Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

D. KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN

11 Tháng Mười 201000:00(Xem: 12255)
D. KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN

D. KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN

 

PHẦN THỨ TƯ

TRỒ BÔNG

 

KẾT LUẬN

 

I. KIÊN NHẪN TRỒ BÔNG TRÊN TUYỆT ĐỈNH HY MÃ LẠP SƠN

Đứng về mặt địa lý bí mật và vô hình, Tây Tạng chính là Việt Nam ở phương Bắc của tâm thức, và Việt Nam thực raTây Tạng ở phương Nam của tâm linh. Tất cả sức mạnh tâm thức của Phật giáo đã được tập trung trọn vẹn trên tuyệt đảnh Hy Mã Lạp Sơn, giống như hình ảnh dữ dội lạnh lùng của con ó trời bay vút trên tận tuyệt mù thượng thượng tất cả chiều sâu thăm thẳm không đáy của Phật giáo đã lắng đọng lại u trầm trong những kẽ đá của vùng núi cấm Thất Sơn Việt Nam, Hố Thẳm của Tính Mệnh Nhân Loại, giống như hình ảnh hừng hực lửa bốc của con rắn thiêng cuộn tròn trên cổ ó, xoáy tròn trong nhữrgg xoáy tròn vô biên Thế Mệnh.

Cách đây gần 1.000 năm, khi sức mạnh tâm thức của Phật giáo mới bắt đầu phát triển chậm rãi ở miền Hy Mã Lạp Sơn thì tất cả tính thể và thể tính của Phật giáo đã được tập trung trọn vẹn và sâu thẳm nhất ở tận cuối phương Nam Á Đông, từ Việt Nam cho đến Nam Dương. Ngay đến tổ sư nối tiếng của Phật giáo Ấn Độ, Atisa ở thế kỷ X và XI, người đã được thỉnh cầu sang Tây Tạng để dạy đạo Phật, chính Atisa cũng đã gian khổ vượt biển để đi về miền cực Nam của Á Đông để học đạo; trước khi sang Tây Tạng để truyền bá giáo lý đức Phật, Atisa đã thọ giáo với môt sư phụ ở tận miền Nam Á Đông mà chu vi địa lý được thu gọn từ Việt Nam đến Nam Dương. Hiện nay, còn những bí ẩn siêu việt nào vẫn còn trên tuyệt đảnh Thất Sơn ở Việt Nam?

Chỉ đủ sức mạnh tâm linh để nhìn thấy những bí ẩn siêu việt của Hy Mã Lạp Sơn, khi nào mình có đủ đầy kiên nhẫn để đi theo con đường của tổ sư Padmasambhava, người đầu tiên đã phát huy tinh túy của Phật giáo vào miền núi Tây Tạng (Padmasambhava và Atisa là hai vị tổ sưảnh hưởng lớn nhất đối với truyền thống Phật giáo Mật tông Tây Tạng). Theo truyền thống Tây Tạng thì Padmasambhava sống vào thế kỷ thứ VII và vẫn đang còn sống. Tin hay không tin, điều ấy chỉ quan trọng đối với người đọc. Còn đối với riêng tôi thì Padmasambhava vẫn đang còn sống và đang đứng ngó tôi, lúc tôi đang viết những dòng chữ này. Mấy ngón tay tôi đang run rẩy. Những lời dạy của đạo sư Padmasambhava đã vụt bừng sống dậy trong tôi ngày hôm nay, một buổi sớm tinh mơ đầu xuân con Rắn. Cả một rừng bông kiên nhẫn đang trổ bông sáng rực trên tuyệt đảnh Hy Mã Lạp Sơn của tâm thức và Thất Sơn của linh thức.

Padmasambhava đã dạy tôi những gì?

- Bài học thứ nhất:

Đọc rất nhiều sách về đủ loại tôn giáo triết học, lắng nghe nhiều triết giađạo sư. Lao mình thể nghiệm bản thân qua nhiều phương pháp tu hành.

- Bài học thứ hai:

Chọn lựa một giáo lý duy nhất trong những giáo lý mà mình đã tìm học, rồi bỏ hết những giáo lý khác, như con ó chỉ vồ chụp mang đi một con cừu duy nhất trong cả bầy cừu.

 - Bài học thứ ba:

Sống, ăn ở đời một cách khiêm tốn, tầm thường, nhỏ thấp, cung cách cử chỉ lặng lẽ từ tốn nhún nhường, không tìm cách làm cho người ta để ý đến mình và không tìm cách tỏ ra rằng mình là quan trọng đối với con mắt thế gian, nhưng đằng sau bề ngoài tầm thường đó thì hãy để tâm thức mình bay vút vượt lên trên tất cả quyền lựcdanh vọng thế gian.

- Bài học thứ tư:

Dửng dưng bình thản lảnh đạm với tất cả. Ăn ở như con chó hay con heo mỗi lúc được có gì thì ăn nấy. Không thiên vị đối với những gì mình gặp trong đời sống. Không cố gắng thu đạt chiếm hữu hay tránh né bất cứ điều gì. Chấp nhận tất cả những gì xảy đến đời mình với sự dửng dưng bình thản. mặc kệ giàu hay nghèo, mặc kệ khen hay chê, không thị phi phân biệt cái này với cái kia, như đức hạnhđồi bại, vinh quang và nhục nhã, tốt và xấu. Không đau đớn khổ sở và cũng không ân hận những gì đã qua, và cũng không sung sướng hớn hở và không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện thành tựu.

- Bài học thứ năm:

Ngó nhìn những quan điểm xung đột và những phát hiện sinh hoạt đa dạng của chúng sinh với lòng bình thản khinh antâm thức siêu thoát. Phải hiểu rằng đời là thế và là thể điệu tác động không thể tránh được của mỗi một sinh thể. Và như thế hãy luôn tỉnh lặng thanh thản trầm lặng. Ngó nhìn nhẹ nhàng xuống cuộc đời như một người đứng trên tột đảnh núi cao nhất, nhìn ngó xuống những thung lũng và những ngọn núi nhỏ trải ra dưới chân mình.

- Bài học thứ sáu:

Vô học và bất khả ngôn thuyết (nhảy vào Hố Thẳm của Không Tánh).

 

 II. NHẮN GỬI NHỮNG THẾ HỆ THANH NIÊN VIỆT NAM TỪ KHOẢNG 15 TUỒI ĐẾN 18 TUỒI

Tất cả tinh túy của Phật giáo đã được tập trung cực độ trong những lời dạy trên của Padmasambhava như tiếng sấm nổ chặt đứt trái đất. Cách đây trên 30 năm, khi hãy còn là cậu con trai khoảng 17 hay 18 tuổi, tình cờ tôi đã được đọc những lời trên của Padmasambhava do bà đạo sĩ Mật tông người Pháp sống tới 100 tuổi, tên là Alexandra David-Néel trích dẫn lại trong một quyển sách của bà về Tây Tạng. Cách đây 30 năm, tiếng sấm sét nào đó đã chẻ hai cuộc đời tôi, và từ đó cuộc đời của tôi đã thay đổi hoàn toàn và đã đi hoang vu tít mù vào hướng khác. Sau 30 năm, bây giờ lắng nghe lại những lời trên của tổ sư Padmasambhavag tôi được nhìn ngó ra trùng trùng vô tận rừng bông nở bừng trắng xóa trên tuyệt đỉnh Thất Sơn và tột đảnh Hy Mã Lạp Sơn.

Tôi mơ mộng rằng đâu đó sẽ có được một số thanh niên Việt Nam (từ 15 hay 18 tuổi hay khoảng lứa tuổi đó; thời gian từ 15 tuổi đến 18 tuổi là những năm bí mật kỳ lạ mà tất cả những mộng tưởnghoài vọng đều có thể xô đẩy chuyển động trọn cả cuộc đời người này đi về một phương trời nhứt định nào đó) tình cờ đọc được những lời dạy đạo trên của Padmasambhava và trọn tâm thức sẽ được chuyển động thay đổi toàn diện và sẽ có đủ sức mạnh tâm linh để nhìn ngó xuống cuộc đời, bình thản và trầm lặng, như một kẻ nào đó đã một lần đứng lặng lẽ trên tột đảnh cao vút kia nhẹ nhàng trong sáng như mây trắng đập trên đầu nhân loại.

California, những ngày đầu năm 1989

Bắt đầu viết từ ngày 8 tháng 8 năm 1983 tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ và duyệt xong lộ trình tâm thức đã đi qua trên 10 năm trong quyển sách này vào ngày 14 tháng 7 năm 1994 tại trường sở của Viện Triết Lý Việt NamTriết Học Thế Giới ở thành phố Monterey Park, California, Hoa Kỳ.

Phạm Công Thiện

Los Angeles và Monterey Park

Ngày 14 tháng 7 năm 1994

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26638)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20012)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18201)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32855)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18798)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31655)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32580)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20147)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26349)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20330)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23798)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23910)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15130)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15037)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant