Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

10. Nalandà

02 Tháng Năm 201100:00(Xem: 8014)
10. Nalandà

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT

Minh Châu, Thiện Châu, Huyền Vi và Pàsadika


Nalandà


"Indra phân cách Nalandà
Cảnh trí xem ra thật mặt mà
Chùa thấp lấp vùi trong đất đỏ
Giảng đường vươn dậy giữa muôn hoa
Nghìn năm lịch sử còn ghi dấu
Xán lạn ngày mai đến chẳng xa
Gương biếc Huyền Trang in bóng cũ,
Ðậm đà vui đón khách phương xa." (T.C)

Nếu Lâm-tỳ-ni là Thánh địa, bởi đức Phật giáng sanh ở đó thì Nalanda là đất thiêng đã chứng kiến sự xuất hiện của hai vị đệ tử của Ngài là Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Mục-Kiền-Liên. Ðức Phật đã tán thán hai ngài: "Nay các Tỳ-kheo trong hàng đệ tử của Như Lai, người có đại trí tuệ là Xá-lợi-phát và người có đại thần thông là Mục-Kiền-Liên".

Nếu Bồ-đề Ðạo tràng là nơi đức Phật viên thành Chánh pháp thì Nalanda là đất thiêng đã truyền chiếu ánh sáng ấy đến với vô số người, ở khắp nơi trên thế giới.

Nếu Lộc Uyểnthánh địa, bởi ở đó đức Phật đã Chuyển pháp luân lần đầu tiên thì Nalanda là đất thiêng đã hoằng truyền chánh pháp, trong một thời gian dài hơn ngàn năm.

Nếu Câu-Thi-Na là Thánh địa, bởi ở đó đức Phật đã nhập Niết-bàn thì Nalanda là đất thiêng đã chứng kiến sự viên tịch của Tôn giả Xá-lợi-phất.

Hơn nữa, Ðức Phật chưa bao giờ trở lại nhiều lần để thăm Lâm-tỳ-ni, Bồ-đề Ðạo tràng, Lộc-uyển và Câu-thi-na, sau khi Ngài giáng sanh, đắc đạo, chuyển pháp luân và nhập Niết-bàn, nhưng Ngài viếng thăm Nalanda rất nhiều lần.

 

1. Lịch sử Nalandà

Nalanda được nói đến nhiều trong văn chương Phật giáovăn chương Jain. Ngài Xá-lợi-phất sanh gần Nalanda. Ðức Phật cũng thường ghé thăm chỗ này khi Ngài đến thăm thành Vương-xá. Niganthanah-taputta, vị sáng lập ra đạo Jain cũng sanh gần Nalanda. Vua xứ Ma Kiệt Ðà có lập một ngự uyển không xa Nalanda mấy. Nhưng chỉ từ khi Nalanda trở thành một Ðại học viện Phật giáo, thánh địa này mới thực sự được nổi tiếng khắp thế giới, vì những vị giáo sư của Nalanda được xem là giỏi nhất xứ Ấn Ðộ. Vua A Dục là người sáng lập ra Nalanda nhưng không phải Ðại học viện Nalanda, mà chỉ là chùa Nalanda. Ở đây vua này cũng thiết lập một tịnh xácúng dường phẩm vật tại ngôi tháp Xá-lợi-phất. Chúng ta không thể biết rõ Ðại học viện Nalanda lập từ thời nào; có lẽ bắt đầu thế kỷ thứ nhất, trước tây lịch, vì ngài Nagarjuna (Long Thọ) sanh vào thế kỷ thứ hai, được xem là tòng học tại đó và sau trở thành Viện trưởng. Ðiểm này được ghi trong lịch sử của Taranatha.

Theo thời gian, Ðại học viện Nalanda trở thành to lớn, và có lần sinh viên theo học đến số 10 ngàn người. Sinh viên đều được miễn phí, vì các phí tổn đều do các nhà vua chu cấp hoặc các đàn việt1 đài thọ. Sinh viên chỉ chuyên lo tu học. Trong những vua thuộc thời đại Gupta ủng hộ Ðại học viện, có vua Kakradutya. Theo Ngài Huyền Trang chính vua này đã dâng cúng tinh xá cho chư Tăng. Nhưng vua nối nghiệp như Buddhagupta, Tathagatagupta, Bàlàgitya, Kunnàragupta và Vajra đều theo Ngài và cúng dường rất nhiều tinh xá.

Ngài Pháp Hiển đến thăm Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ năm, không nói đến Nalanda; có lẽ Nalanda chỉ nổi tiếng vào những thế kỷ sau, và khi Ngài đến viếng, chỉ là một Học viện nhỏ như các Học viện Phật giáo khác.

Trái lại, khi ngài Huyền Trang đến Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ bảy, Nalanda đã thành một trung tâm học vấn. Ngài học ở đây độ 13 năm. Ngài nghiên cứu các hệ thống triết học Phật giáo dưới sự chỉ dạy của Viện trưởng Silabhadra (Giới Hiền). Vị này được xem là vị học giả Phật giáo nổi tiếng nhất ở Ấn Ðộ. Thời bấy giờ ngài Huyền Trang cũng học Hetuvidya (Nhơn minh), Sabdavidya (văn phạm), Cikitsavidya (y học), Vệ-đà của Bà-la-môn giáo. Dưới đây là đoạn văn tả Nalanda của Ngài:

--"Số Tăng sĩ đông đến vài ngàn đều là những bậc tài năng xuất chúng. Những bậc này phần nhiều là những vị kỳ tài, danh tiếng vang đến cả những nước ở ngoài. Ðức hạnh của những vị này hoàn toàn thanh tịnh, không thể chê trách gì. Họ theo giới luật một cách chơn thành. Qui luật của tu viện rất nghiêm khắc và tất cả Tăng sĩ đều bắt buộc phải tuân theo. Cả nước Ấn Ðộ đều kính phục và tuân theo những lời chỉ dạy của những vị này. Cả ngày họ không có đủ thì giờ để hỏi và trả lời những câu hỏi có ý nghĩa sâu xa. Từ sáng cho đến tối, các vị này đều luôn luôn biện luận. Già và trẻ đều giúp đỡ lẫn nhau. Những ai không thể biện luận về kinh điển đều không được kính trọng và phải lẩn tránh vì xấu hổ. Những nhà học giả từ các thành thị khác, muốn mau có danh tiếng trong các cuộc biện luận đều đến Nalanda rất đông, để được giải đáp những điểm mình còn nghi ngờ, và vì vậy danh tiếng của những vị ở Nalanda được lan truyền rất rộng. Cũng vì vậy mà có nhiều người muốn có danh của Nalanda để được người ta kính trọng. Các người ở các giới khác muốn dự các cuộc biện luận phải bị người giữ cửa hỏi vài câu khúc mắc, nhiều người không trả lời được phải trở về. Phải học giỏi cả tân và cựu kinh điển mới được thâu nhận. Những sinh viên lạ mặt phải tỏ sự biệt tài của mình trong những cuộc biện luận gắt gao, và số người bị hỏng so với những vị trúng tuyển độ 7, 8 phần 10."

Những bia ký cũng chứng tỏ sự vĩ đại của Nalanda và công nghiệp của các vị vua duy trìcung cấp vật dụng phí tổn cho Ðại học đường ấy. Bia ký khắc trên lá đồng của Devapala (810 - 850) ghi rõ chỗ cả năm làng ở quận Ragjir, dùng để cung cấp các vật dụng ăn uống cho các vị Tăng sĩ, và chép các kinh điển tại Viện do vua Sumatra lập lên. Chúng ta còn thấy Nalanda cũng được những vua ngoài Ấn Ðộ ủng hộ.

Trong những vị vua ủng hộ Ðại học viện Phật giáo có vua Harsha ở Kanouj về thời đại Gupta. Vua này rất sùng bái Phật giáo. Chính trong đời vua này, ngài Huyền Trang đến thăm Ấn Ðộ. Theo ngài Huyền Trang thì vua Harsha có lập một ngôi chùa bằng đồng và chuyển số thuế của một trăm làng để Ðại học viện tiêu phí, và hai trăm gia đình trong những làng ấy cúng dường các thức ăn uống như gạo, sữa và bơ. Một vị Bà-la-môn, Suvishnu đồng thời với ngài Long Thọ, có lập ít nhất là 108 ngôi tinh xá cho cả hai phái Ðại thừa và Tiểu thừa.

Những giáo sư danh tiếng ở Nalandà

Nalanda sản xuất một số triết gia, văn phạm gia, luận lý gia và những lãnh tụ tôn giáo. Sách vở những vị này viết đến nay vẫn còn truyền tụng. Triết học Ðại thừa được nảy nở hoàn toàn tại đây, và nhờ Nalanda mà Ðại thừa Phật giáo được truyền bá khắp nơi. Hiện tại chúng ta chỉ biết được một ít tên những vị Viện trưởng có danh tiếng, nhưng chỉ những tên ấy cũng nói lên được giá trị của Nalanda và chứng tỏ rằng Nalanda thật xứng đáng là một Ðại học viện có tiếng nhất thời ấy:

-- Nagarjuna (Long Thọ), vị giải thích giáo lý Ðại thừa trước tiên và cũng là vị Viện trưởng thứ nhất; Arya Deva vị giải thích Madhyamika (Trung luận tôn), ngài Asanga (Vô Trước) về Yogacara (Quán hạnh tôn) và người em của ngài, ngài Vasubandhu (Thế Thân) lại còn danh tiếng hơn anh của mình, đều là những vị Viện trưởng kế tiếp. Rồi đến ngài Dinnaga (Trần Na), vị sáng lập Nhơn minh tôn. Vị này cũng là người Darvidjan như ngài Long Thọ. Ngài thắng một vị Bà-la-môn có danh tiếng và được tặng chức Tarkapungava. Rồi đến ngài Dharmapala. Tiếp đến là ngài Silabhadra (Giới Hiền), chính trong thời Ngài làm Viện trưởng, ngài Huyền Trang đến viếng và học tại Nalanda. Ngài Huyền Trang trong ký sự có tán thán rất nhiều đức hạnh của ngài Silabhadra, vừa là một vị đại học giả, vừa là một bậc thạc đức. Rồi đến ngài Dharmakirti, có lẽ là vị luận sư có tiếng nhất ở Ấn Ðộ, không riêng gì về kinh luận (Abhidhamma) mà gồm cả luận lý học. Ngài biện thắng ông Kumarala, một triết gia và nhà hùng biện nổi tiếng thời ấy. Rồi đến ngài Shantarakshita. Ngài này được mời qua Tây Tạng để dịch các kinh điển Phật giáo sang chữ Tây Tạng. Sau khi dịch xong, Ngài thệ thế tại chỗ vào năm 762 sau kỷ nguyên. Một vị nữa tên là Padmasambhava cũng qua Tây Tạng sáng lập Lạt-ma tôn, vẫn còn thịnh hành cho đến bây giờ.

Khách viếng Nalandà

Khách đến viếng Nalanda rất đông, nhất là người Trung Hoa. Chúng ta đã được biết ngài Pháp Hiển đến viếng vào thế kỷ thứ năm và ngài Huyền Trang và thế kỷ thứ bảy. Sau ngài Huyền Trang, có 11 người Triều Tiên và Trung Hoa tiếp tục đến thăm và học tại Nalanda trong một thời gian. Một vị nữa rất quan trọng, ngài Y-tsing (Nghĩa Tịnh) đến Nalanda năm 673 và ở tại Nalanda trong một thời gian khá lâu. Ngài tả Nalanda tỉ mỉ và đầy đủ hơn ngài Huyền Trang. Ngài nói các vị Tỳ-kheo đều sống một đời thật lý tưởng, làm mẫu mực cho toàn thể Phật tử. Những vấn đề dạy dỗ và nghiên cứu tại Nalanda không những chỉ là Phật giáo mà cả các hệ thống triết học, văn học, đạo học.... do đó học giả khắp các nước đều nô nức đến học tập và nghiên cứu.

Nalandà bị phá hủy

Vào khoảng thế kỷ thứ tám Nalanda bắt đầu bị điêu tàn, một phần vì tình hình chính trị trong nước thay đổi, một phần vì Ấn Ðộ giáo đã bắt đầu có những triết gia có tiếng như ngài Sankaracharya. Vị này đã viết nhiều sách Sanskrit công kích Phật giáo. Cuối cùng là giặc Hồi giáo tiến vào chiếm cứ. Giặc này không kính trọng một tôn giáo nào khác ngoài Hồi giáo. Không những đuổi hoặc giết các Tăng sĩ Phật giáo, chúng còn phá hủy các chùa, tháp, tinh xá, đập nát các tượng Phật, Bồ-tát bằng đá và thiêu đốt kinh sách nữa. Chúng tôi được nghe ít nhất là 3 ngàn vị sư bị tàn phá. Những vị sống sót trốn chạy, phần nhiều qua Tây Tạng. Vị vua Hồi giáo chiếm Ma Kiệt Ðà và phá hủy Phật giáo tên là Bahktiyar Khilji.

Ngài Huyền Trang nói về Nalandà

Trong tập ký sự của ngài Huyền Trang có chép: "Ði về phía Bắc độ 30 dặm, đến tu viện Nalanda. Tục truyền phía Nam của tu viện này, ở giữa rừng Am-ra, có một cái hồ nhỏ. Vị thần rắn của hồ ấy tên là Nalanda. Tu viện được lập trên hồ ấy nên đặt tên là Nalanda. Nhưng sự thật thời đức Phật, trong một tiền thân của Ngài, đã sống theo hạnh Bồ-tát và thành vua một nước lớn, lập kinh đô tại Nalanda. Vì lòng thương xót của Ngài hoan hỷ cứu độ chúng sanh thoát khỏi đau khổ, nên để kỷ niệm thành ấy Ngài được gọi là "Bố thí không dừng nghỉ" và tu viện ấy được gọi là Nalanda. Chỗ đó trước là một vườn xoài; 500 thương khách mua với giá là 10 kotis bằng tiền vàng và cúng vườn ấy lên đức Phật. Ðức Phật thuyết pháp trong ba tháng và các vị thượng khách cùng các người khác chứng quả A La Hán. Sau thời đức Phật nhập Niết-bàn chẳng bao lâu, một vị vua của xứ ấy, vua Sakraditya, kính trọng giáo lý nhất thừa, và qui ngưỡng Tam bảo, đã lựa một chỗ tốt đẹp, và lập nên một tu viện. Trong khi khởi công đào đất, vị vua này đã làm bị thương một thần rắn. Một vị tiên tri có tiếng, thuộc phái ngoại đạo Nigranthas (Ni Kiền Ðà), khi thấy sự tình có để lại lời tiên tri như sau: "Ðây là một địa thế tối thượng, nếu lập một tu viện trên chỗ này nhất định sẽ trở thành một tu viện danh tiếng: tu viện ấy sẽ làm gương mẫu khắp nơi. Trải 1.000 năm, tu viện ấy vẫn còn thịnh đạt, sinh viên tất cả các cấp bậc đều thành tài một cách dễ dàng. Nhưng nhiều vị sẽ bị đổ máu vì vết thương của vị thần rắn này". (Lời tiên tri này được sự thật chứng nhận).

Con của vị vua trên, vua Buddhaguptaraja lên kế vịtiếp tục công việc tốt đẹp của vua cha. Phía Nam của tu viện, vị vua ấy lập thêm một tu viện khác. Vua Tathagatagupta, cũng hăng hái theo công nghiệp của tổ tiên và lập thêm một tu viện nữa về phía đông. Vua Baladiya nối ngôi Hoàng đế và lập thêm một tu viện nữa về phía Ðông Bắc. Con vua này tên là Vajra lên kế vịlòng tin Phật rất vững chắc. Vị này cũng xây thêm một tu viện nữa về phía Tây. Theo đó có một vị vua Trung Ấn Ðộ kiến thiết thêm một tu viện khác ở phía Bắc. Vị này lại cho xây một thành cao có một cửa vào bao bọc các tu viện. Các vua kế vị tiếp tục dựng tháp tạc tượng làm cho cảnh trí Ðại học viện trở thành kỳ diệu tuyệt luân. Nhà vua nói: "Tại phòng của vua lập tu viện đầu tiên, tôi sẽ tôn trí một tượng Phật và tôi sẽ cúng dường hằng ngày cho 40 vị Tăng sĩ để tỏ lòng biết ơn người sáng lập tu viện này....".

 

2. Các tháp

Ngọn tháp số 3 là ngọn cao lớn nhất. Một tầng cấp rộng đưa lên đến tận đỉnh tháp. Tại đây có thể thấy toàn cõi Nalanda. Các tượng xung quanh tháp rất sai khác nhau, chứng tỏ được tạc hoặc khắc vào nhiều thời đại khác nhau. Trong số các tượng đá thuộc thời đại Gupta, có nhiều tượng rất đẹp. Ngọn tháp chính giữa, chung quanh có nhiều tháp nhỏ. Những tháp nhỏ này, có lẽ đựng xác trà-tỳ của những sư ở Phật học viện qua đời, không to lớn những những tháp trong các chùa Việt Nam. Trong một mái nhà phía Ðông Bắc tháp chính có tượng vị Bồ-tát Avalokitesvara (đức Quan Thế Âm) rất đẹp. Một bức tượng về phía Ðông Nam được xem là tượng của ngài Nagarjuna (Long Thọ), vị Viện trưởng đầu tiên của Ðại học đường Nalanda.

Phía Bắc tháp số 3 là tháp số 12. Ðây cũng có hai lớp thuộc hai thời đại. Tháp này có điểm đặc biệt là trên đường tháp đều có những khám chờ, những trụ vuông tạc nhiều tượng rất đẹp. Nơi các khám có tượng Phật hoặc tượng Bồ-tát, nhưng chỉ một ít tượng còn lại. Về phía Bắc và phía Nam của tháp có điện thờ bằng gạch. Mỗi điện có một tượng Phật lớn, tay bắt ấn Bhumisparsa Mudra. Lại có những ngọn tháp dài 170 feet và rộng 165 feet. Tháp số 14 còn lại một chân tượng rất lớn và những mảnh nhỏ của những bức bích họa. Ðiểm đặc biệt này ít được thấy về phía Bắc Ấn Ðộ. Chắc chắn chân tượng ấy là của một tượng Phật rất lớn.

Tháp số 2 không cùng một hệ thống với các ngôi tháp khác. Tháp này có 211 bức chạm trình bày như sau: hai bên cửa chính, mỗi bên có 20 bức và 3 mặt tường mỗi mặt có 57 bức. Có lẽ các bức chạm này được chạm vào thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 7.

 

3. Các tinh xá

Tinh xá số 1 quan trọng nhất, rất rộng và có đến 7 tầng. Cửa vào về phía thành phương Bắc. Theo tài liệu của cái bia đào được ở tại các tinh xá này, tầng thứ nhất có lẽ do vua Sumatra dựng lên, vào đời vua Devàpala, vua thứ 3 của triều đại Pala (770 - 810 T.L). Ðó là một ngôi nhà hai tầng, vì có nhiều Tăng phòng được đào lên và dưới những Tăng phòng này có những nền đá cũ bị chôn lấp. Nên phòng trên cách nền phòng dưới đến 18 feet. Có hai ngôi tượng ở hai tinh xá trên và dưới. Ðiện Phật của tinh xá dưới về phía đông. Có lẽ phải có một tượng Phật rất lớn tại chỗ ấy. Ðiểm đặc biệt của ngôi tinh xá là có bệ đá, cả hai phía ngôi điện Phật, có lẽ để các vị Giáo sư đứng diễn giảng, trong khi các học sinh ngồi trên sàn dưới sân. Có một giếng nước về phía Tây Bắc, chung quanh có những phòng nhỏ, chắc chắn là phòng của các vị học giả. Ðiểm đặc biệt là trần cửa những phòng này hình vòng cung. Trong tinh xá này người ta có đào được một tấm đá hột, tạc 8 sự tích đời sống của đức Phật. Tấm đá ấy hiện để ở Viện bảo tàng Nalanda. Tầng cấp rộng và vật dụng nêu rõ nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc lúc bấy giờ đã tiến bộ nhiều.

Ngôi tinh xá gồm có, như thường lệ, một số Tăng phòng với những mái hiên rộng đưa về phía trước. Trước kia các Tăng phòng ấy dựng vòng quanh một sân vuông lớn nhưng về sau các Tăng phòng được ngăn cách bởi một bức tường lớn. Xưa kia tinh xá có hai hoặc nhiều tầng lầu như được chứng rõ nhờ một tầng cấp ở gốc Ðông Nam.

Tinh xá số 4 có hai điểm đặc biệt, một là có lỗ hở trên tường, tiếp theo tầng cấp, có lẽ xưa dùng làm lỗ ánh sáng cho tam cấp. Một kiến trúc ít được thấy trong các nhà cửa lối cổ. Thứ hai, có tìm thấy một đồng tiền thuộc triều đại vua Kumaragupta (413 - 455) sau kỷ nguyên, một trong những đồng tiền xưa nhất tìm thấy tại Nalanda. Ði ngang qua tinh xá số 5, chúng ta đến tinh xá số 6. Tinh xá này có hai sân bằng gạch. Ðây cũng là nhà hai tầng vì thấy có tầng cấp. Giữa sân thượng có hai dãy lò lửa, có người cho là để nấu ăn, nhưng chắc là để nhuộm y của chư Tăng, vì tại tinh xá không được phép nấu ăn. Trong tinh xá này cũng có một cái giếng và ba bệ thờ, hai ở tầng dưới và một ở tầng trên. Phía Ðông Bắc tinh xá số 7, có khắc chạm sự tích về tiền thân đức Phật cùng nhiều tích thông thường khác. Phần nhiều các tinh xá đều có một lối kiến trúc như nhau. Tại đây ba tinh xá chồng chất lên nhau và chỗ này được đào lên một cách khiến chúng ta thấy rõ ba giai đoạn kiến thiết. Chúng ta thấy sân gạch nói riêng và Tăng phòng nói chung thuộc ba thời đại.

Một sân vuông ở giữa, chung quanh là hai hay ba dãy phòng. Một mái hiên có cột bằng đá hay bằng gạch chống đỡ, chạy dài theo những buồng ở. Dãy phía tây hướng về cửa vào thường là điện Phật thờ đức Phật hay một vị Bồ tát. Thỉnh thoảng có một giếng nước trong sân, như ở tinh xá số 1. Tường đều trét thạch cao và sân lát gạch hoặc đá. Ðiều đặc biệt là tường rất dày, hơn một sãi tay vì mùa hạ ở Nalanda rất nóng. Chỉ trừ tinh xá số 1A và 1B, các tinh xá đều hướng về phía Tây, còn tượng Phật thì hướng về phía Ðông, cách ngang các tinh xá bởi những hành lang dài.

 

4. Chung quanh Nalandà

Phạm vi của Nalanda ngày xưa không phải chỉ nằm trong khu vực hiện đang được rào dậu mà rất rộng. Ðứng trên tầng cao của ngôi tháp chính đưa mắt chung quanh, qua những cổ tháp, những hồ sen rộng, những đồi đất, chúng ta có thể ước độ phạm vi của Ðại học đường, gồm có 150 giáo sư và cả 10.000 sinh viên không kể những người giúp việc, rộng lớn đến 1.000 mẫu tây.

Theo dòng thời gian, sự vật biến đổi, làm cho chúng ta khó mà biết được những gì đã có chung quanh Nalanda. Tốt hơn là hãy nương theo sự diễn tả của ngài Huyền Trang để tìm lại một vài dấu vết của thời xưa:

--"Chung quanh tu viện có đến hàng trăm tháp nhỏ tôn thờ Xá lợi nhưng chỉ xin kể một vài thôi. Về phía Tây tu viện, không xa lắm có một ngôi chùa. Tại đây đức Như Lai, xưa kia đã dừng lại trong ba tháng để diễn giảng Chính pháp, độ các vị thiên thần. Về phía Nam độ 100 bước, có một ngọn tháp nhỏ. Ðây là nơi một vị Tỳ-kheo từ xa trông thấy đức Phật. Về phía Nam, có tượng đứng của đức Quán-tự-tại Bồ-tát. Có khi người ta thấy Ngài cầm bình dương chi đi đến ngôi chùa của đức Phật và rẽ về phía tay trái. Phía Nam của bức tượng ấy có một ngọn tháp tôn trí tóc và móng tay của đức Phật trong ba tháng. Những ai bị bệnh về sinh nở đến đây và đi vòng quanh tháp, phần lớn đều được lành bệnh. Phía Tây chỗ này có một ngọn tháp gần bên một hồ nước. Chính tại đây, một ngoại đạo cầm một con chim sẻ, hỏi đức Phật về vấn đề sống chết.

Về phía Ðông Nam độ 50 thước, phía trong bức thành, có một cây rất kỳ lạ, độ 8, 9 feet cao, và thân cây, rẽ làm hai. Khi đức Phật còn tại thế Ngài quăng tăm xỉa răng của Ngài tại đây và tăm ấy mọc thành cây. Hiện nay ở Ấn Ðộ phần nhiều người ta vẫn còn xỉa và đánh răng bằng một loại cây tươi. Trải qua nhiều năm tháng, cây ấy không lớn lên cũng không khô chết.

Gần về phía Ðông có một ngôi chùa, độ 20 feet cao. Tại chỗ này đức Như Lai đã ở trong bốn tháng, giảng giải chính pháp vi diệu. Từ đây đi về phía Bắc độ 100 bước có một ngôi chùa thờ một tượng đức Quan Thế Âm Bồ-tát. Những đệ tử chí thành, khi cúng dường lễ Phật không thấy đức Quan Thế Âm ở một chỗ nhất định. Khi thì thấy Ngài ở gần cửa, khi thấy Ngài ra trước mái hiên. Phật tử tại gia hay xuất gia khắp nơi đến rất đông để đảnh lễcúng dường.

Phía Bắc tu viện này lại có một ngôi chùa khác, độ 300 thước cao, do Vua Baladitya dựng lên. Về sự lộng lẫy, kích thước và tượng Phật trong ấy, ngôi chùa giống như ngọn tháp dưới cây Bồ-đề. Về phía Ðông Bắc của ngôi chùa này là một ngọn tháp. Tại chỗ này đức Như Lai thời xưa, đã diễn giảng diệu pháp trong 7 ngày. Về Tây Bắc có một chỗ, bốn vị quá khứ Phật đều ngồi tại đây.

Phía Nam chỗ này có một ngôi chùa bằng đồng do vua Siladatya lập nên nhưng chưa hoàn thành. Nếu làm xong thì ngôi chùa này sẽ cao đến 100 feet. Gần đó về phía Ðông độ 200 thước, ở ngoài dãy tường là một tượng Phật bằng đồng đứng thẳng do chính vua Purnavarma tạo, cao độ 80 feet; một tòa lầu sáu tầng che phủ bức tượng ấy. Phía Bắc ngôi tượng độ 2, 3 dặm có một ngôi chùa bằng gạch có một bức tượng Bồ-tát Tara. Bức tượng này rất cao và rất siêu thoát. Từ ngôi tinh xá đi về phía Nam 8, 9 dặm, chúng ta đến một làng gọi là Kulika, làng có một ngôi tháp do vua A Dục dựng lên: chính đó là chỗ đản sanh của ngài Mục Kiền Liên.

Phía Ðông làng của Mục Kiền Liên độ 4, 5 dặm có một ngôi chùa là nơi vua Bimbisàra (Tần Bà Ta La) đến hội kiến với đức Phật. Phía Ðông Nam chỗ Vua Tần-bà-ta-la gặp đức Phật, cách độ 20 dặm, chúng ta đến một thành phố gọi là Kalapinaka. Trong thành phố này có một ngôi tháp kỷ niệm nơi đản sanh của ngài Xá Lợi Phất, cũng do vua A Dục dựng lên..."

Hiện tại công việc đào bới tìm lại những vết tích xưa chưa được hoàn thành. Có nhiều ụ đất cao chưa đào, chắc còn nhiều di tích bị chôn lấp ở dưới những mô đất ấy. Tại những thửa ruộng xung quanh Nalanda, chúng tôi cũng nhận thấy có những lớp gạch dưới những luống cày. Có kẽ dưới những ruộng ấy là những cổ tích, vì lâu đời đất cát bồi lên lấp hẳn những tháp đền ở dưới, rồi sau dân chúng đến cày cấy, trồng trọt lên trên.

 

5. Viện Bảo Tàng

Sau khi đi thăm Nalanda, chúng tôi đến xem Viện Bảo tàng, vì những di tích đào được ở Nalanda đều đem tàng trữ tại chỗ này. Có bốn loại được tàng trữ ở Bảo tàng viện này: các bia ký, tượng, khuôn dấu và đồ gốm.

 

A. Bia ký - Những bia ký này rất quan trọng giúp chúng ta hiểu lịch sử của Nalanda trải qua các thời đại. Những chữ trên bia hoặc được khắc trên lá đồng, hoặc trên các tường đá, hoặc trên các tường hồ giả cẩm thạch. Như bia ký đức vua Devapala đã được nói đến trên bia ký trên đá đồng của Samudra Gupta, Devapala và Dharmapàla tìm được ở Nalanda, hiện đem về bảo tàng ở Calcutta. Có hai bia ký trên đá ở Viện Bảo tàng Nalanda, một của Yasovarmadeva, một của Vipulasrimitra. Bia ký đầu ghi những tặng phẩm của Màlàdà, con một vị Bộ trưởng của Vua Yasovarmadeva, vua xứ Kanduj vào thế kỷ thứ 8. Ngôi tháp đó do vua Bàlàditya lập. Bia ký do Vipulasrimitra làm, như dựng lên ngôi điện thờ Tàrà (Tàrà chúng tôi cho là đức Chuẩn Ðề, không hiểu có đúng không?) với những sân tiếp cận, một hồ cùng tinh xá được tả là "một kỳ quan của thế giới", lộng lẫy hơn các cung điện của Ðế thích. Cũng có nhiều bia ký ghi chép những lời Phật dạy. Có một bia ký trên một tượng Tàrà, tháp số A1-304, chép bằng tiếng Sanskrit như sau: "Om Tàre Tuttàre ture svàhà. Om Padmavati Om Turukulle svàhà. Ye dharmà hetu-prabhavà, hetum tesam Tathàgato hyavadat, Tesam ca yo nirodho, evam vàdimàha-sramanath".

B. Tượng - Rất nhiều tượng Phật, tượng các vị Bồ-tát cùng các vị thiên thần khác. Vì Nalanda là trung tâm của Phật giáo Ðại thừa nên ngoài tượng Phật, còn có nhiều tượng các vị Bồ-tát nữa. Phần lớn tượng thuộc thời đại Pàla, nhưng cũng có vài tượng thuộc thời đại Gupta. Các tượng ở đây không được to lắm, nhưng điều đặc biệt là số lớn tượng làm bằng kim khí. Cũng có một vài tượng Ấn Ðộ giáo chứng tỏ Ấn Ðộ giáo đã có lần đến chiếm cứ Nalanda như đã chiếm cứ các chỗ khác. Các tượng Phật bằng đồng đen, có tượng số 1-532 rất đặc biệt đặt trên một hoa sen tròn. Các tượng Bồ-tát cũng rất đặc biệt và đẹp so sánh với các tượng ở chỗ khác. Có tượng Bồ-tát Padmapàni với cành sen cầm ở tay. Có tượng đức Avalokitesvara số 12 cầm chuỗi hột, cành hoa sen và bình dương chi. Ngồi trên một con sư tử là tượng Vajrapàni, số 9-157, không hiểu là tượng đức Ðại Thế Chí hay là ngài Phổ Hiền, thiếu tài liệu nên không thể nhận ra. Lại còn nhiều tượng khác như Manjusri (đức Văn Thù) , Jambhala(?), Tàrà (Chuẩn Ðề), Trailokyvijaya Prajnàpàramità (Bát nhã Ba-la-mật), Màrìchi Sarasvatì, Aparàjità,....

C. Khuôn dấu - Nhiều con dấu và tấm đồng được tìm thấy trong các tinh xá có những khuôn dấu có khắc tượng Phật hoặc một câu trong kinh điển; lại có những khuôn dấu của Nalanda Ðại học viện. Như khuôn dấu "Sri Nalanda Màhà Vihàrìyarya Bhikhsu Sanghasya", dịch là: "Của Giáo hội Ðại đức tại tinh xá ở Nalanda". Hàng chữ khắc này có hình Pháp luân với hai con nai hai bên. Nhiều khuôn dấu chứng tỏ một tinh xá hoặc trú xá đều có dấu riêng. Lại cũng có những khuôn dấu thuộc của Vua Narasinha Gupta và Kumà-Ragupta 2 thời Gupta, Bhàskaravarman ở Assam, Harshavaàrdhama ở Kanauj và nhiều vị vua hoặc thái tử khác. Những khuôn dấu ấy chứng tỏ các nhà vua đều đặc biệt chú trọng và ủng hộ Nalanda, Học viện có tiếng nhất ở Ấn Ðộ.

D. Ðồ gốm - Những đồ gốm được tìm thấy ở Nalanda chứng tỏ trình độ văn minh của dân chúng thời ấy đã lên một mức độ khá cao.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19837)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20905)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19249)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40506)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21245)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41042)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24088)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23034)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17823)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26925)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20713)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33614)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20981)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28878)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12682)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25260)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19124)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17508)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25752)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18993)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18957)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 29003)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18891)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33305)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38374)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31225)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18214)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24481)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19441)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17889)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23008)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 18006)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32155)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17363)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17421)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16062)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18561)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20756)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18061)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20089)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14863)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20886)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15060)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15751)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12932)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14490)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14898)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29371)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12755)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14510)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant