Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

9. Elephanta và Kanheri

02 Tháng Năm 201100:00(Xem: 7756)
9. Elephanta và Kanheri

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT

Minh Châu, Thiện Châu, Huyền Vi và Pàsadika


Elephanta và Kanheri


Những địa điểm chót trong chương trình chiêm bái của chúng tôi là Elephanta và Kanheri đều ở gần Bombay, một đô thị phồn thịnh nằm bên bờ Ấn Ðộ Dương. Ðô thị này được Âu hóa sớm hơn các đô thị khác ở Ấn, sạch sẽ rộng lớn, với rất nhiều xưởng kỹ nghệ ở ngoại ô. Hầu hết vật dụng hằng ngày của dân chúng Ấn Ðộ, như vải bố, thuốc men, máy móc.... đều được chế tạo tại đây. Bombay nằm trên trục giao thông từ Âu sang Á thuận lợi cả đường thủy, đường bộ và đường hàng không, cho nên nó đang đóng vai trò quan trọng về kinh tế ở Ấn Ðộ. Từ lối tổ chức đến cách kiến trúc đều phỏng theo các thành phố ở Anh quốc.

Chúng tôi ở lại tại chùa Nhật Bản. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc của đại tháp Bồ-đề ở Bồ-đề Ðạo tràng. Buổi sáng, buổi chiều tín đồ đến đánh trống pháp và tụng niệm câu "Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh". Chư Tăng thuộc phái này mỗi khi ra đường đều đánh trống nhỏ và niệm đề kinh Pháp hoa. Một điều mà chúng tôi thấy cần phải bắt chước là các vị ấy luôn luôn tâm tâm niệm niệm: "Tất cả chúng sinh đều là Phật sẽ thành". Do đó họ rất thành thật và khiêm tốn đối với mọi người.

Chúng tôi có đi thăm một vài nơi quan trọng trong thành phố nhưng không tìm được một nguồn vui nào; bởi vì suốt một tháng trời chúng tôi được sống trong một thánh tích thiêng liêng thanh tịnh mát mẻ, giờ đây phải chứng kiến những cảnh tranh sống, ồn ào, nóng bức, vì thế chúng tôi cảm thấy khó chịu và muốn tìm đến những nơi thiên nhiên an tịnh.

Một buổi chiều, chúng tôi đến thăm hoa viên "Nehru" cũng gọi là vườn treo, vì nó nằm trên một đỉnh đồi rộng rãi gần thành phố. Ở đây cây cỏ mát tươi, những bụi cây được cắt tỉa theo hình thú như sư tử, ngựa phi.... Hoa lá đủ loại. Có một vật kỳ lạ nhất là chiếc giày khổng lồ, trên ống giày là cái nhà nhỏ. Khách đến thăm hoa viên ai cũng chun vào và leo lên để nhìn xem cảnh vật. Chúng tôi cảm thấy nó "trần tục" làm sao ấy, nên chỉ nhìn mà không muốn đến gần, nhất là khi thấy đông đảo người ta đang chun qua gót giày.

Chúng tôi liên tưởng đến "Chùa Một Cột" của đất nước, mọc từ dưới hồ sen và nở ra như một hoa sen, từ trong hoa sen ấy tỏa ra những mùi trầm hương. Ai là kiến trúc sư của ngôi chùa này? Nhất định phải là một Ðạo sĩ; người ta bảo là Vạn Hạnh Thiền sư. Ôi, ý nghĩathanh thoát làm sao!

Sau đó, qua phía bên kia vườn trên mô đất cao, chúng tôi nhìn thấy hàng ngàn kên kên và quạ bay đi lượn lại trên một nóc đền. Thượng tọa Minh Châu cho chúng tôi biết đó là ngôi đền của tín đồ phái Parsis. Tất cả thây chết của tín đồ phái này đều đem phơi để cho kên, quạ ăn. Tín đồ Parsis xem việc làm này rất có ý nghĩa, vì họ nghĩ rằng khi thân người đã chết thì dầu có chôn cất, thiêu đốt hay để cho kên quạ ăn đều giống nhau. Hơn nữa việc làm sau lại là việc làm hữu ích: nuôi sống kên quạ bằng cái thây chết vô dụng của con người.

Chúng tôi ở lại đây cho đến hoàng hôn mới ra về. Ðèn điện sáng trưng bao quanh vịnh Bombay, xe cộ tấp nập làm cho thầy Pasadika nói với chúng tôi: Thật ra Ấn Ðộ không nghèo nhưng vì dân số quá đông nên Chính phủ không thể giải quyết vấn đề xã hội một cách mau chóng được.

 

Ðộng Elephanta

Một buổi sáng khác chúng tôi đi thuyền máy đến động Elephanta. Toàn diện hải cảng Bombay hiện ra trước mắt, khi thuyền ra khơi. Ðảo Elephanta làm cho chúng tôi liên tưởng một cách linh động đến "Treasure Island" của Stevenson, với cây cối xinh tươi um tùm của miền nhiệt đới, hay Túy Vân nằm giữa phá Tam Giang.

Các động Ấn Ðộ giáo được tạc một cách phức tạp vào thế kỷ thứ tám sau T.L. Cả điện thờ dựng lên để thờ thần Shiva. Ở chính giữa là những Linga khổng lồ. Về phương diện mỹ thuật, các tượng hình như có nhiều tài nghệ và linh động hơn các tượng tạc xưa nhất ở Ajantà. Trong phạm vi thế giới tư tưởng của chúng, những tư tưởng của một sức sống mãnh liệt về phiếm thần Ấn Ðộ giáo, chúng thật đã đạt được một kỹ thuật hoàn mỹ. Ðộng và rừng rậm mọc nẩy nở lên xung quanh, được dệt vào nhau thành một sự đồng nhất tượng trưng. Sự sinh nở lúc nhúc của vùng nhiệt đới được đem trồng vào trong điện thờ để thành những hình vật lúc nhúc đang nhảy múa, leo trèo, bò trườn, tàn diệt và sinh sản. Một thần Shiva Goliah đang nhảy điệu múa vũ trụ cùng vợ là Parvati (Shiva là vị thần ghê tởm, có tám tay), một điệu múa của sự phẫn nộ, tàn sát, gây một sự tương phản thi vị bên cạnh vị nữ thần sông ngòi xinh đẹpdễ thương Yamuna và Ganga. Sóng cuồng của thân thể thấm nhuần với cảm hứng mỹ thuật và sự nhiệt tình ngây ngất tiêu biểu cho một tượng trưng khổng lồ của sự vô ý thức: sanh, trụ, diệt. Dầu không cố ý, chúng ta phải nghĩ đến Pergomon, một kỳ công tuyệt diệu của Hy Lạp ở Trung Á Tế Á, điện thờ của Zeus, sự bi kịch hiện sinh của mỹ thuật Hy Lạp, một chứng cớ về ý muốn sáng tạo của con người: các Olympians chiến đấu với Titans, hùng cường thay, sức mạnh trong tấm thân của Zeus, và nghệ thuật của ODysseus trong mũi giáo của Athena. Các vị thần Ấn Ðộ giáo chiến đấu với các Asuras, Vishnu tàn sát Vua Asura; Shiva đạp trên kẻ thù địch, Lucifer nổi loạn trong Do Thái giáo và Gia tô giáo, nhưng rồi Chúa cũng chế phục Lucifer. Một sự tổng hợp tất cả các tôn giáo.

Trưa hôm ấy, chúng tôi ở lại và ăn trưa giữa rừng cây. Một con khỉ bạo dạn đến dò lòng từ bi của tất cả chúng tôi. Ðầu tiên nó dè dặt nhưng sau khi thấy chúng tôi thương nó, cho nó ăn nên nó đã đến gần và ngồi ăn với chúng tôi như một người bạn. Nhưng lạ thay mỗi lần có người khác qua là nó nhảy lên cây trốn mất. Người lạ đi, nó lại trở lại ăn với chúng tôi...

Phải chăng những luồng điện từ bi đã phát ra từ tất cả chúng tôi và đã làm cho con khỉ cảm thấy an toàn khi nó đến gần? Trên đường về, lời dạy về từ bi và hình bóng con khỉ luôn luôn hiện ra trong trí chúng tôi. Chúng tôi thầm nguyện cho con khỉ ấy sau khi chết nhờ ảnh hưởng đạo đức của chư Tăng mà nó đã gặp được, đầu thai làm người, gặp lại chúng tôi và được sống an lành dưới bóng từ bi của Phật tổ.

 

Ðộng Kanheri

"Những kẽ núi chứa đựng nước trong trẻo,
Một thế giới núi đá,
Ðược các con khỉ mặt đen và các con hươu rụt rè lui tới,
Dưới những chòm hoa sáng nở, chảy những dòng suối trắng bạc,
Chính là những cao nguyên mà tôi ưa thích nhất" (Rhys David)

Sáng ngày 7 tháng 11 chúng tôi đi viếng động Kanheri, cách xa Bombay 20 miles về phía Bắc giáp giới với công viên quốc gia Krishnagiri. Cả vùng bao bọc bởi nhiều núi đồi xinh đẹp, đầy rừng rậm. Từ màu xanh êm dịu, đứng sựng lên một dãy đá đen to lớn, sắp thành hình bán vòng cầu không đều đặn. Các động điện Phật rất rộng lớn, chỉ có điện được trang hoàng, như các động ở Karli. Phía cửa vào, hai tượng Phật khổng lồ đang canh giữ, đây là những tượng Phật lớn nhất tại Ấn Ðộ. Một bia ký Gupta ghi tên Buddhaghosa, phải chăng Ngài là vị chú thích Pàli trứ danh? Một phòng họp to lớn khác, hình như vừa dùng để làm phòng họp, vừa làm phòng ăn. Chúng tôi thấy nhiều bàn đá dài. Sự sắp đặt của toàn cảnh rất khéo léo. Các động tu cá nhân bao vòng tròn đồi núi theo hình bán cầu, các động chỉ một người ở leo lên như hình mô đất đắp trên đồi. Các động không được đục theo các họa đồ nhất định, nhưng tùy thuộc theo vị trí thiên nhiên của tảng đá. Tất cả các động đều có giường đục trong đá. Tại cửa động, chúng tôi ngồi trên bàn ghế đá, chính chỗ các vị Tỳ-kheo thời xưa đã ngồi nghỉ khi trời xế chiều. Chỗ nào cũng có bể nước. Trong một nhóm động, có một chỗ rất tôn nghiêm, tạc nhiều hình tượng đức Thế Tôn nắm y của Ngài với tay trái dơ lên, các nếp áo rất mỹ thuật và nhẹ nhàng nhưng không thanh nhã như các tượng chạm ở Mathura. Sự linh động của các tượng chạm có thể sánh với động Elephanta, nhưng không đi đến sự đồ sộ. Các tượng chạm ở Kanheri không sánh được với sự tuyệt luân của thời Guptas, nhưng nhờ vậy chúng nó gây nhiều cảm kích hơn chỗ nào khác, vì, chúng ta có thể tin rằng tất cả những tượng chạm này do chính tự tay các nhà tu hành tạc nên. Không phải tất cả các vị Tỳ-kheo đều là những nhà nghệ sĩ điêu luyện. Nhưng sự bền bỉ, dẻo dai, trung thành của "sự tầm thường" chính làm cho chúng ta cảm động, khâm phục. Sự tín thành nhiệt tình đối với Chánh Pháp vượt ngoài các sự đo lường, suy lý và các nhận hiểu bề ngoài. Tất cả động nối liền với nhau bằng những con đường mòn tiện lợi. Nhưng sự biệt lập cần thiết thật rất đặc biệt. Không vị tu hành nào có thể thấy, nghe hay phá rầy người bên cạnh. Ngồi yên lặng trong một hang động, lá nhĩ còn vang động với sự huyên náo điên cuồng của thị thành, nhưng rồi hơi thở dần dần trở thành nhẹ nhàng, dễ chịu. Từ cửa động nhìn ra, phong cảnh lướt nhẹ từ vòm trời xanh biếc, ngang qua rừng rậm rộng lớn dưới chân trời. Ðàng xa, sóng của Ấn Ðộ Dương cuồn cuộn sủi bọt trắng xóa. Dầu cho vào mùa hè nóng bức nhất, gió biển cũng đưa vào những luồng mát mẻ tẩm vị muối. Có phải chăng đó là một trong những chỗ trú ẩn an lạc tuyệt luân mà các nhà tu hành thời xưa đã ca tụng như sau:

"Ôi, (người sẽ yên cuộc sống), hoặc ở trên chỏm núi của những tảng đá hang động mà các đoàn heo rừng và hươu sống với nhau.
Hoặc ở giữa lùm cây ngoài trời,
Hoặc ở trong rừng sâu, được mưa mới làm tươi mát...
Chính tại chỗ này, hạnh phúc đang đón chờ người,
Người đã sống trong các hang động,
Gió mát thổi vi vu...
Ðức Bổn sư có sự trung thành và tình yêu của tôi,
Và các lời đức Phật đã được thực hành xong.
Tôi đã đặt xuống gánh nặng mà tôi đã mang.
Nhơn tạo ra luân hồi nay không còn ở nơi tôi nữa rồi". (Theragàthà, Trưởng lão kệ).

Kanheri không mỹ thuật bằng Ajantà, không vĩ đại như Bồ-đề Ðạo tràng, nhưng chúng tôi yêu thích Kanheri vì cái vẻ thiên nhiên đậm đà của nó. Có thể nói Kanheri là một bài thơ đạo tuyệt vời. Thanh tịnh làm sao những động cá nhân uốn mình dưới những tảng đá lớn ẩn sau những vòm cây xanh. Làm sao diễn tả được thi vị của những dòng suối róc rách bao quanh sườn núi mát dịu? Thỉnh thoảng gió biển tạt vào và mang theo mùi thơm dịu dàng của hoa rừng.

Ý tôi muốn ở lại đây ít nhất một đêm để hưởng cái thiền vị ấy nhưng không được vì chúng tôi không dự định trước, vả lại xe ngựa chúng tôi thuê đã quá giờ. Chúng tôi ra về trong luyến tiếc.

 

Bác sĩ Ambedkar

Một ngày trước khi từ giã Bombay, Thượng tọa Minh Châu có nhận lời thỉnh cầu của một số Phật tử Ấn đến tận nhà họ để chứng minh lễ đầu năm và quy y cho một số người mới hướng về Tam bảo. Những người này nghèo khổ nhưng rất tín thành. Chúng tôi, Thầy Huyền Vi và Pasadika cùng đi theo.

Ðiều làm cho chúng tôi rất ngạc nhiên là bên bàn Phật có thêm tượng của một người mặc Ấn phục đeo kính trắng. Tôi rất ái ngại trong khi hành lễ bởi lẽ một Phật tử chỉ nên lễ Phật Pháp Tăng mà không được lễ ai khác nữa.

Sau buổi lễ chúng tôi hỏi Thượng tọa Minh Châu:

-- Thưa thầy, Tăng đồ cũng như tín đồ ở xứ thuộc Nam tôn thường chỉ thờ một tượng đức Bổn sư thôi, tại sao ở đây họ lại thêm tượng gì lạ như thế này?

Thượng tọa Minh Châu cho biết:

-- Ðó là tượng của Bác sĩ Ambedkar. Vì cảm ơn sâu xa Bác sĩ, người đã đem họ về Chánh pháp, nên họ thờ cả tượng của Bác sĩ. Họ xem Bác sĩ như một vị Bồ-tát ra đời để đưa những người cùng đinh trở về với giáo pháp từ bibình đẳng. Họ kính ngưỡng đức Phật nhưng họ nghĩ rằng nếu khôngBác sĩ Ambedkar thì có lẽ muôn đời họ phải sống với Ấn Ðộ giáo.

Những lời của Thượng tọa Minh Châu dã khơi dậy sự hiểu biết của chúng tôi về Bác sĩ Ambedkar và phong trào đông đảo những người cùng đinh Ấn quy y Phậtchúng tôi đã được đọc qua sách báo vào khoảng 1956 khi còn ở nước nhà.

Thế là trí tò mò của chúng tôi được dịp tốt để hoạt động. Tôi đã hỏi thăm Thượng toạ Minh Châu và một vài người trí thức trong số những Phật tử mới này một cách kỹ càng về đời sống tôn giáo của Bác sĩ Ambedkar và sau đây là những tài liệuchúng tôi đã thâu nhập được.

-- "Bác sĩ Ambedkar vốn là một trong những người cùng đinh Ấn đã chịu đựng không biết bao nhiêu gian khổ do ảnh hưởng phân chia giai cấp của Ấn Ðộ giáo gây nên. Sau những giai đoạn tự cường với bản thântranh đấu với hoàn cảnh, Bác sĩ đã thành đạt rực rỡ trong vấn đề học vấn. Người đã đậu tất cả những chứng chỉ cao cấp sau đây: M.A. (Thạc sĩ), Ph.D. (Tiến sĩ Triết học), D.M. (Bác sĩ Y khoa), LL.D. (Tiến sĩ Luật khoa), D.Litt (Tiến sĩ Văn chương), Bác sĩ đã trở thành lãnh tụ của giai cấp cùng đinh, người thảo ra hiến pháp Ấn Ðộ và làm Tổng trưởng Bộ Tư Pháp. Người đã quy y Phật giáo không phải bởi sự cưỡng bức mà bởi lòng tự nguyện."

Chúng ta hãy ngược dòng thời gian để tìm hiểu nguyên nhân nào đã thúc đẩy Bác sĩ trở về với Phật giáo và sự quy hướng lịch sử này đã diễn tiến ra sao.

Vào năm 1936, Bác sĩ Ambedkar tuyên bố từ giã Ấn Ðộ giáo, một tôn giáo đầy cả thần quyềnphân chia giai cấp. Ðồng thời Bác sĩ cũng cho biết người sẽ lựa chọn một tôn giáo mới. Tiếng nói này không phải riêng của một mình Bác sĩ mà là của hàng triệu người cùng giai cấp với Bác sĩ.

Tin này được tung ra và làm cho những tôn giáo khác vui mừnghy vọng. Bởi vì những tôn giáo ấy nghĩ rằng nếu lôi kéo được Bác sĩ Ambedkar là lôi kéo được hàng triệu người chịu sự lãnh đạo của Bác sĩ. Và như vậy, tôn giáo của họ có thêm một hậu thuẫn vĩ đại. Hồi giáo tìm đủ cách để chinh phục con người đầy uy tín này. Ðạo Sikh bắt đầu quyên góp để giúp đỡ những người cùng đinh hầu mua chuộc Bác sĩ. Sự hưởng ứng của những người theo đạo Sikh nhiệt liệt đến nỗi với số tiền thu góp, họ đã đem xây dựng được trường đại học Khalsa, sau khi biết Bác sĩ không có ý định theo đạo Sikh.

Bác sĩ với sự khôn ngoan đã không vội vàng quy hướng tôn giáo nào cả. Sự quyết định theo một tôn giáo mới đến với Bác sĩ sau 20 năm đắn đo tìm hiểusuy nghĩ. Trong thời gian ấy, Bác sĩ đã thật tâm học hỏi và khách quan so sánh tất cả tôn giáo. Tôn giáoBác sĩ thích nhất, sau khi khám phá được những điều hay lẽ đẹp của nó, là Phật giáo. Bác sĩ liền tuyên bố: "Tôi sẽ là một Phật tử vì tôi tin chắc rằng Phật giáo chính là tôn giáo duy nhất sẽ đem lại hạnh phúc cho tôi cũng như hàng triệu người theo tôi".

Vào ngày 14 tháng 10 năm 1956 tại thành phố Nagpur, Bác sĩ chính thức ly khai Ấn Ðộ giáo và về với Phật giáo với buổi lễ Quy y dưới sự chứng minh của Ðại Lão Hòa thượng U Chandramani, người Miến Ðiện, hiện trụ trì tại Câu Thi Na. Hàng vạn người dự lễ đã thấy rõ nỗi vui mừng của Bác sĩ lộ trên gương mặt và nghe giọng nói chơn thành của Bác sĩ và vợ trong những câu Tam quyNgũ giới.

Sau lễ Quy y, Bác sĩ đã gặp gỡ những người cùng đinh và nói cho họ biết vì sao Bác sĩ đã quy y Phật. Ðồng thời Bác sĩ cũng hỏi ý kiến họ về vấn đề tôn giáo. Hàng triệu người đã sung sướng đi theo con đường của Bác sĩ. Bấy giờ phong trào của những người cùng đinh quy y Phật nổi lên khắp nơi trên đất Ấn làm cho các tôn giáo khác bực mình.

Người ta kể lại rằng trong những buổi diễn thuyết, Bác sĩ thường nói: "Tôi sanh ra từ Ấn Ðộ giáo nhưng tôi không thể chết trong Ấn Ðộ giáo". Bác sĩ đã làm cho hàng vạn người rơi lệ khi kể lại những khổ nhục mà chính bản thân của Bác sĩ đã chịu đựng như lúc học tại một trường trung học. Theo chương trình Bác sĩ đã chọn, Sanskrit là một ngôn ngữ thứ hai nhưng Bác sĩ đã bị bắt buộc học tiếng Ba Tư vì ông giáo sư Sanskrit khinh bỉ không chịu dạy chữ Sanskrit cho người "hạ tiện". Bác sĩ đã nói lên những sự chua xót do Ấn Ðộ giáo gây nên mà những người cùng đinh phải chịu. Theo lý thuyết Ấn Ðộ giáo, người cùng đinh là con vật ghê tởm nếu ai đụng đến là mất "thánh thể" và không được trở về với Brahma (Phạm Thiên), đến nỗi những người ở giai cấp trên không dám đụng đến bóng của họ. Người cùng đinh không có quyền học tập để mở trí khôn, không được bước vào nhà của những người khác giai cấp, không được phép bén mảng đến đền miếu Ấn Ðộ giáo... Cho đến nay những phong tục vô nhân đạo này vẫn còn được giữ ở các nơi xa thị trấn.

Bác sĩ đã cực lực lên án chế độ giai cấp do Ấn Ðộ giáo và những vị Bà-la-môn đặt ra và kêu gọi những người cùng đinh hướng về Phật giáo. Vì rằng theo luật Manu của Ấn Ðộ giáo, xã hội loài người gồm có bốn giai cấp. Giai cấp Bà-la-môn (Giáo sĩ) sanh ra từ miệng của Phạm Thiên; giai cấp Sát-đế-lợi (vua chúa) từ vai; giai cấp Tỳ-xá (nông công) từ bụng và giai cấp Thủ Ðà La (cùng đinh) từ chân. Nhưng theo Phật giáo thì mọi người đều bình đẳng, sự cao thấp của loài người không phải do sanh ra ở giai cấp trên hay dưới mà bởi hành vi thiện ác của mọi người. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước luật nhơn quả. Do đó, người trong giai cấp Bà-la-môn không thể là cao thượng khi người đó phạm tội lỗi như trộm cắp, tà dâm... Pháp luật cũng trừng trị họ. Trái lại những người ở giai cấp tầm thường vẫn là những người đáng kính mến nếu họ thật có tài năngđạo đức. Chính "Nghiệp" (Karma) của con người làm cho con người cao hay thấp, đáng trọng hay đáng khinh, chứ không phải Brahma. Về phương diện tích cực, Phật giáo chủ trương tất cả chúng sanh đều có khả năng giác ngộ (Phật tánh). Chế độ giai cấp gây ra sự ghét bỏ và tranh chấp. Tinh thần bình đẳng làm cho con người biết thương yêu và kính mến lẫn nhau.

Cũng trong những buổi diễn thuyết, Bác sĩ nói với những người cùng đinh rằng: Phật giáo chính là một tôn giáotinh thần dân chủ cao đẹp. Phật giáo thừa sức giúp cho Chánh phủ thực hiện những điều cao đẹp trong Hiến pháp và làm cho nhân dân biết sống theo và thừa hưởng tinh thần dân chủ của Hiến pháp.

Bác sĩ hứa nguyện sẽ làm cho Chánh pháp sống lại một cách mau chóng trên đất đã phát sinh ra nó, để cứu độ cho những kẻ khổ đau trong giấc mộng thần quyền huyễn hoặc và chế độ giai cấp bạo tàn phi luân.

Ðúng 7 tuần sau khi trở về với ánh sáng của Ðức Giác Ngộ, Bác sĩ từ trần một cách êm thắm. Nhiều sự nghi ngờ được đặt ra và người ta thầm hiểu có một điều gì bí mật trong cái chết của Bác sĩ Ambedkar. Dù sao, Bác sĩ đã thực hiện được lời hứa: "Tôi sanh từ Ấn Ðộ giáo nhưng không thể chết trong Ấn Ðộ giáo". Bác sĩ đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 6 tháng 12 năm 1956, trong đêm thức khuya để viết quyển "Ðức Phật và giáo pháp của Ngài" (The Buddha and his Dharma). Hàng triệu người theo dấu chân Bác sĩ đau đớn bơ vơ, vì đã mất đi một vị lãnh tụ sáng suốt trong xã hội thiếu chân lý và tình thương!

Danh từ "Phật tử mới" (Neo-Buddhist) được báo chí Ấn Ðộ dùng để gọi Bác sĩ Ambedkar và những người cùng đinh quy y Tam bảo trong thời kỳ ấy. Danh từ tuy dùng không đúng (vì những Phật tử mới này không phải quy y với đức Phật nào khác lạ mà chỉ trở về với giáo pháp của Phật tổ Thích Ca đã truyền dạy hơn 2500 năm về trước) nhưng đã ghi lại một sự kiện đẹp đẽ đã diễn ra trong lịch sử Phật giáo.

Sau khi hiểu biết sơ qua một vài nếp sống tôn giáo của Bác sĩ Ambedkar và sự quy hướng lịch sử của những người nghèo khổ này, lòng tin tưởng đối với Chánh pháp của chúng tôi càng thêm đậm đàtình thương mến những người Phật tử mới càng thêm tha thiết!

Tuy ở tại Bombay không bao lâu nhưng ngày từ giã của chúng tôi đã làm lưu luyến những Phật tử mới này không ít. Họ chí thành đảnh lễ tất cả chúng tôi trước khi tất cả chúng tôi bước lên xe. Trên xe chúng tôi băn khoăn suy nghĩ: Làm sao giúp đỡ đời sống tinh thần của những người nghèo khổ vật chất này. Chánh pháp thừa sức nhưng Tăng già thì quá thiếu, hàng triệu Phật tử mà vỏn vẹn chỉ có độ 3, 4 vị Tăng già trong miền Bombay và Poona này.

Chúng tôi trình bày sự băn khoăn ấy lên Thượng tọa Minh Châu. Thượng tọa cho biết Ðại đức Sangharakshita người Anh-Cát-Lợi hiện ở Kalimpong và một vài vị trong giáo đoàn của Ðại đức hàng năm có xuống đây giảng diễn. Những lớp học Phật pháp cũng được tổ chức thường xuyên và họ có những tổ chức nho nhỏ như khuôn hội bên ta để dắt dìu nhau trên đường tu học.

Tôi thầm ước nguyện ngày mai đủ tài đủ đức và nếu được quý Thượng tọa ở nước nhà cho phép, chúng tôi sẽ xin sung vào giáo đoàn của Ðại đức Sangharakshita để góp tay vào công việc phục hưng mạnh mẽ Chánh pháp trên đất Phật và giúp đỡ những người đã theo tiếng gọi của Bác sĩ Ambedkar.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10367)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9484)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9196)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31102)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20642)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 22964)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17556)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11537)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21250)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8674)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22013)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13229)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38309)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13260)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24106)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14875)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24397)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10083)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17516)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22531)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22514)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7423)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 13979)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 26922)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26705)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19720)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20676)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21215)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13145)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13283)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29697)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13825)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13848)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32288)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 23827)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29641)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31367)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34084)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18346)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19375)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32681)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18625)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30690)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16048)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26645)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32475)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39211)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40311)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19197)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19209)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant