Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Năm 1983

16 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 4220)
Năm 1983

J. Krishnamurti 
THƯ GỞI TRƯỜNG HỌC
Nguyên tác: Letters to schools
Lời dịch: Ông Không

THƯ GỞI TRƯỜNG HỌC 
 Quyển II 

– 1983 –

Ngày 01 tháng giêng

Thư gởi trường học – Quyển II – Ngày 01-01-1983

Bất mãn không nhất thiết dẫn đến thông minh. Mọi người chúng ta đều có một loại bất mãn nào đó và không thỏa mãn với hầu hết mọi thứ. Chúng ta có lẽ có tiền bạc, vị trí và một loại thanh danh nào đó trong thế giới, nhưng luôn luôn có tánh kiên trì kinh hãi của bất mãn này. Bạn càng có nhiều bao nhiêu bạn càng muốn có thêm bấy nhiêu. Thỏa mãn không bao giờ được mãn nguyện. Bất mãn giống như một ngọn lửa: dù bạn đổ thêm dầu nhiều bao nhiêu, nó càng tiêu thụ nhiều hơn. Thật lạ lùng khi thấy thỏa mãn dễ dàng tìm được sự mãn nguyện nhất thời và người ta bám chặt vào nó, mặc dù chẳng mấy chốc nó phai lạt đi và sự ham muốn nhiều thêm nữa lại quay trở lại. Có lẽ đây là một chao đảo liên tục từ một mục tiêu này của thỏa mãn đến một mục tiêu khác, về vật chất cũng như bên trong. “Nhiều hơn” là gốc rễ của bất mãn. Ngọn lửa của đo lường hoặc dẫn đến sự no nê thừa thải, dửng dưng và bất chấp, hoặc dẫn đến một tìm hiểu sâu sắc hơn và rộng rãi hơn.

Trong tìm hiểu, thỏa mãn không là một mục đích. Tìm hiểu là cái nguồn riêng của nó mà không bao giờ hết sinh lực, cạn kiệt. Nó giống như cái giếng mùa xuân và nó không bao giờ có thể quên được chính nó qua bất kỳ loại thỏa mãn nào. Ngọn lửa này không bao giờ có thể bị tắt ngúm bởi bất kỳ hoạt động của thành tựu bên trong hay bên ngoài nào. Hầu hết chúng ta có ngọn lửa nhỏ xíu này mà thông thường bị tắt ngúm bởi một hình thức của thành tựu nào đó, nhưng với mục đích để cho ngọn lửa nhỏ xíu này bùng cháy mãnh liệt, sự đo lường của nhiều hơn phải hoàn toàn kết thúc. Rồi thì chỉ một mình ngọn lửa đó đốt cháy đi tất cả ý thức của thỏa mãn. Là một người giáo dục tôi đã quan tâm đến vấn đề khác. Tôi không thể có một ngôi trường dành hoàn toàn cho chính tôi. Trong một ngôi trường tôi có nhiều bạn đồng nghiệp. Một số rất thông minh và tôi không đang đối xử bằng thái độ bề trên. Những người khác lại có sự đần độn khác nhau, mặc dù tất cả đều là điều gì được gọi là có giáo dục tốt, có những bằng cấp và vân vân. Có lẽ một hay hai người chúng ta đang cố gắng giúp đỡ những em học sinh hiểu rõ bản chất của thông minh, nhưng tôi cảm thấy rằng nếu tất cả chúng ta không cùng nhau cộng tác giúp đỡ em học sinh trong phương hướng này, những người giáo dục kia mà không quan tâm đến việc vun quén thông minh sẽ tự nhiên hành động như một cản trở. Đây là vấn đề của một ít người trong chúng ta; điều này xảy ra vào mọi thời điểm trong những trung tâm giáo dục. Vì vậy vấn đề của tôi là và lại nữa cho phép tôi lặp lại rằng điều này không đang được nói bằng thái độ bề trên, chúng ta, một số ít người, làm thế nào, trong điều kiện nào, giao du được với số nhiều người. Phản ứng của chúng ta với họ là gì? Đó là một thách thức phải được giải quyết ở mọi mức độ của cuộc sống chúng ta. Trong tất cả những hình thức của chính phủ có sự phân chia giữa một ít người và nhiều người. Một ít người có lẽ quan tâm đến toàn thể con người và nhiều người này lại quan tâm đến những thích thú nhỏ nhoi riêng của họ. Điều này xảy ra khắp thế giới và nó đang xảy ra trong lãnh vực giáo dục. Vì vậy làm thế nào chúng ta thiết lập được một sự liên hệ với những người kia của chúng ta mà không hoàn toàn cam kết đến sự nở hoa của thông minh và tốt lành? Hay có phải tất cả chỉ là vấn đề đánh thức ngọn lửa trong toàn ngôi trường?

Dĩ nhiên thái độ độc đoán hách dịch hủy diệt tất cả thông minh. Ý thức vâng lời chỉ nuôi dưỡng sợ hãichắc chắn trong nó xua đuổi đi sự hiểu rõ bản chất thực sự của thông minh. Vì vậy uy quyềnvị trí nào trong một trường học? Chúng ta phải tìm hiểu uy quyền chứ không chỉ khẳng định rằng không nên có uy quyền mà chỉ có tự dovân vân. Chúng ta phải tìm hiểu nó như chúng ta tìm hiểu nguyên tử. Cấu trúc của nguyên tử là trật tự. Vâng lời, tuân theo, chấp nhận uy quyền, dù rằng mù quáng hay sáng suốt, hiển nhiên phải mang lại vô trật tự.

Gốc rễ của vâng lờinuôi dưỡng uy quyền là gì? Khi người ta ở trong tình trạngtrật tự, rối loạn, xã hội trở nên hoàn toàn hỗn loạn; vậy thì chính vô trật tự đó tạo ra uy quyền, như đã thường xảy ra trong lịch sử. Có phải gốc rễ của chấp nhận uy quyềnsợ hãi, bởi vì trong chính mình có hoang mang và không rõ ràng hay không? Vì vậy mỗi con người giúp đỡ tạo ra uy quyền mà sẽ bắt buộc chúng ta phải làm gì, như đã xảy ra trong mọi tôn giáo, tất cả những giáo phái và những cộng đồng: vấn đề tồn tại mãi mãi của vị đạo sư và đệ tử, mỗi người đang hủy diệt người khác. Người đi theo sau đó trở thành người lãnh đạo. Chu trình này luôn luôn đang tự lặp lại chính nó.

Chúng ta đang học hỏi cùng nhau, theo ý nghĩa thực sự của từ ngữ đó, nguyên nhân của uy quyền là gì? Nếu mỗi người chúng ta hiểu rõ rằng nó là sợ hãi, hoang mang, hay một yếu tố thâm sâu nào đó, vậy thì sự tìm hiểu lẫn nhau về nó, bằng lời hay không bằng lời, có ý nghĩa. Trong khi tìm hiểu có lẽ có một trao đổi của tư tưởng và sự quan sát yên lặng về nguyên nhân của uy quyền. Rồi thì chính sự tìm hiểu đó khai mở ánh sáng của thông minh, bởi vì thông minh không có uy quyền. Nó không là thông minh của bạn hay thông minh của tôi. Một ít người trong chúng ta có lẽ nhìn thấy việc này sâu sắc và thực sự mà không có bất kỳ dối gạt và chính là trách nhiệm của chúng ta phải cho ngọn lửa này lan tràn bất kỳ nơi nào chúng ta có mặt, hoặc trong trường học, ở nhà, hoặc trong những văn phòng chính phủ. Dù bạn ở đâu chăng nữa, nó không có vị trí vĩnh hằng .
 
 
 

Ngày 15 tháng giêng

Thư gởi trường học – Quyển II – Ngày 15-01-1983

Bộ não của chúng ta rất già nua. Chúng đã tiến hóa qua vô số những trải nghiệm, những biến cố, chết, và sự tiếp tục của nở hoa bộ não đang xảy ra trong hàng ngàn năm. Nó có vô số những khả năng, nó luôn luôn năng động, đang chuyển động và đang sống trong những lo âu và những kỷ niệm riêng của nó, đầy sợ hãi, hoang mang và đau khổ. Đây là chu trình mãi mãi, nó đã hưởng thụ những vui thú thoáng qua và hành động lặp đi lặp lại. Trong chu trình dài đăng đẳng này nó đang điều kiện chính nó, đang định hình cách sống riêng của nó, đang điều chỉnh chính nó đến môi trường riêng của nó mà chẳng bao nhiêu chủng loại có được, đang trộn lẫn hận thùthương yêu, đang giết chóc lẫn nhau và cùng lúc lại đang cố gắng tìm ra một cuộc sống hòa bình. Nó bị định hình bởi hoạt động vô tận của quá khứ, luôn luôn đang bổ sung chính nó, nhưng cấu trúc căn bản của phần thưởng và đau khổ vẫn tồn tại gần như giống hệt nhau. Tình trạng bị quy định này gắng sức định hướng thế giới bên ngoài nhưng bên trong nó lại đang tuân theo cùng một khuôn mẫu, luôn luôn đang phân chia cái tôi và cái bạn, cái chúng tôi và cái chúng nó, đang bị tổn thương và đang cố gắng gây tổn thương: một khuôn mẫu mà trong đó lòng thương yêu thoáng qua và vui thú của nó là phương cách của cuộc sống chúng ta.

Rất cần thiết phải có sự thay đổi linh hoạt và sâu sắc để quan sát tất cả việc này mà không có nhận xét, đánh giá, để trực nhận sự phức tạp của cuộc sống chúng ta mà không chọn lựa: chỉ thấy chính xác cái gì là. “Cái gì là” quan trọng hơn cái gì nên là. Chỉ có cái gì là và không bao giờ có cái gì nên là. Cái gì là chỉ có thể kết thúc. Nó không thể trở thành một cái gì khác nữa. Kết thúcý nghĩa lớn lao hơn cái gì vượt ngoài kết thúc. Tìm kiếm cái gì vượt ngoài là nuôi dưỡng sợ hãi; tìm kiếm cái gì vượt ngoài là lẩn tránh, bác bỏ, loại đi cái gì là. Chúng ta luôn luôn đang theo đuổi cái đó mà không là, một cái gì đó khác hơn sự thật, thực tại. Nếu chúng ta có thể thấy việc này và ở lại cùng cái gì là, dù nó có lẽ khó chịu hay kinh hãi bao nhiêu, hay vui thú bao nhiêu, vậy thì quan sát mà là chú ý thuần khiết, xóa tan cái gì là. Một trong những khó khăn của chúng tachúng ta muốn hiểu và người ta nói với chính mình, “Tôi hiểu việc này rồi thì cái gì?” “Cái gì” đang len lén đi khỏi cái gì là. “Cái gì là” là chuyển động của tư tưởng. Nếu nó là đau khổ, tư tưởng cố gắng lẩn tránh nó, nhưng nếu nó là vui thú, tư tưởng bám chặt nó và kéo dài nó ra, vì vậy đây là một trong những khía cạnh của xung đột.

Không có đối nghịch nhưng chỉ có cái gì là thực sự. Vì không có đối nghịch trong ý nghĩa tâm lý, quan sát cái gì là không có liên quan và để lại xung đột. Nhưng bộ não của chúng ta bị điều kiện đến ảo tưởng của đối nghịch. Dĩ nhiên có những đối nghịch: sáng và tối, đàn ông và đàn bà, đen và trắng, cao và thấp và vân vân. Nhưng ở đây chúng ta đang cố gắng tìm hiểu lãnh vực tâm lý của xung đột. Lý tưởng nuôi dưỡng xung đột. Nhưng chúng ta bị điều kiện bởi nhiều thế kỷ của chủ nghĩa lý tưởng, trạng thái lý tưởng, con người lý tưởng, mẫu mực lý tưởng, Chúa. Chính do sự phân chia này giữa cái mẫu mực và cái thực sự mới nuôi dưỡng xung đột. Thấy sự thật của việc này không là một đánh giá theo quan điểm.

Tôi đã tìm hiểu kỹ càng điều gì được viết trong lá thư này. Tôi hiểu rõ sự hợp lý của nó, ý nghĩa chung của nó, nhưng trọng tải của quá khứ quá nặng nề đến độ một sự xâm nhập liên tục cố chấp của ảo tưởng đã được nuôi dưỡng, của lý tưởng về cái gì nên là, luôn luôn đang ngăn cản. Tôi đang hỏi chính tôi liệu ảo tưởng này có thể hoàn toàn được xóa sạch, hay tôi nên chấp nhận nó như một ảo tưởng và thả cho nó phai lạt dần dần? Tôi có thể nhận ra rằng tôi càng đấu tranh chống lại nó nhiều bao nhiêu, tôi càng đang cho nó sức sống nhiều bấy nhiêu, và rất khó khăn để ở lại cùng cái gì là.

Bây giờ như một người giáo dục, như cả cha mẹ và giáo viên, liệu tôi có thể chuyển tải vấn đề phức tạptinh tế của xung đột này trong những con người, hay không? Cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao nếu khôngxung đột, nếu không có những vấn đề. Hay nói khác đi, khi những vấn đề phát sinh mà dường như là không tránh khỏi, giải quyết chúng ngay tức khắc và không sống cùng chúng. Từ trước đến nay phương pháp của giáo dục là khuyến khích sự ganh đuavì vậy nuôi dưỡng xung đột. Do đó tôi thấy một vấn đề này nối tiếp một vấn đề khác đang chồng chất lên trong trách nhiệm của tôi với em học sinh. Những khó khăn đã nhận chìm tôi nên tôi bắt đầu mất đi tầm nhìn của một con người tốt lành. Tôi đang sử dụng từ ngữ “tầm nhìn” không phải như một lý tưởng nào đó, không phải như một mục đích trong tương lai, nhưng như một thực tại sâu sắc có thật của tốt lành và vẻ đẹp. Nó không là một giấc mộng tưởng tượng, một sự việc để được thành tựu, nhưng chính sự thật của nó là một nhân tố giải thoát. Trực nhận này là hợp lý, có lý lẽ và hoàn toàn thông minh. Nó không có những hàm ý bóng gió của cảm tính hay những ý tưởng lãng mạn vô giá trị.

Bây giờ tôi đang nhiệt tình chấp nhận hoàn toàn cái gì là và tôi thấy rằng những em học sinh của tôi bị trói buộc trong trạng thái lẩn tránh cái gì là. Vì vậy có một mâu thuẫn ở đây và nếu tôi không cẩn thậncảnh giác trong quan hệ của tôi với các em, tôi sẽ tạo ra xung đột, một đấu tranh giữa các em và tôi. Tôi thấy, nhưng các em không thấy mà là một sự kiện. Tôi muốn giúp đỡ các em thấy. Đó không là trực nhận sự thật của tôi, nhưng cho mỗi người trong các em thấy được sự thật mà không phụ thuộc vào ai cả. Bất kỳ hình thức nào của áp lực là một nhân tố gây biến dạng, như trong việc tạo ra một mẫu mực hoặc một mẫu mực, vì vậy tôi phải giải thích rất nhẹ nhàng, hòa nhã và gây hứng thú cho các em trong việc tìm hiểu liệu rằng có thể kết thúc xung đột hay không. Bây giờ có lẽ tôi đã phải mất đi một tuần hay nhiều hơn nữa để hiểu rõ việc này, để thấu triệt ý nghĩa của nó. Thật ra tôi có lẽ không đang sống trong trạng thái này nhưng tôi đã nắm bắt được thâm ý tinh tế của nó và nó không được lẻn khỏi tôi. Nếu các em nắm bắt được chỉ cần hương thơm của việc này, nó như một hạt giống đang sống.

Tôi đang khám phá rằng kiên nhẫn không có yếu tố của thời gian, trái lại không kiên nhẫn lại ở trong bản chất của thời gian. Tôi không đang cố gắng đạt được một kết quả hay đến được một kết cục nào đó. Tôi không bị nhận chìm bởi tất cả việc này; có một nhân tố đang sinh sôi nảy nở.
 
 

Ngày 01 tháng hai

Thư gởi trường học – Quyển II – Ngày 01-02-1983

Tự do rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Tự do rõ ràng là không phải làm bất kỳ điều gì bạn thích, mặc dù điều này đã được xem như tự do và đã là phương cách của cuộc sống chúng ta. Chúng ta cảm thấy bị ngăn cản, bị ức chế khi những ham muốn của chúng ta bị khước từ. Từ việc này sinh ra những bực bội, cảm giác rằng chúng ta bị chà đạpvì vậy một phản kháng liên tục. Chúng ta đã tuân theo nguồn sống này và có thể thấy, nếu chúng tasuy nghĩ chút ít, điều gì nó đã mang lại cho thế giới: hỗn loạn hoàn toàn. Một số các nhà tâm lý đã khuyến khích chúng ta theo đuổi những thôi thúc mà không cần bất kỳ kềm hãm nào, ngay lập tức làm điều gì chúng ta thích, lý luận rằng hành động như thế là cần thiết cho sự phát triển của mỗi con người. Đây thực sự là tiếng kêu than cho nhiều thế hệ, mặc dù có sự kềm hãm phía bên ngoài, và rồi họ gọi nó là tự do khi cho phép đứa trẻ làm điều gì em muốn, và vì vậy tiếp tục thẳng lên bậc thang của cuộc sống em bé, mà là xã hội. Và có lẽ bây giờ có một ảnh hưởng đối nghịch: kiểm soát, ức chế, kỷ luật và kềm hãm tâm lý. Điều này có vẻ là câu chuyện của nhân loại.

 Được trợ giúp thêm vào việc này là máy vi tính và robot: cái công nghệ mà đang phát triển trong phương hướng này, đang hy vọng sản xuất và có thể sẽ sản xuất được một máy vi tính với một bộ não con người nhưng có lẽ suy nghĩ nhanh hơn và chính xác hơn và lại giúp cho tự do khỏi nhiều tiếng đồng hồ dài lao động. Cũng vậy máy vi tính đang dần dần đảm trách sự giáo dục của con cái chúng ta. Những giáo viên và những giáo sư có chất lượng cao trong những đề tài khác nhau có thể giảng giải cho em học sinh mà không cần sự hiện diện thực sự của họ. Vì vậy công vậy việc này sẽ cho chúng ta một tự do nào đó. Ngoại trừ trong những chính thể độc tài, tự do to tát hơn sẽ đến với con ngườivì vậy có lẽ cho phép anh ấy làm cái gì anh ưa thích. Vẫn vậy xung đột nhiều hơn có lẽ nảy sinh, đau khổ nhiều hơn và những cuộc chiến tranh cho con người. Khi công nghệ và những máy vi tính cùng robot thống trịtrở thành bộ phận trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, vậy thì điều gì sẽ xảy ra cho bộ não con người mà đã hoạt động quá nhiều từ trước đến nay trong cuộc tranh đấu vật chất và phía bên ngoài? Liệu rằng bộ não lúc đó có trở nên hao mòn thoái hóa, làm việc chỉ vài tiếng đồng hồ hay nhiều hơn không? Khi sự liên hệ chỉ còn giữa cái máy và cái máy, điều gì sẽ xảy ra cho chất lượng và sinh lực của bộ não? Liệu nó sẽ tìm kiếm một hình thức giải trí nào khác, tôn giáo hay một phương tiện khác, hay nó sẽ cho phép chính nó tìm hiểu những ngõ ngách rộng lớn của thân tâm người ta? Kỹ nghệ giải trí đang càng ngày càng có nhiều ảnh hưởng và rất ít năng lượng lẫn khả năng của con người được hướng vào bên trong, vì vậy nếu chúng ta không tỉnh táo, thế giới giải trí sẽ chinh phục chúng ta.

 Vậy chúng ta phải hỏi tự do là gì? Người ta thường nói rằng tự do hiện diện ở khúc cuối của sự kỷ luật chặt chẽ và quy định theo văn minh được trau chuốt trong cảm nhận về văn chương, nghệ thuật, những viện bảo tàng lẫn ăn uống sành điệu. Đây chỉ là cái lớp tô phủ bên ngoài của một con người thụt lùi, hoang mang. Tự do là chọn lựa giải trí phải không? Tự do là chọn lựa hay sao? Chúng ta luôn luôn coi tự do như có nguồn gốc từ một điều gì đó: từ ngục tù, lo âu, cô độc, thất vọngvân vân. Suy nghĩ như thế chỉ dẫn đến những trạng thái sâu đậm hơn và có lẽ thanh thoát hơn của đau buồn, thống khổ và sự xấu xa của căm hận. Tự do không là chọn lựa một vị lãnh đạo, chính trị hay tôn giáo, để tuân theohiển nhiên là khước từ tự do. Tự do không là đối nghịch của nô lệ. Tự dokết thúc: không cho sự tiếp tục đến cái gì đã là. Tự do trong chính nó không có đối nghịch.

Sau khi đã đọc những hàng chữ này và tìm hiểu nó, liên hệ của tôi không những cùng em học sinh và cùng người vợ và con cái của tôi, nhưng còn cùng thế giới là gì? Để hiểu rõ thực sự chiều sâu của tự do người ta cần nhiều thông minh và có lẽ cả tình yêu nữa. Nhưng những hoạt động của thế giới không thông minh và nhóm trẻ em của tôi cũng như thế. Tôi trải qua hầu hết mọi ngày của tôi với các em: tôi có chất lượng tự do này, với thông minh và tình yêu của nó hay không? Nếu tôi có chất lượng này, vấn đề của tôi rất đơn giản. Chính chất lượng đó sẽ vận hành, và điều gì tôi nghĩ là một vấn đề sẽ không còn là một vấn đề. Nhưng tôi thực sự không có chất lượng này. Tôi có thể giả vờ, khoác vào một thể hiện của tình thân thiện, nhưng điều đó rất nông cạn. Trách nhiệm của tôi là ngay tức khắc. Tôi không thể tự bảo với chính mình rằng tôi sẽ chờ cho đến khi tôi đạt được tự dotrìu mến, tình yêu này. Chính xác tôi không có thời gian bởi vì những em học sinh của tôi ở ngay trước mặt tôi. Tôi không thể trở thành một người ẩn tu rút lui: việc đó sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào, vấn đề của tôi hay vấn đề của thế giới. Tôi cần tiếng sét trên thiên đàng để phá vỡ cái lớp vỏ cứng này, tình trạng bị quy định này, để có tự do và tình yêu này; nhưng không có sấm sét, không có thiên đàng. Tôi có thể cho phép chính tôi đến một bế tắt, một tình huống khó khăn không lối thoát, và bị phiền muộn bởi tình huống đó nhưng đó là một tẩu thoát khỏi vấn đề để khép kín hoàn toàn chính bản thân tôi và vẫn vậy không thể đối diện sự thật, thực tại. Bởi vì khi tôi thực sự thấy được sự thật rằng không có một tác nhân bên ngoài giúp đỡ tôi trong tình huống tiến thoái lưỡng nan này, rằng không có một ảnh hưởng bên ngoài, không có ân huệ, không có cầu xin nào sẽ giúp đỡ trong tình huống này, vậy thì có lẽ tôi sẽ có một năng lượng không bị vấy bẩn. Vậy thì năng lượng đó có lẽ là tự do và tình yêu.

Nhưng tôi có năng lượng của thông minh để làm tan vỡ những sự việc mà con người khắp thế giới, trong đó tôi là một người, đã xây dựng một cách tâm lý quanh chính họ hay không? Tôi có sự kiên trì để vượt qua tất cả việc này hay không? Tôi đang đặt những câu hỏi này cho chính tôi và tôi sẽ hỏi những em học sinh của tôi một cách rộng lượng, nhân từhòa nhã hơn. Tôi thấy những ngụ ý của tất cả điều này khá rõ ràng và tôi phải tìm hiểu nó nhẹ nhàng từ tốn. Câu trả lời thực sự nằm trong thông minh và tình yêu. Nếu bạn có những chất lượng này bạn sẽ biết phải làm gì. Người ta phải nhận ra sự thật của điều này rất sâu sắc, nếu không tất cả chúng ta sẽ tiếp tục trong một hình thức này hay một hình thức khác mà gây ra rối loạn giữa con ngườicon người.
 
 

Ngày 15 tháng hai

Thư gởi trường học – Quyển II – Ngày 15-02-1983

Thông minh không là kết quả của kỷ luật. Nó không là sản phẩm phụ của tư tưởng. Tư tưởng là kết quả của hiểu biết và ngu dốt. Không thể có kỷ luật nếu không có tình yêu. Kỷ luật tư tưởng mặc dù có những giá trị nào đó, dẫn đến sự tuân phục. Như thông thường được hiểu, tuân phục là phương pháp của kỷ luật để bắt chước và tuân theo một khuôn mẫu. Kỷ luật thực sự có nghĩa là học hỏi, không phải qui phục một tiêu chuẩn; từ niên thiếu chúng ta đã được chỉ bảo phải đúc khuôn chính bản thân chúng ta theo một cấu trúc của xã hội hay tôn giáo, kiểm soát chính chúng ta, vâng lời. Kỷ luật được đặt nền tảng trên phần thưởng và hình phạt. Kỷ luật vốn có sẵn trong mọi chủ đề: nếu bạn muốn là một người chơi gôn hay một người chơi quần vợt giỏi, nó đòi hỏi rằng bạn phải chú ý đến mọi cú đánh, phản ứng mau lẹ và tao nhã. Chính môn chơi có trật tự bẩm sinh tự nhiên của nó. Trật tự huấn luyện này không còn trong cuộc sống của chúng ta, mà đã trở nên hỗn loạn, tàn nhẫn, ganh đua, tìm kiếm quyền hành cùng tất cả những vui thú của nó.

Kỷ luật ngụ ý, học hỏi toàn chuyển động phức tạp của cuộc sống, xã hội, cá thể và vượt khỏi cá thể, phải vậy không?. Cuộc sống của chúng taphân chiachúng ta cố gắng hiểu rõ mỗi mảnh phân chia hay kết hợp những cái mảnh lại. Nhận ra tất cả việc này, sự áp đặt thuần túy của kỷ luật và những khái niệm nào đó, trở thành quá vô nghĩa, nhưng nếu không có bất kỳ hình thức kiểm soát nào hầu hết chúng ta sẽ trở nên cuồng loạn. Chắc chắn rằng những kềm hãm sẽ ngăn chặn chúng ta lại, thúc ép chúng ta tuân theo truyền thống.

 Người ta nhận ra rằng phải có một trật tự nào đó trong cuộc sống của chúng ta và liệu có được trật tự mà không có bất kỳ hình thức cưỡng bách nào, mà không có bất kỳ áp lực nào và căn bản phải không có phần thưởng hay hình phạt hay không? Trật tự của xã hộihỗn loạn; không công bằng, người giàu có và người nghèo khổvân vân. Mọi người đổi mới cố gắng tạo ra sự bình đẳng xã hội, và rõ ràng không một ai trong số họ thành công. Những chính phủ cố gắng áp đặt trật tự qua cưỡng bách, qua luật pháp, qua tuyên truyền khôn khéo. Mặc dù chúng ta có thể úp một cái nắp đậy trên tất cả việc này, cái nồi vẫn còn đang sôi sùng sục.

Vì vậy chúng ta phải tiếp cận vấn đề một cách khác hẳn. Chúng ta đã thử mọi phương cách để văn minh hóa, để thuần hóa con người và cũng vậy việc này đã không thành công lắm. Mỗi cuộc chiến tranh phơi bày sự man rợ, dù rằng nó là một chiến tranh tôn giáo hay một chiến tranh chính trị. Vì vậy chúng ta phải quay lại câu hỏi: liệu có thể có được trật tự mà không là kết quả của tư tưởng đã sắp đặt sẵn hay không? Kỷ luật có nghĩa là nghệ thuật học hỏi. Đối với chúng ta học hỏi có nghĩa là lưu trữ ký ức, đọc thật nhiều sách, có thể trích dẫn từ những tác giả khác nhau, thâu lượm những từ ngữ với mục đích để viết, nói chuyện hay truyền đạt những ý tưởng của người khác hay ý tưởng của riêng mình. Nó là để hành động hiệu quả như một kỹ sư hay một nhà khoa học, một nhạc sĩ hay một người thợ cơ khí giỏi. Người ta có lẽ xuất sắc trong hiểu biết về những sự việc này và vẫn vậy làm cho người ta mỗi lúc một có khả năng để kiếm được tiền bạc, quyền hành và chức vụ. Điều này thông thường được chấp nhận như học hỏi: tích lũy hiểu biết và hành động theo hiểu biết đó; hay là, qua hành động tích lũy hiểu biết mà cũng dẫn đến tình huống như vậy. Đây đã là truyền thống của chúng ta, phong tục của chúng ta, và vì vậy chúng ta luôn luôn đang sống và đang học hỏi trong lãnh vực của cái đã được biết. Chúng ta không đang gợi ý rằng có một cái gì đó không biết được nhưng mục đích là có một thấu triệt vào những hoạt động của cái đã được biết, những giới hạn của nó, những nguy hiểm của nó và sự tiếp tục vô tận của nó. Câu chuyện của con người là như vậy. Chúng ta không học hỏi từ những cuộc chiến tranh: chúng ta lặp lại chiến tranh và hung ác, dã man, thú tính tiếp tục với sự suy đồi phân hóa của nó.

Chỉ đến khi chúng ta thực sự thấy được sự giới hạn của hiểu biết vì rằng chúng ta càng nhồi nhét nó nhiều bao nhiêu, chúng ta đang trở nên man rợ nhiều bấy nhiêu, thì lúc đó chúng ta mới có thể bắt đầu tìm hiểu cái gì là trật tự mà không bị áp đặt ở bên ngoài hay tự áp đặt, bởi vì cả hai điều này đều ám chỉ sự tuân phục và vì vậy xung đột vô tận. Xung đột là vô trật tự. Hiểu rõ tất cả điều này là chú ý, không là tập trung, và chú ý là bản thể của thông minh và tình yêu. Điều này tự nhiên mang lại trật tự mà không có cưỡng bách.

Bây giờ như những người giáo dục, như những bậc cha mẹ mà cũng giống như vậy, liệu chúng ta không thể chuyển tải việc này cho các em học sinh và con cái của chúng ta hay sao? Các em có lẽ còn quá nhỏ không thể nào hiểu rõ tất cả những vấn đềchúng ta vừa nêu ra. Chúng ta thấy những khó khăn và chính những khó khăn này sẽ ngăn cản chúng ta không hiểu rõ vấn đề to tát hơn. Vì vậy tôi không đang làm cho việc này thành một vấn đề: tôi chỉ rất ý thức về cái gì là hỗn loạn và cái gì là trật tự. Hai cái này không có liên hệ lẫn nhau. Một cái không được sinh ra từ cái còn lại. Và tôi không đang khước từ một cái này hay là đang chấp nhận một cái khác. Nhưng hạt giống nở hoa của trực nhận sẽ mang lại hành động đúng đắn, chính xác.
 
 
 

Ngày 01 tháng mười

Thư gởi trường học – Quyển II – Ngày 01-10-1983

Trong mọi nền văn minh đã có một ít người quan tâmao ước tạo ra những con người tốt lành; một ít người không liên quan đến những cấu trúc thiêng liêng hay đổi mới, nhưng không muốn gây tổn hại những người khác, muốn quan tâm đến tổng thể của cuộc sống con người, muốn hòa nhã không hung hăng và vì vậy là những thực thể tôn giáo thực sự. Trong nền văn minh hiện đại khắp thế giới, sự vun quén tốt lành hầu như đã biến mất. Thế giới đang trở nên mỗi lúc một bạo tàn, gây nguy hại, đầy bạo lực và dối gạt. Chắc chắn đó là chức năng của chúng ta như những người giáo dục phải tạo ra chất lượng của cái trí mà có căn bản tôn giáo. Chúng ta không có ý nói lệ thuộc vào một tôn giáo được công nhận chính thức nào đó cùng tất cả những niềm tin kỳ quặc của nó, những nghi lễ lặp đi lặp lại của nó. Con người đã luôn luôn cố gắng tìm ra một cái gì đó vượt khỏi thế giới của lo âu, đau khổ, và xung đột vô tận này. Trong sự tìm kiếm của anh ấy về cái đó mà không thuộc thế giới này, anh ấy đã sáng chế ra, có thể không ý thức, chúa và nhiều hình thức của thần thánh, và những người thông ngôn, trung gian giữa chính anh ấy và cái đó mà anh ấy đã chiếu rọi. Đã có nhiều người thông ngôn, có văn hóa, có tài năng, hiểu biết rất rộng. Theo lịch sử từ thời cổ xưa cái chu trình này đã tiếp tục: chúa, người thông ngôn và con người. Đây thực sự là thế chân vạc mà trong đó tánh nhẹ dạ cả tin của con người đã được tận dụng. Thế giới đã có quá nhiều vấn đề và mỗi con người đều muốn sự thoải mái, sự an toàn và hòa bình nào đó. Vì vậy những con người đã chiếu rọi bản thể của tất cả việc này thành một tác nhân bên ngoài và cũng vậy cái đó mà chúng ta đang khám phá chỉ là một ảo tưởng. Không thể vượt khỏi và ở trên tất cả những giới hạn đấu tranh của con người, chúng ta đang quay trở lại sự man rợ, hủy diệt lẫn nhau cả ở bên trong lẫn bên ngoài.

Liệu chúng ta như một nhóm nhỏ, có thể bắt đầu suy nghĩ kỹ càng những việc này và, làm tự do chính chúng ta khỏi tất cả những mê tín được sáng chế của tôn giáo, khám phá ra cái gì là một cuộc sống tôn giáovì vậy chuẩn bị mảnh đất phì nhiêu cho nở hoa của tốt lành hay không? Nếu không có một cái trí tôn giáo không thể nào có tốt lành. Có ba yếu tố để hiểu rõ bản chất của tôn giáo: mộc mạc, khiêm tốn và chuyên cần.

Mộc mạc không có nghĩa giảm thiểu tất cả cuộc sống thành tro bụi bằng những kỷ luật nghiêm ngặt, đè nén mọi bản năng, mọi ham muốn và thậm chí cả vẻ đẹp. Diễn tả bên ngoài của điều này trong thế giới phương Đông là một cái áo choàng màu nâu hoặc màu vàng và một miếng khố. Ở thế giới phương Tây nó đang thực hiện những lời thề sống độc thân, vâng lời hoàn toàntrở thành một thầy tu. Tánh đơn giản của cuộc sống được diễn tả trong những bộ quần áo bên ngoài và một cuộc sống cục bộ, chật hẹp, bị giới hạn, nhưng bên trong ngọn lửa của ham muốnxung đột của nó đang cháy âm ỉ. Ngọn lửa đó phải bị dập tắt nhờ vào sự trung thành nghiêm ngặt vào một khái niệm, vào một hình ảnh. Quyển sách và hình ảnh trở thành những biểu tượng của một cuộc sống đơn giản. Mộc mạc không là những diễn tả bên ngoài của một kết luận được dựa vào lòng trung thành nhưng là hiểu rõ sự phức tạp bên trong, sự hoang mang và nỗi thống khổ của cuộc sống. Hiểu rõ này, không phải bằng từ ngữ hay bằng trí năng, đòi hỏi một trực nhận rất cảnh giác, rất cẩn thận, một trực nhận mà không là sự phức tạp của tư tưởng nhưng là sự rõ ràng, rõ ràng này tạo ra mộc mạc riêng của nó.

Khiêm tốn không là đối nghịch của kiêu ngạo, không là đang cúi đầu dưới một uy quyền trừu tượng nào đó hay một vị giáo sĩ chức vụ cao. Nó không là hành động của giao phó đến một vị đạo sư hay vào một hình ảnh, mà cả hai đều giống nhau. Nó không là một phủ nhận toàn bộ, một hiến dâng của chính mình đến một con người vật chất hay tưởng tượng nào đó. Khiêm tốn không liên kết với kiêu ngạo. Khiêm tốn không có ý thức của chiếm hữu bên trong. Khiêm tốn là bản thể của tình yêu và thông minh, nó không là một thành tựu.

 Và nhân tố khác là chuyên cần: đó là tư tưởng phải ý thức được những hoạt động của nó, những dối gạt của nó, những ảo tưởng của nó; đó là hiểu rõ sự thậtgiả dối mà trong đó cái gì là thực tại được chuyển đổi thành cái gì nó nên là. Đó là ý thức được những phản ứng đến thế giới bên ngoài và đến những đáp trả xì xào bên trong. Đó không là một canh chừng tự cho mình là trung tâm, nhưng là nhạy cảm cùng mọi liên hệ. Ở trên và vượt khỏi tất cả việc này là thông minh và tình yêu. Khi những việc này hiện diện tất cả những chất lượng khác sẽ hiện hữu. Nó giống như mở cánh cổng vào vẻ đẹp.

Bây giờ như một người giáo dục và một bậc cha mẹ tôi quay trở lại câu hỏi khó khăn của tôi. Những em học sinh của tôi và con cái của tôi phải đối mặt cái thế giới mà là mọi sự việc sự vật khác hẳn thông minh và tình yêu. Đây không là một câu nói bi quan nhưng nó là như thế, rõ ràng, chính xác, hiển nhiên. Các em phải đối mặt sự phân hóa, sự hung bạo và sự nhẫn tâm lãnh đạm hoàn toàn. Các em bị kinh hãi. Vì trách nhiệm (tôi đang sử dụng từ ngữ đó rất cẩn thận và với ý định sâu sắc), chúng ta làm thế nào giúp đỡ các em đối mặt tất cả việc này? Tôi không đang đặt câu hỏi cho bất kỳ ai nhưng tôi đang đặt câu hỏi đó cho chính bản thân tôi để cho trong khi đang tìm hiểu tôi trở nên rõ ràng. Tôi bị quấy rầy nhiều lắm bởi câu hỏi này và tôi chắc chắn không muốn một câu trả lời an ủi. Trong khi đang tự mình tìm hiểu, nhạy cảmrõ ràng đang bộc lộ những khởi đầu của chúng. Tôi cảm thấy rất mãnh liệt về tương lai của những em học sinh và những đứa trẻ này, và bằng cách giúp đỡ các em sử dụng những từ ngữ, thông minh và tình yêu, tôi đang thu thập được sức mạnh. Giúp một em trai hay một em gái giống như thế này là quá đủ cho tôi rồi, bởi vì con sông bắt đầu ở những rặng núi cao vút như một dòng suối rất nhỏ, cô đơn và xa xôi, nhưng nó thâu gom động lực vào một con sông to lớn. Vì vậy người ta phải khởi đầu bằng rất ít người.
 
 
 
 

Ngày 15 tháng mười

Thư gởi trường học – Quyển II – Ngày 15-10-1983

Chúng tagì thế giới là như thế. Trong gia đình, trong xã hội, chúng ta đã tạo ra thế giới này với hung bạo, tàn nhẫn và tầm thường của nó, sự thô tục và sự hủy diệt lẫn nhau của nó. Chúng ta cũng hủy hoại lẫn nhau phần tâm lý, bóc lột những người khác cho những ham muốn và những thỏa mãn của chúng ta. Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra, nếu mỗi người chúng ta không trải qua một thay đổi cơ bản, rằng thế giới sẽ tiếp tục như nó đã là hàng ngàn năm, gây tổn thương cho nhau, giết chóc lẫn nhau và hủy hoại quả đất. Nếu như ngôi nhà của chúng ta không ở trong trật tự, chúng ta không thể nào chờ đợi xã hội và những liên hệ của chúng ta cùng những người khác ở trong trật tự được. Và tất cả điều đó cũng quá rõ ràng đến độ chúng ta đã bỏ quên nó. Chúng ta loại bỏ nó đi vì quá khó khăn và lại cần quá nhiều nỗ lực, do đó chúng ta chấp nhận những sự việc như chúng là, rơi vào thói quen của chấp nhậntiếp tục làm. Đây là bản thể của tầm thường. Người ta có thể có một tài năng văn chương, được công nhận bởi một ít người, và làm việc vì sự hâm mộ; người ta có lẽ là một họa sĩ, một thi sĩ hay một nhạc sĩ vĩ đại, nhưng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta không quan tâm đến tổng thể của sự tồn tại. Chúng ta có lẽ đang gia thêm vào cho sự hoang mang và đau khổ lớn lao của con người. Mỗi người muốn bày tỏ tài năng nhỏ xíu riêng của anh ấy và thỏa mãn với nó, quên đi hoặc lơ là toàn bộ sự phức tạp của phiền muộnđau khổ của con người. Lại nữa chúng ta chấp nhận sự việc này và đây đã trở thành lối sống thông thường. Chúng ta không bao giờ là một người đứng ngoài và vẫn ở bên ngoài. Chúng ta cảm thấy chính bản thân chúng ta không có khả năng ở bên ngoài hay sợ hãi không được ở trong dòng chảy của cuộc sống bình thường.

Như những bậc cha mẹ và những người giáo dục, chúng ta biến gia đình và trường học thuộc cái gì chúng ta là. Thật vậy, tầm thường có nghĩa là đi một nửa con đường lên hòn núi và không bao giờ đến được đỉnh núi. Chúng ta muốn giống mọi người khác và dĩ nhiên nếu chúng ta muốn hơi khác biệt một tí chúng ta lại cẩn thận che giấu nó. Chúng ta không đang nói vể sự lập dị: đó là một hình thức khác của tự diễn tả, mà là điều gì mọi người đang làm theo cách riêng nhỏ bé của anh ấy. Lập dị được khoan dung chỉ khi nào bạn giàu có hay có tài năng, nhưng nếu bạn nghèo hèn và hành động kỳ quặc bạn lại bị hất hủi và khinh thường. Nhưng chẳng có bao nhiêu người trong chúng tatài năng; chúng ta là những công nhân đang tiếp tục những nghề nghiệp riêng của chúng ta.

 Thế giới đang trở nên mỗi lúc một tầm thường. Giáo dục của chúng ta, nghề nghiệp của chúng ta, sự chấp nhận hời hợt về tôn giáo truyền thống của chúng ta đang làm cho chúng ta tầm thường và khá ủy mị. Ở đây chúng ta quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta, không phải đến sự diễn tả về tài năng hay là khả năng nào đó. Như những người giáo dục, mà gồm cả những bậc cha mẹ, liệu chúng ta có thể phá vỡ lối sống máy móc, lờ đờ này hay không? Đó không là sự sợ hãi vô ý thức của cô độc mà làm cho chúng ta rơi vào những thói quen: thói quen của làm việc, thói quen của tư tưởng, thói quen của chấp nhận thông thường về những sự kiện như chúng là hay sao? Chúng ta thiết lập một lề thói cho chính bản thân mình và sống càng sát với lề thói đó bao nhiêu càng tốt, vì vậy dần dần bộ não trở thành máy móc và cách sống máy móc này là tầm thường. Những quốc gia sống dựa vào truyền thống đã được chính thức hóa thông thường đều tầm thường. Vì vậy chúng ta đang hỏi chính mình làm cách nào sự tầm thường máy móc đó có thể chấm dứt và không hình thành một khuôn mẫu khác mà sẽ dần dần cũng trở thành tầm thường? Việc vận hành máy móc của tư tưởngvấn đề chính: không phải làm thế nào thoát khỏi sự tầm thường, nhưng làm thế nào con người lại đã trao sự quan trọng hoàn toàn cho tư tưởng. Tất cả những hành động và những khát vọng của chúng ta, những liên hệ và những ao ước của chúng ta, được đặt nền tảng trên tư tưởng. Tư tưởng đều thông thường với tất cả nhân loại, dù là những người có tài năng hay những người dân làng không có bất kỳ loại giáo dục nào. Tư tưởng đều thông thường đối với tất cả chúng ta. Nó cũng không phải của phương Đông hay của phương Tây, ở những đồng bằng hay những cao nguyên. Nó không là tư tưởng của bạn hay tư tưởng của tôi. Hiểu rõ điều này rất quan trọng. Chúng ta đã biến nó thành riêng tư và vì vậy còn giới hạn thêm nữa bản chất của tư tưởng. Tư tưởng bị giới hạn nhưng khi chúng ta biến nó thành cái riêng của chúng ta, chúng ta làm cho chúng trở thành nông cạn hơn. Khi chúng ta thấy sự thật của việc này sẽ không còn ganh đua giữa tư tưởng của lý tưởngtư tưởng của hàng ngày. Lý tưởng đã trở thành quan trọng nhất và không là tư tưởng của hành động. Chính sự phân chia này mới nuôi dưỡng xung đột, và chấp nhận xung đột là tầm thường. Chính những chính trị gia và những vị đạo sư mới nuôi dưỡngduy trì sự xung đột này và vì vậy tầm thường.

 Lại nữa chúng ta đến được một vấn đề căn bản: phản ứng của người giáo dụccha mẹ, mà bao gồm tất cả chúng ta, đối với thế hệ kế tiếp là gì? Chúng ta có thể hiểu rõ sự lý giải hợp lý và sự sáng suốt của điều gì đã được viết trong những lá thư này, nhưng hiểu rõ bằng trí năng của nó dường như không cho chúng ta một năng lượng mãnh liệt để thúc đẩy chúng ta thoát khỏi sự tầm thường của chúng ta. Năng lượng đó mà thúc đẩy chúng ta chuyển động ngay tức khắc, không phải cuối cùng, ra khỏi cuộc sống tầm thường là gì? Chắc chắn nó không là lòng nhiệt thành hay sự hiểu biết cảm tính của một trực nhận hão huyền nào đó, nhưng là một năng lượng tự duy trì chính nó trong bất kỳ tình huống nào. Năng lượng đó mà phải được độc lập khỏi tất cả mọi ảnh hưởng bên ngoài là gì? Đây là một câu hỏi rất nghiêm túc mà mỗi người phải đang tự hỏi chính bản thân anh ấy: liệu có năng lượng như thế, mà hoàn toàn được tự do khỏi tất cả mọi nguyên nhân hay không?

Bây giờ cùng nhau chúng ta hãy tìm hiểu. Kích thước luôn luôn có một kết thúc. Tư tưởng là kết quả của nguyên nhân mà là hiểu biết. Cái gì có một kích thước phải có một kết thúc. Khi chúng ta nói rằng chúng ta hiểu rõ, nó thường có nghĩa một hiểu rõ thuộc từ ngữ hay trí năng, nhưng đang hiểu rõtrực nhận một cách nhạy cảm cái gì là, và chính trực nhận đó đang làm tàn tạ đi cái gì là. Trực nhận là chú ý này mà đang gom tất cả năng lượng để quan sát chuyển động của cái gì là. Năng lượng của trực nhận này không nguyên nhân, giống như thông minh và tình yêu không nguyên nhân.
 
 

Ngày 01 tháng mười một

Thư gởi trường học – Quyển II – Ngày 01-11-1983

Người ta hoàn toàn chắc chắn rằng những người giáo dục ý thức được điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới. Con người đã bị phân chia, theo chủng tộc, theo tôn giáo, theo chính trị, theo kinh tế và sự phân chia này là từng mảnh. Nó đang tạo ra hỗn loạn lớn lao trong thế giới, những cuộc chiến tranh, mọi loại lừa gạt thuộc chính trị và vân vân. Có sự lan tràn của bạo lực và con người chống lại con người. Đây là trạng thái thực sự của hỗn loạn trong thế giới, trong xã hộichúng ta sống, và xã hội này được tạo ra bởi tất cả những con người với nền văn hóa của họ, những phân chia ngôn ngữ của họ, sự tách rời theo miền đất của họ. Tất cả việc này đang nuôi dưỡng không chỉ hỗn loạn mà còn thù hận, nhiều đối nghịch xung khắc và những khác biệt về ngôn ngữ thêm nữa. Đây là điều gì đang xảy ra và trách nhiệm của người giáo dục thực sự rất lớn lao. Trong tất cả những ngôi trường này anh ấy quan tâm đến việc tạo ra một con người tốt lành có một cảm thấy của liên hệ toàn cầu, không thuộc quốc gia, miền đất, tách rời, theo tôn giáo không bám vào những truyền thống cũ kỹ không còn sinh khí mà thực sự chẳng có chút giá trị nào cả. Trách nhiệm của anh ấy, như một người giáo dục trở thành mỗi lúc một nghiêm trọng hơn, mỗi lúc một cam kết hơn, mỗi lúc một quan tâm đến sự giáo dục những em học sinh của anh ấy. 

Nền giáo dục này đang thực sự làm cái gì? Có phải nó đang thực sự giúp đỡ con người, con cái của anh ấy, trở nên quan tâm nhiều hơn, hòa nhã nhiều hơn, rộng lượng nhiều hơn, không phải là quay trở lại khuôn mẫu cũ, sự xấu xa và hư đốn cổ xưa của thế giới này hay không? Nếu anh ấy thực sự quan tâm, vì anh ấy phải như thế, vậy thì anh ấy phải giúp đỡ em học sinh tìm được sự liên hệ của em học sinh cùng thế giới, thế giới không phải của sự tưởng tượng hay cảm tính lãng mạn, nhưng cùng thế giới thực tại mà trong đó tất cả mọi sự việc đang xảy ra. Và cũng vậy cùng thế giới của thiên nhiên, sa mạc, những cánh rừng hay một ít cây cối chung quanh anh ấy, và cùng những thú vật của thế giới. Thú vật may mắn thay không có chủ nghĩa quốc gia; chúng săn mồi chỉ để tồn tại mà thôi. Nếu người giáo dục và em học sinh mất đi sự liên hệ của họ cùng thiên nhiên, cùng cây cối, cùng biển cả đang cuồn cuộn sóng, chắc chắn mỗi người sẽ mất đi sự liên hệ của anh ấy cùng con người

Thiên nhiên là gì? Có nhiều cuộc nói chuyệnnỗ lực để bảo vệ thiên nhiên, những con thú, những con chim, những con cá voi và những con cá heo, để lau sạch những dòng sông bị ô nhiễm, những ao hồ, những cánh đồng xanh tươi và vân vân. Thiên nhiên không được sắp xếp vào với nhau bởi tư tưởng, giống như tôn giáo, giống như niềm tin. Thiên nhiên là con cọp, là con thú phi thường đó với năng lượng của nó, ý thức được quyền lực lớn lao của nó. Thiên nhiên là cái cây cô đơn trong cánh đồng, những đồng cỏ và cánh rừng, nó chính là con sóc nhút nhát đó đang giấu mình sau một cành cây. Thiên nhiên là con kiến và con ong và tất cả sinh vật của quả đất. Thiên nhiên là con sông, không phải một con sông đặc biệt, dù rằng nó là sông Hằng, sông Thames, hay sông Mississippi. Thiên nhiên là tất cả những hòn núi kia, phủ đầy tuyết, cùng những thung lũng xanh sẫm màu và những dãy đồi gặp gỡ biển cả. Vũ trụ là bộ phận của thế giớí này. Người ta phải có một cảm thấy cho tất cả những việc này, không phải hủy diệt nó, không phải giết chóc vì vui thú của người ta, không phải giết chết những con thú để bày biện trên bàn ăn của người ta. Chúng ta cũng giết chết cải bắp, các loại rau mà chúng ta ăn, nhưng người ta phải vạch một đường giới hạn ở một nơi nào đó. Nếu bạn không ăn rau, vậy thì làm sao bạn sống được? Vì vậy người ta phải nhận thức rõ một cách thông minh.

 Thiên nhiên là bộ phận của cuộc sống chúng ta. Chúng ta lớn lên từ hạt giống, quả đất, và chúng ta là bộ phận của tất cả việc đó nhưng chúng ta đang nhanh chóng đánh mất đi cái ý thức rằng chúng ta là những con thú giống như những con thú khác. Liệu rằng bạn có một cảm thấy cùng cái cây đó, nhìn ngắm nó, thấy vẻ đẹp của nó, lắng nghe âm thanh mà nó tạo ra; nhạy cảm cùng cái cây bé tí, cùng cọng cỏ dại mảnh khảnh, cùng dây leo đó đang leo thẳng lên bức tường, cùng ánh sáng trên những chiếc lá và nhiều cái bóng hay không? Người ta phải ý thức được tất cả những việc này và có ý thức hiệp thông đó cùng thiên nhiên quanh chúng ta. Bạn có lẽ sống trong một thị trấn nhưng bạn cũng có cây cối đây đó. Một bông hoa ở ngôi vườn nhà bên cạnh có lẽ được chăm sóc không kỹ lưỡng lắm, phủ đầy cỏ dại, nhưng hãy nhìn ngắm nó, cảm thấy rằng bạn là bộ phận của tất cả những sự vật đó, bộ phận của tất cả những sinh vật sống. Nếu bạn gây tổn thương thiên nhiên, bạn đang gây tổn thương chính mình.

Người ta biết rằng tất cả những điều này đã được nói trước kia trong nhiều cách khác nhau nhưng chúng ta dường như không chú ý bao nhiêu cả. Có phải đó vì chúng ta bị trói buộc trong mạng lưới riêng của chúng ta về những vấn đề, những ham muốn riêng của chúng ta, những thúc giục tìm kiếm vui thú và đau khổ riêng của chúng ta, đến độ chúng ta không bao giờ nhìn ngắm chung quanh, không bao giờ nhìn ngắm mặt trăng hay sao? Hãy quan sát nó đi. Quan sát nó bằng tất cả cặp mắt và đôi tai của bạn, khứu giác của bạn. Hãy quan sát. Hãy nhìn ngắm như thể bạn đang nhìn ngắm nó lần đầu tiên. Nếu bạn có thể làm được điều đó, cái cây đó, cái bụi đó, cọng cỏ đó, bạn đang thấy lần đầu tiên. Vậy thì bạn có thể thấy được người giáo dục của bạn, người mẹ, người cha, người anh, người chị của bạn, lần đầu tiên. Có một cảm thấy lạ thường về việc đó: kỳ diệu, kinh ngạc, hiền hòa của một buổi sáng trong lành mà không bao giờ đã là trước kia, không bao giờ sẽ là. Hãy thực sự hiệp thông cùng thiên nhiên, không phải bị vướng vào từ ngữ trong những giải thích diễn tả về nó, nhưng hãy là một bộ phận của nó, hãy ý thức, cảm thấy rằng bạn thuộc tất cả những sự vật đó, có thể có tình yêu cho tất cả những sự vật đó, để vui thích nhìn ngắm một con nai, một con thằn lằn trên tường, cành cây bị gãy đang nằm trên mặt đất. Hãy nhìn ngắm sao hôm hay mặt trăng mới mọc, không từ ngữ, không chỉ nói rằng nó đẹp làm sao đâu rồi ngoảnh mặt đi, bị cuốn hút bởi một cái gì khác nữa, nhưng hãy nhìn ngôi sao đơn chiếc đó, mặt trăng non mỏng manh như thể lần đầu tiên bạn mới thấy. Nếu có sự hiệp thông như thế giữa bạn và thiên nhiên vậy thì bạn có thể hiệp thông cùng con người, cùng cậu bé đang ngồi kế bên, cùng người giáo dục của bạn, hay cùng cha mẹ của bạn. Chúng ta đã mất tất cả ý thức về liên hệ không chỉ cả những lời nói thương yêuân cần mà còn cả ý thức hiệp thông trong yên lặng. Nó là một ý thức rằng chúng ta tất cả đều cùng chung, rằng chúng ta là tất cả nhân loại, không bị phân chia, không bị vỡ vụn, không phụ thuộc vào bất kỳ nhóm người hay chủng tộc đặc biệt nào, hay vào bất kỳ khái niệm lý tưởng nào, nhưng rằng chúng ta là tất cả nhân loại, tất cả chúng ta đều đang sống trên quả đất đẹp đẽ, lạ thường này.

Bạn có khi nào thức dậy vào buổi sáng và nhìn qua cửa sổ, hay đi ra ngoài hành lang và nhìn ngắm cây cối cùng bình minh của mùa xuân hay không? Hãy sống cùng nó. Hãy lắng nghe tất cả những âm thanh, tiếng thì thầm, ngọn gió nhẹ nhàng lay động giữa những chiếc lá. Hãy quan sát ánh sáng trên chiếc lá đó và nhìn ngắm mặt trời leo lên đỉnh đồi, lan tràn qua những cánh đồng cỏ. Và con sông khô cạn, hay con thú đó đang gặm cỏ và những con cừu kia ở bên kia đồi, hãy nhìn ngắm chúng. Hãy nhìn ngắm chúng cùng ý thức của thương yêu trìu mến, ân cần, rằng bạn không muốn gây tổn thương cho một sự vật. Khi bạn có sự hiệp thông như vậy cùng thiên nhiên, vậy thì liên hệ của bạn cùng người khác trở nên đơn giản, rõ ràng, không còn một chút xung đột.

Đây là một trong những trách nhiệm của người giáo dục, không chỉ dạy môn toán hay làm thế nào vận hành một máy vi tính. Còn quan trọng nhiều hơn nữa là có được sự hiệp thông cùng những con ngườichịu đựng khổ sở, đấu tranh và có nỗi đau khổ lớn lao và sự quằn quại của người nghèo đói, và cùng những con người kia đang ngồi trong một chiếc xe sang trọng. Nếu người giáo dục quan tâm đến những việc này, anh ấy đang giúp đỡ em học sinh trở nên nhạy cảm, nhạy cảm cùng những đau khổ của người khác, cùng những tranh đấu, những lo âu và những buồn phiền của người khác, và những cuộc cãi cọ người ta có trong gia đình. Nó phải là trách nhiệm của người giáo dục để giáo dục các em, những em học sinh, có sự hiệp thông như thế cùng thế giới. Thế giới có lẽ quá rộng lớn nhưng thế giới là nơi mà anh ấy hiện diện; đó là thế giới của anh ấy. Và việc này tạo ra một để ý ân cần, một trìu mến tự nhiên cho những sự vật và những người khác, lịch sự lễ phépcách cư xử không còn thô bạo, hiểm độc, cộc cằn.

Người giáo dục phải nói về tất cả những việc này, không chỉ bằng lời nhưng chính anh ấy phải cảm thấy nó, cái thế giới, thế giới của thiên nhiênthế giới của con người. Chúng gắn bó mật thiếtảnh hưởng lẫn nhau. Con người không thể nào tẩu thoát khỏi thế giới đó. Khi anh ấy hủy diệt thiên nhiên, anh ấy đang hủy diệt chính mình. Khi anh ấy giết chết một sinh vật, anh ấy đang giết chết chính mình. Kẻ thù không là ai khác nhưng là chính bạn. Sống hòa thuận cùng thiên nhiên, cùng thế giới, tự nhiên sẽ tạo ra một thế giới hoàn toàn khác hẳn.
 
 

Ngày 15 tháng mười một

Thư gởi trường học – Quyển II- Ngày 15-11-1983

Bằng cách quan sát có lẽ bạn học hỏi được nhiều hơn từ những quyển sách. Những quyển sách cần thiết để học một môn học dù nó là toán học, địa lý, lịch sử, vật lý hay hóa học. Những quyển sách được in trên một trang giấy sự hiểu biết tích lũy của những nhà khoa học, của những triết gia, của những nhà khảo cổ học và vân vân. Hiểu biết được tích lũy này, mà người ta học hành ở trường học và sau đó qua cao đẳng hay đại học, nếu người ta đủ may mắn để đi đến trường đại học, đã được thâu lượm qua thời gian dài đăng đẳng, từ những ngày rất cổ xưa. Sự hiểu biết được tích lũy lớn lao từ Ấn độ, từ Ai cập cổ xưa, từ I rắc cổ xưa, từ Hi lạp cổ xưa, từ La mã cổ xưa và dĩ nhiên cả đế quốc Ba tư. Trong thế giới phương Tây cũng như thế giới phương Đông, hiểu biết này là cần thiết để có một nghề nghiệp, để làm bất kỳ công việc nào, dù máy móc hay lý thuyết, thực tế hay một cái gì đó mà bạn phải suy nghĩ ra, sáng chế ra. Hiểu biết này đã tạo ra nhiều công nghệ, đặc biệt trong thế kỷ này. Có hiểu biết của những quyển sách tạm gọi là thiêng liêng, kinh Vệ đà, kinh Upanishad, kinh Bible, kinh Koran và kinh Hebrew. Vậy là có những quyển sách tôn giáo và những quyển sách thực dụng, những quyển sách sẽ giúp đỡ bạn có hiểu biết, để hành động khéo léo, dù bạn là một kỹ sư, một nhà sinh học hay một người thợ mộc.

Hầu hết chúng ta trong bất kỳ trường học nào, và đặc biệt trong những trường học này, thâu lượm hiểu biết, thông tin và đó là cái gì những trường học đã tồn tại từ trước đến nay: thâu lượm nhiều thông tin về thế giới bên ngoài, về bầu trời, tại sao nước biển lại mặn, tại sao cây cối lại mọc, về những con người, cấu trúc thân thể họ, cấu trúc bộ não của họ và vân vân. Và cũng vậy về thế giới quanh bạn, thiên nhiên, môi trường xã hội, kinh tế và nhiều thêm nữa. Hiểu biết như thế đó tuyệt đối cần thiết nhưng hiểu biết luôn luôn bị giới hạn. Dù rằng nó có thể tiến bộ nhiều bao nhiêu chăng nữa, sự thâu lượm hiểu biết luôn luôn bị giới hạn. Học hỏi là một phần của thâu lượm hiểu biết về những chủ đề khác nhau này để cho bạn có thể có một nghề nghiệp, một công việc có lẽ làm bạn hài lòng, hay một công việc mà những hoàn cảnh, những đòi hỏi của xã hội có lẽ cưỡng bách bạn chấp nhận mặc dù bạn có lẽ không thích làm loại công việc đó nhiều lắm.

Nhưng như chúng ta đã nói, bạn học hỏi nhiều bằng nhìn ngắm, nhìn ngắm những sự vật quanh bạn, nhìn ngắm những con chim, cái cây, nhìn ngắm những bầu trời, các vì sao, chòm sao Orion, chòm sao Dippe, sao Hôm. Bạn học hỏi bằng nhìn ngắm cả những sự vật quanh bạn lẫn những con người, họ đi như thế nào, cử chỉ của họ như thế nào, những từ ngữ họ sử dụng như thế nào, họ ăn mặc như thế nào. Bạn không chỉ nhìn ngắm mọi thứ bên ngoài mà còn nhìn ngắm chính bản thân bạn, tại sao bạn suy nghĩ điều này hay điều kia, cách cư xử của bạn, thái độ của bạn trong cuộc sống hàng ngày, tại sao cha mẹ muốn bạn làm việc này hay việc kia. Bạn đang nhìn ngắm, không đang chống đối. Nếu bạn chống đối bạn không học hỏi. Hay nếu bạn đến được một một loại kết luận nào đó, một loại ý kiến nào đó mà bạn suy nghĩ là đúng và bám chặt vào điều đó, vậy thì tự nhiên bạn sẽ không bao giờ học hỏi. Học hỏi cũng cần thiết phải có tự do và tánh hiếu kỳ, ý thức muốn biết tại sao bạn và những người khác cư xử trong một cách nào đó, tại sao con người giận dữ, tại sao bạn bực dọc.

Học hỏi quan trọng lạ thường bởi vì học hỏivô tận. Ví dụ như học hỏi tại sao con người giết chóc lẫn nhau. Dĩ nhiên có những giải thích trong những quyển sách, tất cả những lý do thuộc tâm lý tại sao con người cư xử trong cách đặc biệt riêng của họ, tại sao con người lại quá hung hăng bạo tàn. Tất cả những việc này đã được giải thích trong những quyển sách thuộc mọi loại khác nhau bởi những tác giả, những nhà tâm lý học nổi tiếngvân vân. Nhưng cái gì bạn đọc không phải cái gì bạn là. Cái gì bạn là, cách cư xử của bạn, tại sao bạn tức giận, ganh ghét, tại sao bạn sầu thảm, nếu bạn quan sát chính bạn, bạn học hỏi còn nhiều hơn từ một quyển sách mà chỉ bảo bạn là gì. Nhưng bạn thấy rồi, quá dễ dàng đọc một quyển sách nói về bạn hơn là quan sát chính bản thân bạn. Bộ não đã quen thuộc với sự thâu lượm thông tin từ tất cả những hành động và những phản ứng bên ngoài. Chẳng lẽ bạn không phát hiện rằng thoải mái hơn nhiều khi được hướng dẫn, khi chờ đợi những người khác bảo cho bạn nên là gì hay sao? Cha mẹ của bạn, đặc biệt ở phương Đông, chỉ bảo cho bạn nên lập gia đình với ai và sắp xếp cuộc hôn nhân, chỉ bảo cho bạn nghề nghiệp nào nên làm. Vì vậy bộ não chấp nhận cái cách dễ dàng và cái cách dễ dàng đó không phải luôn luôn là cái cách đúng. Tôi thắc mắc liệu bạn có thấy rằng không một ai yêu thích gì công việc làm của họ, ngoại trừ có lẽ một ít nhà khoa học, những họa sĩ và những nhà khảo cổ học. Nhưng một con người bình thường, trung bình ít khi nào yêu công việc gì anh ấy đang làm. Anh ấy bị thúc đẩy bởi xã hội, bởi cha mẹ của anh ấy, hay bởi sự thôi thúc để có nhiều tiền bạc hơn. Vì vậy học hỏi bằng quan sát rất, rất cẩn thận thế giới bên ngoài, thế giới bên ngoài bạn, và thế giới bên trong; đó là, thế giới của chính bản thân bạn.

Vậy thì dường như là có hai cách để học hỏi: một cách là thâu lượm nhiều hiểu biết, đầu tiên qua học hỏi và sau đó hành động từ hiểu biết đó. Đó là việc gì hầu hết chúng ta làm. Cách thứ hai là hành động, làm một việc gì đó và học hỏi khi đang làm, và việc đó cũng trở thành sự tích lũy hiểu biết. Thật ra cả hai cách này đều giống hệt nhau: học hỏi từ một quyển sách hay thâu lượm hiểu biết qua hành động. Cả hai đều được đặt nền tảng trên hiểu biết, trải nghiệm, và như chúng ta đã nói trải nghiệm và hiểu biết luôn luôn bị giới hạn.

Vì vậy cả người giáo viên lẫn em học sinh nên tìm ra học hỏi thực sự là gì. Ví dụ bạn học hỏi từ một vị đạo sư nếu ông ấy thuộc loại đứng đắn, một vị đạothông thái, không phải một vị đạo sư đang kiếm tiền, không phải một trong những người muốn được nổi tiếngchạy trốn đến những quốc gia khác để có được một gia tài lớn lao qua những lý thuyết khá mất cân bằng của họ. Hãy tìm ra học hỏi có nghĩa là gì. Ngày nay học hỏi đang mỗi lúc một trở thành hình thức của giải trí. Ở vài trường học phương Tây khi các em đã vượt qua bậc trung học, những em học sinh thậm chí không biết viết hay đọc. Và khi bạn biết đọc và viết và học nhiều môn học khác nhau, bạn cũng là tất cả những con người tầm thường như thế. Bạn có biết từ ngữ tầm thường có nghĩa là gì không? Nghĩa lý gốc của nó là đi nửa con đường của quả đồi, nhưng không bao giờ đến được đỉnh đồi. Đó là tầm thường: không bao giờ đòi hỏi sự hoàn hảo, sự xuất sắc nhất của chính bản thân bạn. Và học hỏi là vô hạn, nó thực sự không có kết thúc. Vì vậy bạn đang học hỏi từ ai? Từ những quyển sách? Từ những người giáo dục? Và có lẽ, nếu cái trí của bạn thông minh, bằng quan sát phải không? Từ trước đến nay có vẻ rằng bạn đang học hỏi từ bên ngoài: học hỏi, tích lũy hiểu biết và từ hiểu biết đó hành động, xây dựng nghề nghiệp của bạn và vân vân. Nếu bạn đang học hỏi từ chính mình hay nói khác hơn nếu bạn đang học hỏi bằng cách quan sát chính mình, những thành kiến của bạn, những kết luận chắc chắn của bạn, những niềm tin của bạn, nếu bạn đang quan sát những tinh tế thuộc tư tưởng của bạn, sự thô tục tầm thường của bạn, sự nhạy cảm của bạn, vậy thì chính bạn trở thành người giáo dục và người được giáo dục. Vậy thì bên trong bạn không lệ thuộc bất kỳ ai, vào bất kỳ quyển sách, vào bất kỳ chuyên gia nào mặc dù dĩ nhiên nếu bạn bị bệnh và có một căn bệnh nào đó bạn phải đi đến một nhà chuyên môn, điều đó là tự nhiên, điều đó là cần thiết. Nhưng lệ thuộc một ai đó, dù anh ấy có lẽ xuất sắc hoàn hảo như thế nào chăng nữa, ngăn cản bạn không học hỏi về chính bạn và bạn là gì. Và học hỏi bạn là gì rất quan trọng bởi vì bạn là gì tạo ra xã hội này mà quá suy đồi phân hóa, không đạo đức, nơi có sự lan tràn khủng khiếp của bạo hành, xã hội này quá hung hăng, mỗi người đều đang tìm kiếm sự thành công đặc biệt riêng của anh ấy, hình thức thành tựu riêng của anh ấy. Học hỏi bạn là gì không qua một người nào khác nhưng bằng cách quan sát chính bạn, không chỉ trích, không nói rằng, “Tình trạng này được rồi, tôi là điều đó, tôi không thể thay đổi” và tiếp tục sống. Khi bạn quan sát chính bản thân mình mà không có bất kỳ hình thức của phản ứng, kháng cự, vậy thì chính quan sát đó hành động; giống như một ngọn lửa nó đốt cháy những ngu xuẩn, những ảo tưởng mà người ta có.

Vì vậy học hỏi trở nên quan trọng. Một bộ não ngừng học hỏi trở thành máy móc. Nó giống như một con thú được buộc vào một cái cọc; nó chỉ có thể di chuyển tùy thuộc vào chiều dài của sợi dây, cái sợi dây được buộc vào một cái cọc. Hầu hết chúng ta đều bị trói vào một cái cọc đặc biệt nào đó của riêng chúng ta, một cái cọc và sợi dây không nhìn thấy được. Bạn cứ luẩn quẩn trong chiều dài của sợi dây đó và nó rất giới hạn. Nó giống như một con người đang suy nghĩ về chính bản thân mình suốt ngày, về những vấn đề của anh ta, những ham muốn của anh ấy, những vui thú của anh ấy và điều gì anh ấy muốn làm. Bạn biết rõ sự bận rộn liên tục này với chính bản thân mình. Nó rất, rất giới hạn. Và chính giới hạn đó nuôi dưỡng vô số những hình thức khác nhau của xung đột lẫn đau khổ.

Những thi sĩ, những họa sĩ, những người sáng tácđại không bao giờ thỏa mãn với điều gì họ đã làm. Họ luôn luôn đang học hỏi. Không phải sau khi bạn đã đậu những kỳ thi và đi làm việc mà bạn ngừng học hỏi. Có một sức mạnhsinh lực lớn lao trong học hỏi, đặc biệt về chính bản thân mình. Hãy học hỏi, hãy quan sát đi để cho không còn một vấn đề nào không được khám phá, không được trông thấy trong chính bản thân bạn. Thực sự đây là làm tự do bạn khỏi tình trạng bị quy định đặc biệt riêng của bạn. Thế giới bị phân chia bởi tình trạng bị quy định của nó: bạn như một người Ấn độ, bạn như một người Mỹ, bạn như một người Anh, người Nga, người Trung quốcvân vân. Từ tình trạng bị quy định này có những chiến tranh, giết chóc hàng ngàn người, đau khổ và tàn bạo. 

Vì vậy cả người giáo dục lẫn người được giáo dục đang học hỏi trong ý nghĩa thâm sâu hơn của từ ngữ đó. Khi cả hai đang học hỏi, không còn người giáo dục hay người được giáo dục. Chỉ có đang học hỏi. Học hỏi làm tự do bộ não và tư tưởng khỏi thanh danh, vị trí, và giai cấp. Học hỏi tạo ra sự bình đẳng giữa những con người

 - Bản dịch 2006
 - Hiệu đính 2007
- Hiệu đính 7- 2008
Đã dịch: 
[Đăng trên: www.hoavouu.com]
1-Sổ tay của Krishnamurti
Krishnamurti’s Notebook
2-Ghi chép của Krishnamurti
Krishnamurti’s Journal
3-Krishnamurti độc thoại
Krishnamurti to Himself
4-Bàn về giáo dục
On Education
5-Bàn về liên hệ
On Relationship
6-Thư gửi trường học
Letters to Schools
7-Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen
Last Talk at Saanen 1985
8-Nghĩ về những việc này
Think on these things
9-Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti
Daily Meditation with Krishnamurti
10-Thiền định 1969
Meditaion 1969
11-Bàn về Chúa
On God
12 –Tương lai là ngay lúc này
The Future is now
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3882)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3060)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 6863)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5579)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 3885)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3046)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 12004)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5109)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3825)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9096)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7316)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27052)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5864)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5583)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6095)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5566)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5439)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7740)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4743)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 12009)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21802)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6466)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7411)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6689)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6268)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8524)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6045)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5687)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14167)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20173)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6847)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6818)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6381)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6473)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 6001)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7393)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7360)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8487)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6452)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6843)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10457)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19776)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30162)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16162)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19564)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11038)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14286)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7736)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10458)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 7914)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant