Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

5. Lâm-tỳ-ni (Lumbini)

02 Tháng Năm 201100:00(Xem: 7900)
5. Lâm-tỳ-ni (Lumbini)

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT

Minh Châu, Thiện Châu, Huyền Vi và Pàsadika


Lâm-tỳ-ni (Lumbini)


Rời khỏi Kusinara kính mộ, chúng tôi trở lại ga Gorakhpur để đi thăm Lâm-tỳ-ni, nơi đức Từ phụ đản sanh.

Từ Gorakhpur đến Nowgarh phải mất 3 tiếng đồng hồ tàu hỏa. Ðến nơi trời đã nhá nhem tối, chúng tôi phải ngủ tại ga đến sáng mới tiếp tục cuộc hành trình chiêm bái. Nowgarh là một ga nhỏ bé ở miền quê, nên cũng không ồn ào cho lắm, trừ khi có những chuyến tàu ghé qua. Khi chúng tôi đến, cảnh vật ở đây hình như đượm màu tươi thắm. Khí trời mát mẻ trong lành.

Lạ thay! Ðến bất cứ Thánh địa nào, lòng chúng tôi cũng ngập tràn niềm rạo rực. Bắt đầu đi ngủ, tôi tự bảo đêm này ngủ sớm một chút để sức khoẻ cho cuộc hành trình tiếp tục vào ngày mai. Nhưng những hình ảnh Lâm-tỳ-ni, do tôi tưởng tượng, cứ liên tiếp hiện ra với muôn màu muôn sắc! Trần trục đến gần 1 giờ tôi mới thiếp ngủ, 4 giờ, thầy Thiện Châu đã thức dậy vặn đèn, kêu chúng tôi để cùng xếp hành lý. Chưa đến giờ, nhưng Thượng tọa Minh Châu đã hối chúng tôi xếp hành lý ra xe. Tất cả như muốn cho mau đến giờ để được viếng thăm và chiêm bái Phật tích quan trọng này, nơi ra đời của đức Từ phụ cao cả. Nơi ngàn năm còn ghi nhớ đối với hàng Phật tử năm châu.

7 giờ sáng, chiếc xe buýt mới khởi hành, đưa chúng tôi từ Nowgarh đến vườn Lâm-Tỳ-ni (Lumbini). Chiếc xe nhẹ nhàng băng qua những cánh đồng xanh tươi bát ngát. Dãy núi Hy-ma-lạp-sơn (Himalaya) với những chóp núi hùng vĩ trắng xóa ẩn sau những khóm mây lam biếc. Những tháp miếu cổ kính tuần tự hiện ra trước mắt chúng tôi. Chiếc xe buýt mang chúng tôi vượt khỏi ranh giới Ấn Ðộ để sang địa phận nước Népal. Quảng đường dài gần 40 cây số, nhưng chúng tôi cảm thấy gần bên cạnh. Cảnh tượng Ðản sanh như chập chờn trước mắt chúng tôi.

"Còn thấy vô ưu cây bảo thọ,
Nghìn năm giữ mãi vẻ nên thơ...".

Những chi tiết về lịch sử Ðản sanh được ghi trong tập Nidànakathà lần lượt hiện ra trong óc chúng tôi:

-- "Hơn 2.500 năm trước, tại vườn Lâm Tỳ ni này, một vị đại Giác ngộ đã ra đời. Ngài ra đời để đem lại ánh sáng tuyệt vời cho nhân thế lầm thanh đau khổ.

Theo phong tục cổ truyền của Ấn Ðộ (nay một vài nơi vẫn còn, phụ nữ phải trở về quê hương cha mẹ để sanh nở đứa con đầu lòng. Hoàng hậu Màyà cũng y theo cổ lệ để làm gương cho dân gian. Một hôm hoàng hậu tâu vua Tịnh Phạn: "Tâu Hoàng thượng, gần ngày sanh nở, theo tục lệ cổ truyền, con xin phép trở về Devadaha, kinh thành của cha mẹ con...". Vua Tịnh Phạn hoan hỷ chấp nhận và truyền lịnh cho thần dân sửa sang, trang hoàng con đường từ thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu), đến kinh đô của Ajana, nơi thân phụ Hoàng hậu Màyà đang trị vì. Một chiếc kiệu được trang hoàng rất đẹp đẽ. Hoàng hậu đoan chính ngồi trên kiệu hoa. Theo hộ giá, có đến hàng trăm thị vệ va cung phi mỹ nữ.

Giữa hai kinh thành của hai quốc vương, có một khu vườn thạnh mậu, có một cây Vô ưu (Asoka) đang nở nhiều cánh hoa tươi đẹp. (Tục truyền hoa naỳ mấy ngàn năm mới nở một lần. Khi hoa nở là điềm có thánh nhân xuất hiện). Dân làng địa phương gọi khu vườn này là Lumbini Nava. Lúc bấy giờ, vườn đầy hoa thơm cỏ lạ, cây cối xanh tươi. Những đàn ong, những cánh bướm bay liệng chập chờn, từ đóa hoa này đến đóa hoa khác, để hút mật hoa. Chim chóc bốn phương đua nhau trỗi lên những bản nhạc du dương, êm ái, tạo thành một bức họa tuyệt vời cho cánh Lâm-tỳ-ni.

Hoàng hậu xuống kiệu, từ từ bước vào khu vườn ngoạn thường cảnh sắc tươi đẹp của buổi bình minh. Một nhành cây vô ưu như rũ xuống để:"Chào đón siêu nhân ứng hiện ra...". Tay phải của Hoàng hậu với hái cánh hoa Vô ưu, ngay lúc ấy, Thái tử đản sanh. Bốn vị Thiên vương cầm những chiếc áo Kiều-thi-ca mềm trĩu, đỡ lấy Thái Tử. Sau đó 9 con rồng phun nước vào bồn vàng để tắm gội Thái tử. Bảy chiếc hoa sen liên tiếp hiện ra đỡ lấy gót chân Ngài. Nhạc ngũ âm của ai vang dậy cả mấy từng không. Hoa Mạn-đà-la không biết từ đâu tung vãi khắp vườn.

Ôi! Mầu nhiệmhoan lạc biết bao! Ðược tin mừng Thái tử đản sanh, cờ xí rợp trời, trống kèn dậy đất. Vua Tịnh Phạn đích thân đi rước Hoàng hậu và Thái tử về hoàng cung. Tất cả quần thần được hội lại để đặt tên cho Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha), tên của vị Thái tử phi thường tuấn tú có ra từ đấy."

Và trong tập Buddhacarita cũng có chép: "Sau khi Thái tử đản sanh, Ngài nhìn về các phương: Ðông, Tây và ngó lên, ngó xuống nhìn khắp bốn phương rồi hướng về phương Bắc đi bảy bước trên những đóa sen kỳ diệu. Mầu nhiệm thay cử chỉ siêu việt này. Ði đến bước thứ bảy, vừa nghiêm nghị, vừa oai hùng, Ngài nói: 'Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn'".

Chúng tôi tiến vào khu rừng lịch sử, thắp hương đèn hành lễ, thành tâm nguyện cầu cho tất cả mọi ngưòi thường được hạnh phúctìm thấy ánh sáng nhiệm màu mà Thái Tử Tất đạt đa đã mang đên cho thế gian này cách đây 2.500 năm. Cùng đi với chúng tôi có năm vị Ưu-bà-di và một sinh viên Phật tử ở Miến Ðiện. Họ cũng cùng hành lễ với chúng tôi.

Ngày xưa cảnh vật tươi đẹp bao nhiêu, thì ngày nay khu vườn lại tàn tạ bấy nhiêu. Mặc dù có cây cối đền tháp, nhưng cảnh trí không được huy hoàng như xưa và nhất là không tốt đẹp như các Thánh tích thuộc chính phủ Ấn mà chúng tôi đã chiêm bái. Chính phủ Népal đang cố gắng sửa sang lại Thánh tích này, nhưng có lẽ vì cách trở đường sát nên công việc chưa mấy kết quả! Chúng tôi hơi buồn cho Thánh tích tiêu sơ này, như nhờ lời dạy về lý Vô thường của đức Phật: "Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng" làm cho chúng tôi giữ được sự an tịnh trong tâm hồn.

Chúng tôi đi sâu vào khu vườn để tìm lại di tích. Lần lượt chúng tôi đến viếng những cảnh sau đây:

 

1. Trụ đá của vua A-Dục

Vườn Lâm-tỳ-ni do ông Furere tìm thấy vào năm 1806, sau khi gặp được trụ đá của vua A-Dục tại chỗ này. Thâu thập đủ tài liệu và chứng minh chắc chắn, ông Furere đã công khai tuyên bố: "Chỗ này là vườn Lâm-tỳ-ni, nơi Ðức Phật đản sanh". Rồi được chính phủ Nepal công nhận. Từ đó về sau khu vườn này trở nền mầu nhiệm, được dân chúng Ấn Ðộ và người ngoại quốc đến chiêm bái viếng cảnh rất đông.

Vua A Dục dựng trụ đá này, khi Ngài đến viếng thăm và hành lễ tại vườn Lâm-tỳ-ni. Trên trụ đá có khắc hàng chữ: "Ðây là chỗ đức Gautama Ðản sanh". Trụ đá này hiện còn tốt đẹp, tuy có một đường sứt mẻ, có thể do sét hay bị ngoại đạo tàn phá cũng nên. Trên đầu cột trụ đá không có hình gì cả. Trong ký sự cuả ngài Huyền Trang có nói: "Ðầu trụ đá có hình con ngựa rất mỹ thuật và trơn láng". Nhưng hiện nay chưa tìm được di tích hình con ngựa đặc biệt ấy. Trên thân trụ có khắc 5 hàng chữ bằng tiếng Brahmi:

Devannapiyena piyadasina lajina-visativasabhisitena.
Atana-agacha mahiyite. Hida Budhe-jate sakyamuniti.
Silavigadabhicha kalapita silathabhe-cha usapapite.
Hida Bhagavam jateti Lumbinigame ubalike kate,
Athabhagiye cha.

Dịch nghĩa đại khái như sau: "Vua Pryadarsin, được các vị thiên thần kính mến và ủng hộ, tự Ngài thân hành đến đảnh lễ tại chỗ này, sau khi lên ngôi được 20 năm. Chỗ này là nơi Ðức Sakya Muni đản sanh. Ngài truyền lịnh cho các quan trong triều xây một pho tượng rất lớn và đặt một trụ đá dựng tại chỗ này, để đánh dấu một chỗ đức Thế Tôn xuất thế. Từ đó về sau Vua truyền lệnh dân làng Lumbini được miễn đóng thuế nghi lễ và chi trả 1/8 lợi tức mà thôi".

Cột trụ đá này chỉ rõ cho chúng ta biết chắc chắn chỗ này là nơi Ðức Từ phụ đản sanh. Trụ đá của vua A-Dục dựng lại Sarnath (Ba-la-nại) thì không ghi rõ là chỗ Phật chuyển Pháp Luân lần đầu tiên, còn lại Buddhagaya (Chỗ Phật thành Ðạo) và Kusinara (chỗ Phật nhập Niết Bàn) không có cột trụ nào hết.

 

2. Ðền thờ của Rummindel

Về phía nam ngôi đền có một hồ nuớc gọi là hồ Puskarini, chu vi khoảng 50 thước vuông. Tục truyền rằng: "Hồ nước lịch sử này do 9 con rồng từ trên trời phun nước xuống để tắm gội Thái tử, nay còn đọng lại". Nhà cầm quyền ở đây xây thành một hồ để giữ nước và dân chúng địa phương còn tin rằng ai tắm tại hồ này thì tật bệnh được tiêu trừ, tội lỗi hết sạch. Lúc chúng tôi đến đây cũng có mấy vị Bà-la-môn đang tắm gội một cách thành kính.

 

3. Nền của một ngôi tịnh xá

Gần con đường qua ngôi đền có trụ đá vua A Dục, chúng tôi còn thấy nền móng của một ngôi tịnh xá cũ hình chữ nhật và hình như chỉ là một văn phòng lớn. Một vài người ở đây cho chúng tôi biết tại tịnh xá này đã có nhiều vị tu đắc đạo. Và chính tại chỗ này người ta đã đào được vài pho tượng nhỏ cuả Bồ tát Quan Thế Âm, Ðại Thế Chí bằng đồng đen và một đồng tiền không được rõ ràng lắm. Tại ngôi đền có nhiều mảnh tượng gãy nát, chúng tôi xem qua không hiểu là tượng gì. Không biết có phải là tượng con ngựa trên trụ đá vua A Dục chăng? Sau khi quan sát nền của một ngôi tịnh xá, chúng tôi sợ trưa không kịp chuyến xe trở về, nên vội vàng qua viếng thăm hai ngôi tháp mới.

 

4. Hai ngôi tháp mới

Chính phủ Nepal trong chương trình sửa lại Thánh tích này đã dựng được hai ngôi tháp hình trụ tròn, với những nguyên liệu đào bới xung quanh Lâm-tỳ-ni. Hai tháp này không có chi mỹ thuật cho lắm.

Ðã 10 giờ trưa rồi, chúng tôi phải từ biệt nơi đã ghi lại dấu chân đầu tiên của vị Thái tử con vua Tịnh Phạn để tiếp tục công việc chiêm bái nhiều nơi khác.

Trên con đường quanh co khúc khuỷu trở về ga, chiếc xe buýt từ từ chuyển bánh, lòng chúng tôi cảm thấy bùi ngùiquyến luyến mãi với hình ảnh Lâm-tỳ-ni.

Ngồi trên xe, tôi suy nghĩ: không có sức mạnh nào bằng sức mạnh đạo đức, không có sự vật gì cao quí bằng tình thương chơn thật. Ðã xa cách mấy nghìn năm, cuộc đời của Từ phụ tuy đã lui về dĩ vãng, chỉ còn lưu lại một đức từ bi mà không biết bao nhiêu người tôn sùng thờ kính, không biết bao nhiêu dân tộc đang hướng về đạo giải thoát cuả Ngài.

Những người lập sự nghiệp trên sức mạnh, quyền lực, mánh khoé như Hitler, Napoléon, Tần Thủy Hoàng v.v... tuy danh vang một thời thật nhưng chóng phai tàn làm sao, và chỉ để lại cho hậu thế sự căm hờn tức giận. Ngày nay có ai, những người chân chánh, còn muốn nhắc đến tên tuổi hoặc lập đều để dùng bái tôn ngưỡng họ?

Ðức Từ phụ đã xây dựng đạo nghiệp bằng tình thương chơn thật, bằng đạo đức cao siêu, không dùng một quyền lực áp bức, không tốn một mũi tên, một viên đạn mà đạo nghiệp của Ngài mãi mãi được mọi người noi theo. Phật tích khác, từ nơi Thế Tôn thành Ðạo, cảnh Chuyên pháp luân cho đến vườn Lâm-tỳ-ni v.v... chúng tôi đã đến tận nơi đảnh lễ, cúng dường, chiêm bái. Ðây là chỗ đức Phật ứng thân thị hiện và sanh trưởng, làm sao chúng ta lại có thể không đi? Nghĩ như vậy chúng tôi gởi hành lý tại ga, chỉ đem theo một ít đồ cần dùng.

Năm giờ rưỡi sáng, chúng tôi khổ cực dùng trà thay cho buổi điểm tâm tại một quán cơm bình dân nghèo nàn, chiếc xe ngựa mà chúng tôi thuê hồi hôm đã sẵn sàng chờ đợi. Chúng tôi lên xe và ngựa bắt đầu chạy đều đều trên con đường sương lạnh.

Ðúng như lời người ta cho biết, đường thật là gồ ghề nguy hiểm; nhiều đoạn chúng tôi phải xuống đi bộ vì ngồi trên xe còn khổ hơn đi bộ, dễ sợ nhất là khi qua những chiếc cầu lắc lẻo. Càng tiến về hướng núi Hy Mã, chúng tôi càng bị bao phủ bởi những sương và sương, và chỉ nhìn thấy những gì cách chúng tôi độ ba thước. Hình như màn sương muốn chận đứng sự tiến bước của chúng tôi. Tuy nhiên chiếc xe ngựa vẫn từ từ lướt tới và để lại đàng sau những khối sương dày dặc nặng nề.

Phải mất hơn ba tiếng đồng hồ mới đến được Ca-tỳ-la-vệ, kinh thành lịch sửPhật tử năm châu hằng nhắc đến. Mặt trời lên cao. Sương mù tan biến. Những rặng cây xanh, những xóm nhà cũ kỹ lần lượt hiện ra. Chúng tôi rất hân hoan vì nhờ duyên lành đời trước nên được viếng thăm quê hương kính mến của đức Từ phụ nơi mà Phật tử Việt Nam thường hát vang:

"Thành Ca-tỳ-la sống vui đời Tịnh vương,
Người người vui sướng, Thích Ca Ngài vừa ra đời..."

Một vị cưtiếp đón niềm nở và đưa chúng tôi vào nhà. Cả gia quyến của vị này đều đổi đãi với chúng tôi một cách nồng hậu. Sau hỏi lại mới biết đây là gia đình dòng họ Thích Ca (Sakya).

Sau khi giải khát xong, mấy người con của vị này đưa chúng tôi đi viếng "Thành" cách đó độ 4 cây số. Sau này, chúng tôi xin kể lại một vài sự kiện lịch sử của đức Phật, khi Ngài ở tại thành này: "Trước khi chưa giáng sanh ở thành Ca-tỳ-la-vệ, Ngài còn là vị Bồ tát Hộ Minh ở trên cung trời Ðâu Suất để thuyết phápgiáo hóa chư thiên. Khi cơ duyên đã đến. Ngài quan sát trong bốn châu thiên hạ duy có vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Maya là người tu nhơn tích đức lâu đời, xứng đáng làm cha mẹ Ngài, cũng như cha mẹ muôn dân. Ngài cưỡi voi trắng 6 ngà từ trên cung trời Ðâu Suất nội viện đến thành Ca-tỳ-la-vệ. Lúc bấy giờ nhân ngày lễ vía các tinh tú, tại Ca-tỳ-la-vệ, từ quan chức cho đến thứ dân đều được nghỉ việc để mừng lễ. Mọi người tấp nập ăn chơi, đờn ca xướng. Bao nhiêu trò hay chuyện lạ được biểu diễn khắp nơi. Riêng Hoàng hậu Maya, sau khi dự lễ cầu nguyện trong Hoàng cung, ra ngọ môn bố thí cho người nghèo khổ. Rồi Hoàng hậu trở về cung yên giác. Ðiềm chiêm bao kỳ lạ đã đến với Hoàng hậu: Một người tướng mạo khôi ngô, cưỡi con voi trắng 6 ngà chen vào hông bên hữu của Hoàng hậu.Giật mình thức dậy, Hoàng hậu cảm thấy trong mình nhẹ nhàng, khoan khoái:

"Maya mộng ứng niềm hoan lạc,
Voi trắng quỳ dâng đóa bạch liên.
Âm nhạc bốn phương lừng các điện.
Vang lời chúc tụng hội quần tiên
Giáng sinh ngày ấy không xa nữa.
Là một tin vui khắp mọi miền!
Chiếu rạng tưng bừng xa bóng tối.
Rồi đây sẽ có đạo vàng thiêng... (N.H).

Sau khi Thái tử giáng trần 7 ngày, Hoàng hậu nhờ phước báo hạ sanh ra Ðấng giác ngộ tương lai, được thăng về cung trời Ðạo Lợi. Vua Tịnh Phạn giao Thái tử cho bà Mahaprajapati (Ma-ha Ba-xà-ba-đề) nuôi dưỡng. Ngày tháng trôi qua, càng ngày càng khôn lớn, Thái tử học hành kiểm ưu, tài năng xuất chúng. Nhưng Ngài nhìn thấy nhơn sinh thống khổ, thế cuộc vô thường, nên quyết chí xuất gia tìm đạo để giải thoát cho mình và cứu độ chúng sinh. Một đêm nọ, lúc canh ba đã gần tàn, Ngài đang ngồi trầm tư mặc tưởng bỗng nghe đâu trên hư không có tiếng của chư thiên văng vẳng vọng lại:

"Ngày nay tuổi đã lớn rồi
Sao không nhớ lại những lời nguyện xưa
Xin tu chứng đạo chơn thừa
Trần gian vẫn đục say sưa làm gì?
Ngài còn lần lựa thế chi,
Chúng sanh ngu dại ai thì bảo ban.
Mau mau mở lối Niết bàn
Khêu đèn Trí tuệ vén màn vô minh". (L. S. P. T)

Ngài suy nghĩ không thể dần dà được nữa mà phải xuất gia tìm chơn lý. Một đêm nọ sau khi buổi yến tiệc linh đìnhmọi người yên giấc, Ngài cùng Xa Nặc cưỡi ngựa Kiền Trắc vượt qua thành Ca-tỳ-la-vệ này để "Dấn thân nơi cát bụi tìm đạo thiêng".

 

5. Thành Ca-tỳ-la-vệ

Tiến qua một cánh đồng, gồm những vườn xoài, những mương nước, chúng tôi đến nội thành Ca-tỳ-la-vệ.

Hiện tại, sự tìm tòinghiên cứu tường tận của ông Vincent Smith và ông De Vost cho chúng ta biết rằng Ca-tỳ-la-vệ của vua Tịnh Phạn ngày xưa, hiện nay nằm tại nơi được gọi là Tilaurakota, thuộc hạt Terai và cách xa ga Shoharatgarh 20 cây số. Cả vùng thành Ca-tỳ-la-vệ này được bao bọc bởi nhà cửa thưa thớt của dân làng Taulihwa. Thành rộng lớn bao la và nằm trên bờ sông Banganga. Chúng tôi tìm thấy nhiều vết tích những bức tường của thành ấy và rất nhiều đồi đất cao, có thể là các đền đài ngày xưa. Hiện tại toàn vùng này bị cây cối bọc bao trùm. Chúng tôi chỉ thấy xa xa một khu rừng rập rạp. Ðến gần nhìn thấy rất nhiều gạch đá vụn, đây có lẽ là một khu nhà rộng lớn của thành. Thầy Thiện Châu có nhặt một viên gạch xưa đem về làm kỷ niệm. Chắc chỗ này chưa ai đào bới cả.

Ngài Pháp Hiển đến chiêm bái thành Ca-tỳ-la-vệ vào năm 403 sau Tây lịch và ngài đã nhìn thấy toàn vùng này là một rừng hoang cỏ dại, dân cư thưa thớt, chỉ thấy những di tích phế tàn. Có một số tu sĩ tu khổ hạnh tại đây và độ 30 gia đình dân chúng. Ngài đến hỏi thăm các vị tu sĩ về thánh tích ngôi thành này. Các vị ấy cho biết toàn vùng này chính là thành Ca-tỳ-la-vệ thời xưa, và họ cố ở lại đây để giữ gìn Thánh tích này, nhưng không đủ phương tiện, đành chịu thua.

Vào năm 636, ngài Huyền Trang cũng đến thăm viếng ngôi thành và diễn tả di tích này một cách rõ ràng. Ngài viết: "Thành Ca-tỳ-la-vệ kiến trúc theo lối cổ kính, xây dựng toàn bằng gạch đá quí, bức tường thành vẫn còn, và kiến tạo rất kiên cố. Hiện tại chỉ còn 634 phố, nhà lơ thơ, và một ít dân chúng đang sống ở đó. Chung quanh có độ 100 tịnh xá bị hư hỏng. Gần chỗ này có một ngôi tịnh xá vĩ đại, 30 tu sĩ tiểu thừa, và hai ngôi đền của Ba-la-môn giáo".

Ngài Huyền Trang có nói đến trụ đá cuả Vua A Dục dựng lên cao độ 9 thước tây, trên chót trụ đá có chạm hình con sư tử rất đẹp. Về phía tây bắc của thành có hơn 100 tháp nhỏ, đánh dấu chỗ dòng họ Thích Ca bị giặc tàn sát. Theo ngài Huyền Trang cho biết thời chu vi thành Ca-tỳ-la-vệ độ chừng 400 lý hay 664 dặm Anh.

 

Một vài di tích thành Ca-tỳ-la-vệ

a. Nigaliwa: Ðộ 4 dặm cách Taulihwa có một cái hồ lớn gọi là hồ Nigali. Gần hồ có một trụ đá bị gãy đôi, phần trên dài 5 thước, bị cỏ dại phủ lấp, phần dưới còn chôn sâu vào đất, phần trên có ghi một hàng chữ Tây Tạng "OM MANI PADME HUM" (An-ma-ni-bát-ni-hồng); trên hàng chữ này có khắc hai con công, phần trụ đá dưới có khắc những hàng chữ Brahmi. Vua A Dục có đến thành Ca-tỳ-la-vệ. Ngài từ vườn Lâm-tỳ-ni trở về, có viết bài kệ như sau:

Devanam piyen piyadasin lajin chodasavasa (bhisi).
Bùdhasa kranak manas thue dutiyan baddhihite (Bisttiva).
Sabhisten chatina agach mahiyite (Sila thuhey chus).
Papite...

Phỏng dịch: "Hoàng đế Piyadasin vào năm thứ 14 triều đại này đã mở rộng lần thứ hai, tháp của đức Phật Kanaka và đến năm 20 triều đại Ngài đã đích thân đến đây lễ bái và cho dựng trụ đá".

b. Tháp Piprahwa: Chỗ này là ngôi tháp được dựng lên trên phần Xá-Lợi của đức Phật thuộc dòng họ Sakya. Tại chỗ này, người ta có đào được một hộp bằng đá lớn trong đó có bảo vật và nhiều mảnh xương vụn hơn 1.000 hộp bằng đá rất nhiều ngọc ngà châu báu. Xá lợi này chính là xá lợi của Phật, vì có khắc nhiều hàng chữ Brahami: "Ðây là Xá-lợi của đức Gautama, do các dòng họ Sakya chôn tại chỗ này và xây dựng bửu pháp lên trên".

c. Kudan: Theo một vài nhà khảo cổ trứ danh cho biết, làng Kudan cách xa Taulihwa độ hai cây số, có thể là chỗ đản sanh của đức Phật Krakuchanđa. Tại chỗ này có hai mô đất lớn bằng gạch và bằng đất; dân bản xứ gọi là Lori-KiKudan. Có thuyết cho rằng chỗ này là nơi đức Phật gặp đức vua Tịnh Phạn sau khi Ngài đắc đạo và là chỗ 500 người thuộc dòng Thích Ca quy huớng Tam bảo; cũng chính tại chỗ này đức Phật thuyết pháp nhiệm màu cho chư thiên.

d. Hồ nước Kunau: Chỗ này, người ta tin là nơi Thái tử cùng các công tôn, vương tử thi bắn cung nên gọi là Saea-kup (tên bắn). Lúc vua Tịnh Phạn chọn công chúa Gia-du-đà-la cho Thái tử, vua Thiện Giác ra điều kiện rằng: "Ai muốn cưới công chúa phải thi văn và đấu võ". Thái tử Tất-đạt-đa văn võ toàn tài, tỏ ra là người xuất chúng, nên được cưới công chúa Gia-du-đà-la.

e. Sagarhwa: Chỗ này theo người ta cho biết, là nơi hoàng tộc Thích Ca bị tàn sát. Ông Smith có viết rằng trong tháng giêng ông A. Fuhrer có tìm được tại chỗ này 17 ngọn tháp nhỏ rất có thể là nơi dấu hoàng tộc Thích Ca bị tàn sát. Sau khi bị quân nghịch giết hại, đức Phậtphóng quang tiếp độ các hương linh những người có thiện nghiệp trong dòng Thích Ca được sanh về cõi Thánh.

f. Ðền Shiva tại Taulihwa: Ðây là một trụ đá rất nhám. Gần phía chân của trụ đá này, có hai hình dĩa tròn giống như cái mâm, ở chính giữa thì dầy, phía ngoài mỏng dần, chính giữa có một trụ đá nổi lên, phía dưới có hình tán góc. Nó tương tự như trụ đá Linga ở chùa Bà Ðen (Sài gòn). Hỏi thăm, người ở đó cho chúng tôi biết rằng: Dân bản xứ có dụng ý đào trụ đá ấy, nhưng đào mãi không được. Do đó họ tin rằng đó là thần Shiva Linga và thường đến đó hành lễ, cúng bái, cầu nguyện.

g. Ngôi chùa mới lập tại Taulihwa (ngoài thành Ca-tỳ-la-vệ): muốn đền đáp công ơn muôn một cho tổ tiên, các gia đình thân tộc Thích Ca còn lại có dựng lập một ngôi chùa trong làng Taulihwa. Chúng tôi có đến viếng ngôi chùa ấy: Chùa khá đẹp có vòng thành bốn phía.

Chúng tôi thiết nghĩ, nếu có vị chơn tu nào đến trụ trì ở đây chắc chắn khai hóa mối đạo chỗ này một cách dễ dàng, vì ở đây sẵn có một số thân tộc Thích Ca triệt để ủng hộ.

Ông tộc trưởng cho chúng tôi biết, ông sẽ cố gắng hoàn thành ngôi chùa này nội năm nay. Ðể góp chút công quả, chúng tôi cúng dường 200 đ VN cho việc kiến tạo. Chúng tôi hy vọng chốn này chóng phục hưng mối đạo, do chính người trong dòng họ Thích Ca sáng lập.

Các gia đình dòng họ Thích-Ca

"Bà con thế tục mỗi ngày mỗi xa, dòng họ Thích Ca càng ngày càng gần". Thật đúng với câu nói trên, gia đình ông tộc trưởng và các cô bác khác gặp chúng tôi xá chào vui vẻ và xem bộ như quen biết đã từ lâu đời. Thượng tọa Minh Châu hỏi qua lai lịch dòng họ Thích Ca, và được ông tộc trưởng cho biết hiện giờ còn độ 36 gia đình, trên 60 người thuộc họ Thích Ca nhưng phần đông ở tại Nepal, hiện ở gần thành Ca-tỳ-la-vệ chỉ còn ba gia đình. Cả ba gia đình này có biên tên họ cho chúng tôi để giữ kỷ niệm. Như do một luồng nhân điện truyền cảm, chúng tôi và những người này mến nhau kỳ lạ, sự cảm mến cuả những người cùng huyết tộc, nhất là sau khi họ biết chúng tôi cũng mang họ Sakya (Thích) như họ.

Viếng thành Ca-tỳ-la-vệ về đúng 12 giờ, chúng tôi thọ trai tại nhà ông tộc trưởng. Ðây là một bữa cơm chay đạo vịchúng tôi được dùng tại nhà dòng họ Thích Ca. Ông bà tộc trưởng dọn một căn phòng khá rộng rãi trên lầu và chọn những vật thực quí để cúng dường chư Tăng. Trong khi thọ trai, ông tộc trưởng đích thân đứng làm thị giả. Sự cảm thông qua tình đạo làm cho bữa ngọ trai hôm nay ngon lànhý nghĩa.

Hiệp để mà ly, đến để rồi đi. Rất tiếc chúng tôi chỉ lưu lại đây có mấy tiếng đồng hồ. Thọ trai xong, chúng tôi sắp sửa từ giã ra về. Trên nét mặt của bất cứ một người nào cũng có vẻ lưu luyến, bùi ngùi. Ðể ghi lại sự gặp gỡ quí báu này, chúng tôi chụp vài chiếc ảnh kỷ niệm. Niềm lưu luyến tràn ngập trong lòng mỗi người, thật ra chúng tôi cũng chẳng muốn về chút nào, nhất là nhìn thấy các cháu trong gia đình quá trìu mến. Xe đã chạy mà quí vị ấy và các cháu còn chạy theo. Một thanh niên giáo sư thuộc dòng họ Thích Ca chạy theo, đem bút máy và sách nài nỉ trao tặng thầy Thiện Châu làm kỷ niệm. Thầy cố từ chối, mãi mà không được. "Chỉ dính líu có hai chữ Thích Cakhổ tâm thật!".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17032)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38462)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21821)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21904)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69636)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6794)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38589)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43865)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 43949)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42768)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44267)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 22991)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39067)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21652)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42225)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35419)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46360)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 29964)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30694)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26111)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20269)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25463)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18392)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17024)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40632)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21626)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25762)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41301)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24807)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23670)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 14992)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19876)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37663)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19008)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17602)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23440)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36150)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40236)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19411)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21630)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46042)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35794)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28439)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28731)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32030)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26131)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33301)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24018)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24734)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54353)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant