Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

8. Sanchi

02 Tháng Năm 201100:00(Xem: 7976)
8. Sanchi

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT

Minh Châu, Thiện Châu, Huyền Vi và Pàsadika


Sanchi


"... Ðức Phật do muôn ngàn bàn tay đẹp lanh từ xưa đến nay đã tạo khắc Ngài vào đá, đồng, cẩm thạch, là biểu trưng của nền văn hóa Ấn Ðộ hay ít nhất cũng là một khía cạnh của nó.

"Ðức Phật tĩnh tọa trên tòa sen bất động trước vật dục, chẳng nao núng vì bão tố thế gian. Ngài ngự vào nơi cao vời!

"Tuy nhiên nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy sau sự trầm tĩnh bất động ấy có một đại nguyện từ bi kỳ diệu và mạnh mẽ hơn dục vọng và tình cảm của chúng ta rất nhiều.

"Từ đôi mắt hình như nhắm lại ấy chiếu ra một luồng sáng tinh thần và một sức sống tràn ngập. Thời gian tuy lùi về quá khứ nhưng đức Phật như vẫn không xa chúng ta, lời vàng của Ngài như văng vẳng và nói với chúng ta rằng: "Ðừng chạy trốn sự tranh đấu của cuộc đời mà hãy nhìn thẳng nó với đôi mắt bình tĩnh và tìm cho được những cơ hội tốt hơn để tiến bộ..." (Trích trong diễn văn của Thủ tướng J. Nehru đọc vào dịp lễ khánh thành ngôi chùa mới tại Sanchi,1952).

Từ ga Agra đến Sanchi, tàu hỏa phải chạy 10 tiếng đồng hồ. Tàu chuyển bánh lúc 10 giờ tối đến 7 giờ sáng mới đến Sanchi. Sau hai ngày viếng thăm Agra và Mathura, chúng tôi như ngộp thở vì không khí bụi bặm, cảnh vật ồn ào của thị thành. Có lẽ để bù đắp lại một phần nào và nhờ tài ngoại giao của Thượng tọa Minh Châu, vị xa trưởng dành cho chúng tôi một phòng tàu đặc biệt. Chúng tôi được nghỉ ngơi tự doyên ổn. Tiết trời lành lạnh nên sau khi tịnh niệm xong là tất cả chúng tôi yên giấc đến 4 giờ sáng, mặc cho con tàu la hét, ngưng, chạy và lướt qua sương gió bụi mờ.

Trời vừa tảng sáng, những dãy đồi xanh xanh, xa mờ ẩn hiện trong sương bạc, dần dần đi lại đến gần chúng tôi. Tàu ngừng, chúng tôi bước chân lên Thánh địa Sanchi. Chùa tháp xám nâu nổi bật lên giữa rừng xanh và màu trắng vàng của buổi sáng đẹp trời. Cảnh sắc ở đây thật là xinh đẹp, mới xem qua giống như mấy ngọn đồi ở Phật học viện Nha Trang.

Bước ra khỏi ga, lòng chúng tôi vui lên như để hòa nhịp với lá cờ năm sắc phất phơ tung bay trên chùa hội quán của hội Ma-ha Bồ đề. Chúng tôi đem hành lý vào và lưu trú tại đây. Ðại đức trụ trì người Tích Lan, tiếp chúng tôi với đạo tình mật thiết. Chúng tôi dùng bữa sáng ở đây. Buổi điểm tâm này rất đặc điểm đối với chúng tôi vì dùng thức ăn Tích Lan và không có nĩa, muỗng, đũa như các nơi khác. Chúng tôi phải "ra tay" như người Tích Lan và Ấn Ðộ. Ðây là lần đầu tiên chúng tôi "ăn bốc" từ ngày sang Ấn. Nhưng có cái quí là nhà bếp soạn toàn đồ chay cho chúng tôi. Trong bữa điểm tâm, Ðại đức trụ trì cho chúng tôi biết là hội sẽ kiến tạo ở đây một ngôi chùa đủ tiện nghi để sau này chư Tăng quốc tế đến tu học hoặc nghiên cứu. Chúng tôi rất hoan hỉhy vọng Phật sự chóng thành tựu.

Trên đường chiêm bái các nơi, chúng tôi gặp rất nhiều phái đoàn chư Tăng Tích Lan Assam cùng các Phật tử Miến Ðiện, Tích Lan, Thái Lan v.v... Họ rất sung sướng được trở về thăm Phật địa, nơi quê cha đất tổ, từ đường chung của Phật tử năm châu. Nghĩ đến chư Tăng cùng các Phật tử Việt Nam, chúng tôi hơi tủi vì rất ít Phật tử Việt Nam sang chiêm bái Phật địa, cũng như khắp các Phật tích không chỗ nào thấy có chùa Việt Nam, trong khi đó Thánh địa nào cũng có chùa của các nước Phật giáo. Do đó, Phật tử các nước đi chiêm bái rất dễ dàng, đến mỗi nơi là có chỗ lưu trú, có chư Tăng của họ ở đây hướng dẫn; hơn nữa sự xin giấy tờ và phương cách giao thông cũng không có gì khó khăn trở ngại, vì Chính phủ họ giúp đỡ cho dân chúng đi chiêm bái. Vì lẽ đó nên Phật tử các nước Miến Ðiện, Tích Lan, Miên, Lào, Nhật v.v... đối với Phật pháp họ rất thuần thànhhết lòng phụng sự.

Chúng tôi hy vọng Phật giáo đồ Việt Nam rồi đây sẽ được diễm phúc như Phật giáo đồ các nước vậy.

Ðúng 9 giờ chúng tôi khởi sự đi chiêm bai các chùa trên tháp núi Sanchi. Cảnh trí rất ngoạn mục. Núi đồi bao bọc chung quanh. Con đường lên chùa tháp được Chính phủ cho sửa sang rất tiện lợi, xe điện có thể lên đến đỉnh đồi. Mặc dù ở trên cao nhưng có đủ đèn nước và mọi tiện nghi. Trong khi tiến lên đại tháp, tôi có cảm nghĩ đường này sao giống như đường lên ngọn hải đăng ở Vũng Tàu, nhưng ngọn hải đăng chỉ là ngọn đèn để soi đường cho tàu bè trong đêm tối, còn đây là "Vô tận đăng" soi đường và nhắc nhở cho chúng sanh tránh xa những nơi nguy hiểm tối tăm, và tiến tới chỗ giác ngộ, giải thoát. Chúng tôi hy vọng các núi Việt Nam có được ngôi tháp vĩ đại như thế này thì quí hóa biết bao, nhất là các ngọn đồi ở Phật học viện Nha Trang mà được xây một ngôi tháp to lớn thì chắc sẽ là đệ nhị Sanchi của Phật giáo.

Chúng tôi tiến đến ngôi chùa chánh vào lễ Phậtchiêm bái Xá Lợi của đức Mục-kiền-liên và Xá-lợi-phất. Ngôi chùa đã cao lại được dựng trên núi nên rất oai hùng đồ sộ. Sau khi lễ Phật, chiêm bái xong, chúng tôi tiến ra ngoài chụp ảnh kỷ niệm. Rồi chúng tôi bắt đầu tuần tự đi viếng các cảnh đồi tháp. Quí vị hãy cùng chúng tôi đi từng cảnh một. Nhưng chúng tôi xin nói qua về lịch sử Sanchi trước đã.

Trong văn chương Phật giáo không nói Ðức Phật có đến thăm Sanchi. Nhưng nay Sanchi trở thành quan trọng. Xá lợi của ngài Xá-lợi-phất và ngài Mục-kiền-liên được tìm thấy tại đây. Vua A Dục có dựng nhiều trụ đá và đền tháp để kỷ niệm, sự kiện này đủ chứng tỏ nhà vua đặc biệt chú ý đến Sanchi, mà tên cũ là Kakanara, và trong bộ Mahavansa gọi là Chetigiri. Vua A Dục chú ý đặc biệt đến chỗ thánh tích này. Có lẽ khi còn trẻ, Ngài sống nhiều năm ở Ujjaini làm Phó vương ở Malwa. Chính trong lúc này, Ngài kết hôn với bà Devi ở Vedisa, một thị trấn cách Sanchi độ vài dặm Anh. Bà Devi này là mẹ của Mahinda, người con khôn ngoan và đạo đức của A Dục, xuất gia tu hành và được cử sang truyền giáo tại Tích Lan. Trước khi sang Tích Lan, Ngài ở tại ngôi chùa do mẹ Ngài lập. Do đó, Sanchi trở thành một Thánh tích quan trọng của Phật tử ở Mulwa, cho đến thế kỷ thứ hai mới bị hoang phế. Nhưng có lẽ vì ở trên nhiều cây cối che lấp nên không bị những người tìm vàng đến cướp phá. Do đó các đền tháp được giữ tử tế cho đến thế kỷ 18. Sau khi ông Alexander Cunningham in quyển sách "Bhilsa Tope" vào năm 1854, các nhà tìm của báu mới bắt đầu đến tìm kiếmphá hoại. Chính Ðại uý F.C Maisey là người làm hư hại Sanchi nhiều nhất, nhưng cũng là người tìm được Xá lợi các vị truyền giáo như đã nói trên. Chỉ từ khi viện Bác cổ được lập ra, Sanchi mới khỏi bị tàn phá thêm nữa và ngày nay được viện Bác cổ chú ý đặc biệt. Khi chúng tôi đến đây đường sá đã mở mang nhiều và các chùa tháp hư hoại được sửa chữa.

Sanchi đứng trên một ngọn đồi, phong cách chung quanh tuyệt đẹpthanh tịnh. Chỗ này nổi tiếng về nghệ thuật kiến trúc cổ Ấn Ðộ. Sau đây là những cảnh hiện còn.

 

1. Ðại tháp có lan can, chạm trổ rất mỹ thuật

Tháp này là Thánh tích đặc biệt nhất tại đây. Ở rất xa cũng thấy được vì tháp cao 16 thước tây và đường kính rộng đến 38 thươc 54. Tháp hình bán cầu, với một cửa đá có một lan can để bảo vệ chung quanh ngôi tháp. Bốn phía có bốn cửa đá chạm trổ rất mỹ thuật. Cả hai lan can trên và dưới đều bằng đá Churna trơn láng, có tháp nhì làm bằng đá tảng, cả hai lan can cùng bốn cửa đá cân đối hòa hợp nhau chứng tỏ toàn ngọn tháp chỉ do một kiến trúc sư đại tài phác họa.

Người ta thường cho rằng ngôi tháp này do vua A Dục dựng lên, nhưng có lẽ vua A Dục chỉ xây một ngôi tháp bằng gạch, rồi sau này các vị vua hoặc các ngưòi nào khác xây lại bằng đá và tô lớn như hiện nay: Nếu ngôi tháp không phải do vua A Dục dựng lên, thì chắc cũng không được hoàn thành vào trong đời Ngài. Các lan can đều theo lối kiến trúc đời vua A Dục, nếu các cửa đá đã dựng lên sau thì cũng có thể tin là được bắt đầu vào đời vua A Dục. Trên một vài trụ đá lan can, có khắc tên những người hỷ cúng. Như vậy chứng tỏ lan can không phải do một Phật tử mà do nhiều Phật tử chung nhau kiến tạo. Ngôi tháp này phá hư bởi Pusyamitra, vị Thủ tướng của vua Mauryan, vị này lật đổ triều đại cũ và lập triều đại riêng của mình (184-143 trước T.L).

Cửa đá bốn phía được chạm trổ rất tinh vi, các kiến trúc gần giống nhau, mỗi cửa gồm hai trụ đá lớn vuông, trên có tảng đá khắc hình thú vật. Những tảng đá này đỡ những tấm đá ngang, tất cả có ba tấm, hơi cong lên chặng giữa và những tấm đá ngang nầy nối liền hai trụ đá lại, tấm ngang trên hết có một Pháp luân ở giữa, hai hình Tam bảo hai bên và cuối cùng những tấm đá đều có khắc hình các loài vật. Những trụ đá và những tấm đá ngang ấy đều được chạm trổ rất đẹp, chạm những sự tích trong đời sống Ðức Phật, hoặc một vài chuyện tiền thân của Ngài. Cũng có nhiều hình chưa hiểu được miêu tả gì. Ðiểm đặc biệt ở đây là không khắc hình tượng đức Phậttheo quan niệm xưa, khắc như vậy là phạm thượng. Khi nào cần chỉ khắc cây Bồ đề, hoặc dấu chân ngài, hoặc khắc bệ đá chỗ ngồi của Ngài. Cũng có một vài sự tích lịch sử được khắc như vua A Dục thăm Bồ đề Ðạo tràng, Ramagrama, tháp chôn Xá Lợi Ðức Phật. Vua A Dục sở dĩ không lấy được Xá Lợi này vì bị phái Kokiyas phản đối nên phải đến tại tháp ấy chiêm bái. Cũng có khắc hai cảnh những đại biểu của vua đến tại Kusinagara để thỉnh Xá-lợi Phật và cảnh vua Tần Bà Ta La (Bimbisara) đi từ Vương Xá thành để được gặp đức Phật. Hình thú vật: sư tử, ngựa, voi, trâu, lạc đà và các loại chim khác cùng những hình cây khác, được khắc tỉ mỉ và đẹp. Trong các bức tường khắc này có những hình dây nho; vì vậy có thuyết cho là có chịu ảnh hưởng của các nước ngoài. Thuyết này không được mọi Phật tử công nhận. Những bản khác cho chúng ta biết là trụ đá tại cửa phía tây và tấm đá ngang do ông Nagapiya, một nhà ngân hàng ở Achavada phát tâm cúng. Tại bốn cửa đi vào ngôi tháp có bốn tượng Phật tạc trên tường của bệ đá, có lẽ những tượng này được tạc thêm về sau.

 

2. Tháp tàng trữ xá lợi của Ngài Mục-kiền-liên và Xá-lợi-phất

Ðộ 60 thước phía đông bắc của ngôi Ðại tháp, có một ngọn tháp nhỏ hơn, nhưng được nổi tiếng vì tại chỗ đó người ta tìm được Xá lợi của hai vị Ðại đệ tử của đức Phật. Nhưng Xá lợi này được ông Alexander Cunningham và Ðại úy F.C. Meisey tìm thấy trong hai hộp đá, trên những hộp này có khắc tên hai Ngài. Hai Ngài đã thệ thế trước đức Phật, nhưng chúng ta không được biết Xá lợi được đưa về Sanchi vào lúc nào và không hiểu ngọn tháp này có phải được dựng lên trong thời đức Phật còn tại thế hay không. Ngọn tháp này được kiến trúc cùng một kiểu như Ðại tháp, chỉ khác là không có lan can ở phía dưới. Tại đây chỉ có một cửa đá thôi. Cũng có chạm nhiều sự tích về đời sống Ðức Phật nhưng không giá trị bằng hình chạm ở Ðại tháp.

 

3. Tháp số 2

Ngôi tháp này ở vào một nơi hơi xa các ngôi tháp trước, phải đi xuống độ 400 thước phía tây ngọn đồi mới đến. Nhờ có tam cấp nên đi xuống cũng dễ dàng. Tháp này cũng quan trọng vì chính tại chỗ này người ta đã tìm được Xá lợi của những vị Ðại đức đã đem Phật pháp truyền bá các nước xa vào đời vua A Dục. Ngọn tháp này cũng cùng một kiểu với hai ngọn tháp trước, chỉ khác là không có cửa đá. Chính ông Alexander Cunningham tìm thấy những Xá lợi này trong một căn phòng xa ngôi tháp hiện nay. Hộp đá ở ngoài bằng đá trắng, bề dài độ hai thước. Trong hộp đá này có bốn hộp đá nhỏ khác đựng các Xá-lợi của vua các vị Ðại đức bắt đầu từ vị La Hán Kasya Pagotra và vị A-la-hán Vatsi Suvijatata.

 

4. Tháp số 4

Phía đông bắc ngôi tháp số 3, có một ngôi tháp nhỏ hơn là tháp số 4, tháp này bị hư nát nhiều và được Viện Bác cổ sửa sang lại. Có nhiều nền của những tháp an táng các vị Tăng sĩ ở chỗ này.

 

5. Trụ đá vua A-Dục cùng các trụ đá khác

Không giống với các thánh tích khác, Sanchi có rất nhiều trụ đá. Hiện còn có 4 trụ đá khá quan trọng và những trụ đá nhỏ khác thuộc về thời đại Gupta. Trụ đá quan trọng nhất là trụ đá do vua A Dục dựng lên tại cửa phía nam của ngôi Ðại tháp. Nay chỉ còn thân trụ và bản đá, vì trụ đá này đã bị một người tên là Semindar phá hủy để làm một bảng ép mía. Dựng đứng lên bề cao độ 14 thước và chỉ tạc bằng một tảng đá thôi. Tảng đá và con sư tử hiện còn để trong Viện Bác cổ. Trụ đá thứ hai đáng được nói là trụ đá phía đông ngôi tháp, thuộc về thời đại Gupta, chỉ cao độ 5 thước 57 và khác với trụ đá vua A Dục vì có đến 8 cạnh. Con vật ở đầu ngọn tháp tìm không thấy. Trụ đá thứ ba, gần trụ đá trên cũng thuộc về thời đại Gupta màu xám nhạt với những bị gãy thành 4 đoạn. Trụ đá này có khắc rõ nhiều hàng chữ. Hai trụ đá ở cửa, một Mandapa tại một tinh xá và một cửa sổ của ông Rudrasinha, con của Gosura Sinhabala, vị Quản đốc cuả một ngôi chùa. Trụ đá thứ tư gần cửa phía Bắc, có lẽ là một trụ đá đuợc nói đến trong các bia khắc trên. Trụ đá này lớn hơn, nhưng hiện tại chỉ cao độ 7 thước thuộc về thời đại Gupta vì gốc cột hình vuông. Gần trụ đá này người ta có tìm được tượng Bồ tát Vajrapani, và theo ông Cunningham và Marshall thì tượng này tôn trí trên cột đá ấy. Có lẽ vì vậy nên được gọi là trụ đá Vajrapani.

 

6. Các ngôi chùa và tinh xá

Ngôi chùa chính đối diện với cửa đá phía nam của Ðại tháp có 9 trụ đá vuông cao đến 5 thước, chứng tỏ chùa ấy rất vĩ đại, có lẽ chùa làm theo kiểu các hang đá Ajanta và Karki vì các ngọn tháp đều đồng một kiểu. Hiện nay chỉ còn nền cùng tường bốn góc cao độ 1 thước. Chắc chùa này không làm trước năm 650 sau T.L. Một bát bằng đá, vài tấm ngói được tìm thấy tại chỗ này; phía đông chùa này có một khám thờ nhỏ, giống như một ngôi đền mới ở Ba-la-nại, toàn bằng đá với mái bằng đá phẳng, có một điện Phật và một mái hiên phía trước. Mái hiên này có bốn trụ đá chạm khắc và hai trụ đá vuông chống đỡ. Một chù khác phía sau tháp số 5, có một mái bằng, gác trên những trụ đá trong chùa này có một tượng Phật an tọa trên tòa sen.

Phía nam có một số chùa tháp và quan trọng nhất là tinh xá lớn. Tinh xá chỉ còn nền và chân các cột trụ. Có dấu tích các chùa đ được sửa sang lại. Những tinh xá chính có lẽ rất xưa. Tại đây có 50 trụ đá, và có đến 3 ngôi chùa. Về phía đông cũng có một ngôi chùa khá quan trọng có lẽ là ngôi chùa được dựng sau cùng ở Sanchi vào khoảng thế kỷ thứ 10 hay thứ 11 sau T. L.

 

7. Viện Bảo tàng

Viện bảo tàng này chứa toàn di tích của Phật giáo có rất nhiều pho tượng, khuôn dấu v.v... được tìm thấy tại đây. Chúng tôi đi xem rất tỉ mỉ.

 

8. Chùa Ma-ha Bồ-đề hiện nay

1. Khung cảnh ngôi chùa: Ðất chùa rộng độ hai mẫu tây. Chùa nằm gần bên nhà ga và quan lộ, nhiều hoa thơm cỏ lạ được trồng bốn phía, có hàng rào bao bọc xung quanh. Cửa ngõ vào thật giản dị nhưng không kém phần mỹ quan. Ðây là cơ sở để truyền bá Phật giáo cho dân chúng và tiếp đón Tăng lữ bốn phương. Còn ai muốn tịnh tu thì lên chùa trên đồi núi, là nơi cảnh rất yên tịnh mát mẻ.

2. Tăng xá: Hai dãy nhà dài dùng để làm phòng cho chư Tăng. Mỗi phòng rất rộng, có thể ở được bốn vị, có phòng tắm, nhà vệ sinh, sắp đặt rất trật tự ngăn nắp, khá thuận tiện cho việc học tập, nghiên cứu, sáng tác. Kiểu nhà xây toàn nắp bằng có hành lang rộng rãi đi bốn phía.

3. Chánh điện: Hội đang kiến thiết một ngôi chánh điện bằng xi măng cốt sắt. Khi chúng tôi đến thì xây đã gần xong tầng dưới, và chuẩn bị làm tầng trên. Ngôi chánh điện này rất rộng rãi và đồ sộ, phí tổn dự trù độ ba triệu bạc V.N. Chúng tôi hỏi thăm thì Ðại đức trụ trì cho biết Chính phủ địa phương cúng 400.000đ, ông Bộ Trường tài chánh cúng 200.000đ, ngoài ra, hội Ma-ha Bồ đề đài thọ tất cả. Thật là một ngôi chùa đáng kể ở vùng này.

4. Trai đường: Bên cạnh chùa là một Trai đường, có ba căn, xây cất theo lối mới. Chúng tôi thọ trai ở Trai đường này hai hôm. Một điều mà chúng tôi phải chú ý, là tại các chùa ở Ấn, Trai đường được xây riêng biệt, chớ không phải làm chung với nơi thờ cúng như bên ta.

5. Các dãy nhà chung quanh: Bốn phía có nhiều nhà dành cho khách thiện tín, các giáo viên cũng như anh em công quả lưu trú. Nhà nào cũng sạch sẽ và ngăn nắp. Ðặc biệt là chùa thuê các thanh niên để nấu ăn và mỗi người đều có nhà ở riêng.

6. Trường học và thư viện: Hội Ma-ha Bồ-đề có mở trường học cho trẻ em trong vùng. Trường dạy đúng theo chương trình Chính phủ, ngoài ra hàng tuần có hai giờ giáo lý bằng chữ Pàli. Hội cũng sắp mở một thư viện để tiện cho các nhà trí thứchọc giả nghiên cứu. Chương trình của hội thật là đại quy mô và đang được thực hiện với sự đoàn kết của hai giới xuất giatại gia.

Ðứng trên đồi núi Sanchi nhìn xuống, cảnh trí rất ngoạn mục, nào nhà cửa, nào phố xá, dân cư, xe cộ.... lô nhô chỗ cao chỗ thấp. Xa xa núi nọ gối đầu trên núi kia, chồng chất lên nhau, tạo thành một bức họa thiên nhiên hùng vĩ. Luyến tiếc, chúng tôi lại xem ngôi Ðại tháp. Mặc dù đã trải bao thế kỷ, nhưng hình thể và đường nét vẫn không bị hư hao chút nào. Ðây là ngôi tháp lớn nhất và đẹp nhất trong các ngọn tháp mà chúng tôi đã thấy. Trời đã trưa, chúng tôi phải trở về chùa để thọ trai.

Trong bữa cơm trưa hôm nay, 3 Ðại đức ở đó cùng thọ trai với chúng tôi rất vui vẻ. Ðại đức trụ trì cho chúng tôi biết, Ðại đức có sang Việt Nam một lần trong dịp cung nghinh Xá-lợi lần đầu tiên tại Sài Gòn trên đường đi hội nghị Ðông Kinh (Nhật Bổn). Ðại đức rất tán thán lòng tin tưởng nhiệt thành của Phật tử Việt Nam đối với chánh pháp trong cuộc nghinh Xá-lợi ấy. Ðại đức hy vọng có dịp nào đủ duyên sẽ qua thăm Việt Nam nhiều lần nữa.

Sau khi thọ trai và chỉ tịnh, vào lúc 3 giờ chiều, chúng tôi còn trèo lên núi Sanchi một lần nữa, cùng đi có một thanh niên Tích Lan, người rất mến đạo và kính trọng chư Tăng. Bước lên tam cấp của đồi, chúng tôi gặp hai vợ chồng người Ấn chắp tay thành kính lễ bái đúng như câu: "Ðầu diện tiếp túc qui mạng lễ". Thật cảm động cho lòng tôn kính Tam Bảo của các Phật tử ấy. Sau khi lễ xong họ đứng ngay thẳng, cung kính chắp tay nhìn mãi, đến lúc chúng tôi đi mất dạng mới thôi.

Chiều đến cảnh đồi tháp lại càng rực rỡ hơn. Hoa rừng thơm ngát ở hai bên vệ đường. Thầy Thiện Châu lên đốt hương, chúng tôi làm lễ bái tượng Phật và Ðại tháp một lần nữa. Sau đó chúng tôi đi viếng khắp cả, từ trong tháp đến ngoài tháp, từ trên đỉnh cao đến những phòng xá xa xôi và ẩn trong những rừng cây rậm. Các ngôi Tăng xá xưa ở chung quanh được xây cất thật là cẩn thận.

Vào lúc 5 giờ, Thượng tọa Minh Châu giục chúng tôi phải trở về, để chuẩn bị hành lý. Chúng tôi, chân bước đi nhưng mặt còn ngoảnh lại. Tưởng cũng nên nhắc lại: Phong cảnh chùa tháp ở đây có tính cách thiên nhiên nhất và vĩ đại nhất trong các Phật cảnhchúng tôi đã trải qua trong cuộc chiêm bái này. Trên đường về, thầy Thiện Châu tỏ ý tha thiết hy vọng làm sao sau này Phật giáo Việt Nam được một thắng cảnh vĩ đại như thế này. "Ðược hay không đó là nhiệm vụ của quý thầy thanh niên", Thượng tọa Minh Châu nói.

Ðúng 6 giờ tối, chúng tôi từ giã Ðại đức trụ trì và kính tặng vài chiếc ảnh chùa Việt Nam để kỷ niệm. Ðáp lại, Ðại đức trụ trì biếu chúng tôi mỗi người một bộ y.

Chuyến tàu 7 giờ tối không còn chỗ. Chúng tôi đành phải trở lại chùa Ma-ha Bồ-đề. Ðây cũng là một sự hy hữu. Có lẽ ai cũng mến Sanchi nên sinh ra cảnh ngộ như thế. Chúng tôi được sống tại Sanchi một đêm nữa.

Sáng ra điểm tâm xong, sắp đặt hành lý và đúng 9 giờ 30, chúng tôi ra ga. Lần này những chỗ ngồi đã được Sở Hỏa xa trung ương để dành cho chúng tôi theo sự yêu cầu của ông trưởng ga Sanchi. Họ rất tốt với chúng tôichúng tôinhà tu và là người ngoại quốc. Chúng tôi lên tàu đi viếng Ajantà. Trên đường lòng chúng tôi mãi lưu luyến và mơ tưởng cảnh vĩ đại của Sanchi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10366)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9482)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9192)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31099)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20641)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 22964)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17552)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11537)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21247)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8673)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22011)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13228)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38307)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13260)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24094)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14873)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24390)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10080)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17512)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22529)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22514)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7422)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 13979)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 26909)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26700)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19718)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20674)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21212)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13143)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13279)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29692)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13824)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13848)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32280)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 23823)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29635)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31366)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34081)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18346)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19372)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32679)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18624)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30688)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16048)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26645)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32475)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39207)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40308)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19195)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19208)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant