Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Năm 1978

16 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 4260)
Năm 1978

J. Krishnamurti 
THƯ GỞI TRƯỜNG HỌC
Nguyên tác: Letters to schools
Lời dịch: Ông Không

Lời giới thiệu

Những lá thư này không viết ra để được đọc lơ là khi các bạn rảnh rỗi không làm những việc khác, chúng cũng không nên được đối xử như một giải khuây. Những lá thư này được viết nghiêm túc và nếu bạn lưu tâm đọc chúng, đọc chúng với dự tính học hỏi điều gì được viết ra như bạn chú ý một bông hoa bằng cách quan sát bông hoa đó rất cẩn thận, nhụy của nó, cành của nó, màu sắc của nó, hương thơm của nó, và vẻ đẹp của nó. Những lá thư này nên được nghiền ngẫm trong cùng một cách như vậy, không phải được đọc vào buổi sáng và quên nó trong suốt thời gian còn lại trong ngày. Người ta phải dành thời gian cho nó, chơi đùa cùng nó, nghi vấn nó, tìm hiểu nó mà không chấp nhận; sống cùng nó trong một khoảng thời gian; lãnh hội nó để cho nó là những lá thư của bạn và không là những lá thư của người viết.

J.Krishnamurti

THƯ GỞI TRƯỜNG HỌC 
 Quyển I 

1978

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-09-1978

Vì tôi muốn duy trì sự liên hệ với tất cả những trường học ở Ấn độ, Brockwood Park ở nước Anh, Oak Grove School ở Ojai, California, tôi dự định viết và gởi một lá thư cách nhau mười lăm ngày cho tất cả những trường đó trong thời gian càng lâu càng tốt. Tự nhiên rất khó khăn để liên hệ với từng cá thể ở trường, vì vậy, nếu tôi được phép, tôi rất muốn viết những lá thư này để có thể chuyển tải điều gì những ngôi trường nên là, để chuyển tải cho tất cả những người chịu trách nhiệm của những ngôi trường đó, rằng những ngôi trường này không chỉ dạy giỏi về văn hóa mà còn nhiều hơn thế nữa. Chúng sẽ phải quan tâm đến sự vun quén con người tổng thể. Những trung tâm giáo dục này phải giúp đỡ em học sinh và người giáo dục nở hoa một cách tự nhiên. Việc nở hoa thực sự rất quan trọng, nếu không giáo dục chỉ trở thành một qui trình máy móc được hướng dẫn đến một nghề nghiệp, đến một ngành chuyên môn nào đó. Nghề nghiệp và ngành chuyên môn, như xã hội hiện nay tồn tại, là việc không thể tránh khỏi, nhưng nếu chúng ta quá nhấn mạnh vào tất cả việc đó vậy thì sự tự do để nở hoa sẽ dần dần héo tàn đi. Từ trước đến nay chúng ta đã nhấn mạnh quá nhiều vào những kỳ thi và đạt được những bằng cấp tốt. Đó không là mục đích chính cho những ngôi trường như thế này được thành lập, mà không có nghĩa rằng về văn hoá các em học sinh sẽ kém cỏi. Trái lại, với sự nở hoa của người giáo viên cũng như em học sinh, nghề nghiệp và ngành chuyên môn sẽ vào đúng vị trí của nó. Xã hội, nền văn hóachúng ta sống, khuyến khích và đòi hỏi rằng em học sinh phải được hướng dẫn về một công việc và sự an toàn vật chất. Điều này đã là áp lực liên tục của tất cả những xã hội; nghề nghiệp trước tiên và mọi thứ chỉ là phụ. Đó là, tiền bạc đầu tiên và những phương cách phức tạp của cuộc sống hàng ngày của chúng ta là thứ hai. Chúng ta đang cố gắng đảo ngược cái qui trình này bởi vì con người không thể nào hạnh phúc chỉ với tiền bạc mà thôi. Khi tiền bạc trở thành yếu tố thống trị trong cuộc sống, có sự mất thăng bằng trong hoạt động hằng ngày của chúng ta. Vì vậy, nếu tôi được phép, tôi muốn tất cả những người giáo dục hiểu rõ điều này rất nghiêm túc và nhìn thấy được trọn vẹn ý nghĩa của nó. Nếu người giáo dục hiểu rõ được sự quan trọng của điều này, và trong cuộc sống riêng của anh ấy nó đã được đặt vào một nơi đúng đắn, vậy thì anh ấy có thể giúp đỡ em học sinh bị thúc ép bởi phụ huynh và xã hội của em để biến nghề nghiệp thành một sự việc quan trọng nhất. Vì vậy tôi muốn trong lá thư đầu tiên nhấn mạnh vào điểm này và luôn luôn duy trì trong những ngôi trường này một cách sống vun quén con người tổng thể.
 
Vì hầu hết mục đích của nền giáo dục chúng ta là thâu lượm hiểu biết, nó đang làm cho chúng ta mỗi lúc một máy móc thêm; những cái trí của chúng ta đang vận hành trong những khe rãnh chật hẹp, dù rằng nó là hiểu biết thuộc khoa học, triết lý, tôn giáo, kinh doanh hay công nghệ mà chúng ta đang thâu lượm được. Những cách sống của cuộc đời chúng ta, cả ở trong nhà lẫn bên ngoài, và sự chuyên biệt của chúng ta trong một nghề nghiệp đặc biệt nào đó đang làm cho những cái trí của chúng ta mỗi lúc một chật hẹp, bị giới hạn và mất đi tánh tổng thể. Tất cả việc này dẫn đến một cách sống máy móc, một tiêu chuẩn hoá về tinh thần, và vì vậy dần dần những thể chế, ngay cả một thể chế dân chủ, ra lệnh cho chúng ta nên trở thành điều gì. Hầu hết con ngườisuy nghĩ tự nhiên ý thức được việc này nhưng rủi thay họ dường như chấp nhận nó và sống cùng nó.Vì vậy việc này đã trở thành một hiểm họa đối với tự do.
 
Tự do là một vấn đề rất phức tạp và muốn hiểu rõ sự phức tạp của nó, sự nở hoa của cái trí là rất cần thiết. Mỗi người tự nhiên sẽ đưa ra một định nghĩa khác biệt về sự nở hoa của con người tùy theo văn hóa của người ấy, tùy theo cái gì tạm gọi là nền giáo dục, những trải nghiệm, những mê tín về tôn giáo của người ấy – đó là, lệ thuộc vào tình trạng bị điều kiện của người ấy. Ở đây chúng ta không đang giải quyết những ý kiến hay những thành kiến, nhưng trái lại bằng hiểu rõ, không qua từ ngữ, những hàm ý và kết quả của sự nở hoa cái trí. Nở hoa này là sự bộc lộ và vun quén tổng thể những cái trí của chúng ta, những tâm hồn của chúng ta và sự lành mạnh thân thể của chúng ta. Đó là, sống trong hòa hợp hoàn toàn mà trong đó không có đối nghịch hay mâu thuẫn giữa chúng. Nở hoa cái trí chỉ có thể xảy ra khi có một trực nhận rõ ràng, khách quan, không riêng tư, không bị trói buộc bởi bất kỳ loại áp đặt nào vào nó. Đó không là suy nghĩ cái gì nhưng suy nghĩ như thế nào. Trong nhiều thế kỷ qua công việc truyền bávân vân, chúng ta đã được khuyến khích để suy nghĩ cái gì. Hầu hết những nền giáo dục hiện đại là việc đó và không là việc tìm hiểu toàn bộ chuyển động của tư tưởng. Nở hoa ám chỉ tự do; giống như bất kỳ cái cây nào đều cần tự do để tăng trưởng.
 
Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này trong mỗi lá thư bằng những phương cách khác nhau trong suốt những năm sắp tới đây: với sự đánh thức của tâm hồn, mà không là cảm tính, lãng mạn hay tưởng tượng, nhưng của tốt lành được sinh ra từ lòng trìu mến và tình yêu; và với sự điều hòa của thân thể, loại thức ăn đúng, vận động phù hợp mà sẽ tạo ra tính nhạy cảm sâu sắc. Khi ba sự việc này hòa hợp hoàn toàn – đó là, cái trí, tâm hồnthân thể, vậy thì nở hoa đến một cách tự nhiên, một cách dễ dàng và trong hoàn hảo. Đây là công việc của chúng ta như những người giáo dục, trách nhiệm của chúng ta, và dạy học là một nghề nghiệp cao quý nhất trong cuộc sống.

Ngày 15 tháng chín

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-9-1978

Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào, và cũng không là kết quả của phần thưởng. Nó không tự bộc lộ khi có bất kỳ loại bắt chước hay tuân theo nào, và tự nhiên nó không thể tồn tại khi có sợ hãi. Tốt lành tự thể hiện trong cư xửcư xử này được đặt nền tảng trên nhạy cảm. Tốt lành này được biểu lộ trong hành động. Toàn bộ chuyển động của tư tưởng không là tốt lành. Tư tưởng, mà rất phức tạp, phải được hiểu rõ, nhưng chính hiểu rõ về nó đánh thức tư tưởng vào giới hạn riêng của nó.
 
Tốt lành không có đối nghịch. Hầu hết chúng ta xem tốt lành như đối nghịch với xấu xa hay đồi bạivì vậy suốt lịch sử trong bất kỳ nền văn hóa nào tốt lành đã được coi như là bộ mặt ngược lại của hung bạo. Vì vậy con người luôn luôn đấu tranh chống lại xấu xa với mục đích được tốt lành; nhưng tốt lành không bao giờ có thể hiện hữu nếu có bất kỳ hình thức bạo lực hay đấu tranh nào.
 
Tốt lành tự thể hiện trong cư xử, hành động và trong liên hệ. Thông thường cư xử hàng ngày của chúng ta đều được đặt nền tảng trên hoặc tuân theo những khuôn mẫu nào đó – có tánh máy móc và vì vậy giả tạo – hoặc là tùy theo động cơ nào đã được suy nghĩ rất cẩn thận, được dựa vào phần thưởng hay trừng phạt. Vì vậy cư xử của chúng ta, có ý thức hay không ý thức, đều đã được tính toán. Đây không là cư xử đúng đắn. Khi người ta nhận ra việc này, không chỉ bằng trí năng hay bằng cách xếp đặt những từ ngữ vào chung, rồi từ sự phủ nhận hoàn toàn này có được cư xử đúng đắn.
 
Theo cơ bản tinh túy của cư xử đúng đắn là không có cái tôi, cái tôi lệ thuộc. Nó tự thể hiện trong lễ phép, trong ân cần với những người khác, nhường nhịn mà không mất đi tánh hòa đồng. Vì vậy cư xử trở nên quan trọng cực kỳ. Nó không là một vấn đề tầm thường để lướt qua hay một việc đùa giỡn của cái trí tinh ranh. Nó đến từ chiều sâu thân tâm của bạn và nó là thành phần trong sự hiện hữu hàng ngày của bạn.
 
Tốt lành tự thể hiện trong hành động. Chúng ta phải phân biệt giữa hành động và cách cư xử. Có thể cả hai đều cùng là một sự việc nhưng để cho rõ ràng chúng phải được tách rời ra và tìm hiểu. Hành động đúng cách là một trong những sự việc khó khăn nhất phải thực hiện. Nó rất phức tạp và phải được tìm hiểu rất cẩn thận, đầy kiên nhẫn và không bám vào bất kỳ kết luận vội vã nào. 
 
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta hành động là một chuyển động liên tục từ quá khứ, thỉnh thoảng được phá vỡ bởi một bộ mới mẻ của những kết luận; lại nữa những kết luận này trở thành quá khứ và người ta hành động theo nó. Người ta hành động theo những lý tưởng hay những ý tưởng đã được nhận thức trước, vì vậy người ta luôn luôn đang hành động hoặc từ hiểu biết được tích lũy, mà là quá khứ, hoặc từ một tương lai được lý tưởng hóa, một ý tưởng hoang tưởng nào đó.
 
Chúng ta chấp nhận những hành động này như bình thường. Phải vậy không? Chúng ta tìm hiểu nó sau khi nó đã xảy ra hay trước khi làm việc đó, nhưng sự tìm hiểu này được đặt nền tảng trên những kết luận có trước hay những phần thưởng hoặc trừng phạt trong tương lai. Nếu tôi làm việc này – tôi sẽ được việc kia, và vân vân. Vì vậy lúc này chúng ta đang tìm hiểu toàn bộ cái ý tưởng đã được chấp nhận của hành động.
 
Hành động xảy ra sau khi đã tích lũy hiểu biết hay trải nghiệm; hay chúng ta hành động và học hỏi từ hành động đó, dễ chịu hay khó chịu, và lại nữa việc học hỏi này trở thành sự tích lũy của hiểu biết. Vì vậy cả hai hành động này đều được đặt nền tảng trên hiểu biết; chúng không khác biệt gì cả. Hiểu biết luôn luôn là quá khứ và thế là những hành động của chúng ta luôn luôn là máy móc.
 
Liệu có một hành động không thuộc máy móc, không lặp lại, không theo thói quenvì vậy không có hối tiếc hay không? Hiểu rõ điều này rất quan trọng cho chúng ta vì nơi nào có tự do và nở hoa của tốt lành, hành động không bao giờ có thể máy móc được. Viết là máy móc, học một ngoại ngữ, lái một chiếc xe hơi là máy móc; thâu lượm bất kỳ loại hiểu biết kỹ thuật nào và hành động tùy theo loại đó là máy móc. Lại nữa trong hoạt động máy móc này có lẽ có một khoảng ngừng và trong khoảng ngừng đó một kết luận mới được hình thành mà lại nữa trở thành máy móc. Người ta phải kiên định ghi nhớ rằng tự docần thiết cho vẻ đẹp của tốt lành. Có một hành động không máy móc nhưng bạn phải khám phá nó. Bạn không thể được chỉ bảo về nó, bạn không thể được giảng giải về nó, bạn không thể học hỏi từ những ví dụ, bởi vì lúc đó nó trở thành bắt chước và tuân phục một khuôn mẫu. Vậy thì bạn đã mất tự do hoàn toàn và không còn tốt lành nữa.
 
Tôi nghĩ rằng điều đó đã đủ trong lá thư này, nhưng chúng ta sẽ tiếp tục trong lá thư kế tiếp với sự nở hoa của tốt lành trong liên hệ.
 
 

Ngày 01 tháng mười

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-10-1978

Chúng ta phải tiếp tục, nếu người ta được phép, với sự nở hoa của tốt lành trong tất cả những liên hệ của chúng ta, dù rằng nó thân mật hay giả tạo nhất, hay trong những vấn đề thông thường hàng ngày. Sự liên hệ với một người khác là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Hầu hết chúng ta không nghiêm túc trong những liên hệ của chúng ta, bởi vì chúng ta quan tâm đến chính mình trước và chỉ quan tâm đến người khác khi nó gây lợi lộc, gây hài lòng hay gây thỏa mãn về giác quan. Chúng ta sử dụng liên hệ từ xa, như nó đã là, và không phải như một điều gì đó mà chúng ta hoàn toàn liên quan.
 
Chúng ta không bao giờ bộc lộ bản thân mình cho một người khác, bởi vì chúng ta không ý thức được chính chúng ta trọn vẹn và điều gì chúng ta bộc lộ cho một người khác trong sự liên hệ thì hoặc để sở hữu, thống trị hoặc qui phục. Có người khác và tôi, hai thực thể tách rời đang duy trì một sự phân chia vĩnh viễn cho đến khi cái chết đến. Người khác đó quan tâm đến chính anh ấy hay chính cô ấy vì vậy sự phân chia này được duy trì suốt cuộc đời. Dĩ nhiên người ta thể hiện sự thông cảm, lòng thương yêu, sự khuyến khích thông thường, nhưng tiến trình phân chia này vẫn tiếp tục. Và từ việc này nảy sinh sự không phù hợp, sự khẳng định của những tính khí và những ham muốn, và thế là có sợ hãixoa dịu. Theo dục tình thì có thể đang đến với nhau nhưng sự liên hệ đặc biệt hầu như cố định này của cái bạn và cái tôi lại được duy trì, bằng những cãi cọ, những thương tổn, những ghen tuông và mọi đau khổ của nó. Tất cả việc này thông thường được hiểu là sự liên hệ tốt đẹp.
 
Bây giờ liệu tốt lành có thể nở hoa trong tất cả việc này được không? Vẫn vậy liên hệ là cuộc sống và nếu không có một loại liên hệ nào đó người ta không thể nào hiện hữu. Vị thầy tu, người ẩn dật, dù họ có thể rút lui khỏi thế giới này nhiều bao nhiêu chăng nữa, đang mang theo thế giới này cùng họ. Họ có lẽ khước từ; họ có lẽ đè nén nó; họ có lẽ hành hạ chính bản thân mình, nhưng họ vẫn còn ở trong một loại liên hệ nào đó với thế giới, bởi vì họ là kết quả của hàng ngàn năm truyền thống, mê tín và tất cả hiểu biếtcon người đã thâu lượm được qua hàng thiên niên kỷ. Vì vậy không có giải thoát khỏi tất cả việc này.
 
Có sự liên hệ giữa người giáo dục và em học sinh. Liệu rằng người giáo viên có duy trì, dù cố ý hay không cố ý, ý thức bề trên của anh ấy và vì thế luôn luôn đứng trên một bục giảng, làm cho em học sinh, người phải được dạy dỗ, cảm thấy thấp hèn hay không? Hiển nhiên trong việc này không có sự liên hệ. Từ việc này nảy sinh sợ hãi về phía em học sinh, cái ý thức của áp lựccăng thẳng, và vì vậy em học sinh thâu nhận, từ thời niên thiếu của em, cái chất lượng bề trên này; em bị bắt buộc cảm thấy nhỏ bé, và thế là suốt cuộc đời em học sinh hoặc trở thành một người hung hăng hoặc liên tục nhượng bộ và khúm núm.
 
Một trường học là một nơi của nhàn rỗi, nơi mà cả người giáo dục và người được giáo dục đều đang học hỏi. Đây là yếu tố trọng điểm của trường học: học hỏi. Qua từ ngữ nhàn rỗi chúng ta không có ý là có thời gian cho bản thân mình, mặc dù điều đó cũng rất cần thiết; nó cũng không có nghĩa là cầm một quyển sách và ngồi dưới một cái cây, hay trong phòng ngủ của bạn, đọc lơ là. Nó cũng không có nghĩa là một trạng thái bình thản của cái trí; nó chắc chắn cũng không có nghĩa là lười biếng hay sử dụng thời gian để mơ mộng. Nhàn rỗi có nghĩa là một cái trí liên tục không bị bận tâm bởi một điều gì đó, bởi một vấn đề, bởi một sự thích thú nào đó, bởi một thích thú nào đó. Nhàn rỗi ngụ ý một cái trí có thời gian vô tận để quan sát: quan sát điều gì đang xảy ra quanh người ta và điều gì đang xảy ra trong chính người ta; có nhàn rỗi để lắng nghe, để nhìn thấy rõ ràng. Nhàn rỗi ngụ ý tự do, thông thường được giải thích như làm một việc gì đó mà người ta mong muốn, là điều gì những con người đang làm hiện nay, gây ra nhiều bất ổn đau khổ và hoang mang. Nhàn rỗi ngụ ý một cái trí yên lặng, không động cơ và vì vậy không phương hướng. Đây là nhàn rỗi và chỉ trong trạng thái này cái trí mới có thể học hỏi, không chỉ môn khoa học, lịch sử, toán học mà còn học hỏi về chính bản thân mình; và người ta có thể học hỏi về chính bản thân người ta trong liên hệ.
 
Tất cả điều này có thể được dạy trong những ngôi trường của chúng ta không? Hay nó là một điều gì đó mà bạn đọc xong rồi hoặc thuộc lòng hoặc quên bẵng đi? Nhưng khi người dạy học và người được dạy quan tâm trong việc hiểu rõ thực sự sự quan trọng lạ thường của liên hệ vậy thì họ đang thiết lập trong ngôi trường một liên hệ đúng đắn giữa chính họ. Đây là một phần của giáo dục, quan trọng hơn chỉ dạy những môn học văn hóa.
 
Liên hệ đòi hỏi nhiều thông minh. Nó không thể mua trong một quyển sách hay dạy dỗ được. Nó không là kết quả được tích lũy của những trải nghiệm lớn lao. Hiểu biết không là thông minh. Thông minh có thể sử dụng hiểu biết. Hiểu biết có thể là khôn ngoan, nổi bậtthực dụng nhưng đó không là thông minh. Thông minh đến một cách tự nhiên và dễ dàng khi toàn bộ cấu trúc và bản chất của sự liên hệ được nhìn thấy. Đó là lý do tại sao có nhàn rỗi là rất quan trọng để cho người đàn ông hay người phụ nữ, người giáo viên hay em học sinh có thể yên lặng và nghiêm túc nói chuyện về sự liên hệ của họ mà trong đó những phản ứng, những cảm xúc, những rào chắn thực sự của họ được nhìn thấy, không phải được tưởng tượng, hay xuyên tạc ý nghĩa với mục đích làm hài lòng lẫn nhau hay trấn áp với mục đích xoa dịu người khác.
 
Chắc chắn đây là chức năng của một ngôi trường: giúp đỡ em học sinh đánh thức sự thông minh của em và học hỏi sự quan trọng lớn lao của liên hệ đúng cách.
 
 
 

Ngày 15 tháng mười

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-10-1978

Dường như hầu hết mọi người dành rất nhiều thời gian cho việc thảo luận sự rõ ràng thuần túy thuộc từ ngữ và có lẽ họ không hiểu rõ được chiều sâu và nội dung vượt khỏi từ ngữ. Trong khi cố gắng tìm hiểu sự rõ ràng thuộc từ ngữ họ đã biến những cái trí của họ thành máy móc, cuộc sống của họ thành hời hợt và rất thường xuyên thành mâu thuẫn. Trong những lá thư này chúng ta không quan tâm đến sự hiểu rõ thuộc từ ngữ nhưng quan tâm đến những sự kiện hàng ngày của cuộc sống chúng ta. Đây là yếu tố trọng điểm của tất cả những lá thư này: không phải sự giải thích thuộc từ ngữ về sự kiện nhưng chính sự kiện. Khi chúng ta quan tâm đến sự rõ ràng thuộc từ ngữvì vậy sự rõ ràng của những ý tưởng, cuộc sống hàng ngày của chúng ta là thuộc khái niệm mà không là thực tế. Tất cả những lý thuyết, tất cả những nguyên tắc, tất cả những lý tưởng đều thuộc khái niệm. Những khái niệm có thể không trung thực, giả dốiảo tưởng. Người ta có thể có vô vàn khái niệm hay lý tưởng nhưng chúng không có liên hệ gì đến những chuyện đang xảy ra hàng ngày của cuộc sống chúng ta. Con người được nuôi dưỡng bởi những lý tưởng; những lý tưởng càng kỳ lạ bao nhiêu, chúng càng được kính trọng bấy nhiêu; nhưng lại nữa hiểu rõ những hoạt động hàng ngày còn quan trọng hơn những lý tưởng nhiều lắm. Nếu cái trí của người ta bị nhồi nhét đầy những khái niệm, những lý tưởng, và vân vân, sự kiện, việc đang xảy ra thực tế không bao giờ có thể được đối diện. Khái niệm trở thành một vật ngăn cản. Khi tất cả những điều này được hiểu rõ – không phải một hiểu biết thuộc khái niệm hay thuộc trí năng – sự quan trọng lớn lao của đối diện với một sự kiện, thực tại, việc ngay lúc này, trở thành yếu tố trọng điểm của nền giáo dục chúng ta.
 
Chính trị là một loại bệnh tật toàn cầu được dựa vào những khái niệm và tôn giáochủ nghĩa cảm xúc, lãng mạn, tưởng tượng. Khi bạn quan sát việc gì đang thực sự xảy ra, tất cả việc này là một hiển thị của suy nghĩ thuộc khái niệm và một lẩn tránh đau khổ, hoang mang và rối loạn hàng ngày của cuộc sống chúng ta.

Tốt lành không thể nở hoa trong vùng đất của sợ hãi. Trong vùng đất này có nhiều loại sợ hãi. Sợ hãi ngay lập tức và những sợ hãi của nhiều ngày mai. Sợ hãi không là một khái niệm, nhưng sự giải thích về sợ hãi lại thuộc khái niệm và những giải thích này thay đổi từ một học giả này đến một học giả khác hay từ một người trí thức này đến một người trí thức khác. Sự giải thích không quan trọng nhưng điều quan trọng là đang đối mặt với sự kiện của sợ hãi.

Trong tất cả những ngôi trường của chúng ta người giáo dục và những người chịu trách nhiệm với các em học sinh, dù rằng ở trong lớp học, ở nơi chơi đùa hay trong phòng của các em, có trách nhiệm hiểu rõ rằng sợ hãi dưới bất kỳ hình thức nào đều không được phát sinh. Người giáo dục không được khuấy động sự sợ hãi trong em học sinh. Đây không là một khái niệm bởi vì chính người giáo dục hiểu rõ, không chỉ bằng từ ngữ, rằng sợ hãi trong bất kỳ hình thức nào làm què quặt cái trí, hủy diệt tánh nhạy cảm, co rúm những giác quan. Sợ hãigánh nặng nặng nề mà con người đã luôn mang theo. Từ sợ hãi này sinh ra vô số những hình thức khác nhau của mê tín – thuộc tôn giáo, thuộc khoa học và tưởng tượng. Người ta sống trong một thế giới giả tạo, và bản chất của thế giới thuộc khái niệm này được sinh ra từ sợ hãi. Từ trước chúng ta đã nói rằng con người không thể sống mà không có liên hệ, và liên hệ này không chỉ trong cuộc sống riêng tư của anh ấy mà còn, nếu anh ấy là một người giáo dục, anh ấy có sự liên hệ trực tiếp với em học sinh. Nếu có bất kỳ sợ hãi nào trong những liên hệ này, vậy thì người giáo viên không thể giúp đỡ em học sinh được tự do khỏi nó. Em học sinh đến đây từ một nền tảng của sợ hãi, của uy quyền, của mọi loại những ấn tượng và những áp lực tưởng tượng và thực tế. Người giáo dục cũng có những áp lực, những sợ hãi riêng của anh ấy. Anh ấy sẽ không thể tạo ra được sự hiểu rõ về bản chất của sợ hãi nếu chính anh ấy không lột bỏ được gốc rễ những sợ hãi riêng của anh ấy. Không có nghĩa rằng trước hết chính anh ấy phải được tự do khỏi tất cả những sợ hãi riêng của anh ấy với mục đích giúp đỡ em học sinh được tự do, nhưng trái lại trong liên hệ hàng ngày của họ, trong đối thoại, trong lớp học, người giáo viên phải xác định rõ rằng chính anh ấy cũng sợ hãi, giống hệt như em học sinh, và vì vậy cùng nhau họ có thể tìm hiểu toàn thể bản chất và cấu trúc của sợ hãi. Cần phải được vạch rõ rằng đây không phải là một lời thú tội về phía người giáo viên. Anh ấy chỉ đang phát biểu một sự thật mà không có bất kỳ nhấn mạnh thuộc cá thể hay cảm xúc. Nó giống như đang có một cuộc nói chuyện giữa những người bạn tốt. Việc này đòi hỏi một thành thật và khiêm tốn nào đó. Khiêm tốn không là qui phục. Khiêm tốn không là ý thức của bị khuất phục; khiêm tốn cũng không là ngạo mạn hay kiêu hãnh. Vì vậy người giáo viên có một trách nhiệm lớn lao, bởi vì nó là nghề nghiệp cao quí nhất trong tất cả mọi nghề nghiệp. Anh ấy có bổn phận tạo ra một thế hệ mới trong thế giới, mà lại nữa là một sự kiện không phải một khái niệm. Bạn có thể thực hiện một khái niệm của một sự kiện, và vì vậy sẽ lạc lõng trong những khái niệm, nhưng cái sự kiện, cái thực tại luôn luôn tồn tại. Đối diện với cái thực tại, điều ngay lúc này, và sự sợ hãi, là chức năng quan trọng nhất của người giáo dục – không phải chỉ tạo ra sự xuất sắc về học vấn – nhưng điều gì mà còn quan trọng hơn nhiều, đó là tự do thuộc tâm lý của cả em học sinh lẫn người giáo viên. Khi bản chất của tự do được hiểu rõ, vậy thì bạn loại bỏ được tất cả mọi ganh đua, trên sân chơi, trong lớp học. Liệu có thể loại bỏ hoàn toàn sự đánh giá so sánh tương đối, về học vấn lẫn đạo đức hay không? Liệu có thể giúp đỡ em học sinh không phải suy nghĩ một cách ganh đua trong lãnh vực học vấn và tuy nhiên lại có được sự xuất sắc trong việc học hành của em, những hoạt động của em và cuộc sống hàng ngày của em hay không? Làm ơn hãy luôn nhớ rằng chúng ta quan tâm đến sự nở hoa của tốt lành mà không thể nở hoa nơi nào có bất kỳ ganh đua. Ganh đua tồn tại chỉ khi nào có so sánh, và so sánh không tạo được sự hoàn hảo. Theo căn bản những ngôi trường này tồn tại để giúp đỡ cả em học sinh lẫn người giáo viên được nở hoa trong tốt lành. Việc này đòi hỏi sự hoàn hảo trong cách cư xử, trong hành động và trong liên hệ. Đây là mục đích của chúng ta và là lý do tại sao những ngôi trường này đã hiện hữu; không phải sản xuất những con người nghề nghiệp thuần túy mà là tạo ra sự hoàn hảo của tinh thần.

Trong lá thư kế tiếp, chúng ta sẽ tiếp tục với bản chất của sợ hãi; không phải từ ngữ sợ hãi nhưng sự việc xảy ra thực sự của sợ hãi.
 
 
 

Ngày 01 tháng mười một

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-11-1978

Hiểu biết sẽ không dẫn đến thông minh. Chúng ta tích lũy nhiều hiểu biết về quá nhiều sự việc nhưng hành động một cách thông minh về điều gì người ta đã học hỏi dường như không thể được. Những trường trung học, những trường cao đẳng, những trường đại học vun quén sự hiểu biết về cách cư xử của chúng ta, về vũ trụ, về khoa học và mọi hình thức của thông tin công nghệ. Những trung tâm giáo dục này hiếm khi nào giúp đỡ được một con người sống một cuộc sống hoàn hảo hàng ngày. Những học giả nói rằng con người có thể tiến hóa chỉ qua sự tích lũy khủng khiếp của thông tin và hiểu biết. Con người đã sống qua hàng ngàn và hàng ngàn những cuộc chiến tranh; anh ấy đã tích lũy nhiều hiểu biết về phương pháp giết người, tuy nhiên chính hiểu biết đó đã ngăn cản anh ấy không chấm dứt được tất cả những cuộc chiến tranh. Chúng ta chấp nhận chiến tranh như một phương cách của cuộc sống và tất cả những tàn nhẫn, bạo lực và giết chóc như là con đường bình thường của cuộc sống chúng ta. Chúng ta biết rằng chúng ta không nên giết người khác. Hiểu biết này hoàn toàn không liên quan đến sự kiện giết chóc. Hiểu biết không ngăn cản giết chóc thú vật và quả đất. Hiểu biết không thể vận hành qua thông minh nhưng thông minh có thể vận hành cùng hiểu biết. Biết là không biết và hiểu rõ sự thật rằng hiểu biết không bao giờ có thể giải quyết được những vấn đề của con người chúng tathông minh.
 
Giáo dục trong những ngôi trường của chúng ta không chỉ là sự thâu lượm hiểu biết nhưng là điều gì đó còn quan trọng hơn nhiều – đánh thức thông minh mà sau đó vận dụng và sử dụng hiểu biết. Không bao giờ có hướng đi ngược lại. Đánh thức thông minhquan tâm của chúng ta trong tất cả những ngôi trường này và tiếp theo một vấn đề không tránh khỏi sẽ nảy sinh là: làm thế nào thông minh này có thể được đánh thức? Hệ thống nào, phương pháp nào và luyện tập nào? Chính câu hỏi này ám chỉ rằng người ta vẫn còn đang vận hành trong lãnh vực của hiểu biết. Nhận ra rằng đó là một câu hỏi sai lầm là bắt đầu đánh thức thông minh
Luyện tập, phương pháp, hệ thống trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta dẫn đến một vấn đề của lề thói, một hành động lặp đi lặp lại và vì thế một cái trí máy móc. Chuyển động liên tục của hiểu biết, dù rằng chuyên dụng như thế nào chăng nữa, khép cái trí vào một cái rãnh, vào một lối sống chật hẹp. Học hỏi để quan sát, và hiểu rõ toàn bộ cấu trúc của hiểu biết này là bắt đầu đánh thức thông minh.
 
Những cái trí của chúng ta sống trong truyền thống. Chính cái nghĩa lý của từ ngữ đó – “truyền lại” khước từ thông minh. Thật dễ dàng và thoải mái khi tuân theo một truyền thống, dù rằng nó là truyền thống chính trị, tôn giáo hay tự sáng chế. Rồi thì người ta không phải suy nghĩ về nó, người ta không phải tìm hiểu về nó; thành phần của truyền thốngchấp nhậnvâng lời. Nền văn hóa càng cổ xưa bao nhiêu, cái trí càng bị trói buộc vào quá khứ, càng sống trong quá khứ nhiều bấy nhiêu. Rõ ràng là, sự phá vỡ một truyền thống sẽ được theo sau bởi sự áp đặt của một truyền thống khác. Một cái trí có nhiều thế kỷ của truyền thống đặc biệt nào ở đằng sau nó chối từ buông bỏ cái cổ xưa đi và chỉ chấp nhận khi nào có một truyền thống khác gây thoả mãn và an toàn bằng cái cổ xưa. Truyền thống trong tất cả những hình thức khác nhau của nó, từ những truyền thống tôn giáo đến những truyền thống văn hoá, phải khước từ thông minh. Thông minh là vô hạn. Hiểu biết, dù rộng lớn chừng nào chăng nữa, bị giới hạn giống như truyền thống. Trong những ngôi trường của chúng ta phương pháp máy móc đang hình thành thói quen của cái trí phải được quan sát và trong quan sát này sự nhạy bén của thông minh được sinh ra.
 
Đó là một phần truyền thống của con người để chấp nhận sợ hãi. Chúng ta sống bằng sợ hãi, cả thế hệ già lẫn thế hệ trẻ. Hầu hết mọi người đều không ý thức rằng họ sống trong sợ hãi. Chỉ trong một hình thức không gay gắt lắm của một cơn khủng hoảng hay một biến cố đảo lộn nào đó thì người ta mới trở nên ý thức được sợ hãi luôn tồn tại này. Nó ở đó. Một số người ý thức được nó, những người khác e dè lẩn tránh nó. Truyền thống nói rằng kiểm soát sợ hãi, chạy trốn nó, trấn áp nó, phân tích nó, tác động nó, hay chấp nhận nó. Chúng ta đã sống trong nhiều thiên niên kỷ cùng sợ hãi và bằng một cách nào đó chúng ta đã xoay xở để sống hòa hợp cùng nó. Đây là bản chất của truyền thống, hành động theo nó hay chạy trốn nó; hay chấp nhận nó một cách cảm tính và hướng về một tác nhân bên ngoài nào đó để nhờ giải quyết. Những tôn giáo phát triển từ sợ hãi này, và sự thôi thúc cưỡng bách để có quyền hành của những chính trị gia có nguồn gốc từ sợ hãi này. Bất kỳ hình thức nào để thống trị người khác là bản chất của sợ hãi. Khi một người đàn ông hay một người phụ nữ chiếm hữu một người khác đều có sợ hãi tại cơ bản và sợ hãi này hủy hoại mọi hình thức của liên hệ.

Chính chức năng của người giáo dục là giúp đỡ em học sinh đối mặt sợ hãi này, dù rằng nó là sợ hãi về cha mẹ, về người giáo viên, hay về cậu con trai lớn tuổi hơn, hay nó là sợ hãi phải sống một mìnhsợ hãi về thiên nhiên. Đây là vấn đề trọng điểm trong việc hiểu rõ bản chất và cấu trúc của sợ hãi, hãy đối mặt nó. Đối mặt nó không phải qua bức màn của những từ ngữ nhưng quan sát chính sự kiện đang xảy ra của sợ hãi mà không có bất kỳ chuyển động nào chạy trốn nó. Chuyển động chạy trốn sự kiện là làm rối tung sự kiện. Truyền thống của chúng ta, giáo dục của chúng ta, đều khuyến khích sự kiểm soát, sự chấp nhận, sự khước từ hay sự giải thích rất khôn ngoan. Là người giáo viên, liệu bạn có thể giúp các em học sinh và chính bản thân bạn đối mặt mỗi vấn đề khi nó phát sinh trong cuộc sống hay không? Trong học hỏi, không có người dạy học lẫn người được dạy; chỉ có học hỏi. Muốn học hỏi toàn chuyển động của sợ hãi người ta phải đến với nó bằng sự tò mò mà có sinh lực riêng của nó. Giống như một em bé rất tò mò, trong tò mò đó có sự mãnh liệt. Chính con đường của truyền thốngchinh phục điều gì chúng ta không hiểu được, để dẹp tan nó, đè nén nó; hay tôn thờ nó. Truyền thốnghiểu biếtkết thúc hiểu biết sinh ra thông minh.
 
Bây giờ, nhận ra rằng không có người dạy lẫn người được dạy nhưng chỉ có trạng thái học hỏi của cả người lớn và em học sinh, liệu rằng người ta có thể qua trực nhận trực tiếp điều gì đang xảy ra, học hỏi được sợ hãi này và tất cả những vấn đề quanh nó hay không? Bạn chỉ có thể nếu bạn có ý định cho phép sợ hãi kể câu chuyện cổ xưa của nó. Hãy lắng nghe nó đầy chú ý mà không có một ngăn cản, vì nó đang kể cho bạn lịch sử của sợ hãi riêng của bạn. Khi bạn lắng nghe như thế bạn sẽ phát giác rằng sợ hãi này không tách rời khỏi bạn. Bạn là chính sợ hãi đó, chính cái phản ứng đó với một từ ngữ gắn kết vào nó. Từ ngữ không quan trọng lắm. Từ ngữhiểu biết, truyền thống; nhưng thực tại, điều ngay lúc này đang xảy ra, là một điều gì đó hoàn toàn mới mẻ. Nó là sự khám phá trạng thái mới mẻ về sợ hãi riêng của bạn. Đối mặt sự kiện sợ hãi, mà không còn bất kỳ chuyển động nào của tư tưởng, là kết thúc sợ hãi. Không phải bất kỳ sợ hãi đặc biệt nào nhưng chính cội gốc của sợ hãi bị tiêu diệt trong quan sát này. Không có người quan sát, chỉ có quan sát.
 
Sợ hãi là một công việc rất phức tạp, cũng cổ xưa như những quả đồi, cũng cổ xưa như nhân loại và nó có một câu chuyện rất lạ thường để kể cho bạn nghe. Nhưng bạn phải biết được nghệ thuật lắng nghe nó và có vẻ đẹp tuyệt vời trong lắng nghe đó. Chỉ có đang lắng nghe và câu chuyện không còn tồn tại nữa.
 
 
 

Ngày 15 tháng mười một

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-11-1978

Từ ngữ trách nhiệm nên được hiểu trong tất cả ý nghĩa của nó, nó có nguồn gốc từ to respond, đáp lại, đáp lại không phải từng phần nhưng tổng thể. Từ ngữ đó cũng ngụ ý hướng về lại: đáp lại đến cái nền tảng quá khứ của bạn, mà là hướng về lại tình trạng bị quy định của bạn. Như nó thông thường được hiểu, trách nhiệm là hành động của những quy định con người. Nền văn hóa của người ta, xã hội mà trong đó người ta sống, tự nhiên quy định cái trí, dù rằng nền văn hóa đó là bản xứ hay ngoại lai. Từ nền tảng quá khứ này người ta đáp lại và sự đáp lại này giới hạn trách nhiệm của chúng ta. Nếu một người được sinh ra ở Ấn độ, Châu âu, nước Mỹ hay bất kỳ nơi nào, sự đáp lại của người ta sẽ lệ thuộc vào sự mê tín tôn giáo – tất cả những tôn giáo là những cơ cấu mê tín – hay chủ nghĩa quốc gia, hay những lý thuyết khoa học. Những sự việc này quy định sự đáp lại của người ta và chúng luôn luôn bị giới hạn, hạn chế. Và vì thế luôn luôn có mâu thuẫn, xung đột và phát sinh rối loạn. Điều này không tránh khỏi và nó tạo ra sự phân chia giữa những con người. Phân chia trong bất kỳ hình thức nào phải mang lại không chỉ xung đột và bạo lực mà cuối cùng là chiến tranh.
 
Nếu người ta hiểu rõ được nghĩa lý thực sự của từ ngữ trách nhiệm và điều gì xảy ra trong thế giới ngày nay, người ta thấy rằng trách nhiệm đã trở thànhtrách nhiệm. Trong hiểu rõ điều gì là vô trách nhiệm chúng ta sẽ bắt đầu nắm bắt được điều gì là trách nhiệm. Trách nhiệm dành cho tổng thể, như từ ngữ ngụ ý, không phải cho chính bản thân một người nào, không phải cho gia đình của một người nào, không phải cho những khái niệm hay những niềm tin nào đó, nhưng cho toàn thể nhân loại.
 
Những nền văn hóa khác nhau của chúng ta đã nhấn mạnh vào sự phân chia, được gọi là chủ nghĩa cá thể, mà kết quả là mỗi người đang làm điều gì anh ấy muốn hay đang gắn kết vào tài năng đặc biệt nhỏ xíu của anh ấy, dù rằng tài năng đó có lẽ gây ích lợi và hữu dụng cho xã hội bao nhiêu. Điều này không có nghĩa những người độc tài muốn người ta tin tưởng bất kỳ điều gì, ngoại trừ rằng chỉ có chính thể độc tài đó và những người có chức quyền mà đại diện cho chính thể là quan trọng, không phải những con người. Chính thể là một khái niệm, nhưng một con người dù anh ấy sống trong chính thể đó, không là một khái niệm. Sợ hãi là một thực tại không là một khái niệm.
 
Một con người theo tâm lýtoàn thể nhân loại. Anh ấy không chỉ đại diện cho nó nhưng anh ấy còn là toàn thể chủng loại loài người. Anh ấy nhất thiết phải là toàn bộ cái tinh thần của nhân loại. Trên thực tế này những nền văn hóa khác nhau đã áp đặt ảo tưởng rằng mỗi con người đều khác biệt. Trong ảo tưởng này nhân loại đã bị trói buộc nhiều thế kỷ và ảo tưởng này đã trở thành một thực tế. Nếu người ta quan sát cẩn thận toàn bộ cấu trúc tâm lý của chính người ta, người ta sẽ phát giác rằng khi người ta trải qua đau khổ, vậy là tất cả nhân loại đều trải qua đau khổ trong những mức độ khác nhau. Nếu bạn cô độc, toàn thể nhân loại biết sự cô độc này. Nỗi thống khổ, ganh tị, đố kỵsợ hãi đều được biết đến bởi tất cả mọi người. Vì vậy theo tâm lý, ở phía bên trong, người ta giống như một con người khác. Có lẽ có những khác biệt về thân thể, về sinh lý. Một người thì cao, hay lùn và vân vân nhưng theo căn bản một người là đại diện cho tất cả nhân loại. Vì thế theo tâm lý bạn là thế giới; bạn chịu trách nhiệm cho toàn thể nhân loại, không phải cho chính bạn như một con người tách rời, mà là một ảo tưởng thuộc tâm lý. Vì là đại diện của toàn thể chủng tộc loài người, đáp lại của bạn là tổng thể chứ không phải từng phần. Vì vậy trách nhiệm có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Người ta phải học hỏi nghệ thuật của trách nhiệm này. Nếu người ta hiểu rõ được đầy đủ ý nghĩa rằng theo tâm lý người ta là thế giới, vậy thì trách nhiệm trở thành một tình yêu ngập tràn. Rồi thì người ta sẽ chăm sóc cho một em bé, không phải ở cái tuổi non trẻ, nhưng nhìn thấy rằng em bé hiểu rõ đầy đủ ý nghĩa của trách nhiệm đó suốt cuộc đời của em. Nghệ thuật này gồm có cách cư xử, những phương cách suy nghĩ của người ta và sự quan trọng của hành động đúng đắn. Trong những ngôi trường của chúng ta, trách nhiệm đối với quả đất, đối với thiên nhiên và đối với mỗi người khác là thành phần của nền giáo dục của chúng ta chứ không chỉ đặt sự nhấn mạnh vào những môn học về văn hóa mặc dù chúng cũng cần thiết.
 
Vậy thì chúng ta có thể hỏi người giáo viên đang dạy điều gì và học sinh đang thâu nhận điều gì, và rộng rãi hơn – học hỏi là gì? Chức năng của người giáo viên là gì? Bộ nó chỉ là dạy đại số, và vật lý hay chức năng của nó là đánh thức trong em học sinh – và vì vậy trong chính người giáo viên – cái ý thức to tát của trách nhiệm này? Liệu rằng hai sự việc này có thể hòa hợp cùng nhau hay không? Đó là, những môn học văn hóa mà sẽ trợ giúp trong một nghề nghiệp và trách nhiệm cho toàn thể nhân loại và cuộc sống này. Hay chúng phải được giữ tách rời nhau? Nếu chúng tách rời, vậy thì sẽ có mâu thuẫn trong cuộc sống của em học sinh; em trở thành một người đạo đức giả và có ý thức hay không có ý thức vận dụng cuộc sống của em trong hai cái ngăn được phân định rõ ràng. Nhân loại sống trong sự phân chia này. Ở nhà anh ấy sống một cách và trong nhà máy hay trong văn phòng anh ấy khoác một bộ mặt khác hẳn. Chúng ta đã hỏi rằng liệu hai cái chuyển động này có thể di chuyển cùng nhau hay không? Việc này có thể được hay không? Khi một câu hỏi của loại này được đặt ra người ta phải tìm hiểu những hàm ý của câu hỏi chứ không phải liệu rằng có thể được hay liệu rằng không thể được. Vì vậy điều tối thiết là làm thế nào bạn tiếp cận câu hỏi này. Nếu bạn tiếp cận nó từ nền tảng quá khứ bị giới hạn của bạn – và tất cả tình trạng bị quy định đều bị giới hạn, vậy thì nó sẽ là một hiểu rõ từng phần của những hàm ý trong vấn đề này. Bạn phải đến với câu hỏi này mới mẻ lại. Lúc đó bạn sẽ phát giác được sự vô ích của chính câu hỏi bởi vì, khi bạn tiếp cận nó mới mẻ lại, bạn sẽ nhận ra rằng hai sự việc này gặp gỡ được giống như hai con suối tạo thành một con sông chảy cuồn cuộn mà là cuộc sống của bạn, cuộc sống hàng ngày của bạn của trách nhiệm tổng thể.
 
Đây có là điều gì mà các bạn đang dạy dỗ, đang nhận ra rằng người giáo dục có nghề nghiệp vĩ đại nhất trong tất cả các nghề nghiệp hay không? Đây không chỉ là những từ ngữ nhưng là một sự thật tồn tại mãi mãi không thể bỏ qua được. Nếu bạn không cảm thấy sự thật của việc này vậy thì bạn thực sự nên có một nghề nghiệp khác. Rồi bạn sẽ sống trong những ảo tưởngcon người đã tạo ra cho chính nó.
 
Vì vậy chúng ta có thể hỏi lại: bạn đang dạy điều gì và người học sinh đang thâu nhận điều gì? Có phải bạn đang tạo ra bầu không khí kỳ diệu mà trong đó học hỏi thực sự đang xảy ra? Nếu bạn đã hiểu rõ sự tuyệt vời của trách nhiệm và vẻ đẹp của nó, vậy thì bạn có trách nhiệm tổng thể với em học sinh – em mặc cái gì, em ăn uống ra sao, em nói chuyện như thế nào và vân vân.
 
Từ câu hỏi này sẽ nẩy ra một câu hỏi khác, học hỏi là gì? Có thể hầu hết chúng ta thậm chí không bao giờ đặt câu hỏi đó, hay nếu chúng ta đã đặt ra, câu trả lời của chúng ta luôn luôn xuất phát từ truyền thống, mà là sự hiểu biết được tích lũy, hiểu biếtvận hành có kỹ năng hay không có kỹ năng để kiếm sống hàng ngày của chúng ta. Đây là điều gì mà người ta đã được dạy dỗ, vì tất cả những trường trung học, trường cao đẳng, trường đại học vân vân đều tồn tại do việc này. Hiểu biết giữ nhiệm vụ chính yếu trong sự điều phối cuộc sống hàng ngày, mà là một trong những quy định quan trọng nhất của chúng ta, và vì thế bộ não không bao giờ được tự do khỏi cái đã được biết. Nó luôn luôn đang thêm vào cái gì đã được biết sẵn rồi, và thế là bộ não bị đặt trong một cái áo của cái đã được biết và không bao giờ được tự do để khám phá một phương cách sống mà có lẽ không đặt nền tảng vào cái đã được biết. Cái đã được biết tạo ra một khe rãnh chật hẹp hoặc rộng rãi và người ta ở trong khe rãnh đó bởi vì nghĩ rằng có một an toàn trong nó. An toàn đó bị hủy diệt bởi vì cái đã được biết rất giới hạn. Đây đã là cách sống của con người từ trước đến nay.
 
Vì vậy liệu rằng có một cách học hỏi mà không biến cuộc sống thành một thói quen đều đều, một cái khe rãnh chật hẹp hay không? Vậy thì học hỏi là gì? Người ta phải rất rõ ràng về những phương cách của hiểu biết: đầu tiên thâu lượm hiểu biếttiếp theo hành động từ hiểu biết đó – thuộc công nghệ và thuộc tâm lý, hay hành động, và từ hành động đó thâu lượm được hiểu biết? Cả hai đều là những thâu lượm của hiểu biết. Hiểu biết luôn luôn là quá khứ. Có một cách hành động mà không có cái trọng tải nặng nề của hiểu biết được tích lũy của con người hay khộng? Thưa rằng có. Nó không là học hỏi như chúng ta đã biết về nó; nó là sự quan sát thuần khiếtquan sát mà không có sự tiếp tục và sau đó trở thành ký ức, nhưng quan sát từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Người quan sátbản thể của hiểu biết và anh ấy áp đặt vào cái gì anh ấy quan sát những việc mà anh ấy đã thâu lượm được qua trải nghiệm và vô số hình thức khác nhau của phản ứng thuộc giác quan. Người quan sát luôn luôn gây ảnh hưởng cái cái gì anh ấy quan sát, và cái gì anh ấy quan sát luôn luôn giảm thiểu đến giới hạn hiểu biết. Vì vậy anh ấy luôn luôn bị trói buộc trong những truyền thống cũ kỹ của hình thành thói quen. Vì vậy học hỏiquan sát thuần khiết – không chỉ về những sự vật ở bên ngoài bạn mà còn về những điều đang xảy ra phía bên trong; quan sát mà không còn người quan sát.
 
 
 

Ngày 01 tháng mười hai

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-12-1978

Nguyên chuyển động của cuộc sống là học hỏi. Không bao giờ có một thời gian trong đó không có học hỏi. Mỗi hành động là một chuyển động của học hỏi và mỗi liên hệhọc hỏi. Sự tích lũy hiểu biết, mà được gọi là học hỏi và với sự tích lũy đó chúng ta đã quá quen thuộc, chỉ cần thiết đến một mức độ có giới hạn, nhưng giới hạn đó ngăn cản chúng ta không hiểu rõ chính bản thân chúng ta. Hiểu biết đo lường được, nhiều hơn hay ít hơn, nhưng trong học hỏi không có đo lường. Điều này thực sự rất quan trọng để chúng ta hiểu rõ, đặc biệt nếu bạn muốn nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa của một cuộc sống tôn giáo. Hiểu biết là ký ức và nếu bạn đã quan sát cái thực tế, điều ngay lúc này, không là ký ức. Trong quan sát ký ức không còn nơi chỗ. Cái thực tế là cái gì đang thực sự xảy ra. Một giây sau là đo lường được và đây là cái cách của ký ức.
 
Quan sát chuyển động của một con côn trùng cần sự chú ý – đó là nếu bạn thích quan sát con côn trùng hay bất kỳ việc gì gây thích thú cho bạn. Lại nữa quan sát này không thể đo lường được. Trách nhiệm của người giáo dụchiểu rõ toàn cấu trúc và bản chất của ký ức, quan sát sự giới hạn này và giúp đỡ em học sinh hiểu được việc này. Chúng ta học hỏi từ những quyển sách hay từ một người giáo viên có nhiều thông tin về một môn học và bộ não của chúng ta bị nhét đầy những thông tin này. Thông tin này nói về những sự vật, về thiên nhiên, về mọi thứ bên ngoài của chúng ta, và khi chúng ta muốn học hỏi về chính bản thân mình chúng ta dựa dẫm vào những quyển sách giải thích về bản thân chúng ta. Vì vậy qui trình này tiếp tục vô tậndần dần chúng ta trở thành những con người phó bản. Đây là một sự kiện có thể quan sát được khắp thế giới và đây là nền giáo dục hiện đại của chúng ta.
 
Hành động của học hỏi, như chúng ta đã giải thích, là hành động quan sát thuần khiếtquan sát này không bị trói buộc trong giới hạn của ký ức. Chúng ta học để kiếm sống nhưng chúng ta không bao giờ sống. Sự vận dụng để kiếm sống đã nuốt trọn cuộc đời của chúng ta; chúng ta hầu như không còn bất kỳ thời gian nào cho những việc khác. Chúng ta tìm ra thời gian nói chuyện nhảm, giải trí, chơi đùa, nhưng tất cả việc này không là đang sống. Còn có nguyên một lãnh vực mà là đang sống thực sự, hầu như bị bỏ quên hoàn toàn.
 
Muốn học hỏi nghệ thuật sống người ta phải có nhàn rỗi. Từ ngữ nhàn rỗi hầu như đã được hiểu quá sai rồi, như chúng ta đã nói trong lá thư thứ ba của chúng ta. Thông thường nó có nghĩa là không bị bận rộn bởi những thứ mà chúng ta phải làm như kiếm sống, đi đến văn phòng, nhà máy và vân vân, và chỉ khi nào những việc đó chấm dứt thì mới có nhàn rỗi. Trong suốt thời gian tạm gọi là nhàn rỗi đó, bạn muốn được vui đùa, bạn muốn được thư giãn, bạn muốn làm những việc mà bạn thực sự thích thú hay đòi hỏi khả năng cao nhất của bạn. Việc kiếm sống của bạn, dù bạn làm việc gì chăng nữa, đối nghịch cái thời gian tạm gọi là nhàn rỗi. Vì vậy luôn luôn có sự căng thẳng, một áp lực và sự tẩu thoát khỏi áp lực đó, và nhàn rỗi là khi bạn không còn căng thẳng. Trong suốt thời gian nhàn rỗi đó bạn nhặt lên một tờ báo, dở một quyển tiểu thuyết, nói chuyện nhảm nhí, chơi đùa và vân vân. Đây là sự kiện thực sự. Đây là điều gì đang xảy ra ở khắp mọi nơi. Kiếm sống là khước từ đang sống.
 
Thế là chúng ta đến được câu hỏi – nhàn rỗi là gì? Nhàn rỗi, như người ta hiểu nó, là một thời gian giải lao tách khỏi những áp lực của kiếm sống. Áp lực của kiếm sống hay bất kỳ áp lực nào áp đặt vào chúng ta thông thường được hiểu là không có nhàn rỗi, nhưng có một áp lực lớn lao hơn nhiều trong chúng ta, có ý thức hay không ý thức, mà là ham muốnchúng ta sẽ tìm hiểu điều đó sau.
 
Trường học là một nơi dành cho nhàn rỗi. Chỉ khi nào bạn có nhàn rỗi thì bạn mới có thể học hỏi được. Đó là: học hỏi chỉ có thể xảy ra khi không còn áp lực của bất kỳ loại nào. Khi một con rắn hay một mối hiểm họa đối diện với bạn, có một loại học hỏi từ áp lực của sự kiện nguy hiểm đó. Học hỏi dưới áp lực đó là sự vun quén của ký ức mà sẽ giúp bạn nhận ra mối hiểm hoạ của tương lai và vì thế trở thành một đáp lại máy móc. Nhàn rỗi hàm ý một cái trí không bị bận rộn. Chỉ lúc đó mới có một trạng thái học hỏi. Trường học là một nơi học hỏi và không chỉ là nơi tích lũy hiểu biết. Điều này thực sự quan trọng mà chúng ta cần hiểu rõ. Như chúng ta đã nói, hiểu biếtcần thiết và có vị trí giới hạn riêng của nó trong cuộc sống. Rủi thay giới hạn này đã nuốt trọn hết cuộc sống của chúng tachúng ta không còn khoảng không gian nào cho học hỏi nữa. Chúng ta quá bận rộn bởi sinh kế của chúng ta đến nỗi nó cướp đi tất cả năng lượng thuộc hệ thống máy móc của tư tưởng, để cho chúng ta kiệt sức vào cuối ngày và cần được phấn khích lại. Chúng ta hồi phục từ sự kiệt sức này qua giải trítôn giáo hay những thứ khác. Đây là cuộc sống của những con người. Những con người đã tạo ra một xã hội đòi hỏi tất cả thời gian của họ, tất cả những năng lượng của họ, tất cả cuộc sống của họ. Không có nhàn rỗi để học hỏi và vì thế cuộc sống của họ trở thành máy móc, hầu như vô nghĩa. Vì vậy chúng ta phải rất rõ ràng khi hiểu từ ngữ nhàn rỗi – một thời gian, một thời điểm, khi cái trí không bị bận tâm bởi bất kỳ điều gì cả. Nó là thời gian của quan sát. Chỉ khi nào một cái trí không bị chiếm hữu, không bị bận tâm mới có thể quan sát. Một quan sát tự do là chuyển động của học hỏi. Điều này làm tự do cái trí không còn bị máy móc.
 
Vì vậy liệu người giáo viên, người giáo dục, có thể giúp đỡ em học sinh hiểu rõ toàn thể công việc của kiếm sống cùng tất cả áp lực của nó hay không? Việc học hành mà giúp đỡ bạn có một công ăn việc làm cùng tất cả những sợ hãilo âu của nó và hướng về ngày mai bằng cặp mắt kinh hãi à? Bởi vì chính anh ấy đã hiểu rõ bản chất của nhàn rỗiquan sát thuần khiết để cho kiếm sống không trở thành một hành hạ, một khốn khổ lớn lao suốt cuộc đời, liệu rằng người giáo viên có thể giúp đỡ em học sinh có một cái trí không máy móc hay không? Nó là trách nhiệm tuyệt đối của người giáo viên để vun quén sự nở hoa của tốt lành trong nhàn rỗi. Vì lý do này những ngôi trường có mặt và tồn tại. Trách nhiệm của người giáo viên là tạo ra một thế hệ mới để thay đổi cái cấu trúc của xã hội hoàn toàn không còn bị bận rộn bởi việc kiếm sống. Rồi thì dạy học trở thành một hành động thánh thiện.
 

Ngày 15 tháng mười hai

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-12-1978

Một trong những lá thư vừa qua chúng ta đã nói rằng trách nhiệm tổng thể là tình yêu. Trách nhiệm này không dành cho một quốc gia đặc biệt hay một nhóm người đặc biệt, hay một cộng đồng đặc biệt, hay một thần thánh đặc biệt, hay một hình thức nào đó của một cương lĩnh chính trị hay vị đạo sư riêng của bạn, nhưng dành cho tất cả nhân loại. Điều này phải được hiểu rõcảm thấy sâu sắc và đây là trách nhiệm của người giáo dục. Hầu như tất cả chúng ta đều cảm thấy trách nhiệm cho gia đình, con cái của chúng tavân vân, nhưng không cảm thấy quan tâm và gắn kết tổng thể đến môi trường chung quanh chúng ta, đến thiên nhiên, hay cảm thấy trách nhiệm tổng thể cho những hành động của chúng ta. Cảm thấy tổng thể này là tình yêu. Nếu không có tình yêu này không thể có thay đổi trong xã hội. Những nhà lý tưởng, mặc dù có lẽ họ yêu lý tưởng hay khái niệm của họ, đã không tạo ra một xã hội hoàn toàn khác hẳn. Những người cách mạng, những người khủng bố, không có cách nào thay đổi triệt để cấu trúc những xã hội của chúng ta. Những người cách mạng theo bạo lực vật chất đã nói về tự do cho tất cả mọi người, thành lập một xã hội mới, nhưng tất cả những biệt ngữ và khẩu hiệu chỉ hành hạ thêm nữa cho tinh thần và sự tồn tại. Họ đã bóp méo những từ ngữ để phù hợp với quan điểm bị giới hạn riêng của họ. Không có một hình thức nào của bạo lực đã thay đổi xã hội trong ý nghĩa cơ bản nhất của nó. Những người cai trị vĩ đại qua quyền lực của một ít người đã tạo ra một loại trật tự nào đó trong xã hội. Thậm chí những người độc tài đã hời hợt thiết lập được qua bạo hànhtra tấn cái vẻ bên ngoài của trật tự. Chúng ta không đang nói về một trật tự như thế trong xã hội.

Chúng ta đang nói rất rõ ràngdứt khoát rằng chỉ khi nào có trách nhiệm tổng thể cho tất cả nhân loại – mà là tình yêu – mới có thể thay đổi cơ bản tình trạng hiện nay của xã hội. Dù hệ thống chính thể đang tồn tại có thể khác biệt như thế nào chăng nữa trong những vùng đất khác nhau của thế giới, nó đều thối nát, suy đồihoàn toàn không có đạo đức. Bạn chỉ cần quan sát chung quanh bạn để thấy được sự kiện này. Hàng triệu trên hàng triệu đã chi phí vào công việc trang bị vũ khí khắp thế giới và tất cả những chính trị gia nói về hòa bình trong khi lại chuẩn bị cho chiến tranh. Những tôn giáo đã lặp đi lặp lại sự thánh thiện của hòa bình, nhưng họ lại khuyến khích những cuộc chiến tranh cùng những loại bạo lực và hành hạ tinh tế. Có rất nhiều những phân chia và những giáo phái với những nghi lễ của họ và tất cả những điều vô lý đang xảy ra nhân danh Chúa và tôn giáo. Nơi nào có sự phân chia phải có vô trật tự, tranh đấu,xung đột – dù rằng đó là tôn giáo, chính trị hay kinh tế. Xã hội hiện đại của chúng ta đặt nền tảng vào tham lam, đố kị, và quyền lực. Khi bạn suy xét tất cả việc này như nó thực sự xảy ra – chủ nghĩa thương mại đang tràn ngập này – tất cả việc này thể hiện sự thoái hóavô đạo đức từ căn bản. Thay đổi cơ bản khuôn mẫu của cuộc sống chúng ta, mà là nền tảng của tất cả xã hội, là trách nhiệm của người giáo dục. Chúng ta đang hủy diệt quả đất và tất cả sự vật trên nó đều đang bị hủy diệt để phục vụ sự thỏa mãn của chúng ta

Giáo dục không chỉ là dạy dỗ những môn học văn hóa khác nhau nhưng còn là sự vun quén trách nhiệm tổng thể trong em học sinh. Người ta, như một người giáo dục, không nhận ra rằng người ta đang giới thiệu một thế hệ mới. Hầu hết những trường học chỉ quan tâm đến sự truyền đạt hiểu biết. Họ chẳng quan tâm gì đến sự chuyển đổi con người và cuộc sống hàng ngày của anh ấy, và bạn – người giáo dục trong những ngôi trường này – cần có sự quan tâm sâu sắc này và sự ân cần của trách nhiệm tổng thể này.

Vậy thì bằng phương cách nào bạn có thể giúp đỡ em học sinh cảm thấy chất lượng tình yêu này cùng tất cả sự hoàn hảo của nó? Nếu chính bạn không cảm thấy việc này thật thâm sâu, nói về trách nhiệm này đều vô nghĩa. Như một người giáo dục liệu bạn có cảm thấy sự thật của việc này không?

Thấy sự thật của nó tự nhiên sẽ tạo ra tình yêu và trách nhiệm tổng thể này. Bạn phải suy nghĩ về nó, quan sát nó hàng ngày trong cuộc sống của bạn, trong những liên hệ của bạn với người vợ của bạn, những người bạn của bạn, những em học sinh của bạn. Và trong sự liên hệ của bạn với những em học sinh bạn sẽ nói về điều này từ quả tim của bạn, không phải theo đuổi sự rõ ràng chỉ bằng từ ngữ mà thôi. Cảm thấy của sự thật này là một quà tặng lớn lao mà con người có thể có được và ngay khi nó đang bừng cháy trong bạn, bạn sẽ tìm được từ ngữ đúng đắn, hành động đúng đắncư xử đúng đắn. Khi bạn để ý em học sinh bạn sẽ thấy rằng em đến với bạn hoàn toàn không chuẩn bị cho tất cả sự việc này. Em đến với bạn đầy sợ hãi, lo lắng, ưu tư, để làm hài lòng bạn hay để phòng vệ, bị điều kiện bởi cha mẹ của em và xã hội mà trong đó em đã sống trong vài năm. Bạn phải thấy được nền tảng quá khứ của em, bạn phải quan tâm đến cái gì em thực sự là và không áp đặt vào em những quan điểm, những kết luận, những nhận xét riêng tư của bạn. Khi hiểu rõ em ấy là gì, nó sẽ bộc lộ bạn là gì, và thế là bạn sẽ phát giác ra em học sinh là bạn.

Và bây giờ liệu bạn có thể trong khi dạy những môn toán, vật lývân vân – mà em phải biết vì đó là một phương cách để kiếm sống – giảng giải cho em học sinh rằng em phải chịu trách nhiệm cho toàn thể nhân loại hay không? Mặc dù có lẽ em đang học hành vì nghề nghiệp riêng của em, vì phương cách sống riêng của em, nó sẽ không làm cho cái trí của em chật hẹp lại. Em sẽ hiểu rõ sự nguy hiểm của việc chuyên môn hóa cùng tất cả những giới hạn và tánh hung bạo lạ lùng của nó. Bạn phải giúp cho em thấy được tất cả việc này. Nở hoa của tốt lành không ở trong kiến thức của môn toán và môn sinh hay vượt qua những kỳ thi và có một nghề nghiệp thành công. Nó hiện hữu ở bên ngoài những việc này và khi có nở hoa này, nghề nghiệp và những hoạt động cần thiết khác được khắn khít cùng vẻ đẹp của nở hoa. Hiện nay chúng ta đang nhấn mạnh vào một phía và lại không hoàn toàn lưu tâm đến sự nở hoa. Trong những ngôi trường này chúng ta đang cố gắng mang hai sự việc này vào cùng nhau, không phải hời hợt, giả tạo, không phải như một nguyên tắc hay một khuôn mẫu nào đó mà bạn đang tuân theo, nhưng bởi vì bạn thấy được sự thật tuyệt đối rằng hai sự việc này phải tuôn tràn cùng nhau cho sự tái sinh của con người.

Bạn có thể làm được việc này hay không? Không phải bởi vì bạn đồng ý thực hiện công việc đó sau khi đã thảo luậnđạt được một kết luận, nhưng trái lại nhìn thấy cái lực hấp dẫn lạ lùng của việc này bằng con mắt phía bên trong: hãy thấy nó cho chính bản thân bạn. Vậy là điều gì bạn diễn tả sẽ có ý nghĩa ghê lắm. Vậy là bạn trở thành một trung tâm của ánh sáng mà không bị thắp sáng bởi một người nào khác. Vì bạn là tất cả nhân loại – mà là một thực tế, sự thật, không phải một câu phát biểu bằng từ ngữ – bạn hoàn toàntrách nhiệm tổng thể cho tương lai của nhân loại. Làm ơn hãy đừng coi sự việc này như một gánh nặng. Nếu bạn như thế, gánh nặng đó là một đống từ ngữ mà không có bất kỳ thực tế, sự thật nào cả. Nó là một ảo tưởng. Trách nhiệm này có hoan hỉ riêng của nó, hóm hỉnh riêng của nó, sự chuyển động riêng của nó mà không còn sức nặng của tư tưởng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10367)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9484)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9196)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31102)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20642)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 22964)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17556)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11538)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21250)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8674)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22013)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13231)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38309)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13260)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24106)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14875)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24397)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10083)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17516)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22531)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22514)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7423)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 13979)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 26922)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26705)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19720)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20676)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21216)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13145)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13283)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29697)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13825)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13848)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32289)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 23827)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29642)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31368)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34084)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18346)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19375)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32681)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18625)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30690)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16048)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26645)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32475)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39211)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40311)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19197)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19209)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant