiệp thiện thì sanh vào cõi người, cõi trời. Vì vậy Phật mới dạy chúng ta tu nhân quả, tu nhân lành để được đi đường lành, đừng tạo nhân ác để khỏi đọa trong ba đường ác.

Chứng được Thiên nhãn minh rồi, Ngài tiếp tục nỗ lực tiến tu, đến khi sao Mai vừa mọc, Ngài liền chứng Lậu tận minh. "Lậu tận" tức sạch hết những chủng nhân khiến chúng ta rơi rớt lại trong tam giớiDục giới, Sắc giớiVô sắc giới. Chứng Lậu tận minh, Ngài giải quyết được câu hỏi thứ ba "Muốn thoát khỏi sanh tử ta phải làm sao?" Rõ được nguyên nhân nào khiến chúng sanh ra vào trong sanh tử và làm sao để dứt được những nguyên nhân đó là giải thoát sanh tử.

Như vậy, ba nghi ngờ trọng tâm khiến Ngài phát nguyện đi tu, đến đây đã được giải quyết xong. Không do suy lý, cũng không do ai chỉ dạy, chính Ngài tự sáng, tự nhận thấy tường tận lẽ thật ấy, nên Ngài tuyên bố "Ta giác ngộ không thầy". Điều này khiến nhiều người hoang mang, không ai dạy làm sao Ngài giác ngộ? Đó cũng là điều mà sau này đức Phật thường tuyên bố "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành".

Như vậy, chỉ căn cứ trên phần chứng ngộ Tam minh của Phật, chúng ta thấy công phu Ngài cũng đã viên mãn rồi. Bởi Ngài đã nghi ngờ về thân phận con người, muốn làm sao đừng tiếp nối sanh tử nữa. Vì chứng kiến cảnh già, bệnh, chết là khổ đau nên Ngài muốn thoát ra khỏi những thứ đó. Khi chứng được Lậu tận minh, thấy được nguyên nhân và kết quả con đường đi vào sanh tửcon đường thoát ly sanh tử, nên bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài ở vườn Lộc Uyển là bài pháp Tứ đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Tập đế là nhân, Khổ đế là quả trong luân hồi sanh tử. Diệt đế là quả, Đạo đế là nhân để thoát ly sanh tử.

Như vậy, những gì thấy được Ngài đều đem ra dạy ngay từ buổi đầu. Đó là chân lý mà chính Ngài chứng nghiệm, chớ không phải do suy luận, cũng không do nghe ai nói. Vì vậy gọi là giác ngộ, tức thấy đúng như thật. Chúng ta ngày nay tu theo đạo Phật là tìm cái gì? Tu để cầu đời sau sướng hơn đời này phải không? Hầu hết đều muốn như vậy, chớ ít ai nghĩ tu để giải thoát sanh tử. Thậm chí có nhiều vị xuất gia mà cũng chưa muốn giải thoát nữa.

Tất cả chúng ta hầu hết muốn nghiên cứu, tìm hiểu, đều nhắm ra ngoài mà quên mình. Nên có câu "Con mắt ngó ra!" Bởi ngó ra nên thích tìm, thích biết những cái ở ngoài, còn ngay bản thân mình ta lại không biết gì. Đó là điều hết sức thiếu sót. Đức Phật bắt buộc chúng ta quay lại mình, tìm cho rõ về mình. Sau khi biết rõ về mình rồi thì chúng ta sẽ biết tất cả những thứ khác ở ngoài. Điều đó mới nghe thấy lạ, nhưng sự thật là như thế.

Sau khi chứng được Thiên nhãn minh rồi, ngoài việc thấy được nghiệp dẫn chúng sanh đi trong luân hồi sanh tử, đức Phật còn thấy nơi thân này có vô số vi trùng. Cho nên trong kinh nói "Nhân thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung nhi trú", nghĩa là thân người có vô số vi trùng ẩn ở trong. Bây giờ chúng ta gọi là những "tế bào lạ", chúng cũng sanh hoạt trong thân nên ta nghe đau nhức.

Ngài nhìn vô bát nước thấy vô số vi trùng, nên dạy người xuất gia trước khi uống nước phải đọc bài chú: "Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nhược bất trì thử chú, như thực chúng sanh nhục." Nghĩa là Phật nhìn thấy trong một bát nước, có tám muôn bốn ngàn vi trùng, nếu không trì chú này, như ăn thịt chúng sanh, để quán niệm cho những chúng sanh ấy không bị thiệt hại.

Hơn hai ngàn năm về trước, Phật thấy và dạy như vậy; bây giờ khoa học mới tìm hiểu và tin điều ấy. Như vậy, lời Phật dạy không phải là lý luận, mà là lẽ thật do Ngài thấy được. Bởi thấy lẽ thật nên Ngài không nghi ngờ, không cần thảo luận với ai hết. Đó là thấy gần, còn xa hơn nữa Phật thấy ngoài thế giới chúng ta đang ở đây, còn vô số thế giới nữa. Cho nên trong kinh thường dùng từ "hằng hà sa số thế giới", thế giới nhiều như cát sông Hằng. Chúng ta thử tưởng tượng sông Hằng có chừng bao nhiêu cát? Không thể đếm nổi. Vậy mà ngày xưa, Ngài nói trong bầu vũ trụ này có vô số thế giới như vậy. Thời đó không ai tin nổi. Nhưng bây giờ chúng ta có thể tin được phần nào.

Những nhà thiên văn học tìm thấy những thiên hà, những hành tinh trong vũ trụ cũng nhiều như vậy. Phật nói số ấy nhiều đến không thể lường, không thể tính nổi, cho nên mới dùng từ "hằng hà sa số." Rõ ràng những điều Phật thấy được không do nghiên cứu bên ngoài, mà chỉ trở về nội tâm thôi. Một khi sáng được tâm rồi thì tất cả việc bên ngoài đều sáng theo.

Nói tới con người, Phật thấy tường tận bốn giai đoạn sanh, già, bệnh, chết. Nói tới thế giới, Ngài cũng biết rõ bốn giai đoạn thành, trụ, hoại, không. Ngài nói thân này có được là do bốn chất lớn đất, nước, gió, lửa hợp lại; thế giới có được là do bốn thứ địa luân, thủy luân, hỏa luânkhông luân hợp thành. Ngày xưa, đối với những điều này, chúng tôi học là học, chớ không hiểu nổi. Làm sao dưới đất có nhiều thứ quá vậy?

Khi được hỏi con ngườithế giới này từ đâu có, trong một bài kinh Phật trả lời: Có những vị trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người. Ngày xưa tôi cũng không tin điều này. Tại sao trái đất lại có ánh sáng? Rồi tại sao chư thiên dùng thần thông xuống được nhưng về lại không được? Bây giờ tôi gẫm lại thấy có lý.

Như các nhà khoa học nhìn ra những hành tinh gần trái đất, thấy có ánh sáng nên mới tìm mọi cách, như tạo phi thuyền để khám phá những hành tinh đó. Giai đoạn đầu khám phá nếu yên ổn thì sau này sẽ đưa phi thuyền, đưa người lên đó. Nếu phi thuyền hư, số người trên ấy phải ở lại thì bắt buộc họ phải tìm cách để sanh sống thôi. Ngày nay chúng ta nói máy móc, nhưng hồi xưa gọi thần thông, cũng gần nhau vậy. Thế thì chuyện đức Phật nói có lý rồi, phải không?

Thế giới từ đâu mà thành? Phật dạy do gió bụi tụ lại, khắn chặt nhau lần lần thành thế giới. Sau khi thế giới thành rồi mới có chúng sanh và các thứ. Đến lúc thế giới hoại tiến trình trải qua bốn giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất đất sụp đổ, nứt nẻ, tan rã. Giai đoạn thứ hai nước tràn khắp. Giai đoạn thứ ba lửa bốc cháy, đến nỗi nước biển ban đầu cao khoảng mấy chục thước lần lần chỉ còn mười thước, năm thước, cho đến cạn hết. Khi nước biển cạn hết thì trái đất cháy. Cháy tới không còn gì, chỉ có muội than, chợt một cơn gió mạnh thổi qua, tất cả biến thành bụi hết. Đó cũng chính là giai đoạn thứ tư, trái đất trở về không.

Hồi xưa tôi cũng không tin trái đất cháy, nhưng bây giờ rõ ràng những túi dầu, những túi khí đốt trong lòng đất đã có sẵn cả rồi, chỉ cần hỏa luân chọc thủng lớp ngăn giữa hai túi đó thì trái đất sẽ bừng cháy. Rõ ràng Phật nói không sai. Ngày xưa Ngài đã nhìn thấy tường tận về con ngườiquả địa cầu như vậy, mà không vận dụng công phu tìm kiếm bên ngoài, chỉ quay lại mình, dẹp sạch hết loạn tưởng, để tâm trong lặng tự nó sáng suốt. Tâm đã sáng suốt thì biết mình và biết tất cả mọi thứ một cách rõ ràng như thế.

Đức Phật nói chúng sanh không phải chỉ có mặt trong cõi Dục giới này, mà còn có mặt trong cõi Sắc giới, Vô sắc giới tức những thế giới không có hình sắc. Với những cái thấy này, khoa học còn xa tít, chưa thể bắt kịp đức Phật.

Chúng ta học Phật là tìm sự giác ngộ. Giác ngộ ngay nơi bản thân mình trước, rồi mới tới những thứ bên ngoài. Vì trong nhà Phật gọi thân này là Chánh báo, còn cảnh và thế giới mình đang sống là Y báo. Chánh báo là chủ, Y báo là bạn. Nếu hiểu Chánh báo tường tận thì thấy Y báo rõ ràng. Cho nên Phật học khác với khoa học ở chỗ khoa học tìm bên ngoài, Phật học quay vô trong, xoay lại mình. Xoay lại mình đến khi giác ngộ rồi sẽ thấy những thứ bên ngoài. Giác ngộ tức biết rõ, biết đúng như thật mọi sự xung quanh nên gọi là có trí tuệ.

Nhưng trí tuệ trong nhà Phật không phải là trí tuệ thường, mà bao gồm hai phần, trí tuệ hữu sư và trí tuệ vô sư. Chúng ta đi học, nhờ thầy bạn mà mình hiểu được nhiều điều trong cuộc đời gọi là trí tuệ hữu sư. Còn trí tuệ vô sưtrí tuệ do mình tự phát ra từ tâm thanh tịnh như đức Phật nhờ thiền định mà được giác ngộ vậy. Ngài bảo "Ta học đạo không thầy", không thầy mà sáng, đó là trí tuệ vô sư.

Làm sao đạt được trí tuệ vô sư? Khi tâm lặng lẽ sáng suốt thì chúng ta thấy được những điều trước kia mình chưa thấy, biết được những điều trước kia mình chưa biết. Cái thấy biết đó là thấy biết của Trí vô sư. Tất cả chúng ta đều có Trí vô sư. Vì Trí vô sư chính là Phật tánh của tất cả chúng sanh. Mình có Phật tánh sẵn nhưng vì quên nên không thấy. Đức Phật biết quay trở lại mình bằng cách thiền định để lóng lặng thân tâm. Từ tâm lóng lặng trong sáng đó phát ra Trí vô sư.

Nếu chúng ta để ý một chút sẽ mừng rằng mình có Trí vô sư. Như một quyển kinh, một lời giảng lúc mới đọc mới nghe, ta không hiểu gì hết. Nhưng từ từ tâm hồn yên tĩnh, đem ra đọc lại ta chợt hiểu ngay. Như vậy, cái hiểu ấy do ai dạy? Đó là một phần nhỏ của Trí vô sư hiện ra. Cũng như các nhà bác học, khi nghiên cứu một chương trình nào thì đặt hết tâm trí vào đó, đến lúc vấn đề nghiên cứu bừng sáng, gọi là phát minh.

Như vậy, ai cũng có Trí vô sư mà không chịu nhận, không chịu tạo điều kiện cho nó phát ra, nên có mà như không. Vì vậy Phật nói: "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành." Đó là Ngài xác nhận rằng tất cả chúng ta đều có sẵn Trí vô sư. Đã sẵn có Trí vô sư thì chúng ta có thể giác ngộ được. Đức Phật giác ngộ trước, chúng ta khéo tu sẽ giác ngộ sau, nên Như Lai nói Ngài là Phật đã thành, còn chúng ta là Phật sẽ thành.

Như vậy Trí hữu sư là do học mà được, còn Trí vô sư do tu mà được. Đức Phật nhập định được giác ngộ, ngày nay chúng ta tu tâm được an định cũng sẽ giác ngộ. Hiện giờ tâm chúng ta đang lăng xăng lộn xộn nên không thấy, không biết Trí vô sư. Khi nào tâm yên tĩnh, trong sáng thì Trí vô sư sẽ hiện ra.

Trong nhà thiền thường ví dụ: Như có một khạp nước, ta múc nước dưới hồ đổ vào. Ban đầu nước đục, chúng ta nhìn vào khạp không thấy mặt mình hiện trong đó. Nhưng nếu lóng trong từ từ, đến khi nước thật trong, ta đứng bên khạp nhìn sẽ thấy mặt mình. Chẳng những mặt chúng ta hiện ra, mà tất cả cảnh đối diện với mặt nước cũng đều hiện ra trong khạp. Khi cặn bã, đất cát hòa tan trong nước khiến nó đục, nếu ta để cho nó lặng yên, cặn bã lóng xuống thì nước sẽ trong.

Như vậy từ nước đục thành nước trong là tại chúng ta đổi nước cũ thay nước mới hay cũng chỉ bao nhiêu nước đó thôi? Thật ra nước trong đã có sẵn trong nước đục nên khéo lóng thì nước đục thành nước trong. Chúng ta hiện giờ tâm không sáng, mờ đục là vì vọng tưởng lẫn lộn che khuất. Ngày nào ta lọc được những vọng tưởng đó lặng yên, gọi là định, thì trí sáng sẽ hiện ra. Nó sẵn rồi, chớ không phải chưa có, chỉ vì cái này che khuất nên cái kia không hiện được.

Nên nói tới Trí vô sư là nói tới trí do tu, do thiền định mà được, chớ không phải do học mà được. Trí hữu sư thì do học mà được. Hai bên rõ ràng như vậy. Trí hữu sư học tới đâu biết tới đó, còn Trí vô sư khi phát ra thì đối với tất cả những gì trước đây ta không biết, bây giờ biết hết, biết một cách rõ ràng không cần tìm kiếm. Đó là điểm đặc biệt của Trí vô sư.

Chúng ta tu theo Phật thì phải khéo ứng dụng như Ngài, nhất định sẽ có trí tuệ sáng suốt. Phật được một trăm phần trăm thì ít ra mình cũng được mười phần trăm. Như vậy mới gọi là tu theo Phật. Nhưng gần đây Phật tử ít chịu trở về với trí tuệ của mình mà chỉ muốn xin Phật. Nếu gặp thuận tốt, đúng sở nguyện thì khen Phật linh quá. Còn không được như ý thì "Thôi, Phật không linh" hoặc "Phật không thương mình" rồi lơ là, lười không muốn đi chùa nữa. Đó là sai lầmPhật tử hiện giờ mắc phải rất nhiều.

Nếu chúng ta chưa giác ngộ bằng Trí vô sư thì trước phải giác ngộ bằng Trí hữu sư. Nghe quí thầy giảng dạy, đọc kinh sách để mở sáng trí tuệ hữu sư, rồi nỗ lực tiến tu để đạt được Trí vô sư. Đó mới đúng là mục đích của người tu Phật. Chớ nếu tu mà không thấy, không nắm vững điều này thì rất đáng tiếc. Hồi nhỏ, tôi học lớp Sơ đẳng Phật giáo, được dạy học thuộc lòng bài kinh Bát Đại Nhân Giác, tức là Tám Điều Giác Ngộ của bậc Đại Nhân. Điều thứ nhất hết sức đơn giản:

Đệ nhất giác ngộ

Thế gian vô thường

Quốc độ nguy thúy

Tứ đại khổ không

Ngũ ấm vô ngã.

Lúc đó tôi thấy những câu này giống như thần chú, không biết gì hết. Tại sao thế gian vô thường? Tại sao quốc độ nguy thúy? Bởi vì Phật thấy một cách tường tận rằng trên thế gian này, mọi pháp, mọi sanh vật đều là dòng chuyển biến không dừng, nên nói thế gian vô thường. Kế đó "Quốc độ nguy thúy, " tức cõi nước dòn bở. Mình thấy cõi nước bền lâu vững chắc quá, mà Ngài lại nói dòn bở, làm sao tin được? Nhưng bây giờ những trận động đất, lũ lụt… đủ để chứng minh điều đức Phật đã nói.

Tới con người, Phật nói tứ đại khổ, không. Mang thân tứ đại đất, nước, gió, lửa là khổ. Người ta cứ tưởng khổ là nghèo đói, nhưng Phật dạy khổ không phải như vậy; mà già, bệnh, chết là khổ. Già, bệnh, chết, không ai chạy khỏi. Đã mang thân này thì trước sau gì cũng phải tới đó. Cho nên có thân là có khổ, khổ tới cuối cùng nó hoại thành không. Vì vậy Phật nói "Tứ đại khổ không".

"Ngũ ấm vô ngã, " tức là thân năm ấm này không có chủ thể, không chân thật. Ngày nay mình còn thấy nó, nhưng ngày mai chưa chắc còn. Như vậy thân không có chủ mà chúng ta cứ tưởng có chủ. Duyên hợp thành thân này, thì cái gì là chủ của nó? Có người cho rằng tâm là chủ. Nhưng tâm nào? Tâm từ bi hay tâm sân hận? Tâm thương hay tâm ghét v. v… rối loạn, không biết được.

Đức Phật dạy ngũ ấmvô ngã, tức không có chủ. Tôi chỉ tạm mượn sắc ấm để phân tích thôi. Trong thân này, chất cứng thuộc về đất, chất ướt thuộc về nước, chất động thuộc về gió, chất ấm thuộc về lửa. Bốn chất đó kết tụ lại thành thân, thiếu một là thân hoại mất. Nhưng khi thân thành rồi, nó tự tồn tại hay phải được bồi bổ, được nuôi dưỡng mới còn. Tôi thường nói nó phải vay mượn.

Như tất cả chúng ta hiện giờ, lỗ mũi đang làm gì? Ai cũng tưởng mình ngồi chơi thảnh thơi, nhưng không ngờ đang mượn không khí, hít vô là mượn, thở ra là trả. Cứ mượn trả mượn trả như vậy hoài, tới khi nào lười biếng trả mà không mượn lại thì chết. Mượn nước, mượn cơm… mượn rồi trả. Như vậy cuộc sống chẳng qua chỉ là sự vay mượn thôi. Vay mượn tức là giả dối, nhưng chúng ta lại thấy thân này thật. Thân giả mà ngỡ thật là đang mê. Nhưng ai nói mê mình không chịu đâu. Đức Phật chỉ cho chúng ta giác mà lại không chịu, cứ ôm giữ mê lầm rồi than khổ.

Kinh nói thân năm uẩn này không có chủ thể, tức là vô ngã. Vô ngã nên không thật, nhưng ta cứ chấp thân thật, rồi bao nhiêu chuyện hơn thua phải quấy từ đó mà ra, gây phiền lụy cho nhau. Đó là chúng ta đang sống trong mê lầm, nên bây giờ mới tu. Tu thì phải làm sao? Phải tỉnh, phải giác. Nếu không chịu tỉnh giác thì đi mãi trong mê lầm muôn đời muôn kiếp. Chỉ có tỉnh giác, chúng ta mới thoát khỏi trầm luân. Cho nên học Phật là học giác ngộ. Nhờ giác ngộ, thấy đúng như thật chúng ta mới không mê lầm nữa, mới giải thoát sanh tử.

Trong mười hai nhân duyên, đức Phật nói vô minh dẫn đầu, khiến chúng ta sanh đi tử lại không biết bao nhiêu lần. Muốn nhổ được gốc sanh tử thì chúng ta phải đập tan vô minh. Vô minh là không sáng, không sáng tức tối. Muốn hết tối thì phải thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ. Cũng như trong nhà tối, chỉ cần mở đèn thì nó sẽ sáng. Chúng ta đang mê lầm nên nhiều đau khổ, chỉ giác ngộ mới hết đau khổ.

Đạo Phật dạy chúng ta tu là để giác ngộ, chớ không phải tu để mãi đi trong mê lầm. Thế mà đa số Phật tử ngày nay tu mà ưng đi trong mê lầm, không chịu giác ngộ, nên mới cầu xin Phật đủ điều. Muốn được giác ngộ, không gì khác hơn là chúng ta phải định tâm. Trong bất cứ pháp môn nào Phật cũng đều nhắm thẳng chỗ cứu kính đó. Niệm Phật cho tới nhất tâm bất loạn thì nhắm mắt mới thấy Phật. Tu thiền được định thì mới giải thoát sanh tử. Như vậy chúng ta tu, dù theo pháp nào, cứu kính cũng không hai.

Thế nên Phật tử không được lơ là, yếu đuối, phải cố gắng, phải tiến lên. Nghe nói tới giác ngộ xem như chuyện đó dành cho Phật, còn mình phàm phu nên vô phần. Cam phận tối mò tối mịt, miễn đời sau sanh ra được tốt hơn một chút thôi, chớ không cầu giác ngộ. Đó là suy nghĩ sai lầm, không đúng lẽ thật.

Chúng tađệ tử Phật phải đi đúng đường, đúng hướng Phật dạy. Đạo Phật là đạo giác ngộ, chớ không phải đạo mê lầm. Cho nên mình tu là để được giác ngộ giải thoát, chớ không cầu gì khác hơn. Đó là mục tiêu trọng yếu của người Phật tử.

Mong tất cả Tăng Ni, Phật tử hiểu rõ điều này, làm sao trên đường tu mỗi ngày chúng ta thêm sức tỉnh giác, lần lần bỏ hết mê lầm để được giác ngộ giải thoát như đức Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26595)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19980)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18182)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32814)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18779)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31596)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32531)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20096)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26266)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20284)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23775)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23865)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15100)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15011)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant