Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Năm 1979 (từ 01-05-1979 đến 15-12-1979)

16 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 4069)
Năm 1979 (từ 01-05-1979 đến 15-12-1979)

J. Krishnamurti 
THƯ GỞI TRƯỜNG HỌC
Nguyên tác: Letters to schools
Lời dịch: Ông Không

THƯ GỞI TRƯỜNG HỌC 
 Quyển I 

– 1979 – 

Ngày 01 tháng năm

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-05-1979

Rốt cuộc ra, trường học là một nơi người ta có thể học không chỉ hiểu biết cho cuộc sống hàng ngày nhưng còn nghệ thuật sống với tất cả những phức tạptinh tế của nó. Chúng ta dường như bỏ quên việc này và trở nên hoàn toàn bị trói buộc trong sự hời hợt của hiểu biết. Hiểu biết luôn luôn hời hợt và học hỏi nghệ thuật sống được nghĩ là không cần thiết. Sống không được coi như một nghệ thuật. Khi người ta rời trường học người ta ngừng học hỏitiếp tục sống dựa theo những điều mà người ta đã tích lũy như là hiểu biết. Chúng ta không bao giờ hiểu rằng cuộc sống là nguyên một tiến hành của học hỏi. Khi người ta quan sát cuộc sống, đang sống hàng ngày là một thay đổi và chuyển động liên tục và cái trí của người ta không đủ mau lẹ lẫn nhạy cảm để theo cùng những tinh tế của nó. Người ta đến với nó bằng những phản ứng và những cố định đã được tạo sẵn. Liệu sự việc này có được ngăn cản trong những trường học này hay không? Nó không có nghĩa rằng người ta phải có một cái trí phóng khoáng. Thông thường một cái trí phóng khoáng giống như một cái sàng lọc đang giữ lại một chút ít hay không giữ lại gì cả. Nhưng một cái trí mà có khả năng trực nhận và hành động thật mau lẹ là cần thiết. Đó là lý do tại sao chúng ta đi vào vấn đề của thấu triệt cùng tánh tức khắc hành động của nó. Thấu triệt không để lại một dấu vết cho ký ức. Thông thường trải nghiệm, như nó được hiểu, để lại những cặn bã của nó như ký ức và từ cặn bã này người ta hành động. Vẫn vậy hành động làm mạnh mẽ thêm cặn bã và vì thế hành động trở thành máy móc. Thấu triệt không là một hành động máy móc. Vì vậy liệu người ta có thể giáo dục trong trường học, rằng cuộc sống hàng ngày là một tiến hành liên tục của học hỏi và hành động trong liên hệ mà không làm mạnh mẽ thêm cái cặn bã là ký ức hay không? Với hầu hết chúng ta ký ức trở thành quan trọng nhất và chúng ta mất đi dòng chảy xiết của cuộc sống.
 
 Cả em học sinh lẫn người giáo dục đều sống trong một trạng thái hoang mang và vô trật tự, cả bên ngoài lẫn bên trong. Người ta có lẽ không ý thức được sự thật này và nếu ý thức được, người ta lại vội vã đặt trật tự vào những sự việc bên ngoài nhưng hiếm khi nào người ta ý thức được sự hoang mang và vô trật tự ở phía bên trong.
 
Thần thánh là vô trật tự. Hãy quan sát vô số những vị thần thánhcon người đã sáng chế ra hay một vị chúa duy nhất, một đấng cứu rỗi duy nhất, và quan sát sự rối loạn này đã tạo ra trong thế giới, những cuộc chiến tranh nó đã tạo ra, những sự phân chia những niềm tin, những biểu tượng và những hình ảnh đang gây tách rời. Đây không là hoang mang, rối loạn và vô trật tự hay sao? Chúng ta đã trở nên rất quen thuộc với việc này, chúng ta chấp nhận nó một cách dễ dàng, bởi vì cuộc sống của chúng ta quá mệt mỏi do bởi nhàm chánđau khổ đến độ chúng ta tìm kiếm sự an ủi trong những thần thánhtư tưởng đã ranh mãnh sáng chế ra. Đây đã là phương cách sống của chúng ta trong hàng ngàn năm. Mỗi nền văn minh đã sáng chế ra những thần thánh và những thần thánh đã là nguồn gốc của những chế độ độc tài, những cuộc chiến tranh và hủy diệt. Những tòa nhà của họ có lẽ đẹp đẽ cực kỳ nhưng ở phía bên trong có sự tối tăm và nguồn gốc của hoang mang, rối loạn.
 
Liệu người ta có thể gạt đi những thần thánh này hay không? Người ta phải gạt đi nếu người ta muốn suy xét tại sao cái trí con người lại chấp nhận và sống trong vô trật tự, thuộc chính trị, thuộc tôn giáo và thuộc kinh tế. Nguồn gốc của vô trật tự này là gì, sự thật của nó là gì, chứ không phải những lý luận thuộc thần học? Liệu người ta có thể gạt bỏ đi những khái niệm của vô trật tự và được tự do để tìm hiểu nguồn gốc vô trật tự hàng ngày thực sự của chúng ta, không phải tìm hiểu trật tự là gì nhưng tìm hiểutrật tự là gì hay không? Chúng ta chỉ có thể nhận thức trật tự tuyệt đối là gì khi chúng ta đã xem xét kỹ lưỡng vô trật tự và nguồn gốc của nó. Chúng ta quá hăm hở tìm ra trật tự là gì, quá mất kiên nhẫn với vô trật tự đến nỗi chúng ta có khuynh hướng trấn áp chúng, nghĩ rằng trấn áp đó có thể mang lại trật tự. Ở đây chúng ta không chỉ đang tìm hiểu liệu có trật tự tuyệt đối trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhưng còn tìm hiểu liệu sự rối loạn này có thể chấm dứt được hay không? Vì vậy quan tâm đầu tiên của chúng ta là vô trật tự và điều gì là nguồn gốc của nó. Đó là tư tưởng phải không? Đó là những ham muốn mâu thuẫn lẫn nhau phải không? Đó là sợ hãi và sự tìm kiếm an toàn phải không? Đó là sự đòi hỏi liên tục để có vui thú phải không? Tư tưởng có là một trong những nguồn gốc hay lý do chính của vô trật tự? Không chỉ người viết nhưng bạn cũng đang hỏi câu hỏi này, vì vậy làm ơn hãy luôn nhớ yếu tố này. Bạn phải khám phá nguồn gốc, không phải được chỉ bảo về nguồn gốc rồi sau đó lặp lại bằng lời nói.
 
Tư tưởng, như chúng ta đã vạch rõ, là bị giới hạn, bị hạn chế, và bất kỳ điều gì bị giới hạn dù những hoạt động của nó có lẽ rộng rãi bao nhiêu, đều luôn luôn mang lại rối loạn. Cái bị giới hạn có tính phân chiavì vậy hủy diệt và gây rối loạn. Chúng ta đã nói đầy đủ về bản chất và cấu trúc của tư tưởng, và có một thấu triệt về bản chất của tư tưởng có nghĩa là trao cho nó vị trí đúng và thế là nó mất đi sự thống trị gây áp đảo.
 
Ham muốn và những mục tiêu thay đổi của ham muốn có phải là một trong những nguyên nhântrật tự của chúng ta hay không? Trấn áp ham muốn là trấn áp tất cả cảm xúc – mà có nghĩa làm tê liệt cái trí. Chúng ta nghĩ rằng đây là cách mau lẹ và dễ dàng nhất để chấm dứt ham muốn nhưng người ta không thể nào trấn áp được nó; nó mạnh mẽ nhiều lắm và cũng quá tinh tế. Bạn không thể nắm bắt được nó trong bàn tay của bạn và uốn nắntùy theo mong muốn của bạn – mà lại là ham muốn khác. Chúng ta đã nói về ham muốn trong một lá thư trước. Ham muốn không bao giờ có thể trấn áp, thay đổi hay sửa đổi được bởi ham muốn đúng đắn hay ham muốn xấu xa. Nó vẫn luôn luôn còn là cảm xúcham muốn; dù bạn làm bất kỳ điều gì về nó. Ham muốn có sự khai sáng hay ham muốn có tiền bạc đều giống hệt nhau, mặc dù những mục tiêu khác nhau. Liệu người ta có thể sống không còn ham muốn hay không? Hay nói một cách khác, liệu những giác quan có thể năng động cực kỳ mà không có ham muốn chen vào hay không? Có những hoạt động thuộc giác quan cả về tâm lý lẫn thân thể. Thân thể tìm kiếm sự ấm áp, thực phẩm, tình dục; có sự đau đớn của thân thểvân vân. Những cảm xúc này là tự nhiên nhưng khi chúng len lỏi vào lãnh vực của tâm lý, những rắc rối bắt đầu. Và ở đó đã có sẵn sự rối loạn của chúng ta. Hiểu rõ vấn đề này rất quan trọng, đặc biệt khi chúng ta còn nhỏ. Quan sát những cảm xúc của thân thể mà không có trấn áp hay phóng đại, và tỉnh thức, canh chừng để cho chúng không bao giờ len lén đi vào lãnh vực phía bên trong của tâm lý nơi chúng không có phận sự – vấn đề đó là sự khó khăn của chúng ta. Toàn qui trình xảy ra mau lẹ quá bởi vì chúng ta không nhìn thấy được việc này, đã không hiểu rõ được nó, đã không bao giờ cố gắng tìm hiểu điều gì thực sự xảy ra. Có phản ứng thuộc giác quan ngay tức khắc đến thách thức. Phản ứng này là tự nhiên và không nằm trong sự điều phối của tư tưởng, của ham muốn. Khó khăn của chúng ta bắt đầu khi những phản ứng thuộc giác quan này đi vào lãnh vực tâm lý. Thách thức có thể là một người phụ nữ hay một người đàn ông hay một điều gì đó dễ chịu, tạo ra cảm giác thích thú; hay một ngôi vườn dễ thương. Đáp trả cho sự việc này là cảm xúc và khi cảm xúc này chen vào lãnh vực tâm lý, ham muốn bắt đầu và tư tưởng cùng những hình ảnh của nó tìm kiếm sự thỏa mãn của ham muốn.
 
Câu hỏi của chúng ta là làm thế nào ngăn cản những phản ứng tự nhiên thuộc thân thể không đi vào lãnh vực tâm lý? Điều này có thể được hay không? Nó chỉ có thể được khi bạn quan sát bản chất của thách thức bằng chú ý tổng thể và canh chừng những đáp trả thật cẩn thận. Chú ý tổng thể này sẽ ngăn cản những phản ứng thuộc thân thể đang len lén đi vào lãnh vực tâm lý phía bên trong.

Chúng ta quan tâm đến ham muốnhiểu rõ ham muốn, không phải quan tâm đến yếu tố đè nén, lẩn tránh hay thăng hoa ham muốn. Bạn không thể sống không có ham muốn. Khi bạn đói khát bạn cần ăn uống. Nhưng hiểu rõ, mà có nghĩa là tìm hiểu toàn hoạt động của ham muốn, là đưa nó vào vị trí đúng đắn. Vì vậy nó sẽ không còn là nguồn gốc của vô trật tự trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
 
 

Ngày 15 tháng năm

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-05-1979

Điều gì con người đã gây ra cho con người không có giới hạn. Con người đã hành hạ con người, con người đã thiêu cháy con người, con người đã giết chết con người, con người đã bóc lột con người trong mọi cách có thể được – tôn giáo, chính trị, kinh tế. Đây đã là câu chuyện của con người với con người; người khôn ngoan bóc lột người ngu dốt, người mù chữ. Tất cả những triết lý đều thuộc trí năngvì vậy không là tổng thể. Những triết lý này đã biến con người thành nô lệ. Chúng đã sáng chế ra xã hội nên là gì và đã hy sinh những con người cho những khái niệm của chúng; những lý tưởng của những con người tạm gọi là suy nghĩ đã làm mất đi bản chất con người. Sự bóc lột người khác – đàn ông hay phụ nữ – dường như là phương cách trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta lợi dụng lẫn nhau và mỗi người chấp nhận sự lợi dụng này. Từ sự liên hệ đặc biệt này, lệ thuộc phát sinh với tất cả khốn khổ đã có sẵn trong sự lệ thuộc. Con người cả bên trong lẫn bên ngoài đã lừa gạt chính anh ấy và những người khác, và làm thế nào có được tình yêu trong những hoàn cảnh như thế này?
 
Vì vậy nó trở nên rất quan trọng cho người giáo dục phải cảm thấy được trách nhiệm tổng thể trong sự liên hệ cá nhân của anh ấy không những với em học sinh mà còn với toàn thể nhân loại. Anh ấy là nhân loại. Nếu anh ấy không cảm thấytrách nhiệm với chính mình một cách tổng thể, vậy thì anh ấy sẽ không cảm thấy sự đam mê của trách nhiệm tổng thể này mà là tình yêu. Bạn là một người giáo dụccảm thấy trách nhiệm này hay không? Nếu không – tại sao không? Bạn có lẽ cảm thấytrách nhiệm với người vợ, người chồng hay con cái riêng của bạn, và có lẽ không thèm lưu tâm hay cảm thấy không có trách nhiệm với những người khác. Nhưng nếu bạn cảm thấytrách nhiệm trong chính mình hoàn toàn, bạn chỉ còn duy nhất một điều là có trách nhiệm với toàn thể nhân loại.
 
Câu hỏi này – tại sao bạn không cảm thấytrách nhiệm với người khác là rất quan trọng. Trách nhiệm này không là một phản ứng thuộc cảm xúc, không là một điều gì đó bạn áp đặt cho chính mình – cảm thấytrách nhiệm. Lúc đó nó trở thành bổn phận và bổn phận đã mất đi hương thơm hay vẻ đẹp của chất lượng phía bên trong của trách nhiệm tổng thể này. Nó không là một điều gì đó mà bạn mời mọc như một nguyên tắc hay một ý tưởng để bám chặt vào, giống như sở hữu một cái ghế hay một cái đồng hồ. Một người mẹ có lẽ cảm thấy trách nhiệm với người con của bà ấy, cảm thấy đứa bé là một phần máu thịt của bà ấy và vì vậy trao toàn bộ sự chăm sóc và chú ý của bà ấy với em bé đó trong một vài năm. Bản năng làm mẹ này là trách nhiệm hay sao? Có lẽ rằng chúng ta đã thừa hưởng sự quyến luyến đặc biệt đến em bé này nơi con thú đầu tiên. Nó tồn tại trong thiên nhiên từ con chim nhỏ nhất đến con voi to lớn. Chúng ta đang hỏi – bản năng này là trách nhiệm hay sao? Nếu mà như thế cha mẹ sẽ cảm thấytrách nhiệm về loại giáo dục đúng đắn, về một loại xã hội hoàn toàn khác hẳn. Họ sẽ thấy rằng không còn những cuộc chiến tranh và rằng chính bản thân họ nở hoa trong tốt lành.
 
Vì vậy có lẽ rằng một con người không quan tâm đến người khác nhưng chỉ cam kết với chính anh ấy mà thôi. Cam kết này là không có trách nhiệm tổng thể. Những cảm xúc riêng của anh ấy, những ham muốn cá nhân riêng của anh ấy, những quyến luyến riêng của anh ấy, thành công của anh ấy, tiến bộ của anh ấy – những việc này rõ ràng sẽ mang lại sự tàn nhẫn cả hiển lộ lẫn tinh tế. Đây là phương cách của trách nhiệm thực sự hay sao?
 
Trong những ngôi trường này anh ấy người mà cho và anh ấy người mà nhận cả hai đều có trách nhiệmvì vậy họ không bao giờ có thể buông thả trong chất lượng đặc biệt của trạng thái tách rời này. Sự tách rời ích kỷ có lẽ chính là nguồn gốc gây ra sự thoái hóa tánh tổng thể của cái trí mà chúng ta quan tâm sâu sắc. Điều này không có nghĩa rằng không có sự liên hệ cá thể, thương yêu của nó, dịu dàng của nó, khuyến khích và hỗ trợ của nó. Nhưng khi trách nhiệm cá thể trở thành quan trọng nhất và trách nhiệm chỉ có với một ít người, vậy thì sự tác hại đã bắt đầu; sự thật về điều này được hiểu rõ đối với mọi con người. Sự phân chia của liên hệ này là yếu tố gây ra sự thoái hóa trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đã làm vỡ vụn sự liên hệ để cho nó trở thành liên hệ với cá thể, với một nhóm người, với một quốc gia, với những khái niệm nào đó và vân vân. Cái bị phân chia không bao giờ có thể hiểu rõ được tánh tổng thể của trách nhiệm. Từ cái nhỏ bé chúng ta luôn luôn cố gắng nắm bắt cái to lớn hơn. Cái tốt hơn không là điều tốt lành và tất cả tư tưởng của chúng ta đều đặt nền tảng vào cái tốt hơn, cái nhiều hơn – tốt hơn tại những kỳ thi, những công việc làm tốt hơn, giai cấp tốt hơn, thần thánh tốt hơn, những ý tưởng cao quí hơn.
 
Cái tốt hơn là kết quả của so sánh. Bức tranh đẹp hơn, kỹ thuật tốt hơn, nhạc sĩ hay hơn, người tài năng hơn, đẹp đẽ hơn và thông minh hơn đều lệ thuộc vào sự so sánh này. Chúng ta hiếm khi nào nhìn ngắm chính một bức tranh, hay chính một người đàn ông hay phụ nữ. Luôn luôn có chất lượng bẩm sinh của so sánh này. Tình yêu có là so sánh hay không? Không phải bạn luôn luôn nói rằng bạn thương yêu cái này, người này nhiều hơn cái kia, người kia hay sao? Khi có sự so sánh này, đó là tình yêu hay sao? Khi có cảm thấy của nhiều hơn này, mà là đo lường, vậy thì tư tưởng đang vận hành. Tình yêu không là chuyển động của tư tưởng. Chuyển động này là so sánh. Chúng ta đã khuyến khích sự so sánh suốt cuộc đời của chúng ta. Khi ở trong trường học bạn so sánh B với A, bạn đang hủy diệt cả hai người này.
 
 Vì vậy liệu có thể giáo dục mà không còn mọi ý thức so sánh hay không? Và tại sao chúng ta lại so sánh? Chúng ta so sánh chỉ bởi lý do đơn giản rằng đo lường là phương cách của tư tưởng và là phương cách của cuộc sống chúng ta. Chúng ta được giáo dục trong sự phân hóa này. Cái tốt hơn luôn luôn cao quí hơn cái gì là, hơn điều gì đang thực sự xảy ra. Quan sát cái gì là, mà không so sánh, mà không đo lường, là vượt khỏi cái gì là.
 
Khi không có so sánh, có hòa đồng. Không phải rằng bạn trung thực với chính mình, mà là một hình thức của đo lường, nhưng khi không còn đo lường gì cả thì có chất lượng của tổng thể này. Bản thể của cái tôi, cái tôi lệ thuộc, là đo lường. Khi có đo lường có sự phân hóa. Điều này phải được hiểu rõ sâu sắc không phải như một ý tưởng nhưng như một thực tại. Khi bạn đọc hàng viết này bạn có lẽ tạo ra một lý thuyết trừu tượng như một ý tưởng, một ý niệm, và lý thuyết trừu tượng lại là một hình thức khác của đo lường. Cái gì là không có đo lường. Làm ơn hãy dành toàn bộ thân tâm của bạn cho hiểu rõ điều này. Khi bạn nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa của điều này, sự liên hệ của bạn với em học sinh và với gia đình riêng của bạn sẽ trở thành một điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Nếu bạn hỏi rằng liệu sự khác biệt đó sẽ được tốt hơn, vậy thì bạn lại kẹt vào cái bánh xe chuyển động của đo lường. Vậy thì bạn bị lạc đường. Bạn sẽ tìm ra sự khác biệt khi nào bạn thực sự thử nghiệm được nó. Chính từ ngữ khác biệt ngụ ý đo lường nhưng chúng ta đang sử dụng từ ngữ đó một cách tuyệt đối. Hầu hết mọi từ ngữ chúng ta sử dụng đều có cảm giác đo lường này, vì thế những từ ngữ ảnh hưởng những phản ứng của chúng ta và những phản ứng làm sâu đậm thêm ý thức so sánh. Từ ngữphản ứng có tương quan lẫn nhau và nghệ thuật nằm trong tình trạng không bị điều kiện bởi từ ngữ, mà có nghĩa rằng từ ngữ không thể nào định hướng chúng ta. Hãy sử dụng từ ngữ mà không có những phản ứng tâm lý với nó.
 
Như chúng ta đã nói, chúng ta quan tâm đến việc chuyển tải lẫn nhau về bản chất thoái hóa của những cái trí chúng tavì vậy những phương cách của cuộc sống chúng ta. Nhiệt thành không là đam mê. Bạn có thể nhiệt thành về một điều gì đó vào một ngày và mất nó ngày hôm sau. Bạn có thể nhiệt thành về việc chơi đá bóng và không còn thích thú khi nó không còn giải khuây cho bạn được nữa. Nhưng đam mê là một sự việc hoàn toàn khác hẳn. Nó không có sự trì hoãn của thời gian trong nó.
 

Ngày 01 tháng sáu

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-06-1979

Như một quy luật cha mẹ có rất ít thời gian cho con cái của họ ngoại trừ khi các em là những em bé. Họ gởi các em đến những ngôi trường nội trú hay địa phương hay họ giao cho những người khác chăm sóc các em. Họ có lẽ không có thời gian hay sự kiên nhẫn cần thiết để giáo dục các em ở nhà. Họ bị bận rộn bởi những vấn đề riêng tư của họ. Vì vậy những ngôi trường của chúng ta trở thành ngôi nhà cho các em và những người giáo dục trở thành cha mẹ kèm theo mọi trách nhiệm. Chúng ta đã biết vấn đề này từ trước và vẫn cần thiết lặp lại nó: ngôi nhà là một nơi các em có một sự tự do nào đó, một cảm giác được an toàn, được cung cấp mọi thứ, ăn uống và chỗ ở. Các em nhỏ trong những ngôi trường này có cảm thấy việc này không? – rằng các em đang được chăm sóc cẩn thận, được lưu tâm nhiều và được thương yêu nhiều, và được quan tâm về cách cư xử của các em, những bữa ăn của các em, quần áo của các em và thái độ của các em? Nếu như thế ngôi trường trở thành một nơi em học sinh cảm thấy rằng em thực sự ở nhà, cùng tất cả những an ủi giúp đỡ của nó, rằng có những người vây quanh em đang chăm sóc những sở thích của em, cách em nói chuyện, rằng em đang được chăm sóc phần thân thể cũng như phần tâm lý, đang được giúp đỡ để được tự do khỏi những tổn thươngsợ hãi. Đây là trách nhiệm của mỗi người giáo viên trong những ngôi trường này, không phải của một người hay hai người. Toàn ngôi trường tồn tại vì việc này, vì một bầu không khí mà trong đó cả những người giáo dục lẫn những em học sinh đều đang nở hoa trong tốt lành.
 
Người giáo dục cần nhàn rỗi để có sự yên tĩnh cho chính anh ấy, để lấy lại năng lượng đã bị hao tổn, để ý thức được những vấn đề riêng của anh ấy và giải quyết chúng, để cho khi gặp gỡ lại những em học sinh anh ấy không phải ôm theo những lời đồn đại, rối ren của những khổ sở cá thể. Như chúng ta đã vạch rõ từ trước, bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong cuộc sống của chúng ta nên được giải quyết ngay lập tức hay càng nhanh càng tốt, vì những vấn đề, khi chúng được ôm theo từ ngày này sang ngày khác, làm thoái hóa sự nhạy cảm của cái trí tổng thể. Nhạy cảm này là tối thiết. Chúng ta mất đi nhạy cảm này khi chúng ta chỉ giảng giải cho em học sinh một môn học. Khi môn học trở thành vấn đề quan trọng nhất, nhạy cảm phai tàn đi và rồi thì bạn thực sự không còn liên hệ với em học sinh. Lúc đó em học sinh chỉ là một vật để chứa đựng những thông tin. Vì vậy cái trí của bạn và cái trí của em học sinh trở thành máy móc. Thông thường chúng ta nhạy cảm đến những vấn đề riêng của chúng ta, đến những ham muốn và những tư tưởng riêng của chúng ta và hiếm khi nào nhạy cảm cùng những vấn đề của những người khác. Khi chúng ta tiếp xúc liên tục với những em học sinh, có một khuynh hướng áp đặt những hình ảnh riêng của chúng ta vào các em, hay nếu em học sinh có những hình ảnh mạnh mẽ riêng của em, có xung đột giữa những hình ảnh này. Vì vậy nó trở nên rất quan trọng rằng người giáo dục nên để lại những hình ảnh của anh ấy ở nhà và trở nên quan tâm đến những hình ảnhcha mẹ hay xã hội đã áp đặt vào em học sinh, hay hình ảnh mà chính em đã tạo ra. Chỉ trong sự vận hành đó thì mới có sự liên hệ và thông thường sự liên hệ giữa hai hình ảnhảo tưởng.
 
Những vấn đề thuộc thân thể hay tâm lý làm lãng phí năng lượng của chúng ta. Vậy người giáo dục có thể cảm thấy an toàn về vật chất trong những ngôi trường này và vẫn vậy lại được tự do khỏi những vấn đề tâm lý hay không? Đây thực sự là vấn đề quan trọng cần hiểu rõ. Khi không có cảm thấy về an toàn vật chất này, sự hoang mang tạo ra những lao dịch về tâm lý. Việc này khuyến khích sự đờ đẫn của cái trí và vì thế sự đam mê mà thật cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta sẽ phai tàn đi và sự nhiệt thành thay thế vào nó.
 
Nhiệt thành là một sự việc nguy hiểm vì nó không bao giờ có tính liên tục. Nó vươn lên trong một làn sóng và chìm xuống. Điều này bị hiểu lầm là sự nghiêm túc. Bạn có lẽ nhiệt thành trong một khoảng thời gian về điều gì bạn đang làm, hăm hở, năng động nhưng có sẵn trong nó là sự phóng đãng. Lại nữa chúng ta cần hiểu rõ vấn đề này bởi vì hầu hết những liên hệ đều thiên về lãng phí này. Đam mê hoàn toàn khác hẳn với ham muốn mạnh mẽ, thích thú hay nhiệt thành. Thích thú một điều gì đó có thể rất sâu đậm và bạn có thể sử dụng sự thích thú đó để kiếm lợi lộc hay tìm quyền hành, nhưng thích thú đó không là đam mê. Thích thú có lẽ được kích thích bởi một mục tiêu hay bởi một ý tưởng. Thích thú là tự buông thả. Đam mê được tự do khỏi cái tôi. Nhiệt thành luôn luôn do một sự việc gì đó. Đam mê là một ngọn lửa của chính nó. Nhiệt thành có thể được kích động bởi một sự việc khác, một cái gì đó ở bên ngoài bạn. Đam mê là sự gom tụ của năng lượng mà không là kết quả của bất kỳ loại kích thích nào. Đam mê vượt khỏi cái tôi.
 
Những giáo viên có ý thức của đam mê này hay không? – vì từ việc này sáng tạo mới hiện hữu. Trong khi dạy dỗ những môn học người ta phải tìm ra những phương pháp mới mẻ để truyền đạt thông tin bởi vì nếu không thông tin này làm cho cái trí trở thành máy móc. Liệu bạn có thể dạy môn sử – mà là câu chuyện của nhân loại – không là của người Ấn độ, người Anh, người Mỹ và vân vân, nhưng là câu chuyện của nhân loại mà là toàn cầu hay không? Lúc đó cái trí của người giáo dục luôn luôn tươi trẻ, háo hức, đang khám phá một sự tiếp cận hoàn toàn khác hẳn đến công việc dạy học. Trong trạng thái này người giáo dục sinh động cực kỳ và với sự sinh động này đam mê có mặt.
 
Điều này có thể thực hiện được trong tất cả những ngôi trường của chúng ta hay không? – bởi vì chúng ta quan tâm đến việc tạo ra một xã hội khác hẳn, cùng nở hoa của tốt lành, cùng một cái trí không máy móc. Giáo dục thực sự là những việc này, và liệu bạn, những người giáo dụcđảm đương được trách nhiệm này hay không? Trong trách nhiệm này có sẵn nở hoa của tốt lành trong chính bạn và trong em học sinh. Chúng tatrách nhiệm với toàn thể nhân loại – mà là bạn và em học sinh. Bạn phải bắt đầu ở đó và trải kín toàn quả đất này. Bạn có thể đi rất xa nếu bạn bắt đầu từ rất gần. Cái gần nhất là bạn và em học sinh của bạn. Chúng ta thường thường bắt đầu bằng cái xa nhất – nguyên tắc tối cao nhất, lý tưởng vĩ đại nhất, và bị lạc lõng trong giấc mộng điên khùng nào đó của tư tưởng đầy hoang tưởng. Nhưng khi bạn bắt đầu từ rất gần, với cái gần nhất, mà là bạn, vậy thì toàn thế giới mở toang, bởi vì bạn là thế giớithế giới bên ngoài bạn chỉ còn là thiên nhiên. Thiên nhiên không có tưởng tượng: nó là thực sự và điều gì đang xảy ra cho bạn ngay lúc này là thực sự. Từ thực sự này bạn phải bắt đầu – với điều gì đang xảy ra ngay lúc này – và ngay lúc này là không thời gian.
 
 

 Ngày 15 tháng sáu

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-06-1979

Hầu hết mọi người đều ích kỷ. Họ không ý thức được sự ích kỷ riêng của họ; đó là cái cách của cuộc sống riêng của họ. Và nếu người ta ý thức rằng người ta ích kỷ, người ta giấu giếm nó rất cẩn thận và tuân phục vào khuôn mẫu của xã hộicăn bản lại là ích kỷ. Cái trí ích kỷ rất là ranh mãnh. Hoặc nó ích kỷ một cách hung bạo và công khai hoặc nó ẩn nấp trong nhiều hình thức khác. Nếu bạn là một nhà chính trị ích kỷ, nó tìm kiếm quyền hành, giai cấp và được ưa chuộng; nó gắn kết chính nó vào một ý tưởng, một nhiệm vụ và tất cả đều vì sự tốt đẹp của công chúng. Nếu bạn là một nhà độc tài nó bày tỏ chính nó trong sự cai trị bạo tàn. Nếu bạn có khuynh hướng tôn giáo nó mang hình thức của sùng bái, hiến dâng, gắn kết vào một niềm tin, một tín điều nào đó. Nó cũng tự phơi bày trong gia đình; người cha theo đuổi ích kỷ riêng trong tất cả những hình thức của cuộc sống ông ấy và người mẹ cũng vậy. Sự nổi tiếng, sự giàu có, hình dáng đẹp tạo thành một nền tảng cho chuyển động lén lút che giấu này của cái tôi. Nó ở trong cấu trúc chức sắc của giai cấp giáo sĩ, dù họ có tuyên bố rằng tình yêu của họ với Chúa mạnh mẽ đến chừng nào, sự gắn kết của họ vào hình ảnh tự tạo về một thần thánh đặc trưng của họ sâu đậm bao nhiêu. Những người đứng đầu của kỹ nghệ và những người thư ký nghèo nàný thức dục vọng khô cằn và lan rộng này của cái tôi. Người thầy tu đã tuyên bố từ bỏ tất cả hình thức sống của thế giới có lẽ lang thang khỏi bản chất của thế giới hay có lẽ bị khóa chặt trong một nhà tu nhưng đã không bỏ lại được chuyển động vô tận này của cái tôi. Họ có lẽ thay đổi tên tuổi của họ, khoác vào những cái áo choàng hay giữ những lời thề độc thân hay yên lặng, nhưng họ đang cháy bỏng bởi lý tưởng nào đó, bởi hình ảnh nào đó, bởi biểu tượng nào đó.
 
Nó cũng giống như vậy với những nhà khoa học, với những triết gia và với những vị giáo sư trong trường đại học. Người làm những công việc nhân đạo, những vị thánh và những vị đạo sư, người đàn ông hay người phụ nữ mà làm việc không ngừng nghỉ vì những người nghèo khổ – tất cả họ đều đang gắng sức để làm mất đi chính họ trong công việc của họ nhưng công việc lại là bộ phận của nó. Họ đã chuyển đổi tính ích kỷ đến những công việc lao động của họ. Nó bắt đầu từ thời niên thiếu và tiếp tục đến tuổi già. Sự tự mãn về hiểu biết, sự khiêm tốn đã được luyện tập của người lãnh đạo, người vợ phục tùng và người đàn ông thống trị, tất cả đều có căn bệnh này. Cái tôi kết dính với chính thể, với vô số những tổ chức, với vô số những ý tưởngnguyên nhân nhưng nó vẫn còn là cái gì nó đã là từ khởi đầu.
 
Con người đã thử thực hiện nhiều luyện tập khác nhau, nhiều phương pháp khác nhau, nhiều thiền định khác nhau để được tự do khỏi cái trung tâm mà gây ra quá nhiều đau khổrối loạn này, nhưng giống như một cái bóng nó không bao giờ có thể nắm bắt được. Nó luôn luôn ở đó và nó luồn lách qua những ngón tay của bạn, qua cái trí của bạn. Thỉnh thoảng nó được củng cố thêm hay trở nên yếu ớt tùy theo những hoàn cảnh. Bạn vây phủ nó ở đây, nó xuất hiện ở chỗ khác.
 
Người ta tự hỏi liệu người giáo dục, mà có trách nhiệm cho một thế hệ mới, có thể hiểu rõ không phải bằng từ ngữ cái tôi là một vật ma mãnh làm sao đâu, nó gây phân hóa, gây biến dạng, gây nguy hiểm làm sao đâu trong cuộc sống của chúng ta? Anh ấy có lẽ không biết làm cách nào được tự do khỏi nó, thậm chí anh ấy có lẽ không ý thức về sự có mặt của nó ở đó nhưng ngay khi anh ấy thấy được bản chất chuyển động của cái tôi, liệu anh ấy hay chị ấy có thể chuyển tải những tinh tế của nó cho em học sinh hay không? Và đây không là trách nhiệm của anh ấy phải làm công việc này hay sao? Hiểu rõ sự làm việc của cái tôi còn lớn lao hơn là học hành về văn hóa. Hiểu biết có thể được sử dụng bởi cái tôi vì sự phô trương riêng của nó, sự hung hăng của nó, sự tàn nhẫn bẩm sinh của nó.
 
Ích kỷ là một vấn đề căn bản của cuộc sống chúng ta. Tuân phục và bắt chước là bộ phận của cái tôi, cũng như ganh đua và sự hung hăng của tài năng. Nếu người giáo dục trong những ngôi trường này quan tâm đến vấn đề đó thật nghiêm túc, mà tôi hy vọng rằng anh ấy có quan tâm, vậy thì làm thế nào anh ấy sẽ giúp em học sinh không còn ích kỷ? Bạn có lẽ nói rằng đó là tài năng của những vị thần thánh kỳ lạ hay gạt bỏ nó qua một bên như một điều không thể thực hiện được. Nhưng nếu bạn nghiêm túc, vì người ta phải như thế, và có trách nhiệm hoàn toàn với em học sinh, làm thế nào bạn khởi sự để làm tự do cái trí khỏi năng lượng trói buộc vô tận này? – cái tôi mà đã gây ra quá nhiều đau khổ? Liệu bạn, với sự chăm sóc bao la – mà ám chỉ thương yêu – lại không giải thích bằng những từ ngữ đơn giản nhất những hậu quả gì khi em học sinh nói trong tức giận, hay khi em đánh một người nào đó, hay khi em đang nghĩ về sự quan trọng riêng của em hay sao? Liệu không thể giải thích cho em học sinh khi em quả quyết “đây là cái của tôi” hay khoe khoang “tôi đã làm việc đó” hay trốn tránh một hành động nào đó vì sợ hãi, rằng em đang xây dựng một bức tường, viên gạch này kề viên gạch khác, chung quanh chính bản thân em, hay sao? Liệu không thể được khi những ham muốn của em, những cảm xúc của em, thắng thế sự lý luận hợp lý của em, vạch rõ ra rằng cái bóng của cái tôi đang tăng trưởng ở đó, hay sao? Liệu không thể nói với em rằng nơi nào cái tôi hiện diện, trong bất kỳ lớp vỏ nào, không có tình yêu hay sao?
 
Nhưng em học sinh có lẽ hỏi người giáo dục, “Thầy đã nhận ra tất cả việc này hay thầy chỉ đang đùa giỡn bằng những từ ngữ?” Chính câu hỏi đó có lẽ đã đánh thức thông minh riêng của bạn và chính thông minh đó sẽ cho bạn sự cảm thấy trung thực và những từ ngữ đúng đắn khi trả lời.
 
Như một người giáo dục bạn không có giai cấp; bạn là một con người với tất cả những vấn đề của cuộc sống giống như một em học sinh. Khoảnh khắc bạn nói chuyện từ giai cấp bạn thực sự đang hủy diệt sự liên hệ của con người. Giai cấp ám chỉ quyền hành và khi bạn đang tìm kiếm việc này, có ý thức hay không ý thức, bạn đi vào thế giới của hung tợn. Bạn có một trách nhiệm lớn lao, người bạn của tôi, và nếu bạn có trách nhiệm tổng thể này mà là tình yêu, vậy thì những gốc rễ của cái tôi đã biến mất. Điều này không được nói như một sự khuyến khích hay để bạn cảm thấy rằng bạn phải làm việc này, nhưng vì chúng ta là tất cả những con người, đại diện cho toàn nhân loại, chúng ta hoàn toàn và luôn luôn chịu trách nhiệm về vấn đề liệu rằng chúng ta có chọn lựa để là toàn nhân loại hay không. Bạn có lẽ cố gắng thoái thác nó nhưng chính cái chuyển động đó là hành động của cái tôi. Rõ ràng của trực nhậntự do của cái tôi.
 
 

Ngày 01 tháng bảy

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-07-1979

Nở hoa của tốt lành là sự giải phóng năng lượng tổng thể của chúng ta. Nó không là sự kiểm soát hay trấn áp của năng lượng nhưng trái lại tự do hoàn toàn của năng lượng vô biên này. Nó bị giới hạn, bị chật hẹp bởi tư tưởng, bởi sự phân chia của những giác quan của chúng ta. Chính tư tưởngnăng lượng tổng thể này đang vận dụng khai thác chính nó vào một cái khe rãnh chật hẹp, một trung tâm của cái tôi. Nở hoa của tốt lành chỉ có thể bùng nổ trọn vẹn khi năng lượng được tự do, nhưng tư tưởng, do bản chất tự nhiên của nó, đã giới hạn năng lượng này và vì thế sự phân chia của những giác quan xảy ra. Do đó có những giác quan, những cảm xúc, những ham muốn, và những hình ảnhtư tưởng đã tạo ra từ sự ham muốn. Tất cả những việc này là sự phân chia của năng lượng. Liệu chuyển động bị giới hạn này có thể ý thức được chính nó hay không? Đó là, liệu những giác quan có thể ý thức được chính chúng hay không? Liệu ham muốn có thể thấy được chính nó đang nảy sinh từ những giác quan, từ cảm xúc của hình ảnhtư tưởng đã tạo ra, và liệu tư tưởng có thể ý thức được chính nó, ý thức được chuyển động của nó hay không? Tất cả những việc này ám chỉ – liệu toàn thân thể vật chất của con người có thể ý thức được chính nó hay không?
 
Chúng ta sống dựa vào những giác quan của chúng ta. Một trong số chúng thường thường nổi bật; thính giác, thị giác, vị giác dường như tách biệt khỏi nhau, nhưng đây có phải là sự thật hay không? Hay chính bởi vì chúng ta đã cho một giác quan này hay một giác quan khác sự quan trọng lớn hơn – hay nói khác đi bởi vì tư tưởng đã trao cho một giác quan một sự quan trọng lớn hơn? Người ta có lẽ nghe những bản nhạc hay và hài lòng nó, và vẫn vậy không còn nhạy cảm đến những sự việc khác. Người ta có lẽ có một vị giác nhạy cảm nhưng lại hoàn toàn không nhạy cảm đến những màu sắc khó phân biệt. Đây là sự phân chia. Khi mỗi giác quan chỉ ý thức được chính nó vậy thì sự phân chia bị duy trì . Trong cách này năng lượng bị phá vỡ ra. Nếu đây là như vậy, như nó có vẻ là như thế, liệu có một ý thức không bị phân chia bởi tất cả những giác quan hay không? Và tư tưởng là bộ phận của những giác quan. Việc này ám chỉ – liệu thân thể có thể ý thức được chính nó hay không? Không phải bạn đang ý thức được thân thể riêng của bạn nhưng thân thể chính nó đang ý thức. Hiểu rõ điều này rất quan trọng. Nó không thể được dạy dỗ bởi người khác: lúc đó nó là thông tin thứ hai mà tư tưởng đang áp đặt vào chính nó. Bạn phải khám phá cho chính mình liệu toàn cơ quan, cái thực thể vật chất, có thể ý thức được chính nó hay không? Bạn có lẽ ý thức được chuyển động của một cánh tay, một cái chân hay cái đầu, và qua chuyển động đó nhận ra rằng bạn đang trở nên ý thức được toàn thân thể, nhưng điều gì chúng ta đang hỏi là: liệu thân thể có thể tự ý thức được chính nó mà không có bất kỳ chuyển động nào hay không? Tìm được điều này thật cần thiết bởi vì tư tưởng đã áp đặt khuôn mẫu của nó vào thân thể, điều gì nó nghĩ là vận động đúng cách, ăn uống đúng cách và vân vân. Vì vậy có sự điều phối của tư tưởng vào các cơ quan thân thể; có một cuộc đấu tranh có ý thức hay không ý thức giữa tư tưởng và các cơ quan thân thể. Trong cách này tư tưởng đang hủy diệt thông minh tự nhiên của chính thân thể. Liệu thân thể, cái cơ quan vật chất, có thông minh riêng của nó hay không? Nó có khi tất cả những giác quan đang hành động hòa hợp cùng nhau để cho không có sự căng thẳng, không có những đòi hỏi thuộc giác quan hay cảm xúc của ham muốn. Khi người ta đói, người ta ăn nhưng thường thường vị giác, được hình thành bởi thói quen, ra lệnh cho họ ăn cái gì. Thế là sự phân chia xảy ra. Một thân thể lành mạnh có thể tạo ra được chỉ khi nào có sự hòa hợp của tất cả những giác quan mà là thông minh của chính thân thể. Điều gì chúng ta đang hỏi là: không hòa hợp tạo ta sự lãng phí của năng lượng phải không? Liệu thông minh riêng của cơ quan thân thể, mà đã bị đè nén hay bị phá hoại bởi tư tưỏng, có thể được đánh thức hay không? 

Hồi tưởng đảm trách một vai trò thảm khốc vào thân thể. Hồi tưởng của vui thú ngày hôm qua làm tư tưởng trở thành ông chủ của thân thể. Thân thể lúc đó trở thành một nô lệ của ông chủ, và thông minh bị khước từ. Vì vậyxung đột. Sự đấu tranh này có thể tự thể hiện chính nó qua sự lười biếng, qua sự mệt mỏi, qua sự dửng dưng hay trong những đáp trả loạn thần kinh. Khi thân thểthông minh riêng của nó mà được tự do khỏi tư tưởng, mặc dù tư tưởngthành phần của nó, thông minh này sẽ bảo vệ hạnh phúc riêng của nó.
 
Những vui thú cai trị cuộc đời chúng ta trong những hình thứcgiáo dục nhất hay thô thiển nhất. Và rõ ràng vui thú là một hồi tưởng – cái đó mà đã là hay cái đó mà được mong đợi. Vui thú không bao giờ ở ngay khoảnh khắc này. Khi vui thú bị khước từ, bị đè nén hay bị ngăn chặn, từ sự thất vọng này những hành động loạn thần kinh, như bạo hànhhận thù xảy ra. Sau đó vui thú tìm kiếm những hình thức và những chỗ thoát khác; thỏa mãn và không thỏa mãn phát sinh. Muốn ý thức được tất cả những hoạt động này, cả về thân thể lẫn tâm lý, đòi hỏi một quan sát toàn chuyển động của cuộc sống một người. 

Khi thân thể ý thức được chính nó, sau đó chúng ta có thể hỏi một câu hỏi sâu sắc hơn và có lẽ khó khăn hơn nhiều: liệu tư tưởng, mà đã sắp đặt vào chung toàn ý thức này, có thể ý thức được chính nó hay không? Hầu hết mọi thời gian tư tưởng điều phối thân thể và thế là thân thể mất đi sinh lực của nó, thông minh của nó, năng lượng bẩm sinh riêng của nó, và vì vậy có những phản ứng loạn thần kinh. Thông minh của thân thể có khác biệt với thông minh tổng thể mà có thể hiện diện chỉ khi nào tư tưởng nhận ra giới hạn riêng của nó, tìm được vị trí đúng của nó hay không?

Như chúng ta đã nói ở đầu lá thư này, nở hoa của tốt lành có thể xảy ra chỉ khi nào có sự giải phóng năng lượng tổng thể. Trong giải phóng này không có xung đột. Chỉ trong thông minh tột đỉnh không phân chia mới có nở hoa này. Thông minh này không là một đứa trẻ của lý luận. Tánh tổng thể của thông minh này là từ bi.

Con người đã cố gắng giải phóng năng lượng vô biên này qua những hình thức khác nhau của kiểm soát, qua kỷ luật gây kiệt quệ, qua ăn uống kiêng cử, qua những khước từ, hy sinh được cống hiến cho nguyên tắc cao cả nhất hay một vị thần thánh tối thượng nào đó, hay qua hành động kích thích năng lượng này dựa vào những trạng thái khác nhau. Tất cả việc này đều ngụ ý sự kiểm soát của tư tưởng hướng về một kết thúc đã được ao ước trước. Nhưng điều gì chúng ta đang nói hoàn toàn trái ngược với tất cả những sự việc này. Liệu tất cả điều này có thể được chuyển tải cho em học sinh? Đó là trách nhiệm của bạn phải làm như thế.
 
 
 

Ngày 15 tháng bảy

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-07-1979

Chính mối quan tâm của những ngôi trường này là tạo ra một thế hệ mới của những con người được tự do khỏi hành động tự cho mình là trung tâm. Không có một trung tâm giáo dục nào khác quan tâm đến điều này và đó là trách nhiệm của chúng ta, như những người giáo dục, là tạo ra một cái trí không có mâu thuẫn trong chính nó và chấm dứt sự tranh đấuxung đột trong thế giới quanh chúng ta. Liệu cái trí, mà là một cấu trúc và chuyển động phức tạp, liệu cái trí đó có thể làm tự do chính nó khỏi mạng lưới mà nó đã đan kết lại hay không? Mọi con người thông minh đều hỏi liệu có thể chấm dứt sự xung đột giữa con ngườicon người. Một số người đã tìm hiểu nó rất sâu sắc, rất thông thái; những người khác, vì thấy được sự vô hy vọng của nó, trở nên cay đắng, ngờ vực, hay hướng về một tác nhân phía bên ngoài nào đó để giải thoát họ khỏi những hỗn loạnđau khổ riêng của họ. Khi chúng ta hỏi liệu cái trí có thể làm tự do chính nó khỏi ngục tù mà nó đã tạo ra hay không, đó không là một câu hỏi hoa mỹ hay thuộc trí năng. Nó được hỏi hoàn toàn nghiêm túc; nó là một thách thức mà bạn phải trả lời không phải do thuận tiện hay dễ chịu của bạn nhưng phù hợp với chiều sâu của thách thức đó. Nó không thể bị trì hoãn.
 
Một thách thức không đang hỏi liệu có thể được hay không thể được, liệu cái trí có khả năng làm tự do chính nó: một thách thức, nếu nó xứng đáng như vậy, là tức khắc và mãnh liệt. Muốn đáp lại nó bạn phải có chất lượng mãnh liệt và tức khắc đó – cảm thấy nó. Khi có sự tiếp cận mãnh liệt này, vậy thì câu hỏi có những hàm ý lớn lao. Thách thức đang đòi hỏi sự hoàn hảo tột đỉnh nơi bạn, không phải chỉ với trí năng nhưng với mọi năng lượng của toàn thân tâm bạn. Thách thức này không phải ở bên ngoài bạn. Làm ơn đừng đẩy nó ra bên ngoài, mà là tạo ra một ý tưởng về nó. Bạn đang đòi hỏi cho chính mình tánh tổng thể của tất cả năng lượng của bạn.
 
Chính đòi hỏi đó lau sạch tất cả kiểm soát, tất cả mâu thuẫn và bất kỳ phản kháng nào trong chính bạn. Nó ám chỉ một hội nhập trọn vẹn, một sự hòa hợp hoàn toàn. Đây là bản thể của tánh không ích kỷ.
 
Cái trí với những đáp trả cảm xúc của nó, với tất cả những sự việc mà tư tưởng đã gom góp vào chung, là ý thức của chúng ta. Ý thức này, cùng những chứa đựng của nó, là ý thức của mọi con người, được bổ sung, không hoàn toàn giống nhau lắm, khác nhau trong những sắc thái và những tinh tế của nó, nhưng theo căn bản gốc rễ sự hiện hữu của nó đều tương đồng với tất cả chúng ta. Những nhà khoa học và những nhà tâm lý học đang tìm hiểu ý thức này và những vị đạo sư đang chơi đùa với nó để đạt được những mục đích riêng của họ. Những người nghiêm túc đang tìm hiểu ý thức như một khái niệm, như một qui trình thí nghiệm – những đáp trả của bộ não, những làn sóng alpha và vân vân – như một cái gì đó bên ngoài chính bản thân họ. Nhưng chúng ta không quan tâm đến những lý thuyết, những khái niệm, những ý tưởng về ý thức; chúng ta quan tâm đến hoạt động của nó trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trong hiểu rõ những hoạt động này, những đáp trả hàng ngày, những xung đột, chúng ta sẽ có một thấu triệt vào bản chất và cấu trúc của ý thức riêng của chúng ta. Như chúng ta đã vạch rõ, tính thực tại căn bản của ý thức này đều tương đồng với tất cả chúng ta. Nó không là ý thức đặc biệt của bạn hay ý thức đặc biệt của tôi. Chúng ta đã thừa hưởng nó và chúng ta đang bổ sung nó, đang thay đổi nó ở đây và ở đó, nhưng chuyển động căn bản của nó là tương đồng với tất cả nhân loại.
 
Ý thức này là cái trí của chúng ta cùng tất cả những phức tạp của tư tưởng của nó – những cảm xúc, những đáp trả thuộc giác quan, hiểu biết được tích lũy, đau khổ, thương xót, lo âu, bạo hành. Tất cả việc đó là ý thức của chúng ta. Bộ não rất cổ xưa và nó bị điều kiện bởi hàng thế kỷ tiến hóa, bởi mọi loại trải nghiệm, bởi những tích lũy mới đây của hiểu biết được gia tăng. Tất cả việc này là ý thức trong hành động tại mỗi khoảnh khắc của cuộc đời chúng ta – sự liên hệ giữa những con người cùng tất cả những vui thú, những đau khổ, rối loạn của những giác quan mâu thuẫn nhau và sự thỏa mãn của ham muốn kèm theo đau khổ của nó. Đây là chuyển động của cuộc sống chúng ta. Chúng ta đang hỏi, và việc này phải được gặp gỡ như một thách thức, liệu chuyển động cổ xưa này có khi nào chấm dứt được hay không? – bởi vì cái chuyển động này đã trở thành một hoạt động máy móc, một phương cách truyền thống của cuộc sống. Trong sự kết thúc có một khởi đầu và ngay đó không còn kết thúc lẫn khởi đầu.
 
Ý thức có vẻ là một vấn đề rất phức tạp nhưng thật ra nó rất đơn giản. Tư tưởng gom góp vào chung tất cả những chứa đựng của ý thức chúng ta – sự an toàn của nó, sự hoang mang của nó, những hy vọng và những sợ hãi của nó, nỗi u uất và ngất ngây, lý tưởng, ảo tưởng. Ngay khi sự việc này được hiểu rõ – rằng tư tưởng chịu trách nhiệm cho toàn bộ những chứa đựng của ý thức chúng tavậy thì một câu hỏi không tránh khỏi nảy sinh – liệu tư tưởng có thể được chặn đứng lại? Nhiều nỗ lực đã được thực hiện, tôn giáo và máy móc, để kết thúc tư tưởng. Chính đòi hỏi để có sự kết thúc của tư tưởng lại là bộ phận của chuyển động của tư tưởng. Chính tìm kiếm để có được trạng thái siêu ý thức vẫn còn là sự đo lường của tư tưởng. Những thần thánh, những lễ nghi, tất cả những ảo tưởng thuộc cảm xúc của những nhà thờ, đền chùa và thánh đường cùng kiến trúc tuyệt vời của chúng vẫn còn là chuyển động của tư tưởng. Chúa được đặt ở thiên đàng bởi tư tưởng.
 
Tư tưởng đã không tạo ra thiên nhiên. Đó là sự thật. Cái ghế cũng là sự thật, và nó được tạo ra bởi tư tưởng; tất cả những sự vật công nghệ đã tạo ra là sự thật.
 
Những ảo tưởng là cái đó mà lẩn tránh sự thật (điều đang xảy ra ngay lúc này) nhưng những ảo tưởng trở thành sự thật bởi vì chúng ta sống theo chúng.

Con chó không được tạo ra bởi tư tưởng, nhưng cái gì chúng ta muốn con chó đó là là chuyển động của tư tưởng. Tư tưởng là đo lường. Tư tưởngthời gian. Toàn thể việc này là ý thức của chúng ta. Cái trí, bộ não, những giác quan là bộ phận của nó. Chúng ta đang hỏi liệu chuyển động này có thể kết thúc được hay không? Tư tưởng là gốc rễ của tất cả những đau khổ của chúng ta, tất cả những xấu xa của chúng ta. Điều gì chúng ta đang yêu cầu là sự kết thúc của những sự việc này – những sự việc mà tư tưởng đã sắp xếp vào chung – không là sự kết thúc của chính tư tưởng nhưng là sự kết thúc của những lo âu, sầu não, đau khổ, quyền hành, bạo lực của chúng ta. Với sự kết thúc của những việc này, tư tưởng tìm được vị trí bị giới hạn, đúng đắn của nó – hiểu biết hàng ngày và ký ức người ta phải có. Khi những chứa đựng của ý thức đã được sắp xếp vào chung bởi tư tưởng không còn năng động nữa, vậy thìkhông gian mênh mang và vì thế giải phóng năng lượng vô biên đã bị giới hạn bởi ý thức. Tình yêu vượt khỏi ý thức này.
 
 

Ngày 01 tháng tám

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-08-1979

Người hỏi: Nếu tôi được phép hỏi ông, điều gì ông coi là một trong những sự việc quan trọng nhất trong cuộc sống? Tôi đã suy nghĩ cẩn thận vấn đề này trong một thời gian dài và có quá nhiều sự việc trong cuộc sống mà tất cả dường như đều quan trọng. Tôi muốn hỏi ông câu hỏi này bằng sự nghiêm túc nhất.

Krishnamurti: Có lẽ đó là nghệ thuật sống. Chúng ta đang sử dụng từ ngữ nghệ thuật trong ý nghĩa rộng rãi nhất của nó. Vì cuộc sống rất phức tạp, luôn luôn khó khăn và bối rối khi chọn ra một khía cạnh và nói khía cạnh đó là quan trọng nhất. Chính sự chọn lựa, chất lượng gây phân biệt đó, nếu tôi được phép vạch rõ, dẫn đến sự hoang mang thêm nữa. Nếu bạn nói khía cạnh này là quan trọng nhất, vậy thì bạn đã khuyến khích những khía cạnh khác của cuộc sống thành một vị trí thứ hai. Hoặc chúng ta nhìn toàn chuyển động của cuộc sống như một thực thể, mà trở nên quá khó khăn cho hầu hết mọi người, hoặc chúng ta dùng một khía cạnh căn bản trong đó tất cả những khía cạnh khác đều có thể bao gồm. Nếu bạn đồng ý việc này, vậy thì chúng ta có thể tiếp tục cuộc nói chuyện của chúng ta.

Người hỏi: Ông có ý nói rằng một khía cạnh có lẽ bao phủ toàn chuyển động của cuộc sống hay sao? Điều đó có thể được à?

Krishnamurti: Điều đó có thể được. Chúng ta hãy tìm hiểu nó rất kỹ càng và từ tốn. Đầu tiên hai chúng ta phải tìm hiểu và không phải ngay lập tức đạt đến một kết luận nào đó mà thông thường khá hời hợt. Chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu một khía cạnh của cuộc sống và trong chính hiểu rõ về nó chúng ta có thể bao phủ toàn chuyển động của cuộc sống. Muốn tìm hiểu, chúng ta phải được tự do khỏi những thành kiến, những trải nghiệm cá thể, và những kết luận được khẳng định sẵn của chúng ta. Giống như một nhà khoa học giỏi chúng ta phải có một cái trí không bị chất đầy bởi hiểu biếtchúng ta đã tích lũy sẵn. Chúng ta phải tiếp cận nó trong sáng lại và đây là một trong những cần thiết khi tìm hiểu, sự tìm hiểu không phải về một ý tưởng hay một chuỗi những ý niệm thuộc triết lý nhưng sự tìm hiểu của những cái trí riêng của chúng ta mà không có bất kỳ phản ứng nào đến điều gì đang được quan sát. Điều này tuyệt đối cần thiết; nếu không sự tìm hiểu riêng của bạn bị phủ màu bởi những sợ hãi, những hy vọng và những vui thú riêng của bạn.

Người hỏi: Ông đang đòi hỏi quá nhiều phải không? Liệu có thể có được cái trí như thế à?

Krishnamurti: Chính sự thôi thúc để tìm hiểu và sự mãnh liệt của tìm hiểu đã làm tự do cái trí khỏi lớp màu tô của nó. Như chúng ta đã nói, một trong những sự việc quan trọng nhất là nghệ thuật sống. Liệu có một cách sống cuộc sống hàng ngày của chúng ta hoàn toàn khác biệt với cái gì nó thông thường là hay không? Tất cả chúng ta đều biết cái thông thường. Liệu có một cách sống mà không có bất kỳ kiểm soát, không có bất kỳ xung đột, không có một tuân phục theo kỷ luật hay không? Làm thế nào tôi có thể tìm được? Tôi chỉ có thể tìm được khi toàn cái trí của tôi đang đối diện chính cái gì đang xảy ra ngay lúc này. Điều này có nghĩa rằng tôi chỉ có thể tìm được nó có nghĩa gì khi sống không có xung đột, khi điều gì đang xảy ra ngay lúc này có thể quan sát được. Quan sát này không là một vấn đề thuộc cảm xúc hay thuộc trí năng nhưng là trực nhận sắc bén, rõ ràng, tinh tế mà trong đó không có hai. Chỉ có thực tại và không còn gì thêm nữa.

Người hỏi: Ông có ý nói gì qua từ ngữ có hai trong trường hợp đặc biệt này?

Krishnamurti: Rằng không có đối nghịch, hay mâu thuẫn trong sự việc gì đang xảy ra. Có hai phát sinh chỉ khi nào có một tẩu thoát khỏi cái gì là. Tẩu thoát này tạo ra đối nghịch và thế là xung đột nảy sinh. Chỉ có sự thật, thực tại và không còn gì thêm nữa.

Người hỏi: Ông đang nói rằng khi một điều gì đó đang xảy ra ngay lúc này được trực nhận, cái trí không được lẻn vào cùng những liên tưởng và những phản ứng phải không?

Krishnamurti: Vâng, đó là điều gì chúng ta có ý nói. Những liên tưởng và những phản ứng đến điều gì đang xảy ra là những quy định của cái trí. Tình trạng bị quy định này ngăn cản sự quan sát điều gì đang xảy ra ngay lúc này. Điều gì đang xảy ra ngay lúc này được tự do khỏi thời gian. Thời gian là sự tăng trưởng của tình trạng bị quy định con người. Nó là gia tài thừa kế của nhân loại, cái gánh nặng không có khởi đầu. Khi có quan sát đam mê này về điều gì đang xảy ra, điều đang được quan sát hòa tan vào trạng thái trống không. Quan sát sự tức giận đang xảy ra ngay lúc này bộc lộ toàn bản chất và cấu trúc của bạo lực. Thấu triệt này là sự kết thúc của tất cả bạo lực. Nó không được thay thế bởi bất kỳ điều gì khác nữa và vì vậy đây là khó khăn của chúng ta. Toàn ham muốnthôi thúc của chúng tatìm ra một kết thúc rõ rệt. Trong kết thúc đó có một ý thức của sự an toàn ảo tưởng.

Người hỏi: Có một khó khăn cho nhiều người chúng tôi trong quan sát sự tức giận bởi vì những cảm xúc và những phản ứng dường như là thành phần không thể nào gỡ ra được của sự tức giận đó. Người ta không cảm thấy tức giận nếu không có những liên tưởng, những chứa đựng.

Krishnamurti: Tức giận có nhiều câu chuyện đằng sau nó. Nó không chỉ là một biến cố đơn lẻ. Nó có, như bạn đã vạch ra, quá nhiều những liên tưởng. Chính những liên tưởng này, cùng những cảm xúc của chúng, ngăn cản quan sát thực sự. Với tức giận, những chứa đựng là sự tức giận. Sự tức giận là những chứa đựng, chúng không là hai sự việc tách rời. Những chứa đựng là những quy định. Trong quan sát đam mê điều gì thực sự đang xảy ra – đó là, những hoạt động của tình trạng bị quy định của cái trí, bản chất và cấu trúc của tình trạng này được tan biến.

Người hỏi: Ông đang nói rằng khi một biến cố đang xảy ra có cái dòng chảy tự nhiên, thôi thúc, ngay lập tức của những liên tưởng trong cái trí phải không? Và nếu người ta ngay tức khắc thấy được động thái bắt đầu này xảy ra, thấy đó ngay tức khắc kết thúc nó và nó biến mất, phải không? Đây là điều gì ông muốn nói phải không?

Krishnamurti: Vâng, nó rất đơn giản, đơn giản đến nỗi bạn bỏ qua tánh rất đơn giản của nó và vì vậy sự tinh tế của nó. Điều gì chúng ta đang nói là bất kỳ cái gì đang xảy ra khi bạn đang đi dạo bộ, đang nói chuyện, đang “thiền định” – biến cố đang xảy ra là để được quan sát. Khi cái trí của bạn lang thang, chính thấy nó là kết thúc huyên thuyên của nó. Vì vậy không có xao lãng tại bất kỳ thời điểm nào.

Người hỏi: Dường như ông đang nói rằng những chứa đựng của tư tưởng theo căn bản không có ý nghĩa gì trong nghệ thuật sống.

Krishnamurti: Vâng, hồi tưởng không có vị trí trong nghệ thuật sống. Sự liên hệ là nghệ thuật sống. Nếu có hồi tưởng trong liên hệ, nó không còn là liên hệ. Liên hệ là giữa những con người, không là những kỷ niệm của họ. Chính những kỷ niệm này mới phân chia và vì thế có bất hòa, đối nghịch của cái người là bạn và cái người là tôi. Vì thế tư tưởng, mà là hồi tưởng, không có vị trí nào trong liên hệ. Đây là nghệ thuật sống.
 
Liên hệ là cùng tất cả mọi sự vật sự việc – cùng thiên nhiên, những con chim, những tảng đá, cùng mọi thứ quanh quanh chúng ta và ở trên chúng ta – cùng những đám mây, những vì sao và bầu trời xanh. Tất cả mọi hiện hữuliên hệ. Nếu không có nó bạn không thể nào sống được. Bởi vì chúng ta đã làm hư hỏng sự liên hệ nên chúng ta sống trong một xã hội đang thoái hóa.
 
Nghệ thuật sống có thể hiện hữu chỉ khi nào tư tưởng không làm vấy bẩn tình yêu.
 
Trong những ngôi trường này liệu người giáo viên có thể hoàn toàn cam kết đến nghệ thuật sống này hay không?
 
 
 

Ngày 15 tháng tám

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-08-1979

Nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống, vĩ đại hơn tất cả những sự việc mà con người đã tạo ra, bằng cái trí hay bàn tay, vĩ đại hơn tất cả những quyển sách kinh và những thần thánh của chúng. Chỉ qua nghệ thuật sống này mà một nền văn hoá mới có thể hiện hữu. Đó là trách nhiệm của mọi giáo viên, đặc biệt trong những ngôi trường này, phải tạo ra nghệ thuật này. Nghệ thuật sống này chỉ có thể đến từ tự do tổng thể.
 
Tự do này không là một lý tưởng, một sự việc sẽ xảy ra cuối cùng. Bước đầu tiên trong tự do là bước cuối cùng trong nó. Chính bước đầu tiên mới có giá trị, không phải bước cuối cùng. Điều gì bạn làm bây giờ còn cần thiết nhiều hơn là điều gì bạn làm vào một ngày tháng tương lai nào đó. Cuộc sống là điều gì đang xảy ra ngay lúc này, không là một lúc này được tưởng tượng, không là điều gì tư tưởng đã suy tưởng. Vậy thì chính bước đầu tiên bạn làm ngay lúc này mới quan trọng. Nếu ước đó trong phương hướng đúng đắn, vậy thì tổng thể cuộc sống mở toang cho bạn. Phương hướng đúng đắn đó không là hướng về một lý tưởng, một kết thúc đã khẳng định trước. Nó không tách rời khỏi cái đó mà đang xảy ra ngay lúc này. Đây không là một triết lý, một mớ lý thuyết. Nó là chính xác cái gì từ ngữ triết lý có nghĩa – tình yêu sự thật, tình yêu cuộc sống. Nó không là một cái gì đó mà bạn đi đến trường đại học để học hỏi. Chúng ta đang học hỏi nghệ thuật sống trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
 
Chúng ta sống bằng những từ ngữ và những từ ngữ trở thành ngục tù của chúng ta. Những từ ngữ cần thiết để truyền đạt nhưng từ ngữ không bao giờ là sự vật. Sự thật, thực tại không là từ ngữ nhưng từ ngữ trở nên quan trọng nhất khi nó thay thế cái gì là. Bạn có lẽ quan sát hiện tượng này khi sự diễn tả đã trở thành sự thật, thực tại thay vì chính sự kiện được diễn tả – cái biểu tượng chúng ta tôn thờ, cái bóng chúng ta theo sau, cái ảo tưởng chúng ta bám vào. Và thế là những từ ngữ, ngôn ngữ, định hướng những phản ứng của chúng ta. Ngôn ngữ trở thành một sức mạnh cưỡng bách và những cái trí của chúng ta bị định hướng, bị kiểm soát bởi từ ngữ. Từ ngữ quốc gia, chính thể, Chúa, gia đìnhvân vân bao vây toàn bộ chúng ta cùng tất cả những liên tưởng của chúng và vậy là cái trí của chúng ta trở thành vật nô lệ cho áp lực của những từ ngữ.

Người hỏi: Làm thế nào điều này có thể tránh được?

Krishnamurti: Từ ngữ không bao giờ là sự việc. Từ ngữ người vợ không bao giờ là con người đó, từ ngữ cửa ra vào không bao giờ là cửa ra vào thực sự. Từ ngữ đã ngăn cản trực nhận thực sự về sự vật hay về con người bởi vì từ ngữ có nhiều liên tưởng. Những liên tưởng này, mà thật ra là những gợi nhớ lại, làm biến dạng không chỉ sự quan sát bằng mắt mà còn bằng tâm lý nữa. Những từ ngữ lúc đó trở thành một vật cản trở vào dòng chảy tự do của quan sát. Hãy coi thử những từ ngữ thủ tướngthư ký. Chúng diễn tả những chức năng nhiệm vụ, nhưng từ ngữ thủ tướngý nghĩa khủng khiếp về quyền hành, giai cấp và sự quan trọng, trái lại từ ngữ thư ký có những liên tưởng đến sự không quan trọng, giai cấp thấp kém, và không quyền hành. Vì thế từ ngữ ngăn cản bạn không nhìn vào cả hai như những con người. Có thói kênh kiệu đã bám rễ trong hầu hết chúng ta, và thấy được những từ ngữ này đã tác động ra sao vào sự suy nghĩ của chúng taý thức không chọn lựa về nó, là học hỏi nghệ thuật quan sátquan sát không còn liên tưởng.

Người hỏi: Tôi hiểu rõ điều gì ông nói nhưng lại nữa tốc độ của liên tưởng liền ngay lập tức đến độ phản ứng xảy ra trước khi người ta nhận ra nó. Liệu có thể ngăn cản được việc này hay không?

Krishnamurti: Đây không là một câu hỏi sai lầm hay sao? Ai là người ngăn cản nó? Nó có là một biểu tượng khác, một từ ngữ khác, một ý tưởng khác hay không? Nếu nó là như vậy, vậy thì người ta đã không hiểu rõ toàn ý nghĩa sự biến thành nô lệ của cái trí do bởi những từ ngữ, ngôn ngữ. Bạn thấy không, chúng ta sử dụng những từ ngữ đầy cảm xúc; nó là một hình thức của suy nghĩ thuộc cảm xúc, ngoại trừ việc sử dụng những từ ngữ công nghệ như những thước tấc, những con số, mà chính xác. Trong sự liên hệhoạt động của con người, những cảm xúc đóng một vai trò lớn lao. Ham muốn rất mạnh mẽ, được nuôi dưỡng bởi tư tưởng đang tạo ra hình ảnh. Hình ảnhtừ ngữ, là bức tranh, và việc này tuân theo vui thú của chúng ta, ham muốn của chúng ta. Vì vậy toàn cách sống của cuộc sống chúng ta được định hướng bởi từ ngữ và những liên tưởng của nó. Thấy toàn qui trình này như một tổng thể là thấy được sự thật về việc tư tưởng ngăn cản trực nhận như thế nào.

Người hỏi: Ông đang nói rằng không có suy nghĩ nếu khôngtừ ngữ phải không?

Krishamurti: Vâng, trong chừng mực nào đó. Và luôn nhớ rằng chúng ta đang nói về nghệ thuật sống, học hỏi nó, không phải đang thuộc lòng những từ ngữ. Chúng ta đang học hỏi; không phải chúng tôi đang dạy dỗ và bạn đang trở thành một người đệ tử ngờ nghệch. Bạn đang hỏi liệu có suy nghĩ mà không có những từ ngữ hay không. Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Toàn suy nghĩ của chúng ta đều được đặt nền tảng trên ký ức, và ký ức đặt nền tảng trên những từ ngữ, những hình ảnh, những biểu tượng, những bức tranh. Tất cả những việc này là những từ ngữ.

Người hỏi: Nhưng điều gì người ta nhớ không là một từ ngữ; nó là một trải nghiệm, một biến cố cảm xúc, một bức tranh của một con người hay một địa điểm. Từ ngữ là sự liên tưởng thứ hai.

Krishnamurti: Chúng ta đang sử dụng từ ngữ để diễn tả tất cả việc này. Rốt cuộc ra, từ ngữ là một biểu tượng để chỉ rõ cái đó mà đã xảy ra hay đang xảy ra, để truyền đạt hay gợi nhớ một điều gì đó. Liệu có một suy nghĩ mà không có toàn qui trình này hay không? Vâng, có chứ, nhưng nó không nên được gọi là suy nghĩ. Suy nghĩ ám chỉ một sự tiếp tục của ký ức nhưng trực nhận không là hoạt động của tư tưởng. Trực nhận thực sự là thấu triệt toàn bản chất và chuyển động của từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh và những liên quan thuộc cảm xúc của chúng. Thấy việc này như một tổng thể là đưa từ ngữ vào vị trí đúng đắn của nó.

Người hỏi: Thấy tổng thể có nghĩa là gì? Ông thường xuyên nói đến việc này. Ông có ý gì qua từ ngữ đó?

Krishnamurti: Tư tưởng có tánh phân chia bởi vì trong chính nó, nó bị giới hạn. Quan sát tổng thể ám chỉ không có sự ngăn cản của tư tưởngquan sát mà không có quá khứ như hiểu biết đang cản trở sự quan sát. Lúc đó người quan sát không còn, vì người quan sátquá khứ, chính là bản chất của tư tưởng.

Người hỏi: Ông đang yêu cầu chúng tôi ngừng lại tư tưởng?

Krishnamurti: Lại nữa, nếu chúng ta được phép vạch rõ, đó là một câu hỏi sai lầm. Nếu tư tưởng bảo chính nó ngừng suy nghĩ, nó tạo ra có hai và xung đột. Đây là một qui trình rất phân chia của tư tưởng. Nếu bạn thực sự nắm bắt được sự thật của việc này, vậy thì tự nhiên tư tưởng ngừng lại. Tư tưởng sau đó có vị trí giới hạn riêng của nó. Tư tưởng sau đó sẽ không đảm trách toàn vùng đất của cuộc sống, như nó đang làm bây giờ.

Người hỏi: Thưa ông, tôi hiểu được chú ý phi thường cần thiết đến chừng nào. Tôi có thể thực sự có chú ý đó hay không, liệu tôi có đủ nghiêm túc để trao toàn năng lượng của tôi cho việc này hay không?

Krishnamurti: Năng lượng có thể bị phân chia hay sao? Năng lượng đã tiêu dùng trong việc kiếm sống, trong việc có một gia đình và trong việc hoàn toàn nghiêm túc để nắm bắt điều gì đang được nói là năng lượng tổng thể. Nhưng tư tưởng phân chia nó và vì vậy chúng ta lãng phí nhiều năng lượng vào công việc kiếm sống và rất ít về phía khác. Đây là nghệ thuật mà trong đó không còn phân chia. Đây là sự sống trọn vẹn, tổng thể của cuộc sống.
 
 

Ngày 01 tháng chín

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-09-1979

Tại sao chúng ta đang được giáo dục? Có lẽ bạn không bao giờ hỏi câu hỏi này, nhưng nếu bạn có hỏi, câu trả lời của bạn là gì? Nhiều lý do được đưa ra cho nhu cầu được giáo dục, những cuộc thảo luận hợp lý, hoàn toàn cần thiết nhưng nhạt nhẽo. Câu trả lời thường lệ là để có một công việc làm, để có một nghề nghiệp thành công, hay để trở nên khéo léo bằng đôi bàn tay của bạn hay bằng cái trí của bạn. Sự nhấn mạnh to tát được dành cho năng lực của cái trí để tìm ra cho chính nó một nghề nghiệp mang lại lợi lộc và không khổ cực. Nếu bạn không nổi bật phần trí năng vậy thì sự khéo léo của đôi bàn tay trở nên quan trọng. Người ta nói rằng giáo dục rất cần thiết để duy trì cái xã hội như nó là, để tuân phục đến một khuôn mẫu được dựng lên bởi cái tạm gọi là chính thể nào đó, theo truyền thống hay rất hiện đại. Cái trí được giáo dục có khả năng lớn lao để thâu lượm thông tin về hầu hết mọi chủ đề – nghệ thuật, khoa học và vân vân. Cái trí được thông tin này là thuộc giáo dục, thuộc nghề nghiệp, thuộc triết lý. Học thức như thế được ca tụng và tôn vinh rất nhiều. Sự giáo dục này, nếu bạn chăm chỉ, khéo léo, mau lẹ trong học hỏi của bạn, sẽ bảo đảm cho bạn một tương lai sáng lạn, sự sáng lạn của nó tùy thuộc vào hoàn cảnh thuộc môi trường và xã hội của bạn. Nếu bạn không sáng lạn trong cái khung của giáo dục này, bạn trở thành một người lao động, một công nhân nhà máy hay phải tìm một vị trí ở dưới đáy của cái xã hội rất phức tạp này. Đây thông thường là phương pháp giáo dục của chúng ta.
 
Giáo dục là gì? Căn bản của nó là nghệ thuật học hỏi, không chỉ từ những quyển sách, nhưng từ toàn chuyển động của cuộc sống. Từ ngữ được in sẵn đã trở thành quá quan trọng. Bạn đang học điều gì người khác suy nghĩ, những ý kiến của họ, những giá trị của họ, những xét đoán của họ và vô số những trải nghiệm khác nhau của họ. Cái thư viện còn quan trọng hơn con người có cái thư viện đó. Chính anh ấy là cái thư viện và anh ấy chấp nhận rằng anh ấy đang học hỏi bằng cách đọc liên tục. Sự tích lũy thông tin này, giống như trong một máy vi tính, được coi như là một cái trí hiểu biếtgiáo dục. Rồi thì có những người không đọc gì cả, rất khinh miệt người còn lại và thâm nhập trong những trải nghiệm tự cho mình là trung tâm và những quan niệm được khẳng định riêng của họ.
 
Nhận ra tất cả việc này, chức năng của một cái trí tổng thể là gì? Chúng ta có ý nói qua từ ngữ cái trí là tất cả những đáp lại của những giác quan, những cảm xúc – mà hoàn toàn khác biệt với tình yêu – và khả năng thuộc trí năng. Hiện nay chúng ta trao tặng sự quan trọng lạ lùng cho trí năng. Chúng ta có ý nói qua từ ngữ trí năng là khả năng để lý luận hợp lý, khôn ngoan hay không khôn ngoan, khách quan hay chủ quan. Chính trí năng cùng chuyển động tư tưởng của nó mới tạo ra sự phân chia của tình trạng bị quy định của con người. Chính trí năng đã phân chia thế giới theo ngôn ngữ, theo quốc gia, theo tôn giáo – đã phân chia con người với con người. Trí năngyếu tố tâm điểm của sự thoái hóa của con người khắp thế giới, bởi vì trí năng chỉ là một bộ phận của tình trạng bị quy định và khả năng của con người. Khi bộ phận được tán dương quá mức, được ca tụngban cho những vinh dự, khi nó chiếm tất cả mọi quan trọng, lúc đó cuộc sống của con người mà là liên hệ, hành động, cư xử, trở thành mâu thuẫn, đạo đức giả, rồi thì lo âutội lỗi xuất hiện. Trí năngvị trí của nó, như trong khoa học, nhưng con người đã sử dụng hiểu biết khoa học không chỉ cho lợi ích của anh ấy mà còn tạo ra những dụng cụ chiến tranh và làm ô nhiễm quả đất. Trí năng có thể trực nhận những hoạt động riêng của nó mà tạo ra thoái hóa nhưng nó hoàn toàn không có khả năng chấm dứt sự thoái hóa riêng của nó bởi vì theo căn bản nó chỉ là một bộ phận.
 
Như chúng ta đã nói, giáo dụcbản thể của học hỏi. Học hỏi về bản chất của trí năng, sự thống trị của nó, những hoạt động của nó, những khả năng vô hạn của nó và quyền năng hủy diệt của nó là giáo dục. Học hỏi bản chất của tư tưởng, mà là chính chuyển động của trí năng, không phải từ một quyển sách nhưng từ quan sát thế giới chung quanh bạn – học hỏi điều gì chính xác đang xảy ra mà không có những lý thuyết, những thành kiến và những giá trị, là giáo dục. Những quyển sách là quan trọng nhưng điều gì còn quan trọng hơn nhiều là học hỏi quyển sách, câu chuyện của chính bạn, bởi vì bạn là tất cả nhân loại. Đọc được quyển sách đó là nghệ thuật học hỏi. Tất cả đều nằm ở đó; những học viện; những áp lực của chúng, những áp đặt và tín điều thuộc tôn giáo, sự hung bạo của chúng, những trung thành của chúng. Cấu trúc của tất cả xã hội là sự liên hệ giữa những con người cùng tham lam, những tham vọng của họ, bạo lực của họ, những vui thú của họ, những lo âu của họ. Nó ở đó nếu bạn biết phương cách quan sát. Quan sát đó không phải bên trong. Quyển sách đó không phải bên ngoài hay được che giấu trong chính bạn. Tất cả nó đều ở quanh quanh bạn: bạn là thành phần của quyển sách đó. Quyển sách đó kể cho bạn câu chuyện của con người và nó phải được đọc trong những liên hệ của bạn, trong những phản ứng của bạn, trong những khái niệm và những giá trị của bạn. Quyển sách đó là trung tâm của toàn thân tâm bạn và học hỏi là đọc quyển sách đó bằng ân cần sắc sảo. Quyển sách đó kể cho bạn câu chuyện của quá khứ, làm thế nào quá khứ định hướng cái trí của bạn, quả tim của bạn và những giác quan của bạn. Quá khứ định hướng hiện tại, bổ sung nó tùy theo thách thức của khoảnh khắc này. Và trong chuyển động vô tận của thời gian này con người đã bị giam hãm lại. Chuyển động thời gian này là tình trạng bị quy định của con người. Quy định này đã là gánh nặng vô tận của con người, của bạn, và của người anh của bạn. 

Những triết gia, những nhà thần học, những vị thánh đã chấp nhận tình trạng bị quy định này, đã cho phép sự chấp nhận nó, đã vận dụng hết sức về nó; hay họ đã chuyển những tẩu thoát vào những ảo tưởng của những trải nghiệm huyền bí, của các vị thần thánh và những thiên đàng. Giáo dục là nghệ thuật học hỏi về tình trạng bị quy định này và phương cách thoát khỏi nó, tự do khỏi gánh nặng này. Có một phương cách vượt khỏi nó nhưng không là một tẩu thoát, mà có nghĩa không chấp nhận những sự việc như chúng là. Đó không là sự lẩn tránh tình trạng bị quy định, đó không là sự trấn áp nó. Đó là kết thúc tình trạng bị quy định.
 
Khi bạn đọc những hàng này hay khi bạn nghe nó, hãy ý thức được liệu rằng bạn đang lắng nghe hay đang đọc bằng khả năng từ ngữ của trí năng hay bằng sự chăm chú của chú ý? Khi có chú ý tổng thể này không còn quá khứ nữa nhưng chỉ còn quan sát thuần túy của cái gì đang xảy ra thực sự.
 
 
 

Ngày 15 tháng chín

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-09-1979

Người ta có khuynh hướng không nhớ hay không lưu tâm đến trách nhiệm của người giáo dục là tạo ra một thế hệ mới của những con người mà theo tâm lý, ở bên trong được tự do khỏi những đau khổ, những lo lắng và lao dịch. Nó là một trách nhiệm thiêng liêng, không phải để bị thoái thác một cách dễ dãi chỉ vì những tham vọng, địa vị hay quyền hành riêng của người ta. Nếu người giáo dục cảm thấy một trách nhiệm như thế – sự vĩ đại của nó và chiều sâu lẫn vẻ đẹp của trách nhiệm – anh ấy sẽ tìm được khả năng để giảng dạy và để trợ sức năng lượng riêng của anh ấy. Việc này đòi hỏi sự chuyên cần lớn lao, không phải một gắng sức ngẫu nhiên, có thời hạn, và chính trách nhiệm sâu xa đó sẽ nhóm lên ngọn lửa mà sẽ duy trì anh ấy như một con người tổng thể và một giáo viên vĩ đại. Vì thế giới đang suy thoái rất mau lẹ, trong tất cả những ngôi trường này phải có một nhóm những giáo viên và những học sinh hiến dâng cho công việc tạo ra một thay đổi cơ bản cho những con người nhờ vào phương pháp giáo dục đúng đắn. Từ ngữ đúng đắn không là một vấn đề của ý kiến, đánh giá hay một khái niệm nào đó được sáng chế bởi trí năng. Từ ngữ đúng đắn có nghĩa hành động tổng thể mà trong đó tất cả động cơ của tư lợi chấm dứt. Chính trách nhiệm tổng thể này, sự quan tâm không chỉ của người giáo dục mà còn của em học sinh, xóa đi những vấn đề tự tạo liên tục. Cái trí dù thiếu chín chắn như thế nào chăng nữa, ngay khi bạn chấp nhận trách nhiệm này chấp nhận đó tạo ra sự nở hoa của cái trí. Nở hoa này ở trong liên hệ giữa em học sinh và người giáo dục. Nó không là công việc của một phía. Khi bạn đọc những hàng này, làm ơn hãy vận dụng chú ý tổng thể của bạn và cảm thấy sự khẩn thiết và mãnh liệt của trách nhiệm này. Làm ơn đừng biến nó thành một điều trừu tượng, một ý tưởng, nhưng trái lại hãy quan sát sự kiện thực sự, điều đang xảy ra thực sự trong khi đọc những hàng này.
 
Hầu hết con người trong cuộc sống của họ, đều ham muốn quyền hành và giàu có. Khi được giàu có, có một ý thức của tự do, và vui thú được theo đuổi. Ham muốn có quyền hành dường như là một bản năng được tự diễn tả trong nhiều cách. Nó ở trong vị giáo sĩ, vị đạo sư, người chồng hay người vợ, hay trong một cậu trai đối với một cậu trai khác. Ham muốn thống trị hay phục tùng này là một trong những quy định của con người, có thể được thừa hưởng nơi thú vật. Sự hung hăng và nhường nhịn này làm hư hỏng tất cả những liên hệ trong suốt cuộc sống. Đây đã là cái khuôn mẫu từ khi có sự bắt đầu của thời gian. Con người đã chấp nhận việc này như một phương cách tự nhiên của cuộc sống, với tất cả những xung đột và những đau khổ mà nó mang lại.
 
Theo căn bản đo lường có liên quan trong nó – nhiều hơn và ít hơn, to hơn và nhỏ hơn – mà thực chấtso sánh. Người ta luôn luôn đang so sánh chính mình với người khác, đang so sánh một bức tranh với một bức tranh khác; có sự so sánh giữa quyền hành lớn hơn và kém hơn, giữa người nhút nhát và người hung hăng. Nó bắt đầu hầu như ngay từ khi mới sinh và tiếp tục suốt cuộc sống – đo lường liên tục này của quyền hành, địa vị, giàu có. Điều này được khuyến khích trong những trường tiểu học, những trường trung học, những trường cao đẳng và những trường đại học. Toàn hệ thống phân hạng của chúng là giá trị so sánh của hiểu biết này. Khi A được so sánh với B, mà thông minh, sáng láng, tự khẳng định, chính so sánh đó đã hủy hoại A. Sự hủy hoại này mang hình thức của ganh đua, của bắt chước và tuân phục đến những khuôn mẫu được xác định bởi B. Việc này nuôi dưỡng, có ý thức hay không ý thức, thù nghịch, ganh tị, lo âu và thậm chí sợ hãi; và việc này trở thành một quy định mà trong đó A sống phần còn lại của cuộc đời em, luôn luôn đang đo lường, luôn luôn đang so sánh theo tâm lývật chất
 
Sự so sánh này là một trong nhiều khía cạnh của bạo lực. Từ ngữ “nhiều hơn” luôn luôn so sánh, và từ ngữ “tốt hơn” cũng vậy. Câu hỏi là, liệu người giáo dục có thể xóa bỏ đi tất cả so sánh, tất cả đo lường trong việc dạy học của anh ấy hay không? Liệu anh ấy có thể chấp nhận em học sinh như em là, không phải như em nên là gì, không thực hiện những xét đoán được dựa vào những giá trị so sánh hay không? Chỉ khi nào có sự so sánh giữa người được gọi là khôn ngoan và người được gọi là đần độn thì mới có một chất lượng được gọi là sự đần độn. Người ngu dốt – anh ấy là một người ngu dốt bởi vì so sánh hay bởi vì anh ấy không có khả năng trong những hoạt động nào đó? Chúng ta đã đặt ra những tiêu chuẩn nào đó được dựa vào đo lường và những người không đạt được những tiêu chuẩn đó được coi như là ngu dốt. Khi người giáo dục xóa sạch so sánh và đo lường, lúc đó anh ấy quan tâm đến em học sinh như em là và sự liên hệ của anh ấy với em học sinh là trực tiếp ngay thẳng và hoàn toàn khác hẳn. Hiểu rõ được điều này rất quan trọng. Tình yêu không có so sánh. Nó không có đo lường. So sánh và đo lường là những phương cách của trí năng. Đây là sự phân chia. Khi sự việc này căn bản đã được hiểu rõ rồi, không phải nghĩa lý bằng từ ngữ nhưng sự thật của nó – liên hệ của người giáo viên và em học sinh trải qua một thay đổi cơ bản. Những kiểm tra cuối cùng của đo lường là những kỳ thi cùng sợ hãilo âu của chúng mà ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống tương lai của em học sinh. Toàn không khí của một ngôi trường trải qua một thay đổi khi không còn ý thức của ganh đua, so sánh.
 
 

Ngày 01 tháng mười

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01 –10-1979

Một trong những đặc điểm của con ngườinuôi dưỡng những giá trị. Từ niên thiếu chúng ta đã được khuyến khích đặt ra cho chính chúng ta những giá trị bám rễ nào đó. Mỗi con người có những mục đích và những dự định lâu dài riêng của anh ấy. Tự nhiên những giá trị của một người khác biệt với những giá trị của những người khác. Những giá trị này đã được nuôi dưỡng hoặc bởi ham muốn hoặc bởi trí năng. Chúng có thể là mơ mộng, dễ chịu, an ủi hay thực tế. Những giá trị này rõ ràng khuyến khích sự phân chia giữa con ngườicon người. Những giá trị là cao quí hay thấp hèn tùy theo những thành kiếndự định của người ta. Không cần nêu ra những loại giá trị khác nhau, tại sao con người có những giá trị và kết quả của chúng là gì? Nghĩa lý căn bản của từ ngữ giá trị (value) là sức mạnh. Nó đến từ từ ngữ “valour”, dũng cảm. Sức mạnh không là một giá trị. Nó trở thành một giá trị khi nó là đối nghịch của yếu ớt. Sức mạnh – không phải thuộc cá tính con người có từ kết quả của áp lực xã hội – là bản thể của sự rõ ràng. Suy nghĩ rõ ràng thì không có những thành kiến, không có những sai lệch; nó là quan sát mà không bị biến dạng. Sức mạnh hay dũng cảm không là một sự việc được vun quén như bạn ươm một cái cây hay một giống mới. Nó không là một kết quả. Một kết quả có một nguyên nhân và khi có một nguyên nhân nó biểu hiện một yếu ớt; những kết quả của yếu ớt là kháng cự hay nhượng bộ. Rõ ràng không có nguyên nhân. Rõ ràng không là một hậu quả hay một kết cục; nó là sự quan sát thuần khiết của tư tưởnghoạt động tổng thể của nó. Rõ ràng này là sức mạnh.
 
Nếu việc này được hiểu rõ, tại sao con người đã tạo ra những giá trị? Liệu có phải rằng để cho họ sự hướng dẫn trong cuộc sống hàng ngày hay không? Liệu có phải rằng để cho họ một mục đích, vì nếu không cuộc đời trở thành hoang mang, mê mờ không có phương hướng, hay không? Nhưng phương hướng được lập ra bởi trí năng hay ham muốn và vì thế chính cái phương hướng trở thành một biến dạng. Những biến dạng này khác biệt giữa con người này và con người kia, và con người bám vào chúng trong vô vàn rối loạn không ngưng nghỉ. Người ta có thể quan sát những kết cục khi có những giá trị: chúng tách rời con người với con ngườixếp đặt một con người chống lại một con người khác. Được mở rộng ra, sự việc này dẫn đến đau khổ, đến bạo lực và cuối cùng đến chiến tranh.
 
Những lý tưởng là những giá trị. Những lý tưởng thuộc bất kỳ loại nào là một loạt của những giá trị, thuộc quốc gia, tôn giáo, tập thể, cá thể, và người ta có thể quan sát những kết quả của những lý tưởng này vì chúng đang xảy ra trong thế giới. Khi người ta thấy sự thật của việc này, cái trí được giải thoát khỏi tất cả những giá trị và với cái trí như thế chỉ còn lại sự rõ ràng. Một cái trí bám vào hay ham muốn một trải nghiệm đang theo đuổi ảo tưởng của giá trị, và vì thế trở thành riêng tư, lén lút, và phân chia.
 
Là một người giáo dục, bạn có thể giải thích việc này cho một em học sinh: hãy không có giá trị nào cả nhưng hãy sống bằng sự rõ ràng mà không có một giá trị hay không? Điều này có thể tạo ra được khi chính người giáo dục cảm thấy sâu sắc sự thật của việc này. Nếu anh ấy không cảm thấy, vậy thì nó chỉ trở thành một giải thích bằng từ ngữ mà không có bất kỳ tầm quan trọng sâu sắc nào cả. Điều này phải được chuyển tải không chỉ cho những em học sinh lớn hơn mà còn cho những em học sinh còn rất bé. Những em học sinh lớn hơn hầu như đã bị điều kiện quá nặng nề trong áp lực của xã hội và của cha mẹ cùng những giá trị của họ; hay chính các em đã đặt ra những mục đích riêng mà trở thành nhà tù của các em. Với những em còn rất bé điều gì quan trọng nhất là giúp đỡ em được tự do chính em khỏi những áp lực và những vấn đề thuộc tâm lý. Bây giờ những em còn rất bé đang được dạy những vấn đề thuộc trí năng phức tạp; sự học hỏi của các em đang trở nên mỗi lúc một kỹ thuật hơn; các em càng ngày càng được trao cho nhiều thông tin trừu tượng; những hình thái khác nhau của hiểu biết đang được áp đặt vào bộ não của các em, vì vậy đang quy định các em ngay từ thời niên thiếu. Trái lại điều gì chúng ta đang quan tâm là phải giúp đỡ cho những em học sinh còn rất bé này không có những vấn đề thuộc tâm lý để được tự do khỏi sợ hãi, lo âu, hung bạo, để có sự ân cần, quảng đạithương yêu. Điều này còn quan trọng hơn là áp đặt hiểu biết vào những cái trí non nớt của các em. Điều này không có nghĩa rằng em học sinh không nên học đọc, viết và vân vân, nhưng sự nhấn mạnh được đặt vào tự do tâm lý thay vì thâu lượm hiểu biết, mặc dù việc đó cũng cần thiết. Tự do này không có nghĩa rằng em bé được làm điều gì em muốn nhưng giúp đỡ em hiểu rõ bản chất những phản ứng của em, những ham muốn của em.

Việc này đòi hỏi nhiều thấu triệt về phần của người giáo viên. Rốt cuộc ra, bạn muốn em học sinh là một con người tổng thể mà không có bất kỳ vấn đề tâm lý nào; nếu không em sẽ sử dụng sai lầm bất kỳ hiểu biết nào mà em được dạy dỗ. Giáo dục của chúng ta hướng về mục đích sống trong cái đã được biết và vì thế là một nô lệ cho quá khứ với tất cả những truyền thống, những ký ức, những trải nghiệm của nó. Cuộc sống của chúng ta từ cái đã được biết đến cái đã được biết, vì vậy không bao giờ có sự tự do khỏi cái đã được biết. Nếu người ta sống liên tục trong cái đã được biết sẽ không có điều gì mới mẻ, không có điều gì khởi đầu, không có điều gì không bị nhiễm bẩn bởi tư tưởng. Tư tưởng là cái đã được biết. Nếu sự giáo dục của chúng tasự tích lũy liên tục của cái đã được biết vậy thì những cái trí và tâm hồn của chúng ta trở thành máy móc không có bất kỳ sinh lực vô biên nào của cái không biết được. Cái có sự liên tụchiểu biết, vĩnh viễn bị giới hạn. Và cái bị giới hạn phải vĩnh viễn tạo ra những vấn đề. Kết thúc của sự tiếp tục – mà là thời gian – là nở hoa của không thời gian
 
 
 

Ngày 15 tháng mười

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-10-1979

Những thầy cô hay những người giáo dục là những con người. Chức năng của họ là giúp đỡ em học sinh học hỏi – không phải chỉ môn học này hay môn học kia – nhưng còn hiểu rõ toàn bộ mọi hoạt động của học hỏi; không chỉ thâu lượm thông tin về những môn học khác nhau nhưng căn bản phải là những con người tổng thể. Những ngôi trường này không chỉ là những trung tâm của học hỏi nhưng chúng còn phải là những trung tâm của tốt lành và tạo ra một cái trí tôn giáo. Khắp thế giới những con người đang bị thoái hóa trên một mức độ to tát hơn hoặc nhỏ bé hơn. Khi vui thú, cá thể hay tập thể, trở thành sự quan tâm thống trị trong cuộc sống – vui thú của dục tình, vui thú của khẳng định ý muốn riêng của người ta, vui thú của hưng phấn, vui thú của tư lợi, vui thú của quyền hành và địa vị, sự đòi hỏi kiên trì để vui thú riêng của người ta được thành tựu – có thoái hóa. Khi những liên hệ của con người trở thành cẩu thả, không nghiêm túc, được dựa vào vui thú, có thoái hóa. Khi trách nhiệm đã mất đi ý nghĩa tổng thể của nó, khi không còn sự chăm sóc ân cần cho người khác, hay cho quả đất và những sự vật của đại dương, sự không quan tâm đến quả đất và bầu trời này là một hình thức khác của thoái hóa. Khi có đạo đức giả trong những vị trí cao, khi có gian manh trong thương mại, khi những lời nói dối là thành phần của những câu nói hàng ngày, khi có sự chuyên chế của một ít người, khi chỉ những sự vật vật chất chiếm ưu thế – có sự phản bội của tất cả cuộc sống. Rồi thì giết chóc trở thành ngôn ngữ duy nhất của cuộc sống. Khi tình yêu bị coi là vui thú, vậy thì con người đã tự cô lập với vẻ đẹp và sự thiêng liêng của cuộc sống.
 
Vui thú luôn luôn thuộc cá thể, một qui trình cô lập. Mặc dù người ta nghĩ rằng vui thú là một điều gì đó được chia sẻ với người khác, thật ra, qua sự thỏa mãn, nó là một hành động cô lập, khép kín của cái tôi, của cái tôi lệ thuộc. Vui thú càng to lớn bao nhiêu, sự củng cố cái tôi lệ thuộc càng vững chắc bấy nhiêu. Khi có sự theo đuổi vui thú, những con người đang trục lợi lẫn nhau. Khi vui thú trở thành thống trị trong cuộc sống của chúng ta, sự liên hệ được khai thác vì mục đích này và vì vậy không có liên hệ thực sự với một người khác. Lúc đó liên hệ trở thành công việc mua bán. Sự thôi thúc để thành tựu đặt nền tảng vào vui thú và khi vui thú đó bị khước từ hay không tìm được những phương tiện để diễn tả, vậy thì có tức giận, ngờ vực, hận thù hay cay đắng. Sự theo đuổi vui thú liên tục này là sự điên cuồng thực sự.
 
Tất cả việc này chỉ rõ rằng con người, bất kể hiểu biết rộng rãi của anh ấy, những khả năng lạ thường của anh ấy, năng lượng thúc đẩy của anh ấy, hành động hung hăng của anh ấy, đang trên đà suy thoái phải không? Điều này rõ ràng khắp thế giớitrạng thái tự cho mình là trung tâm có tính toán này với những sợ hãi, những vui thú và những âu lo của nó.
 
Vậy thì trách nhiệm tổng thể của những ngôi trường này là gì? Chắc chắn chúng phải là những trung tâm của mục đích học hỏi một cách sống không đặt nền tảng vào vui thú, vào những hoạt động tự cho mình là trung tâm, nhưng vào hiểu rõ của hành động đúng đắn, chiều sâu và vẻ đẹp của sự liên hệ, và sự thiêng liêng của một cuộc sống tôn giáo. Khi thế giới quanh chúng ta quá hủy hoại và không còn ý nghĩa nữa, những ngôi trường này, những trung tâm này, phải trở thành những nơi của ánh sáng và thông thái. Chính trách nhiệm của những con người đang đảm trách những ngôi trường này là tạo ra những việc này.
 
Tất cả những việc này là khẩn thiết, những lời biện minh bào chữa không có ý nghĩa gì cả. Hoặc những trung tâm này giống như một tảng đá mà những dòng nước của băng hoại đang trôi chảy quanh nó, hoặc những trung tâm này chảy theo cùng dòng chuyển động của băng hoại. Những nơi này hiện hữu cho sự khai sáng con người.
 
 

Ngày 01 tháng mười một

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-11-1979

Trong một thế giới nơi con người cảm thấy bị đe dọa bởi những biến động xã hội, dư thừa dân số, những cuộc chiến tranh, bạo lực và nhẫn tâm khủng khiếp, mỗi con người mỗi lúc một quan tâm đến sự tồn tại riêng của anh ấy nhiều hơn trước kia.
 Sự tồn tại ngụ ý rằng sống khôn ngoan, hạnh phúc, không có áp lực hay căng thẳng to lớn. Mỗi con người thể hiện sự tồn tại tùy theo quan niệm đặc biệt riêng của anh ấy. Người lý tưởng thể hiện một lối sống không là thực tại; những triết gia dù là chủ nghĩa Mác, hay tôn giáo, hay thuộc bất kỳ tín ngưỡng đặc trưng nào khác, đã đặt ra những khuôn mẫu cho sự tồn tại; những người theo chủ nghĩa quốc gia coi sự tồn tại chỉ có thể thực hiện được trong một nhóm hay một cộng đồng đặc biệt. Những khác biệt, những lý tưởng và những trung thành thuộc hệ tư tưởng này là những gốc rễ của một phân chia đang ngăn cản sự tồn tại của con người.
 
Con người muốn tồn tại trong một phương cách đặc biệt, tùy theo những đáp lại chật hẹp của họ, tùy theo những vui thú ngay lập tức của họ, tùy theo một trung thành nào đó, tùy theo một đấng cứu rỗi, đấng tiên tri hay vị thánh thuộc tôn giáo nào đó. Tất cả việc này không có cách nào mang lại sự an toàn, bởi vì trong chính chúng, chúng có tánh phân chia, độc quyền, bị giới hạn. Sống trong hy vọng của sự tồn tại theo truyền thống, dù rằng nó cổ xưa hay mới mẻ bao nhiêu, đều không có ý nghĩa gì cả. Những giải pháp từng phần thuộc bất kỳ loại nào – khoa học, tôn giáo, chính trị, kinh tế – không còn bảo đảm cho nhân loại sự tồn tại của nó. Con người đã quan tâm đến sự tồn tại cá thể riêng của anh ấy, đến gia đình anh ấy, đến tổ chức của anh ấy, đến quốc gia sắc tộc của anh ấy, và bởi vì tất cả những việc này là phân chiađe dọa sự tồn tại thực sự của anh ấy. Những phân chia hiện nay của những quốc gia, của sắc tộc, của văn hóa, của tôn giáo là những nguyên nhân của tình trạng bất ổn trong sự tồn tại của con người. Trong sự hỗn loạn của tình trạng bất ổn trên thế giới ngày hôm nay đã khiến con người hướng về uy quyền – hướng về những chuyên gia kinh tế, tôn giáo hay chính trị. Chuyên gia rõ ràng là một người nguy hiểm bởi vì sự đáp lại của anh ấy phải luôn luôn thiên vị, bị giới hạn. Con người không còn là cá thể, tách rời. Điều gì ảnh hưởng đến một ít người ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại. Không có tẩu thoát hay lẩn tránh khỏi vấn đề. Bạn không còn có thể rút lui khỏi tổng thể tình trạng nan giải của con người.
 
Chúng ta đã trình bày vấn đề, nguyên nhân và bây giờ chúng ta phải tìm ra giải pháp. Giải pháp này không được lệ thuộc vào bất kỳ loại áp lực nào – xã hội, tôn giáo, kinh tế, chính trị hay thuộc bất kỳ tổ chức nào. Chúng ta không thể tồn tại nếu chúng ta chỉ quan tâm đến sự tồn tại riêng của chúng ta. Tất cả những con người khắp thế giới ngày nay đều liên hệ hỗ tương với nhau. Điều gì xảy ra cho một quốc gia ảnh hưởng đến những quốc gia khác. Con người đã coi chính bản thân anh ấy như một cá thể tách rời những con người khác nhưng theo tâm lý một con người không thể tách rời toàn thể nhân loại.
 
Không có một sự việc như tồn tại thuộc tâm lý. Khi có ham muốn để tồn tại hay để thành tựu này, bạn phần tâm lý đang tạo ra một tình huống không những tách rời mà còn hoàn toàn không có thật. Theo tâm lý bạn không thể tách rời khỏi người khác. Và ham muốn tách rời theo tâm lý này chính là nguồn gốc của nguy hiểm và hủy hoại. Mỗi con người đang khẳng định chính anh ấy đe dọa sự tồn tại riêng của anh ấy.
 
Khi sự thật của việc này được thấy và hiểu rõ, trách nhiệm của con người trải qua một sự thay đổi cơ bản không chỉ đối với hoàn cảnh sống ngay lập tức của anh ấy mà còn đối với tất cả mọi sinh vật. Trách nhiệm tổng thể này là từ bi. Từ bi này hành động qua thông minh. Thông minh này không phải từng phần, cá thể, tách rời. Từ bi không bao giờ từng phần. Từ bi là sự thiêng liêng của tất cả những sinh vật. 
 
 

Ngày 15 tháng mười một

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-11-1979

Chúng ta nên suy xét rất nghiêm túc, không chỉ trong các ngôi trường này nhưng còn như những con người, khả năng để cùng nhau làm việc; để cùng nhau làm việc với thiên nhiên, với những sinh vật của quả đất, và cũng với những con người khác. Như những con người trong xã hội chúng ta tồn tại vì chính chúng ta. Những luật pháp của chúng ta, những chính phủ của chúng ta, những tôn giáo của chúng ta tất cả đều nhấn mạnh vào sự tách rời của con ngườitrong suốt những thế kỷ đã phát triển thành con người chống lại con người. Nó đang trở nên mỗi lúc một quan trọng hơn, nếu chúng ta muốn tồn tại, rằng là cần có một tinh thần cộng tác cùng vũ trụ, cùng tất cả những sự vật của đại dương và quả đất.
 
Người ta có thể trông thấy trong tất cả cấu trúc xã hội sự ảnh hưởng hủy hoại của phân chia đang xảy ra – quốc gia chống lại quốc gia, một nhóm chống lại một nhóm khác, một gia đình chống lại một gia đình khác, một cá thể chống lại một cá thể khác. Nó cũng như vậy, tôn giáo, xã hội và kinh tế. Mỗi người đang phấn đấu nỗ lực cho chính anh ấy, cho giai cấp của anh ấy hay cho lợi ích đặc biệt của anh ấy trong cộng đồng. Sự phân chia của những niềm tin, những lý tưởng, những kết luận và những thành kiến này đang ngăn cản tinh thần cộng tác không nở hoa được. Chúng ta là những con người, không phải là những nhận dạng thuộc bộ lạc, độc quyền, tách rời. Chúng ta là những con người bị trói buộc trong những kết luận, những lý thuyết, những trung thành. Chúng ta là những sinh vật, không là những nhãn hiệu. Chính bởi vì hoàn cảnh của con người mới thúc đẩy chúng ta tìm kiếm thực phẩm, quần áo và chỗ ở qua sự thiệt hại và nguy hiểm của những sinh vật khác. Chính suy nghĩ của chúng ta là tách rời và tất cả mọi hành động bắt nguồn từ suy nghĩ bị giới hạn này phải ngăn cản sự cộng tác. Cấu trúc xã hội và kinh tế, như nó là bây giờ, kể cả những tôn giáo có tổ chức, củng cố thêm tình trạng độc quyền, tình trạng tách rời. Sự thiếu cộng tác này cuối cùng gây ra những cuộc chiến tranh và hủy diệt con người. Chỉ trong thời gian có những cuộc khủng hoảng hay những thảm họa dường như chúng ta mới cộng tác cùng nhau, và khi chúng chấm dứt chúng ta lại quay trở về tình trạng bị quy định cũ của chúng ta. Dường như chúng ta không có khả năng sống và làm việc cùng nhau một cách hòa hợp. Đó có phải vì bộ não của chúng ta, mà là trung tâm tư tưởng của chúng ta, cảm thấy của chúng ta, từ những ngày xa xưa qua những nhu cầu căn bản đã trở nên quá bị điều kiện để tìm kiếm sự tồn tại cá thể riêng của nó, đến nỗi qui trình tách rời gây hiếu chiến này đã xảy ra hay không? Có phải bởi vì qui trình tách rời này nhận dạng chính nó với gia đình, với bộ lạc, và trở thành chủ nghĩa quốc gia được tôn vinh hay không? Đó không phải rằng tất cả những tách rời đều liên kết đến một nhu cầu có được sự nhận dạngthành tựu hay sao? Sự quan trọng của cái tôi đã không được nuôi dưỡng qua tiến hóa bởi sự đối nghịch của cái tôi và cái bạn, cái chúng tôi và cái chúng nó hay sao? Tất cả những tôn giáo đã không nhấn mạnh vào sự cứu rỗi cá thể, sự khai sáng cá thể, sự thành tựu cá thể, cả tôn giáo lẫn trong thế giới hay sao? Sự cộng tác đã trở thành không thể thực hiện được bởi vì chúng ta đã trao sự quan trọng như thế vào tài năng, vào chuyên biệt, vào thành tựu, vào thành công – tất cả đều là sự tách rời được nhấn mạnh phải không? Có phải bởi vì sự cộng tác của con người đã tập trung vào một loại uy quyền nào đó của chính phủ hay tôn giáo, quanh một học thuyết hay một kết luận nào đó, mà sau đó rõ ràng sẽ tạo ra sự đối nghịch gây hủy hoại riêng của nó hay không?
 
Cộng tác nghĩa là gì – không phải từ ngữ nhưng tinh thần của nó? Bạn không thể cộng tác cùng người khác, cùng quả đất và cùng sông ngòi biển cả của nó, nếu trong chính bạn không được hòa hợp, bị vỡ vụn, bị mâu thuẫn; bạn không thể cộng tác nếu chính bạn phải chịu đựng căng thẳng, áp lực, xung đột. Làm thế nào bạn có thể cộng tác cùng vũ trụ nếu bạn quan tâm đến bản thân mình, những vấn đề của bạn và những tham vọng của bạn? Không thể có cộng tác nếu tất cả những hoạt động của bạn đều tự cho mình là trung tâm và bạn nhồi nhét đầy ích kỷ riêng của bạn, đầy những ham muốn và những vui thú bí mật riêng của bạn. Chừng nào trí năng cùng những tư tưởng của nó còn điều phối tất cả những hoạt động của bạn, hiển nhiên không thể nào có được sự cộng tác, bởi vì tư tưởng là từng phần, thiên vị, chật hẹp và mãi mãi phân chia. Cộng tác đòi hỏi sự chân thật lớn lao. Chân thật không có động cơ. Chân thật không là lý tưởng nào đó, trung thành nào đó. Chân thật là sự rõ ràngtrực nhận rõ ràng về những sự vật sự việc như chúng là. Trực nhận là chú ý. Chính chú ý đó tỏa ra ánh sáng, cùng tất cả năng lượng của nó, vào sự vật đang được quan sát. Ánh sáng trực nhận này tạo ra sự chuyển đổi của sự vật được quan sát. Không có hệ thống dựa vào đó bạn học hỏi để cộng tác. Nó không dành cho sự hình thành cơ cấu và phân hạng. Chính bản chất của nó đòi hỏi phải có tình yêu và tình yêu đó không thể đo lường được, bởi vì khi bạn so sánh – mà là bản thể của đo lường – tư tưởng đã thâm nhập vào. Nơi nào tư tưởng đã hiện diện, tình yêu không có mặt.
 
Bây giờ liệu điều này có thể được chuyển tải cho em học sinh và liệu cộng tác có thể tồn tại giữa những người giáo dục trong những ngôi trường này hay không? Những ngôi trường này là trung tâm của một thế hệ mới với một tầm nhìn mới mẻ, với một ý thức mới mẻ để là những công dân của thế giới, quan tâm đến tất cả những sinh vật của thế giới này. Đó là trách nhiệm quan trọng của bạn phải tạo ra tinh thần cộng tác này. 
 
 

Ngày 01 tháng mười hai

Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-12-1979

Thông minh và khả năng của trí năng là hai sự việc hoàn toàn khác biệt. Có lẽ hai từ ngữ này có cùng nguồn gốc nhưng với mục đích làm rõ ràng ý nghĩa đầy đủ của từ bi, chúng ta phải có thể phân biệt sự khác nhau về nghĩa lý của hai từ ngữ này. Trí năng là khả năng để nhận thức, để lý luận, để tưởng tượng, để tạo ra những ảo tưởng, để suy nghĩ rõ ràng và cũng để suy nghĩ không khách quan, cá thể. Trí năng thông thường được nghĩ là khác biệt với cảm xúc, nhưng chúng ta sử dụng từ ngữ trí năng để diễn tả toàn khả năng của con người cho tư tưởng. Tư tưởng là sự đáp lại của ký ức được tích lũy qua những trải nghiệm khác nhau, có thật hay tưởng tượng, được lưu trữ như hiểu biết trong bộ não. Vì thế khả năng của trí năngsuy nghĩ. Suy nghĩ bị giới hạn trong mọi hoàn cảnh và khi trí năng điều phối những hoạt động của chúng ta trong cả thế giới bên ngoài lẫn thế giới bên trong, tự nhiên những hành động của chúng ta phải là từng phần, không tổng thể. Việc này tạo ra hối tiếc, lo âuđau khổ

Tất cả những lý thuyết và những học thuyết trong chính nó là từng phần và khi những nhà khoa học, những nhà kỹ thuật và những người tạm gọi là triết gia thống trị xã hội của chúng ta, những luân lý đạo đức của chúng ta – và vì vậy cuộc sống hàng ngày của chúng ta – lúc đó chúng ta không bao giờ đối diện với những sự thật của điều gì đang xảy ra trong thực tế. Những ảnh hưởng này tỏa cái bóng lên những trực nhận của chúng ta, những hiểu biết trực tiếp của chúng ta. Chính trí năng tìm ra lời giải thích cho những hành động sai trái cũng như những hành động đúng đắn. Nó biện minh thái độ cư xử sai trái, giết chóc và những cuộc chiến tranh. Nó định nghĩa tốt lành như một đối nghịch của xấu xa. Tốt lành không có đối nghịch. Nếu tốt lành liên quan đến xấu xa, vậy thì tốt lành sẽ có trong nó những hạt giống của xấu xa. Vậy thì nó sẽ không là tốt lành. Nhưng trí năng, bởi vì cái khả năng phân chia riêng của nó, không thể hiểu rõ được sự nguyên vẹn của tốt lành. Trí năngtư tưởng luôn luôn so sánh, đang đánh giá, đang ganh đua, đang bắt chước; vì vậy chúng ta trở thành những con người phó bản, đang tuân phục. Trí năng đã trao tặng những lợi ích to tát cho nhân loại nhưng nó cũng mang lại hủy diệt lớn lao. Nó đã nuôi dưỡng những nghệ thuật của chiến tranh nhưng lại không có khả năng xóa đi những rào chắn giữa những con người. Lo âuthành phần thuộc bản chất của trí năng, giống như tổn thương, bởi vì trí năngtư tưởng, tạo ra hình ảnh mà sau đó có thể bị tổn thương.

Khi người ta hiểu rõ được toàn bản chất và chuyển động của trí năng lẫn tư tưởng, chúng ta có thể bắt đầu tìm hiểu thông minh là gì. Thông minh là khả năng trực nhận tổng thể. Thông minh không có khả năng phân chia những giác quan, những cảm xúc, trí năng ra khỏi nhau. Nó coi chúng như một chuyển động đồng nhất. Bởi vì trực nhận của nó luôn luôn là tổng thể, nó không có khả năng phân chia con người với con người, không có khả năng đưa con người chống lại thiên nhiên. Bởi vì trong chính bản chất của thông minh là tổng thể, nó không có khả năng giết chóc.

Thực tế tất cả các tôn giáo đều nói rằng đừng giết chóc nhưng họ không bao giờ ngăn cản công việc giết chóc. Vài tôn giáo đã nói rằng những sự vật của quả đất, gồm cả những sinh vật, được đặt ở đó cho con người sử dụngvì vậy giết chóc và hủy diệt. Giết chóc vì vui thú, giết chóc vì thương mại, giết chóc vì chủ nghĩa quốc gia, giết chóc vì những học thuyết, giết chóc vì sự trung thành của người ta, tất cả đều được công nhận như một phương cách của cuộc sống. Vì chúng ta đang giết chóc những sinh vật của quả đất và của biển cả, chúng ta đang trở nên mỗi lúc một cô lập và trong cô lập này chúng ta trở nên mỗi lúc một tham lam, tìm kiếm vui thú, trong mọi hình thức. Trí năng có lẽ trực nhận được việc này nhưng lại không có khả năng của hành động tổng thể. Thông minh, mà không tách rời tình yêu, sẽ không bao giờ giết chóc.

Không giết chóc, nếu nó là khái niệm, một lý tưởng, không là thông minh. Khi thông minh đang hoạt động tích cực trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nó sẽ bảo cho chúng ta khi nào cộng tác và khi nào không cộng tác. Chính bản chất của thông minhnhạy cảmnhạy cảm này là tình yêu.

Nếu khôngthông minh này không thể có từ bi. Từ bi không là làm những hành động từ thiện hay sửa đổi xã hội; nó được tự do khỏi cảm tính, lãng mạn và lòng nhiệt thành theo cảm xúc. Nó cũng mạnh mẽ như là chết. Nó giống như một tảng đá khổng lồ, không bị lay động trong hoang mang, đau khổlo âu. Nếu khôngtừ bi này không có một văn hóa hay xã hội mới mẻ nào có thể hiện hữu được. Từ bithông minh chuyển động cùng nhau, chúng không tách rời. Từ bi hành động qua thông minh. Nó không bao giờ có thể hành động qua trí năng. Từ bibản thể của sự sống tổng thể.
 
 

Ngày 15 tháng mười hai

 Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-12-1979

Những con người trên khắp thế giới đã biến trí năng trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Như người ta quan sát, những người Ấn độ cổ xưa, những người Ai cập cổ xưa và những người Hi lạp cổ xưa, tất cả đều tôn vinh trí năng như là một chức năng quan trọng nhất trong cuộc sống. Thậm chí những người Phật giáo đã trao cho nó sự quan trọng. Trong mỗi trường đại học, trường cao đẳng và trường trung học khắp thế giới, dù rằng dưới chế độ độc tài hay trong những chế độ tạm gọi là dân chủ, nó đã đảm trách một vai trò thống trị. Chúng ta có ý nói qua từ ngữ trí năng, khả năng để quan sát, để nhận thức rõ, để chọn lựa, để cân bằng, tất cả công nghệ của khoa học hiện đại. Bản thể của trí năng là – phải vậy không – toàn chuyển động của tư tưởng. Tư tưởng điều phối thế giới trong cả cuộc sống bên ngoài lẫn cuộc sống bên trong. Tư tưởng đã tạo ra tất cả những thần thánh của thế giới, tất cả những nghi lễ, những tín điều, những niềm tin. Tư tưởng cũng đã tạo ra những nhà thờ, những đền chùa, những thánh đường với cấu trúc tuyệt vời của nó, và những am miếu của địa phương. Tư tưởng phải chịu trách nhiệm cho công nghệ luôn luôn bành trướng này, những cuộc chiến tranh và vũ khí phương tiện của chúng, sự phân chia của những con người thành những quốc gia, thành những giai cấp và thành những chủng tộc. Tư tưởng đã là và có thể vẫn còn là vật kích động của sự hành hạ tinh thần và thể xác nhân danh Chúa, nhân danh hòa bình, nhân danh trật tự. Nó cũng phải chịu trách nhiệm cho những cuộc cách mạng, cho những người khủng bố, cho những nguyên lý cơ bản và những lý tưởng thực dụng. Nhờ vào tư tưởng chúng ta sống. Những hành động của chúng ta được đặt nền tảng trên tư tưởng, những liên hệ của chúng ta cũng được thành lập bởi tư tưởng, vì thế trí năng đã được tôn sùng khắp mọi thời đại.

Nhưng tư tưởng đã không tạo ra thiên nhiên – những bầu trời và vô số vì sao của chúng, quả đất với tất cả vẻ đẹp của nó, với biển cả mênh môngđất liền xanh tươi. Tư tưởng đã không tạo ra được cái cây nhưng tư tưởng đã sử dụng cái cây để xây dựng ngôi nhà, để làm cái ghế. Tư tưởng sử dụng và hủy diệt, Tư tưởng không thể tạo ra tình yêu, trìu mến và chất lượng của vẻ đẹp. Nó đã đan quyện lại thành một mạng lưới của những ảo tưởng và những thực tế. Khi chúng ta sống chỉ dựa vào tư tưởng, cùng tất cả những phức tạptinh tế của nó, cùng những mục đích và những phương hướng của nó, chúng ta đánh mất đi chiều sâu lớn lao của cuộc sống, bởi vì tư tưởng là giả tạo. Mặc dầugiả vờ tìm hiểu rất sâu sắc, chính cái dụng cụ này lại không thể thâm nhập vượt khỏi những giới hạn riêng của nó. Nó có thể chiếu rọi tương lai nhưng tương lai đó lại được sinh ra từ những gốc rễ của quá khứ. Những sự vật mà tư tưởng đã tạo ra là thực tế có thật – giống như một cái bàn, giống như cái hình ảnh mà bạn thờ phụng – nhưng cái hình ảnh, cái biểu tượng mà bạn thờ phụng được đặt lại với nhau bởi tư tưởng, gồm cả nhiều ảo tưởng của nó – lãng mạn, lý tưởng, nhân đạo. Những con người chấp nhận và sống cùng những sự việc của tư tưởng – tiền bạc, chức vụ, giai cấp và sự xa xỉ của một nền tự do mà tiền bạc mang lại. Đây là toàn chuyển động của tư tưởngtrí năng và qua cửa sổ chật hẹp này của cuộc sống chúng ta, chúng ta quan sát thế giới.

Liệu có bất kỳ chuyển động nào khác không thuộc trí năngtư tưởng hay không? Đây đã là sự tìm hiểu của nhiều nỗ lực thuộc cả khoa học và triết học lẫn tôn giáo. Khi chúng ta sử dụng từ ngữ tôn giáo chúng ta không có ý nói về sự vô nghĩa của niềm tin, những nghi lễ, tín điều và cấu trúc chức sắc. Chúng ta có ý nói qua từ ngữ một người đàn ông tôn giáo hay một người phụ nữ tôn giáo là những người đã được tự do chính họ khỏi hàng thế kỷ của truyền bá, khỏi cái trọng tải không còn sinh khí của truyền thống, cổ xưa hay hiện đại. Những triết gia buông thả trong những lý thuyết, trong những ý niệm, trong những theo đuổi của ý tưởng không thể tìm hiểu vượt khỏi cái cửa sổ chật hẹp của tư tưởng, những nhà khoa học cùng những khả năng phi thường của anh ấy, cùng suy nghĩ có lẽ sáng tạo của anh ấy, với hiểu biết vô hạn của anh ấy cũng không thể tìm hiểu được. Hiểu biết là kho lưu trữ của ký ức và phải có tự do khỏi cái đã được biết để tìm hiểu cái vượt khỏi nó. Phải có tự do để tìm hiểu mà không có bất kỳ ngục tù nào, không có bất kỳ quyến luyến đến những trải nghiệm của người ta, đến những kết luận của người ta, đến tất cả những sự việc mà con người đã áp đặt vào chính con người. Trí năng phải đứng yên trong sự yên lặng tuyệt đối mà không còn bất kỳ rung động nào của tư tưởng.

Hiện nay giáo dục của chúng ta được dựa vào sự vun quén của trí năng, của tư tưởnghiểu biết, mà cần thiết trong lãnh vực hoạt động hàng ngày của chúng ta, nhưng chúng không có vị trí trong sự liên hệ tâm lý của chúng ta với nhau bởi vì chính bản chất của tư tưởngphân chia và hủy hoại. Khi tư tưởng điều phối tất cả những hoạt động của chúng ta và tất cả những liên hệ của chúng ta, nó tạo ra một thế giới của bạo lực, kinh hoàng, xung độtđau khổ.

Trong những ngôi trường này đây phải là sự quan tâm của tất cả mọi người chúng ta – những người trẻ và những người già.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 28091)
Phương Trời Cao Rộng - Truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1993, tái bản năm 1995
(Xem: 6646)
Tiếng nói của những người con Phật có tấm lòng từ bi và trí tuệ đi vào đời...
(Xem: 8729)
Báo Chánh Pháp - bộ mới Số 43, tháng 06 năm 2015
(Xem: 9231)
Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
(Xem: 15231)
Nguời quân tử ra làm quan đi vào con đường hành chính, không những ngồi ung dung nơi miếu đường nói truyện văn nhã, để lấy tiếng là người có đức vọng...
(Xem: 8169)
Báo Chánh Pháp Số 41 Tháng 4/2015
(Xem: 8613)
Tuyển tập những bài viết về mùa Xuân trong nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Giai Phẩm Xuân Ất Mùi 2015...
(Xem: 16600)
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
(Xem: 26696)
Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế...
(Xem: 18486)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 15488)
Là một sách tự lực của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1955 tại Sài Gòn và đưa vào tủ sách Học làm người.
(Xem: 22361)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 19286)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18180)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16066)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 25461)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 12796)
Tay Bụt trong tay ta có nghĩa là ta được nắm tay Bụt mà đi. Cũng có nghĩa là trong tay ta đã có tay Bụt. Bụt và ta không còn là hai thực tại riêng biệt.
(Xem: 37752)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 19920)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 10636)
Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành.
(Xem: 9952)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền nãotâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận.
(Xem: 10490)
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10298)
Cuốn sách này được viết ở Thái Lan, nơi tôi đã sống trong một vài năm. Khi tôi gặp người Thái, tôi đã rất ấn tượng trước sự rộng lượng của họ.
(Xem: 10966)
Sách này không ngại phổ biến cho nhiều người cùng đọc. Có thể nhờ đọc nó, người ta có cơ hội bước vào cửa ngõ Chánh pháp...
(Xem: 15080)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(Xem: 10787)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana...
(Xem: 19535)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11603)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 10680)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm.
(Xem: 11148)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay.
(Xem: 10046)
Đức Phật hướng dẫn cần chuyển hóa tâm thức làm cho nỗi đau, phiền não, nghiệp chướng không còn sức sống, lúc đó chúng ta mới đạt được hạnh phúc thật sự.
(Xem: 10471)
Đại sư quả quyết với chúng ta rằng những điều nói ra trong "Chứng Đạo Ca" là để dẫn chúng ta "Chứng thực tướng, không nhân pháp,"
(Xem: 11461)
Suốt hai mươi lăm thế kỷ hiện hữu trên thế gian này, đạo Phật chưa một lần gây tổn thương hoặc làm thiệt hại cho bất cứ một dân tộc, xã hội hay quốc gia nào.
(Xem: 10813)
Chủ yếu Đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ...
(Xem: 11311)
Lăng Già ngời bóng nguyệt, Hoàng Anh đề trác tuyệt, Dị thục thức đã thuần, Ca bài ca bất diệt.
(Xem: 12051)
Bậc Thánh A La Hán, bậc đã thanh lọc tâm, là người không bao giờ còn phải tái sinh trở lại. Nếu tâm của ngài căn bảnthanh tịnh...
(Xem: 10960)
Tiếng đại hồng chung ngân vang như xé tan bầu không khí đang trầm lắng. Đó là báo hiệu cho mọi người chuẩn bị hành lễ của thời khóa Tịnh độ tối...
(Xem: 12936)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 17601)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(Xem: 15046)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 15534)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 10908)
Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh...
(Xem: 12005)
Kinh Quán Niệm Hơi Thở là một hệ thống thiền tập rất căn bản của đạo Bụt, là một nghệ thuật vun trồngđiều phục thân tâm tuyệt vời.
(Xem: 10972)
Hồn Bướm Mơ Tiên là tác phẩm mang âm hưởng Phật giáo rất sâu sắc dưới cái nhìn của tác giả.
(Xem: 21598)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 12009)
Giai Nhân Và Hòa Thượng gồm có 10 truyện ngắn Do Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputtra Xuất bản năm 2006... HT Thích Như Điển
(Xem: 9115)
Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức, chính thức ra mắt nhân dịp Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15 của Giáo Hội, được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 1 đến 11 tháng 7 năm 2014...
(Xem: 20090)
Quyển sách nầy nhằm giải đáp một phần nào những thắc mắc trên qua kinh nghiệm bản thân của người viết... HT Thích Như Điển
(Xem: 17117)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 9996)
Tôi chia sẻ các phương pháp điều trị ung thư không phải để khoe khoang kiến thức về bệnh tật, y khoa và thiền học... Chân Pháp Đăng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant