Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Đạo Phậtđạo bình đẳng tự do tuyệt đối

27 Tháng Tư 201100:00(Xem: 9682)
2. Đạo Phật là đạo bình đẳng tự do tuyệt đối

HOA VÔ ƯU
HT Thích Thanh Từ

Tập 5

ÐẠO PHẬT LÀ ÐẠO BÌNH ÐẲNG

TỰ DO TUYỆT ÐỐI

Giảng tại Hoa Kỳ tháng 11- 2000

 

Hôm nay chúng tôi sẽ nói về đề tài Ðạo Phật bình đẳng tự do tuyệt đối. Có nhiều người thắc mắc đạo Phật bình đẳng, nhưng trong chùa người tu sau gặp những thầy tu trước phải quì lạy, như vậy là mâu thuẫn rồi.

Bình đẳng trong đạo Phậthai mặt: Bình đẳng về Phật tánh, bình đẳng về đức hạnh. Với người tu lâu, những vị mới tu phải kính lễ. Kính lễ không phải vì sai biệt, mà để nói lên chúng ta trọng người tu lâu vì đức hạnh của các ngài, chớ không phải vì chức tước, năm tháng. Người mới tu thì đức hạnh thấp, người tu trước thì đức hạnh cao. Kính trọng nhau trên đức hạnh là điều tốt, chớ không có lỗi. Ðó là bình đẳng tương đối.

Ðến "bình đẳng tuyệt đối" là sao? Tất cả người thế gian, nhất là sống trong thời văn minh hiện nay, ai cũng đòi được bình đẳng, được tự do. Nhưng điều đó với cái nhìn của đạo Phật chỉ là bình đẳng tương đối, tự do tương đối, chớ chưa phải tuyệt đối. Bình đẳng tự do của đạo Phật mới là bình đẳng tự do tuyệt đối. Chúng tôi sẽ tuần tự dẫn chứng cho tất cả thấy điều này.

Trong kinh Trường A-hàm có kể: Thuở Phật còn tại thế, Ngài nhìn thấy những hoa sen hoặc đã có nụ, hoặc gần nở, hoặc nở tròn, Ngài liền nói: "Tất cả hoa sen nở ra tròn trịa thơm tho, đều phát xuất từ bùn sình hôi hám." Chúng ta cũng thấy rõ có đoá hoa sen nào nở ở chỗ sạch không? Hoa sen nào cũng phát xuất từ bùn nhơ rồi từ từ vượt ra khỏi bùn, khỏi nước để sau đó trổ hoa thơm ngát. Hoa trổ rồi và hoa chưa trổ đều như nhau, mầm sen cũng phát xuất từ bùn.

Ðức Phật dụ bùn như ngũ dục, tất cả chúng ta sanh ra trong ngũ dục. Nhưng nếu đắm chìm mãi trong ấy thì mình không cất đầu lên nổi, không thoát ra được nên gọi là chìm. Nếu khéo vượt ra khỏi vũng bùn ngũ dục, lần lần chúng ta sẽ trong sạch, tiếp tục vươn lên khỏi mặt nước, rồi sẽ trổ hoa. Ðức Phật cũng vậy, trước kia sanh trong cung vua Tịnh Phạn, từ nhỏ cho tới lớn Ngài thụ hưởng ngũ dục rất nhiều, cũng có vợ con. Nhưng sau đó thức tỉnh, Ngài bỏ tất cả vượt thành xuất gia. Nghĩa là Ngài cũng từ bùn ngũ dục thức tỉnh vượt ra mới ngộ đạo.

Tất cả chúng ta cũng thế, ở trong ngũ dục nếu khéo thức tỉnh vượt ra, tu hành có ngày cũng ngộ đạo như Phật không khác. Ðức Phật là con người đi tu, thành Phật. Chúng ta cũng là con người đi tu, chẳng lẽ không thành Phật? Cho nên cái nhìn của đức Phật là cái nhìn bình đẳng tột cùng. Với con mắt chúng sanh, Phật và chúng ta cách xa muôn dặm, nhưng Phật thấy Ngài và chúng ta đều có khả năng thành Phật như nhau. Ðó là kinh A-hàm.

Ðến các kinh Bắc tông như Pháp Hoa, Niết-bàn, Hoa Nghiêm v.v. đều tán thán câu Phật đã nói "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh", nghĩa là chúng ta ai ai cũng có Phật tánh. Có Phật tánh tức là chúng ta tu cũng sẽ thành Phật, không nghi ngờ gì nữa. Vậy trên phương diện đã tu và chưa tu thì Phật và chúng ta khác muôn trùng. Nhưng nhìn trên phương diện Tánh giác sẵn có thì mình không thua Phật. Rất tiếc chúng ta chưa thấy, chưa nhận ra nên không như Phật. Một bên đã tu, đã sửa, đã dẹp được vô minh phiền não nên Tánh giác hiện bày đầy đủ, một bên còn nguyên vẹn vô minh phiền não nên Tánh giác bị khuất đi.

Như vậy chúng ta muốn thành Phật phải làm sao? Phải dẹp vô minh phiền não, nếu không chịu dẹp thì muôn đời muôn kiếp cứ làm chúng sanh mãi. Hiện tại chúng ta thấy có người khôn kẻ dại, người sang kẻ hèn sai biệt, nhưng trên Tánh giác thì bình đẳng không sai biệt. Ðó là tính bình đẳng tuyệt đối trong đạo Phật.

Kế đó, đức Phật bảo rằng: "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành." Phật không thấy mình là đấng tối cao, không ai bì kịp. Ngài khẳng định chỗ ấy ta đã đến, các ông tu cũng sẽ đến, không ai thua ai cả. Như vậy có phải bình đẳng không? Ðó là bình đẳng chân thật. Chúng ta cứ nghĩ rằng chỉ có Phật mới tu được thành đạo, còn mình vô phần. Ðó là một điều sai lầm. Từ sai lầm này chúng ta làm cho mình trở thành yếu đuối hèn nhát.

Nên người biết tu Phật phải nhận ra con đường Phật đã đi và đã đến, Ngài chỉ lại chúng ta đi rồi cũng sẽ đến, chớ không khác. Chư Phật ra đời đều vì một mục đích duy nhất, là chỉ dạy cho chúng sanh được thành Phật như các ngài. Trong kinh Pháp Hoa, Bồ-tát Thường Bất Khinh gặp ai cũng bái bái nói: "Tôi không dám khinh các ngài, vì các ngài đều sẽ thành Phật." Dù bị mắng rầy, chọi đá, phang gậy, Ngài chạy xa rồi cũng bái bái nói như thế.

Câu nói ấy vô lý hay rất thiết yếu cho sự tu hành? Mới nghe chúng ta thấy như vô lý, nhưng thật ra đó là câu nhắc nhở rất thiết yếu cho việc tu hành. Bởi tự thấp mình nên ta không dám nghĩ tới ngày mai sẽ thành Phật, vì thế tu hành lười biếng. Tu chút chút miễn đời sau khỏi khổ được rồi, chớ không mong gì thành Phật. Ðó là căn bệnh yếu đuối của chúng ta. Vì vậy Bồ-tát Thường Bất Khinh đánh thức, khuyến khích, khẳng định mọi người đều có khả năng thành Phật, chúng ta mới thức tỉnh, nỗ lực tinh tấn tu hành thì quả vị Phật nhất định sẽ đạt được. Lời dạy đó là một sự đánh thức mãnh liệt mà nhiều người không biết.

Ðức Phật thường nói: "Ta là bậc Ðạo sư hướng dẫn chỉ dạy cho mọi người con đường đi." Ðạo sư là gì? Ðạo là đường, sư là thầy, vị thầy chỉ đường. Phật nói Ngài là người chỉ đường, chớ không phải tuyệt vời hơn hết. Trong kinh thường dùng từ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chữ Vô thượng là không trên, Ngài là bậc giác ngộ không ai trên, chớ có thể bằng. Nếu người nào giác ngộ như Ngài cũng sẽ bằng Ngài.

Như vậy chúng ta tu Phật có quyền thành Phật, chớ không phải tu Phật để làm tôi tớ của Phật. Có nhiều người nói nghe rất buồn: "Tôi tu không ham gì hết, miễn được về Cực lạc làm tôi tớ của Phật là mãn nguyện rồi." Chịu làm tôi tớ Phật, chớ không chịu làm Phật. Chính chỗ này trong kinh Pháp Hoa mượn ví dụ chàng cùng tử để nói chúng ta không dám nhận mình là con ông Trưởng giả, người thay thế sự nghiệp của cha. Nghe kêu anh liền hoảng hốt chạy, sợ tới té xỉu. Vì vậy sau khi Trưởng giả tìm cách dẫn về, cho hốt phân anh mới an lòng. Người cha thương quá phải mặc áo rách, cầm đồ hốt phân tìm cách đến gần, từ từ giải thích hướng dẫn cho anh quen.

Chúng ta cũng vậy, nghe nói thành Phật ngán quá. Vì đêm nào mình cũng lạy Phật, bây giờ bằng người mình lạy thì xem như hỗn láo, không dám. Sự thật Phật đã nói như vậy, chúng sanh tu được giác ngộ viên mãn sẽ thành Phật, chớ giác ngộ chút đỉnh thì còn xa lắm.

Chữ Vô thượnggiác ngộ viên mãn không ai hơn. Nhưng nếu ai giác ngộ viên mãn thì đều thành Phật như Ngài. Ðó là chỗ bình đẳngquả vị Phật, bình đẳng trong nhân Phật. Chúng taPhật tánh, Phật có Phật tánh, đức Phật tu đến quả vị Phật, chúng ta tu cũng có thể đến quả vị Phật, nếu giác ngộ tròn đầy như Ngài. Ðó là từ Vô thượng.

Một từ khác để chỉ cho Phật là "Vô thượng y vương", tức Vua thầy thuốc không ai trên. Cũng không ai trên chớ không nói tối cao. Ai biết thuốc trị lành tâm bệnh cho tất cả chúng sanh như Phật thì sẽ bằng Ngài, còn chưa biết thì thua Ngài. Nhìn qua một số từ ngữ, chúng ta thấy rõ ràng đứng trên Phật tánh, Phật và chúng sanh bình đẳng như nhau. Ðó là nói bình đẳng trên Lý tánh.

Ðến bình đẳng trên nghiệp báu. Ðức Phật nhìn thấy lẽ thật và chỉ dạy lẽ thật, chớ không đánh lừa hay mê mị người. Ðức Phật có ba thân: Pháp thân, Báo thân, Hóa thân. Báo thân là thân do phước báu mà thành nên thân tướng tốt đẹp. Còn thân chúng ta do nghiệp báu kết thành. Xưa ta đã làm khổ người khổ vật thì ngày nay thân phải đền trả lại nghiệp báu trước. Như vậy chúng ta mới hiểu Phật thị hiện ở thế gian, đã thành Phật nhưng vẫn đền trả những nghiệp báu cũ trong các đời trước. Như nạn "kim thương mã mạch", tức bị cây thương đâm ở chân và ba tháng an cư ăn lúa ngựa.

Tại sao thân Phật đầy đủ phước báu, đầy đủ công đức, vẫn chịu trả quả báo? Ðức Phật dạy thân Ngài đến đời này sẽ chấm dứt, nên còn bao nhiêu nghiệp thì trả hết. Chúng ta thấy Phật là bậc giác ngộ viên mãn, đầy đủ công đức, mà vẫn trả những quả báu còn thừa, chớ không phải không trả. Cho nên biết luật nhân quả không tha ai hết, có nợ thì phải trả. Như ngài Mục-kiền-liên là vị đệ tử thần thông số một của Phật, có thể bay đi trên hư không, hiện nhỏ thành lớn, hiện lớn thành nhỏ, có thể độn thổ, độn thủy v.v. Thế mà gần cuối đời, Ngài bị đám du đãng vây đánh. Bình thường dù cả trăm người vây đánh, Ngài chỉ vận thần thông bay lên, chúng liền hoảng chạy. Kỳ này Ngài dùng thần thông không được, nên phải chịu đánh nhừ tử. Cuối cùng bọn chúng đi rồi, Ngài mới dùng thần thông về đảnh lễ Phật lần chót cũng để từ giã Thế Tôn.

Bất luận thần thông thế nào, hễ nghiệp đến thì phải trả. Ngài Mục-kiền-liên chứng được A-la-hán nên thân Ngài là thân chót, không còn tái sanh nữa, cho nên những nợ cũ phải trả hết. Như vậy lý nghiệp báu bình đẳng cho tất cả, không tha ai dù Phật hay các bậc Thánh tăng cũng thế.

Trong kinh A-hàm kể có một thầy Tỳ-kheo đã chứng A-la-hán tức là bậc Ứng cúng, trời người đều cúng dường. Thế mà Ngài đi khất thực không ai cho miếng cơm, suốt mấy ngày chịu đói tới ngất xỉu. Các thầy Tỳ-kheo khác thấy thương, mới đi xin cơm về cho. Hôm đó, một thầy Tỳ-kheo xin được hai bát cơm về chia cho Ngài một bát, còn mình một bát. Trong lúc đói run quá, Ngài vừa mới đưa tay cầm cái bát liền rớt bể, cũng không ăn được, như vậy cho tới chết.

Ðức Phật nói quả báu của vị Tỳ-kheo đó, do trước kia ngăn trở sự cúng dường của các thí chủ cho những vị Tăng khác nên phải trả như vậy. Qua đó chúng ta thấy rõ Phật, A-la-hán đều phải trả nghiệp báu bình đẳng như nhau.

Ðức Phật thường dạy, tất cả Phật tử cũng như những người không theo đạo Phật, ai làm việc thiện thì hưởng quả lành, ai làm việc ác thì bị quả dữ, bình đẳng như nhau. Chớ không thể nói tôi là con Phật, tôi làm việc ác Phật tha mười phần còn năm. Không có chuyện đó. Chúng ta mới thấy ý nghĩa nghiệp của đạo Phật rất công bằng, rất bình đẳng, không thiên vị một ai. Từ Phật cho tới đệ tử Phật, đến mọi loài chúng sanh đều thọ lãnh như nhau. Khi nghiệp đến, thần thông cũng vô dụng. Nên biết nghiệp mạnh hơn thần thông. Vì vậy Phật không chú trọng thần thông.

Do đó biết làm việc lành, tu điều lành còn hơn thần thông, vì những nghiệp lành đó mới cứu chúng ta, còn thần thông chỉ đùa chơi cho vui thôi chớ không cứu mình nổi. Trong kinh có kể, thời Phật còn tại thế, một ngoại đạo chứng được ngũ thông, ông nói pháp rất hay, trời Ðế Thích cũng xuống nghe. Một hôm nghe pháp xong trời Ðế Thích ngồi khóc, ông lấy làm lạ hỏi:

- Tại sao hôm nay nghe tôi nói pháp ông lại khóc? 

Trời Ðế Thích thưa:

- Thưa Ngài, Ngài nói pháp rất hay nhưng con biết Ngài sắp mạng chung, con thương nên khóc.

Nghe xong, hoảng quá ông hỏi:

- Bây giờ làm sao cho khỏi chết? 

Trời Ðế Thích thưa:

- Ngài muốn khỏi chết nên tìm đến đức Phật để cầu chỉ dạy.

Ông hỏi:

- Bây giờ Phật ở đâu? 

- Phật đang ở tại tinh xá Trúc Lâm, nước Ma-kiệt-đà.

Ông liền dùng thần thông bay đi tìm Phật. Bay gần đến, ông nhìn xuống đất thấy hai cây ngô đồng trổ hoa rất đẹp, ông dừng lại dùng thần thông nhổ hai cây để trên hai bàn tay đem cúng dường Phật. Tới trước Phật, ông xin cúng dường hai cây ngô đồng. Phật hỏi:

- Ông cúng dường cầu cái gì? 

Ông trả lời:

- Con cầu Ngài dạy phương pháp tu khỏi chết.

Phật bảo:

- Buông.

Ông buông một cây ngô đồng xuống.

Phật lại bảo:

- Buông.

Ông buông tiếp cây ngô đồng còn lại. Như vậy hai tay trống hết rồi. Phật bảo:

- Buông.

Ông thưa:

- Con có hai tay, mỗi tay cầm một cây ngô đồng. Phật bảo buông lần thứ nhất con buông một cây, bảo buông lần thứ hai con buông cây nữa. Bây giờ Ngài bảo buông, con không biết buông cái gì? 

Phật bảo:

- Ta không bảo ngươi buông cây ngô đồng. Buông thứ nhất là đừng dính mắc với sáu trần. Buông thứ hai là đừng chấp sáu căn. Buông thứ ba là buông hết tất cả những ý thức duyên theo sáu trần. Buông được ba thứ đó thì ngươi khỏi chết.

Ngay đó ông liền đại ngộ, chứng A-la-hán được giải thoát sanh tử.

Như vậy giải thoát sanh tử do thần thông hay do tu? Rõ ràng là do tu. Thần thông chỉ để lòe thiên hạ chơi thôi, chớ đâu thể cứu mình khỏi chết, khỏi nghiệp. Nghiệp không thoát được, chết không thoát được, tại sao lại ham thần thông? Người tu ngày nay, nhất là giới Phật tử nghe ai biết quá khứ vị lai thì mò tới hỏi chuyện năm tới năm kia gì gì đó. Thấy quí vị dễ tin quá, họ nói đại đời trước cô ở đâu làm gì, nói cho vui tai thôi chớ có tới đâu, vậy mà tin thôi là tin.

Phần nhiều người ta lại tin những thứ bâng quơ, không phải chánh nghĩa, chánh đạo. Chánh đạobiết mình hiện đang tạo nghiệp lành hay nghiệp dữ, đang còn dính mắc hay buông xả được sáu trần v.v. Người ta nói kiếp trước cô là tiên thì vui lắm, còn nói là bò là heo thì xụ mặt liền. Nhờ thế họ mới gạt được mình, ai đến cũng căn tiên cốt Phật hết nên móc túi thiên hạ dễ dàng. Ðó là chúng ta không có chánh tín, chánh đạo nên bị gạt mà không hay.

Hồi xưa còn nhỏ, tôi có quen một anh coi tay coi tướng, được nhiều người thích lắm. Tôi hỏi thuật coi tay coi tướng của anh hay ở chỗ nào? Anh nói: Có gì đâu, nếu thấy người ấy hồi xưa là ông cả, mà vợ mặt mét mét thì nói bà rất tốt, nhưng hình như ông nhà có bồ bịch gì đó nên bà khổ đau. Bởi vì ông cả ông huyện thì lúc nào mà chẳng nhiều bà. Nghe trúng quá nên khen nức nở. Kế tiếp cho thuốc, nói thuốc này uống hay lắm nhưng còn có ba viên, bán cho bà thật là không muốn bán. Nghe vậy, bà ta năn nỉ quá mới chịu bán với giá rất đắt. Có gì đâu đó là thuốc bổ uống vô ăn ngon ngủ ngon nên khen thuốc hay quá. Nhưng không ngờ nếu uống ít viên nữa cũng vậy thôi, không có gì hay hết.

Mới thấy ở đời có những thuật lừa bịp rất tầm thường mà mình không biết, cứ được vuốt một chút là vui mừng rồi nghe lời. Tâm trạng của con người đa số là tâm trạng chịu vuốt ve, chịu khen, chịu tán dóc, chớ không chịu nói lẽ thật. Ðó là điều mà Phật tử chúng ta lâu nay dễ mắc kẹt. Trong khi Phật dạy rõ nghiệp là cái đáng sợ nhất lại không sợ. Nghiệp từ đâu mà ra? Từ thân, miệng, ý của mình. Nếu thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành thì nghiệp lành. Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác thì nghiệp ác. Như vậy tất cả nghiệp từ nơi thân miệng ý của chúng ta mà ra hết. Cho nên tu là chuyển đổi nghiệp ác thành nghiệp lành.

Trong một gia đình, vợ chồng con cái, ai cũng biết tu thân không dám làm ác, miệng không dám nói ác, ý không dám nghĩ ác thì gia đình đó bình an, hạnh phúc. Nếu trong xã hội ai cũng tu như vậy thì xã hội văn minh tốt đẹp. Ðó là kết quả của những người biết tu theo chánh pháp, chánh đạo. Ðó là nói bình đẳng trên lý nghiệp báu.

Bây giờ nói đến đạo Phật tự do tuyệt đối. Ở đời ai không muốn tự do. Nhưng tự do như thế nào là tự do tuyệt đối? Có hai thứ tự do, tự do tương đốitự do tuyệt đối. Thường con người đòi hỏi tự dotự do tương đối thôi, muốn làm được việc này việc kia không có gì ngăn trở chướng ngại, đó là đòi hỏi tự do. Nhưng người đời đòi hỏi tự do với người khác. Nếu trong sở thì đòi hỏi chủ sở phải có thái độ cởi mở cho mình tự do. Nếu trong gia đình thì đòi hỏi cha mẹ phải dễ dãi cho con cái tự do. Nhưng tất cả tự do bên ngoài đều tương đối, không thể trọn vẹn được.

Chỉ có đòi hỏi tự do nơi mình mới là quan trọng. Tại sao? Vì tự do bên ngoài chỉ có trong phạm vi giới hạn thôi. Ví dụ ở nước Việt Nam lên xe cứ ngồi không cần nai nịt gì hết. Còn ở Mỹ lên xe ngồi phải nai nịt đàng hoàng, nếu không thì sẽ bị phạt. Như vậy mới thấy tự do tương đối thôi, tùy theo pháp luật của mỗi nơi. Nếu ở Việt Nam không nai nịt là tự do, qua Mỹ nai nịt ta cự nự có được không? Nên chỉ đòi được tự do tương đối chớ không có tự do tuyệt đối

Muốn tự do tuyệt đối, Phật dạy chúng ta phải nhìn lại mình, dành quyền tự do nơi mình. Nơi mình phải nhìn cái gì? Trước hết đức Phật chỉ hai con đường, đường thiện do tạo nghiệp lành, đường ác do tạo nghiệp dữ. Chúng ta tự do chọn, chọn lành thì đi lên, chọn ác thì đi xuống. Phật không có quyền bắt ta đi xuống hay đưa ta đi lên. Như vậy đạo Phật nói con người tự do chọn lựa hai con đường, lên là lành, xuống là dữ. Chúng ta ai cũng muốn đi lên, dại gì chọn đường đi xuống. Nhưng nếu gặp việc tức giận quá thì lúc đó nhớ đi lên hay đi xuống? Khi tâm trí tỉnh táo thì chọn đường đi lên, lúc sân si mất bình tĩnh thì đi xuống. Chúng ta chọn đường đi lên tại sao có lúc lại đi xuống, như vậy có tự do không? Mình là chủ mà bị cái gì đó làm áp lực phải theo nó là mất tự do rồi.

Cho tới quí thầy, quí cô đều biết tham sân si là xấu, vậy mà bực quá cũng đỏ mặt. Cho nên trong nhà Phật nói: "Tăng hận bất cách túc" nghĩa là ông Tăng giận không quá một đêm. Nói vậy để Phật tử thấy quí thầy giận không ngạc nhiên, nhưng nhớ là giận không được quá một đêm. Người đời giận cả năm tháng mười tháng, có khi cả đời giận không ngó mặt nhau. Phật dạy người đang tu giận không quá một đêm, chớ chưa hoàn toàn thắng nó, nhưng mau quên, mau bỏ cũng là tiến rồi.

Chúng ta muốn tự do thì những gì lôi cuốn, xúi giục đi xuống chúng ta phải làm chủ nó. Làm chủ nó được là mình biết giữ tự do. Mỗi khi vừa hơi nổi nóng một chút thì nói "Tao không đi đường này, tao đi lên". Nói như vậy rồi bỏ đừng giận, đó là đã tự do. Còn nếu nổi nóng lên la lối lung tung, một lát ăn năn sám hối. Sám hối như vậy chưa chắc hết đâu, mắng chửi người ta đã đời rồi bây giờ sám hối, ai bỏ liền cho. Nghiệp đã tạo thì phải chịu hậu quả tương ưng.

Vì vậy đã quyết tâm muốn đi lên thì chúng ta phải cố gắng tu, dẹp bớt ba độc tham sân si. Dẹp được ba thứ đó thì có tự do, nhất định đi theo con đường mình đã chọn. Ba thứ đó không dẹp có ngày nó lôi chúng ta đi xuống. Tu là chọn con đường lành, an vui hạnh phúc, chớ không phải tu để cầu xin. Phật tử tới lễ Phật thắp ba cây hương, cúng dĩa quả, quì xuống khấn lâm râm: Phật gia hộ cho gia đình con bình an, cho con của con thi đậu, cho con làm ăn phát tài. Xin như vậy có lỗi gì không? Có lỗi cúng ít mà xin nhiều. Tham với người đời Phật còn quở, bây giờ tham với Phật nữa, thật không biết nói sao.

Nhiều khi Phật tử làm những điều trái với đạo lý mà quí thầy từ bi quá không dám rầy. Vì rầy sợ buồn không đi chùa, nên cứ để tha hồ cầu xin. Cho nên trên đường tu chúng ta phải biết thật kỹ, thấy thật rõ, những gì Phật đã dạy chúng ta làm, đừng làm ngược lại. Phật bảo tu là chừa bỏ tam độc tham sân si, chúng ta tới chùa thắp hương khấn nguyện Phật từ bi gia hộ cho Tam Bảo thường còn ở thế gian, cho chúng sanh có chỗ nương tựa tu hành mau giác ngộ. Nguyện như thế mới thật là một Phật tử chân chánh, ngược lại thì chưa phải là Phật tử.

Bởi vì khi phát một lời nguyện là cả một nội tâm tốt đẹp, chớ không phải chuyện thường. Cho nên lời nguyện đó mang đầy tính chất đạo lý, đó là phước báu hiền lành. Nếu còn cầu xin cho mình là còn tham lam, không biết sẽ được cái gì? Ðạo Phật rất thực tế mà nhiều khi chúng ta đi quá xa nên trở thành thiếu thực tế, biến đạo Phật thành huyền bí, không có lẽ thật.

Trong ba nghiệp thân miệng ý thì ý quan trọng nhất. Ý nghĩ lành miệng mới nói lành, thân mới làm lành. Ý nghĩ dữ thì miệng nói dữ thân làm dữ. Nên khi tu phải cố gắng dẹp bỏ những loạn tưởng từ trong ý. Chư Phật thường dạy:

Chư ác mạc tác,

Chúng thiện phụng hành,

Tự tịnh kỳ ý,

Thị chư Phật giáo.

Nghĩa là:

Không làm tất cả các điều ác,

Vâng làm tất cả các điều lành,

Giữ tâm ý mình cho thanh tịnh,

Ðây là lời dạy của chư Phật.

Vì vậy người tu phải nhìn lại nội tâm mình, đừng để tham sân si làm chủ, dẫn mình đi trong đường dữ. Nhưng lâu nay tất cả chúng ta có hai mê lầm rất lớn. Mê lầm thứ nhất là thấy thân này là thật. Mê lầm thứ hai là cho cái suy nghĩ phải quấy, hơn thua, tốt xấu. là tâm mình.

Nói theo kinh sách thì thân không thật, song với cảm tính tự nhiên thấy thân mình thật. Cho nên vô chùa nghe kinh nói thân không thật, nhưng bước ra khỏi chùa ai động tới thì biết. Như vậy chúng ta hiểu một đàng mà sống một ngả. Thế nên phải tu để quán sát kỹ càng thân này không thật. Biết nó không thật là trên đường tu chúng ta nhẹ được năm mươi phần trăm rồi.

Hạnh phúc của cuộc đời là, nơi thân này mượn được tốt đẹp, trả ra suôn sẻ, thế thôi. Nếu trục trặc là hết hạnh phúc. Nhìn lại cuộc sống quá giả mà lâu nay chúng ta cứ tưởng nó thật. Nếu dùng con mắt trí tuệ nhìn vào thấy rõ thân này vay mượn, không thật thì còn ngạo mạn với ai nữa. Ðồ vay mượn khen chê là việc thường, có gì phải buồn giận. Thấy đúng như vậy thì đạo đức sẽ đến với chúng ta. Còn tưởng nó thật nên động tới nổi sân, mất cái gì nổi tức thành ra khổ.

Thấy đúng như thật là người trí hay là người mê? Mê thì giả tưởng thật, trí thì giả biết giả. Chỉ đổi một cái nhìn là trí tuệ, lầm một chút thành si mê. Kim Cang Bát-nhã là chỉ cho trí tuệ cứng chắc không gì phá được, trí tuệ đó thấy tất cả pháp hư giả không thật. Biết nó hư giả, không thậtchúng ta thấy đúng như thật, là có trí tuệ. Như vậy trí tuệ không phải khó tìm, chỉ chuyển một cái nhìn là xong. Ðó là nói về thân.

Ðến tâm, chúng ta thường cho cái nghĩ suy phải quấy, tốt xấu, hơn thua, khôn dại. là tâm mình. Nếu thế khi buồn nói tôi buồn, khi giận nói tôi giận v.v. Vậy tôi từ khi cha mẹ sanh cho tới ngày nhắm mắt là một hay là nhiều? Không lẽ tôi là trăm thứ. Tôi không phải là trăm thứ mà bây giờ nhận cả trăm thứ là tôi có được không? Như mình có món đồ quí nhờ người trong nhà cất giùm đâu đó. Khi cần lấy ra, người đó tìm không được nói lạc rồi. Lúc đó mình nổi giận la lối om sòm, nhưng bất thần họ tìm được ta liền đổi giận làm vui. Mới giận đó rồi cười đó, nếu giận là thật thì nó phải còn hoài, hoặc vui là thật thì nó phải còn hoài. Nhưng mới giận rồi vui, đổi thay không bao lâu.

Cái không thật mà nhận là mình thì nghĩ tốt cũng là mình, nghĩ xấu cũng là mình. Vì vậy cái nào nhiều nó sẽ dẫn mình đi theo con đường ấy. Nếu nghĩ tốt nhiều tạo nghiệp lành thì nó dẫn mình đi lên các cõi lành. Nghĩ xấu nhiều tạo nghiệp dữ thì nó dẫn mình đi xuống đường dữ. Muốn không còn lăn lộn trong luân hồi nữa thì phải dứt nghĩ, dứt những lăng xăng đó thì hết luân hồi sanh tử.

Mục đích của đạo Phật dạy chúng ta tu là để giải thoát sanh tử, cứu kính hoàn toàn tự do. Muốn giải thoát sanh tử chúng ta phải dẹp sạch tâm lăng xăng, lộn xộn nào buồn, thương, giận, ghét v.v. lâu nay làm rối mình. Chúng lặng hết rồi thì ta sẽ giải thoát khổ đau. Ðó là cái gốc của sự tu. Tâm đó không thật, nếu vừa dấy ta chịu khó nhìn thì nó mất.

Cho nên trong kinh thường ví dụ, như đêm rằm ta nhìn thấy mặt trăng dưới đáy hồ tròn đẹp. Có người nói dưới đáy hồ có mặt trăng, người khác nói không có mặt trăng. Vậy ai nói đúng? Nói có là thừa nhận dưới đáy hồ có mặt trăng thật, vậy thử vớt lên xem. Vớt lên không được thì nói có thật không đúng. Nếu nói không, sao mắt thấy rõ ràng nó dưới đáy hồ nên nói không cũng không đúng. Phật bảo thấy có thấy không là thấy hai bên, đó là biên kiến, không đúng chân lý.

Bây giờ phải thấy làm sao? Người thấy đúng lẽ thật sẽ nói mặt trăng dưới đáy hồ có nhưng chỉ là bóng không thật. Nói như thế mới không mắc kẹt hai bên, đó là lý trung đạo. Do duyên hội tụ chúng ta thấy có mặt trăng dưới đáy hồ, chớ sự thật mặt trăng không có thật mà cũng không phải không ngơ. Nói có thật, nói không ngơ đều là sai lầm. Người thấy được như vậy gọi là người trí tuệ. Ðối với tâm nghĩ tốt, nghĩ xấu không thật mà mình theo nó là si mê. Biết nó là tâm hư dối không thật, chúng ta buông xả thì nó không ràng buộc, chi phối mình nữa, đó là chúng ta được tự do.

Người tu Thiền khi niệm khởi đừng chạy theo, buông xả thì sẽ được yên định. Người tu Tịnh độ chú tâm niệm Phật, nên vọng tưởng lặng đi, cuối cùng đến chỗ nhất tâm. Tóm lại muốn giải thoát sanh tử chúng ta phải dừng phải lặng tâm vọng tưởng của mình. Lâu nay chúng ta chấp nó là mình nên bị ràng buộc lôi kéo. Giờ đây chúng ta làm chủ, không để nó lôi kéo nữa. Ðó là tự do tuyệt đối của con người.

Chấp tâm lăng xăng hư dối là thật sẽ đưa chúng ta tới những cuộc tranh đua, giết chóc làm đau khổ cho nhau. Giờ mình biết tâm đó không thật, ta nghĩ thế này, người kia nghĩ thế khác, đó là quyền của mỗi người, không có chi phải buồn giận. Trong kinh A-hàm Phật dạy một câu hết sức chí lý: Người biết tôn trọng chân lý là người khi nghĩ thế nào, thì nói "đây là cái nghĩ của tôi". Không nói cái nghĩ của tôi là đúng, đó là biết tôn trọng chân lý. Nếu cho rằng cái nghĩ của tôi là đúng thì cái nghĩ của người khác sai. Ai cũng giữ phần đúng về mình thì đi tới gây nhau, đánh nhau. Bây giờ chỉ nói "cái nghĩ của tôi thế này", không thêm đúng sai gì cả, thì yên. Ðó mới thật là tự do, mỗi người có quyền nghĩ tự do nhưng không bắt buộc người khác giống mình.

Nếu là chân lý chúng ta nói đúng được, nhưng tất cả đều không thật mà khẳng định đây đúng kia sai là hoàn toàn mê lầm. Mê lầm mà không biết mình mê lầm thì gọi là gì cho xứng? Ðại mê lầm, tức mê lầm không ai hơn. Chúng ta hiểu đạo biết tu, phải thoát ly những mê lầm đó. Sống tôn trọng tự do về ý niệm của mỗi người, không đòi hỏi ai cũng như mình. Không đòi hỏi bên ngoài mà đòi hỏi ở mình, đòi hỏi ở nội tâm mình.

Như vậy tự do trong đạo Phậttự do xoay lại mình, làm chủ mình chớ không phải tự do đòi hỏi ở kẻ khác. Biết xoay lại biết làm chủ mình đó mới là tự do tột cùng, đó mới là người hùng, người giác ngộ. Cho nên trong kinh Pháp Cú, Phật dạy "Thắng một vạn quân không bằng thắng mình. Thắng mình là chiến công oanh liệt nhất".

Chúng ta đòi hỏi tự do, đòi hỏi bình đẳng thì hãy xoay lại nội tâm mình mà đòi, đó là người khéo tu. Nếu cứ trông ra ngoài đòi hỏi thì suốt kiếp cũng không thỏa mãn được. Người mê thì đòi bên ngoài, người tỉnh thì đòi nơi mình. Khi nào chúng ta không còn bị nghiệp trói buộc, không còn bị tâm mê lầm lôi cuốn nữa, lúc đó hoàn toàn tự do. Ðây là hình ảnh giải thoát trong đạo Phật. Vì vậy đạo Phật nói tự do tuyệt đốigiải thoát, không còn bị trói buộc bởi mê lầm về thân, mê lầm về tâm. Ðó mới là gốc, là căn bản của người tu theo đạo Phật.

Tu như vậy mới gọi là chân tu, thật tu. Còn hiểu sai hoặc hiểu mà không hành, đó là tu ngoài miệng chớ chưa thật tu. Chúc tất cả quí vị đều được tự do tuyệt đối như đức Phật đã dạy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19832)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20902)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19244)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40503)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21240)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41032)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24084)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23033)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17813)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26915)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20706)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33601)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20975)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28873)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12676)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25254)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19121)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17505)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25744)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18988)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18956)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 28995)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18889)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33291)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38369)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31221)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18210)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24478)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19437)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17885)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23002)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 18004)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32150)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17360)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17418)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16059)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18556)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20754)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18057)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20082)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14857)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20881)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15054)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15747)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12929)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14483)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14894)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29361)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12751)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14503)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant