Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Ngày 17 tháng 4 năm 1984: Những nguyên nhân của chiến tranh

25 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 6073)
1. Ngày 17 tháng 4 năm 1984: Những nguyên nhân của chiến tranh

J. Krishnamurti
NÓI CHUYỆN CUỐI CÙNG 1985
Tại SAANEN, BROCKWOOD PARK
Lời dịch: Ông Không 2007

NÓI CHUYỆN TẠI LIÊN HIỆP QUỐC, NEW YORK
Ngày 17 tháng 4 năm 1984

Những nguyên nhân của chiến tranh

 Có thể từ khi bắt đầu của nhân loại, những con người đã không có hòa bình gì cả. Và đã có quá nhiều tổ chức, kể cả tổ chức này, muốn tạo ra hòa bình trên thế giới, Pacern in terris. Nhưng đã không có hòa bình. Vì nhiều lý do rõ ràng khác nhau: chủ nghĩa quốc gia, mà là chủ nghĩa bộ lạc được tôn vinh, vô số những tôn giáo đối nghịch, những phân chia giai cấp, chủng tộcvân vân. Đã có nhiều phân chia trên quả đất từ khi bắt đầu của thời gian: gia đình, cộng đồng, cộng đồng lớn hơn, quốc giavân vân. Và cũng vậy từ điều gì người ta quan sát được, tôn giáo đã là một trong những nguyên nhân của cuộc chiến tranh. Người ta trông thấy những người Do thái và những người Ả rập, những người Ấn độ giáo và những người Hồi giáo, những người Mỹ và những người Nga, những ý tưởng chống lại những ý tưởng, những học thuyết đối nghịch những học thuyết, học thuyết cộng sản và những học thuyết tạm gọi là dân chủ. Tại sao, sau tất cả những thiên niên kỷ tiếp theo những thiên niên kỷ này, tại sao những con người khắp thế giới không sống trong hòa bình? Tại sao cái xã hội chúng ta sống trong đó, dù nó là xã hội Mỹ, Châu âu, hay Ấn độ, hay Nhật bản, các xã hội đó cũng không cho chúng ta hòa bình. Cái xã hội đó, văn hóa đó, truyền thống đó, được tạo ra bởi tất cả những con người. Chúng ta đã tạo ra cái xã hội này. Chúng ta chịu trách nhiệm cho cái xã hội này, mà tha hóa, vô luân, bạo lực, chia rẽ, độc ácvân vân. Chúng ta đã tạo ra cái này, cái xã hội này, cái xã hội này mà chúng ta sống trong đó. Chúng ta là cái xã hội.

 Làm ơn người nói không là một người cộng sản trong ý nghĩa căn bản của từ ngữ đó. Chúng ta là điều gì chúng ta suy nghĩ về bản chất của xã hội. Vì vậy chúng taxã hội. Đó là một sự kiện, không phải là một tư tưởng kỳ dị, hay vô lý, ngu xuẩn. Chúng taxã hội. Mỗi người chúng ta đã tạo ra cái xã hội dữ tợn, mâu thuẫn, rối loạn, kinh khiếp này. Và nếu những con người, mỗi người chúng ta, không thay đổi chính mình hoàn toàn, chúng ta sẽ có những cuộc chiến tranh không ngừng, sẽ không có hòa bình trên quả đất. Những tôn giáo đã nói liên tục về nó. Những đức Giáo hoàng, những giáo sĩ, những mục sư địa phương, đã nói về hòa bình. Tổ chức này với tất cả quyền hành của nó, với vị trí của nó, với nắm bắt vấn đề quốc tế của nó, tổ chức này cũng không mang lại hòa bình. Hãy tha thứ cho tôi về câu nói này, nếu bạn không phiền. Và liệu rằng những tổ chức, những học viện sẽ, liệu rằng chúng ta sẽ có lần mang lại hòa bình trên quả đất hay không? Hay là hòa bình không nằm trong lãnh vực đó – những tổ chức hay những học viện, tuyên truyền, và mọi chuyện như thế? Hay là chúng tanhận ra, mỗi người chúng ta, tôi đang đặt ra câu hỏi này đầy kính trọng, chúng tanhận ra rằng chúng ta chịu trách nhiệm cho việc này? Không phải bằng trí năng, bằng ngôn từ, hay chỉ chấp nhận một lý thuyết, nhưng chúng ta phải chịu trách nhiệm cho nỗi kinh hoàng đang xảy ra trong thế giới này; mọi hình thức của bạo lực, khủng bố, những cuộc chiến tranh, chúng ta chịu trách nhiệm về nó. Chiến tranh không chỉ ở Beirut, nó ở trong những quả tim và những cái trí của chúng ta. Điều này đã được nói thường xuyên, người ta khá mệt mỏi vì nó. Và chúng ta, những con người, dường như không có khả năng sống hòa bình trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta, sống hòa bình mà không có bất kỳ những giáo điều, những lý tưởng, những khái niệm. Bởi vì những niềm tin, trung thành, những kết luận, những lý tưởng, đã chia lìa con người. Và rõ ràng con người đã không thể sống mà không có bất kỳ những bó buộc kia. Con người bị quy định, những con người khắp thế giới đều bị quy định. Những bộ não của họ đã bị đúc khuôn theo một truyền thống đặc biệt, theo vô số hình thức mê tín dị đoan được gọi là tôn giáo. Và liệu có thể cho những con người bất kể nơi nào họ sống được tự do khỏi tình trạng quy định của họ hay không? Quy định như một người Mỹ, như một người Châu âu, người Ấn và vân vân, liệu có thể cho chúng ta, mà tiến bộ nhiều trong công nghệ, liệu có thể cho chúng ta, một cách cơ bản, một cách triệt để, tạo ra sự thay đổi tâm lý hay không? Đây thực sự là một câu hỏi rất, rất nghiêm túc. Đây là việc gì những nhà sinh học, những nhà công nghệ sinh học đang cố gắng làm – đang cố gắng tạo ra một thay đổi căn bản trong chính những tế bào não để cho những con người có thể sống an bình, không phải luôn luôn đấu tranh lẫn nhau.

 Vì vậy khi đối diện tất cả việc này, không phải là lý thuyết, như một con người, thực sự anh ta phải làm gì đây? Thành lập một nhóm khác? Một tôn giáo khác? Một học viện khác? Hay là như một con người trở nên ý thức được tình trạng quy định của anh ta? Quan tâm đến tình trạng quy định của anh ta và giải thoát bộ não khỏi tình trạng quy định đó? Nếu không, chúng ta sẽ có những cuộc chiến tranh liên tục, sẽ không có hòa bình trên quả đất bất kể tất cả những tôn giáo, bất kể mọi học viện. Nó phải bắt đầu với chúng ta, không phải, không phải một ai đó khác ở ngoài đó. Vì vậy liệu có thể tạo ra một thay đổi sâu sắc trong chính những tế bào não hay không? Tại sao những con người lại bị quy định nhiều như thế – những người Đức, những người Pháp, những người Nga, những người Ý, những người Anh, những người Mỹ, những người Ấn và vân vân, tại sao? Đó có phải bởi vì chúng ta muốn an toàn, cả bên trong lẫn bên ngoài, hay không? Liệu có sự an toàn như thế ở bên trong, theo tâm lý được an toàn? Có sự an toàn như thế hay không? Hay an toàn tâm lý là một ảo tưởng? Chúng ta có thể tìm hiểu chi tiết tất cả việc này nhưng thời gian của chúng ta rất, rất giới hạn?

 Vì vậy liệu có sự an toàn tâm lý, hoặc ở trong gia đình, trong một nhóm, trong một cộng đồng, trong một quốc giachủ nghĩa quốc tế và mọi việc như thế hay không? Liệu có bất kỳ loại an toàn tâm lý bên trong hay không? Và nó có nghĩa là, nếu chúng ta không chắc chắn về điều đó, tin chắc, rõ ràng, chúng ta cố gắng tìm kiếm an toàn bên ngoài, ngoại cảnh, qua những quốc gia, qua những tổ chức tôn giáo, qua những học thuyết nào đó. Vì có vẻ đối với người ta, rất quan trọng, rằng là cùng nhau chúng ta nên nói về nó bây giờ và khám phá cho chúng ta liệu rằng có một an toàn bên trong – an toàn trong những liên hệ lẫn nhau của chúng ta, đàn ông và đàn bà, người vợ và người chồng? Nếu có sự an toàn, tại sao lại có sự tranh cãi như thế giữa đàn ông và đàn bà, người vợ và người chồng, tại sao lại có sự xung đột như thế trong liên hệ của họ? Mỗi người đang theo đuổi những tham vọng riêng của họ, những thành tựu riêng của họ, những ham muốn riêng của họ và vân vân. Không quan trọng khi tìm ra cho chúng ta liệu có sự an toàn như thế trong liên hệ, hay sao? Nếu có sự an toàn như thế trong liên hệ vậy thì an toàn là khởi đầu của hòa bình. Nếu khôngan toàn trong liên hệ lẫn nhau của chúng ta, đó là khởi đầu của xung đột, chiến tranh.

 Vì vậy chúng ta nên thực sự tìm hiểu nghiêm túc câu hỏi này. Đó là trở nên ý thức được, tỉnh táo được liên hệ lẫn nhau của chúng ta bởi vì muốn đi rất xa chúng ta phải bắt đầu rất gần. Và nơi gần nhất là đàn ông và đàn bà, người vợ và người chồng. Trong liên hệ đó có xung đột như nó có bây giờ, vậy thì xung đột đó lan rộng, cuối cùng là chiến tranh. Chúng ta không bao giờ suy nghĩ về việc này, rằng bởi vì ngôi nhà của chúng ta đang cháy, mà là xã hội đang cháy, đang suy đồi, đang thoái hóa, tất cả chúng ta cũng đang thoái hóa phải không? Suy đồi, thoái hóa hàm ý rằng toàn cuộc sống của chúng ta là một lối sống đều đặn và cố định, toàn cuộc sống của chúng ta là một chuỗi của những trận chiến, những đấu tranh, những xung đột. Nếu chúng ta không thay đổi ở đó, làm thế nào bạn có thể mang lại hòa bình trên quả đất? Điều đó có vẻ rất hợp lý, có lý lẽ, sáng suốt, nhưng chúng ta không thực hiện nó.

 Vì vậy liệu rằng chúng ta, là những con người, không phải là những người Mỹ và tất cả công việc của họ, liệu rằng chúng ta là những con người có trở nên ý thức được, chú ý đến sự liên hệ gần gũi của chúng ta hay không? Bởi vì nếu thế giới tâm lý yên tĩnh, sáng suốt, an bình, trạng thái tâm lý đó sẽ luôn luôn chiến thắng mọi tổ chức, dù nó là tổ chức cộng sản, độc tài chuyên chế, hay là tổ chức tạm gọi là dân chủ. Tinh thần còn quan trọng nhiều hơn luật pháp bên ngoài, những chính phủ và vân vân. Tôi tự hỏi không hiểu người ta có nhận ra tất cả việc này hay không? Liệu rằng chúng ta, đang ngồi đây, an bình, tạm gọi là an bình, có nhận ra trách nhiệm của chúng ta như những con người, hay không? Những cuộc chiến tranh đang xảy ra trong thế giới là chiến tranh của chúng ta, bởi vì ý thức của chúng ta – nếu tôi có thể bàn luận tất cả việc này sâu sắc hơn – ý thức con người của chúng ta, mà được cấu thành từ những phản ứng sinh học, những sợ hãi, những tổn thương, vui thú, những niềm tin, những giáo điềutrải qua đau khổ triền miên, đó là nội dung của ý thức chúng ta. Nếu bạn quan sát việc này kỹ càng, đó là một sự thật rằng mỗi con người khắp thế giới đều chia sẻ việc này, mỗi con người chịu đựng đau khổ, mỗi con ngườisợ hãi, vui thú, cảm giác cô độc, thất vọng, lo âu, hoang mang, mỗi con người, dù họ sống ở Far East, hay ở đây, hay ở Nga, hay ở những nơi khác. Chúng ta đã được nuôi dưỡng, được giáo dục để coi chúng ta như những cá thể. Đó là như thế phải không? Đó là một sự thật phải không? Bởi vì chúng ta chia sẻ ý thức của nhân loại, bởi vì tất cả chúng ta chịu đựng đau khổ, tất cả chúng ta trải qua những thống khổ, buồn chán lớn lao, mọi hình thái hoang mang. Các bạn có lẽ có những tài năng to tát, những khả năng vĩ đại, nhưng phía sau những khả năng kia vẫn còn có cái ý thức hàng ngày, bình thường của tất cả nhân loại. Vì vậy mỗi con ngườinhân loại, không là những cá thể tách rời. Tôi biết bạn sẽ không chấp nhận những điều này bởi vì bạn đã bị quy định từ khởi đầu bởi những tôn giáo, bởi xã hội, bởi văn hóa, rằng là mỗi con người là những cá thể tách rời, những cá nhân tách rời. Vì vậy anh ta phải tìm kiếm sự cứu rỗi riêng của anh ta, diễn tả riêng của anh ta, thành tựu riêng của anh ta. Và cái tánh tạm gọi là cá thể tách rời này đang tạo ra vô trật tự khủng khiếp trong thế giới, mà không có nghĩa là tất cả chúng ta trở thành cùng cái máy tự động, được sản sinh trong cùng cái khuôn đúc. Trái lại, tự do là dạng cao nhất của hiện hữu. Nó là nghệ thuật tột đỉnh nhất, sống tự do. Nhưng chúng ta không được tự do. Người ta nghĩ rằng người ta được tự do để làm điều gì người ta thích, đặc biệtquốc gia này, mỗi cá thể đều nghĩ rằng anh ta có quyền tối thượng để làm điều gì anh ta thích. Thành tựu riêng của anh ta, thể hiện những ham muốn riêng của anh ta và vân vân. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu kỹ càng và nghiêm túc, chúng ta chia sẻ ý thức của toàn nhân loại. Bởi vì điều này là một sự thật. Tánh cá thể có lẽ là một ảo tưởng. Và chúng ta lại gắn kết vào ảo tưởng đó. Nhưng khi bạn đi mọi nơiquan sát rất cẩn thận, mỗi con người, dù rằng anh ta có chức vụ quan trọng, nhiều tiền bạc, địa vị, quyền hành, anh ta giống như những con người còn lại của thế giới theo tâm lý, anh ta trải qua nhiều đau khổ, cô độc, tuyệt vọng, hoang mang, rối loạn và mọi chuyện khác của thế giới tâm lý. Và chúng ta là phần còn lại của nhân loại. Chúng ta không là những người Châu phi và những người Châu âu và mọi điều vô lý đó. Chúng tanhân loại. Nếu chúng ta không nhận ra một yếu tố căn bản trong cuộc sống đó của chúng ta, rằng chúng ta là phần còn lại của nhân loại, đen, trắng, nâu hay là bất kỳ màu gì họ là, thuộc tâm lý chúng ta là một; nếu những con người trong sâu thẳm không nhận ra điều đó, chúng ta sẽ có những cuộc chiến tranh, chúng ta sẽ vĩnh viễn sống trong xung đột, như chúng ta là như thế hiện nay. Và không có tổ chức nào trong thế giới sẽ thay đổi được sự thật đó.

 Chúng ta đã có những tôn giáo khắp nơi, vô số loại tôn giáo, Thiên chúa giáoTin lành giáo, và sự phân chia trong Tin lành. Đã có những tôn giáo thuộc mọi loại ở Châu á. Tất cả đều được sáng chế bởi tư tưởng. Và tư tưởng đã khiến con người phải tách rời bởi vì tư tưởng là kết quả của trải nghiệm, hiểu biết, ký ức và vì thế tư tưởng luôn luôn bị giới hạn. Nó không bao giờ trọn vẹn, nó không bao giờ có thể tron vẹn bởi vì nó đặt nền tảng trên hiểu biếthiểu biết luôn luôn bị hạn chế, bị giới hạn. Nó có thể mở rộng, nó có thể thay đổi nhưng nó vẫn còn nằm trong lãnh vực của hiểu biết. Và hiểu biết luôn luôn bị giới hạn. Và chúng ta lại cố gắng thay đổi thế giới qua hiểu biết của chúng ta. Và cuộc thử nghiệm để thay đổi thế giới qua hiểu biết này đã chưa bao giờ thành công.

Vậy thì một con người phải làm gì, nếu bạn nghiêm túc, quan tâm đến thế giới, đến cuộc sống riêng của bạn? Một con người phải làm gì? Thành lập vô số tổ chức, với những ông chủ và những thư ký của chúng và vân vân? Hay là mỗi người chúng ta phải chịu trách nhiệm bởi vì chúng ta đã tạo ra xã hội này, chúng ta phải chịu trách nhiệm cho mọi loại chiến tranh. Vì vậy liệu có thể, không chỉ trí năng, nhưng thực sự, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, triệt để thay đổi, tạo ra một chuyển đổi sâu sắc? Nếu chúng ta không có khả năng làm việc đó, chúng ta sẽ có những cuộc chiến tranh vô tận. Không tổ chức nào trong thế giới đã ngăn ngừa được bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Suốt tiến trình lịch sử vừa qua đã có những cuộc chiến tranh thực tế mỗi năm trong năm, sáu ngàn năm vừa qua, khắp thế giới. Và con người phải chịu trách nhiệm cho những cuộc chiến tranh này. Bạn có lẽ không có một cuộc chiến tranh ở Mỹ, trong vùng đất này của thế giới nhưng bạn có những cuộc chiến tranh trong những vùng đất khác của thế giới bởi vì chúng ta bị phân chia, như người Mỹ và người Nga, và người Anh và người Pháp và những người khác, không chỉ là quốc gia mà còn tôn giáo, người Thiên chúa giáo, người Phật giáo, người Ấn độ giáo. Vì vậy có sự phân chia liên tục này, cả bên ngoài lẫn bên trong, nó đang gây ra xung đột lớn lao. Chúng ta là một con người, không tách rời. Chúng ta dường như không nhận ra việc đó. Bạn chịu đựng đau khổ, bạn trải qua những lo âu, những hoang mang to tát, và mọi con người còn lại trong thế giới cũng như vậy. Và chúng ta đã không thể giải quyết vấn đề căn bản đó, liệu rằng chúng ta có thể sống với nhau hòa bình. Hòa bình không bắt đầu ở phía bên kia của thế giới, liệu rằng chúng ta có thể sống hòa bình, không có xung đột hay không?

Và tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi rất quan trọng mà chúng ta phải đặt ra cho chính chúng ta: tại sao những con người đã sống trên quả đất này có lẽ được năm ngàn năm, chúng ta đã thực hiện những công việc phi thường về công nghệ, nhưng trong thực tế chúng ta lại chẳng làm gì cho liên hệ lẫn nhau của chúng ta? Chúng ta liên tục xung đột với nhau, đàn ông và đàn bà, và xung đột này được mở rộng thành chiến tranh.

Vì vậy chúng ta đang hỏi một câu hỏi căn bản nhất: tại sao những con người đã sống trên quả đất này được nhiều thiên niên kỷ, đã thực hiện những sự việc phi thường về công nghệ, đã tạo ra sức khỏe tốt cho con người, chúng ta đã tạo ra những sự việc đầy kinh ngạc nhất ở bên ngoài, nhưng bên trong chúng ta là những con người man rợ. Hãy tha thứ cho tôi vì phải dùng từ ngữ đó. Chúng ta đang đánh nhau, ngay cả trong những liên hệ gần gũi nhất của chúng ta. Vì vậy làm thế nào người ta có thể tìm được hòa bình bên ngoài trong thế giới, pacern in terris, nếu người ta không an bình trong chính mình? Chúng ta không bao giờ trả lời câu hỏi này, chúng ta luôn luôn cố gắng tạo ra thay đổi những sự việc bên ngoài, nhưng chúng ta không bao giờ tự hỏi chính mình tại sao chúng ta sống theo lối này, liên tục trong xung đột. Sẽ rất dễ dàng khi bạn đặt ra câu hỏi đó một cách nghiêm túc, không phải thiếu suy nghĩ, nhưng chúng ta lại không bao giờ dành ra một ngày để cố gắng tìm được tại sao chúng ta sống theo lối này, đang dựng lên một mạng lưới rộng lớn của những tẩu thoát khỏi sự thật căn bản này. Và chúng ta vẫn đang tiếp tục. Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất; chừng nào bạn còn là một người Mỹ, người Liên xô, những học thuyết khác nhau, những khái niệm khác nhau, những thần thánh khác nhau và vân vân, chúng ta sẽ không bao giờ có hòa bình trên quả đất này.

Vì vậy điều đó rất khẩn thiết cho chúng ta, mỗi người chúng ta, phải tìm được tại sao chúng ta lại sống theo lối này? Và liệu có thể thay đổi triệt để toàn bộ cái tinh thần của chúng ta hay không? Nếu không có một cuộc cách mạng ở đó, chỉ thuần tuý những cuộc cách mạng bên ngoài chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Chúng ta đã có cách mạng cộng sản, cách mạng Pháp, những hình thức cách mạng khắp thế giớichúng ta vẫn còn là cái gì chúng ta là, coi mình là tâm điểm, ích kỷ, hung tợn và mọi chuyện quanh nó.

Tôi đã nói xong thưa các bạn.

[Ông sẽ trả lời các câu hỏi chứ? ]

K: Vâng. Thưa bạn. Hãy đưa ra bất kỳ loại câu hỏi nào.
[Krishnamurti sẽ vui mừng khi được trả lời bất kỳ loại câu hỏi nào các bạn có lẽ có.]

Câu hỏi: Tôi có một câu hỏi. Ông đã đưa ra một bức tranh ảm đạm và buồn thảm về thế giới trong đó chúng ta sống và của chính chúng ta. Ông có nhìn thấy những dấu hiệu tích cực đó đây không? Nếu ông quan sát mọi nơi trong thế giới hiện nay, ông có nhìn thấy bất kỳ những phát triển tích cực nào, một cái gì đó mà cho ông bất kỳ hy vọng nào? – không phải một cái gì đó bên trong chúng ta và bị che dấu nhưng một cái gì đó có thể nhìn thấy được cho tất cả mọi người.

K: Tôi không hiểu tại sao bạn lại nói như vậy, thưa bạn, ông đã chỉ đưa ra một phía tiêu cực. Điều gì thực sự đang xảy ra khắp thế giới là một điều rất rõ ràng. Bạn có thể coi nó là tiêu cực nhưng những xung đột, những cuộc chiến tranh, những tàn bạo, và tất cả mọi loại sự việc đang thực sự xảy ra. Và bạn hỏi phản ứng tích cực cho tất cả việc này là gì? Ai đã tạo ra tất cả việc này? Hỗn loạn này trong thế giới, giết chóc khủng khiếp này, chiến tranh tiếp nối chiến tranh, ai phải chịu trách nhiệm cho tất cả việc này? Chúng ta, mỗi người chúng ta, không chịu trách nhiệm hay sao? Chừng nào chúng ta còn có chủ nghĩa dân tộc, chừng nào chúng ta còn quan tâm đến những thành tựu riêng của chúng ta, những ham muốn riêng của chúng ta, chúng ta không chịu trách nhiệm cho mọi hỗn loạn đang xảy ra này hay sao? Hay là nó chỉ xảy ra ở Beirut, không ở đây? Chúng ta đã có hai cuộc chiến tranh khủng khiếp và chúng ta đang chuẩn bị cho những cuộc chiến tranh khác; nếu những con người, bạn và tôi, không thay đổi triệt để, trong căn bản, chúng ta sẽ có những cuộc chiến tranh khắp mọi thời điểm.

Vì vậy câu hỏi của bạn, thưa bạn, là, nếu tôi đã hiểu nó đúng: một con người phải làm gì? Đúng chứ, thưa bạn?

Người hỏi: Không phải, tôi đã hỏi rằng: ông có nhìn thấy bất kỳ việc gì tích cực hay không?

K: Vâng.

Người hỏi: Liệu có một việc gì đó tích cực đang xảy ra, không phải là chúng ta phải làm gì, nhưng liệu ông có nhìn thấy những dấu hiệu rằng một việc gì đó đúng đắn đang được làm.

K: Vâng, thưa bạn. Một việc gì đó tích cực. Tôi không hiểu ý ông nói gì qua từ ngữ “tích cực” đó. Tôi không đang lảng tránh câu hỏi. Tôi không đang thoái thác nó, nhưng tôi muốn biết liệu bạn có thể giải thích giùm tôi ý định của bạn qua từ ngữ “tích cực”.

Người hỏi: Được rồi, chúng ta hãy giả sử ông có gặp gỡ một số người, hay thậm chí một nhóm, tôi nghĩ ông không tin tưởng nhiều lắm vào những nhóm đang làm việc gì đó trong phương hướng của sự thay đổi bên trong mà ông coi như là thiết yếu để mang lại hòa bình trong thế giới.

K: Vâng, thưa bạn. Có nhiều tổ chức nói về hòa bình trong thế giới, nhiều tổ chức khác nhau đang nói về hòa bình trong thế giới – pacern in terris. Đức giáo hoàng nói nó, những tổ chức tôn giáo khác khẳng định nó – bạn phải có hòa bình trên quả đất. Và bạn đang hỏi, nếu tôi hiểu đúng, có những cá thể, những nhóm, những tổ chức đang làm việc vì điều đó phải không? Và những tổ chức, những nhóm, những người đang làm việc vì điều đó có lẽ được xem là hành động tích cực phải không? Tôi nghi ngờ việc đó. Hòa bình bắt đầu ở đâu? Trong tâm hồn của bạn, trong cái trí của bạn? Hay là trong những tổ chức? Có nơi nào mà con người có thể sống hòa bình, không đi ngủ giống như một cây rau, an bình? Sống hòa bình đòi hỏi thông minh tột đỉnh trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Và những tổ chức có thể giúp đỡ mỗi người chúng ta sống hòa bình được không? Hay là nó phải bắt đầu với chúng ta, mỗi người chúng ta?

Câu hỏi: Làm thế nào tiếp cận đến sự thành tựu của an toàn bên trong này, an toàn tâm lý ở bên trong chúng ta. Tôi chỉ là một con người bình thường, chưa bị ảnh hưởng bởi tất cả những việc này, những sự việc tinh thần, nhưng tôi vẫn ao ước làm thế nào việc đó tạo ra được, sự thay đổi căn bản mà ông đang gợi ý – sự thành tựu của hòa bình bên trong.

K: Thưa bạn, mọi tôn giáo đã nói về nó – đúng chứ, thưa bạn? Những quyển sách đã viết về nó. Tin tưởng nơi Chúa, bạn sẽ có hòa bình. Theo vị đạo sư này, bạn sẽ có hòa bình. Theo giáo điều đặc biệt này và vân vân. Con người đã làm tất cả việc này, những hình thức khác nhau – là một người Thiên chúa giáo, là một – bạn biết rồi, mọi chuyện như thế. Con người đã không tìm được hòa bình.

Vì vậy bạn đang hỏi, nếu tôi hiểu đúng, làm thế nào người ta, một con người sẽ sống theo tâm lý, bên trong, hòa bình? Thưa bạn điều đó đòi hỏi, không phải rằng người nói đang lảng tránh câu hỏi, điều đó yêu cầu nhiều tìm hiểu, không chỉ một vài cụm từ. Trước hết tại sao chúng ta lại xung đột, không chỉ trong chúng ta mà còn ở bên ngoài? Tại sao chúng ta lại xung đột? Đó là bởi vì có sự hiện hữu phân hai này, phía bên ngoài và phía bên trong, phải không? Trong mỗi người chúng ta, có những ham muốn đối nghịch, những lý tưởng đối nghịch, những cảm giác đối nghịch, những theo đuổi đối nghịch, phải không? Xung đột bị gây ra bởi tư tưởng, phải không? Làm ơn việc này đòi hỏi – tôi không biết liệu chúng ta có đủ thời gian để tìm hiểu tất cả việc này.

Xung đột là gì, tại sao chúng taxung đột thuộc tâm lý? Nó bị gây ra bởi những ham muốn mâu thuẫn phải không? Toàn ý niệm của tánh cá thể này, đó là nguyên nhân căn bản của xung đột phải không? “Tôi phải thành tựu”. “Tôi phải làm việc gì tôi muốn làm”. Tôi không đang ủng hộ hay gợi ý rằng tất cả chúng ta trở thành những người cộng sản, họ có những vấn đề riêng của họ – vân vân. Tôi sẽ không đi sâu về nó, bạn biết tất cả về nó rồi.

Vì vậy, tại sao lại có trong ngay tại cái tinh thần, ngay tại cái cấu trúc suy nghĩ của chúng ta, xung đột? Liệu những con người có thể sống không có xung đột hay không? Và có những người nói rằng xung đột cần thiết cho tiến hóa. Và chúng ta có những cuộc xung đột suốt năm mươi ngàn năm, như những con người. Chúng ta đã tiến hóa rất nhiều phải không? Có lẽ ở bên ngoài chúng ta đã tiến hóa nhưng ở bên trong chúng ta vẫn còn là cái loài rất thấp kém. Vì vậy người ta phải ý thức được chúng ta là gì – ý thức được. Ý thức không chọn lựa. Nếu bạn muốn tìm hiểu tất cả việc đó, mà rất phức tạp: sống một cuộc sống không còn phân tích nhưng quan sát thuần túy mà không có người quan sát. Nó dẫn đến mọi loại đề tài mà chúng ta không có thời gian tìm hiểu.

Vâng, thưa bạn muốn hỏi gì?

Câu hỏi: Tôi là thành viên của tổ chức tôn giáo Quakers. Và chúng tôi tin tưởng, giống như ông, rằng chúng ta phải bắt đầu hòa bình bên trong. Nhưng chúng tôi cũng cảm thấy rằng hòa bình bên trong của chúng ta nên ảnh hưởng việc gì chúng ta làm bên ngoài, rằng chúng ta cũng nên quan tâm đến việc tạo ra sự thân thiện giữa những con người đang gây ra chiến tranh. Nhưng từ quan điểm hòa bình bên trong của chúng ta, tại sao lại có một xung đột giữa hòa bình bên trong và hòa bình bên ngoài.

K: Vâng, thưa bạn. Tại sao lại có xung đột giữa hòa bình bên trong và hòa bình bên ngoài? Đúng như vậy phải không? Tôi đang lặp lại câu hỏi đúng chứ?

Người hỏi: Hay là tại sao nếu chúng ta đang cố gắng có được hòa bình bên trong, tại sao cùng hòa bình bên trong đó chúng ta cũng không cố gắng tạo ra hòa bình bên ngoài trong thế giới nữa?

K: Có phải chúng ta đang tìm kiếm một trạng thái tâm lý nơi không còn xung đột? Chúng ta đang thực sự tìm kiếm nó phải không? Nếu chúng ta đang tìm kiếmvậy thì sự tìm kiếm đó phải khởi đầu từ đâu? Nó không được khởi đầu trong liên hệ của chúng ta hay sao? Không có liên hệ bạn không thể hiện hữu. Vì vậy liên hệ của chúng ta là sự việc quan trọng nhất. Nếu trong liên hệ đó không có hòa bình bên ngoài, chúng ta sẽ chiếu rọi xung đột bên trong đó ở hoàn cảnh bên ngoài. Đây là một sự thật rõ ràng. Nếu mỗi người chúng tha thực sự trong căn bản sống với hòa bình trọn vẹn, pacern, vậy thì chúng ta không tạo ra một thế giới hòa bình hay sao?

Vâng, thưa bạn muốn hỏi gì?

Câu hỏi: Tôi tự hỏi không hiểu có bao nhiêu tỉ lệ của nhân loại có thể đáp lại ý nghĩa rất tốt lành trong những nhận xét của ông. Tôi có một cảm giác không yên ổn rằng phần lớn thế giới đang chịu đựng đau khổ từ sự nghèo đói khủng khiếp, loại nghèo đói thậm chí khiến con người lo ngại họ sẽ ăn cái gì tuần đó, liệu rằng những hoàn cảnh như thế sẽ cho phép một loại phản ảnh mà sẽ cần thiết để tiến hành sự thay đổi này, là một ý tưởng có tính nghi ngờ cao độ. Và do đó nó dẫn dắt tôi đến nhận thức rằng có lẽ những tổ chức được tài trợ bởi Liên Hiệp Quốc và những tổ chức không chính phủ khác có thể là những bộ máy phụ cần thiết để làm cho cái hoàn cảnh thực tế trong chừng mực nào đó thuận tiện và dễ dàng hơn để cho phép cái loại thay đổi rất cần thiết này. Nếu không chúng talẽ phải chờ đợi thêm năm mươi ngàn năm hay hơn nữa.

K: Thuộc cá nhân chúng tôi biết nhiều nghèo đói, chúng tôi đã được nuôi dưỡng trong nó. Toàn Ấn độ, đang tăng thêm mười lăm triệu người mỗi năm. Quá nhiều nghèo đói. Làm thế nào chúng ta thay đổi được điều đó? Rõ ràng từ điều gì người ta quan sát, vì rằng có cái nền kinh tế đặt nền tảng trên một quốc gia, một cộng đồng đặc biệt, nghèo đói là một vấn đề toàn cầu, không phải thuộc riêng quốc gia hay bất kỳ tổ chức nào. Nó là vấn đề nghèo đói toàn cầu. Nếu chúng ta không tấn công vào đó, thưa bạn, tôi không thấy được làm thế nào chúng ta sẽ thay đổi thế giới, nghèo đói, và dư thừa dân số. Dân số Châu âu đang giảm xuống và ở Châu á nó đang gia tăng với một mức độ chóng mặt và những chính phủ không thể chặn đứng việc đó, những chính phủ địa phương riêng của họ. Họ đã nói nhiều về kiểm soát sinh đẻ, kiểm soát gia đình và những chuyện như thế, nhưng nó chẳng có ảnh hưởng bao nhiêu ở Ấn độ. Vì vậy, không phải hay sao, thưa các bạn, vấn đề kinh tế là một vấn đề toàn cầu, không thuộc về bất kỳ nhóm đặc biệt, bất kỳ quốc gia đặc biệt. Nếu chúng ta không có sự cảm thấy toàn cầu cho nhân loại đó, chúng ta sẽ tiếp tục nhiều thế kỷ, mặc dù tổ chức đặc biệt này có lẽ hữu dụng, chúng ta sẽ luôn luôn có nghèo đói.

Câu hỏi: Ông phải tha lỗi cho tôi nhưng ...

K: Bạn có muốn đến ngồi đây không, thưa bạn? Tôi sẽ thích lắm, một ai đó chia sẻ cùng cái bục này. Hãy đến ngồi đây thưa bạn.

Người hỏi: Tôi đã tường trình về tổ chức này như một phóng viên, rủi thay lại là phóng viên người Mỹ, được ba mươi tám năm, và trong suốt thời gian đó tôi đã nghe nói nhiều về ông. Hiện nay đó là một thách thức lớn cho tổ chức này: hạnh phúc chỉ dành cho những ngưòi không có sự giáo dục – đáng lẽ ra tôi đã nói như thế trước đây. Tôi đã đi rất xa để tìm được vài câu trả lời cho những câu hỏi mà nẩy sinh năm này qua năm khác trong một kết hợp đầy gắng sức của những cái trí từ những chính phủ, từ những tổ chức không chính phủ, từ những học giả, những nhà giáo dục giống như ông – không có quá nhiều người giống như ông.

K: Tôi không là người giáo dục.

Người hỏi: Tôi cũng không.

K: Cám ơn Chúa!

Người hỏi: Và tôi đã muốn tìm được điều gì tôi có thể làm để trở thànhgiáo dục bởi vì giáo dục trong những khu nhà ổ chuột ở New York, nơi tôi được nuôi dưỡng đã là một thiên đườngmọi người phải theo đuổi đầy tôn sùng. Vì vậy tôi say đắm trong một quyển sách một thời gian rồi sau đó đến thi ca và tôi theo đuổi sâu thêm nữa khi những thuộc địa của Anh đang giải tán, và những bộ lạc đang giải tán cùng với chúng, thưa ông. Đối với tôi có vẻ rằng tôi đã có một khám phá và tôi sẽ trình bày cho ông bây giờ.

K: Tôi không là nhà tiên tri, thưa bạn.

Người hỏi: Ông không cần biện giải, thưa ông. Ông có một số khán giả rất phi thường ở đây bởi những trải nghiệm quá khứ. Đột nhiên nẩy ra trong tôi ý tưởng rằng con người bộ lạc rất an bình khi so sánh với người Châu âu có văn minh cao mà đã gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới.

K: Vâng, thưa bạn. Đồng ý.

Người hỏi: Và lúc này khi tôi lắng nghe ông tôi đang bắt đầu hiểu rõ tại sao cái tư tưởng đó đã đến với tôi và đó là, rằng trong bộ lạc có một sự an toàn tâm lý, và cái cá thể bị quy định, như ông nói, bởi xã hội trong đó anh ta sống, sống thiên về một con người an bình tâm lý và đó là lý do làm thế nào anh ta đã bị khuất phục bởi những chủng tộc khác, những chủng tộcvăn minh, những chủng tộc đa ngôn ngữ. Tôi không gợi ý rằng chúng ta có thể quay trở lại xã hội bộ lạc, nhưng tôi đang nói điều đó chỉ bởi vì ông đã xót xa tiếc nuối, một cách đúng đắn, cái hoàn cảnh mà trong đó con người sau năm mươi triệu năm hay mười lăm triệu năm, ai biết được, từng đó thời gian đã đủ cho anh ta học được một điều gì đó, nhưng anh ta đã không học được

K: Vâng, thưa bạn.

Người hỏi: Vì vậy tôi muốn yêu cầu lời bình phẩm của ông về tất cả điều gì tôi đã nói, mà hoàn toàn là một thách thức, phải không? Tôi xin được phép ngồi xuống nghe câu trả lời của ông.

K: Câu hỏi là, thưa bạn, tại sao con người đã không thay đổi? Tại sao con người đã không học hỏi?

Người hỏi: Đúng rồi. Câu hỏi đời đời.

K: Vâng, thưa bạn. Tại sao con người vẫn sống trong tình trạng nguyên thủy phía bên trong? Đúng chứ, thưa bạn?

Người hỏi: Tôi đã sử dụng từ ngữ, “nguyên thủy” trong ý nghĩa tôn trọng.

K: Vâng. Tại sao? Nó có phải bởi vì thuộc văn hóa, thuộc xã hội, chúng ta đã tìm kiếm cái bên ngoài để thay đổi cái bên trong, hay không? Bạn hiểu chứ, những người cộng sản đã làm việc đó. Thay đổi cấu trúc, cấu trúc bên ngoài của xã hội, thông qua những luật pháp mới, kiểm soát tư tưởngvân vân rồi sau đó bạn sẽ thay đổi con người bên trong. Và nó đã không có kết quả. Và chúng ta không nên, nếu chúng tasự giáo dục, hay thậm chí nguyên thủy trong ý nghĩa lễ phép nhất của từ ngữ đó, chúng ta không nên bắt đầu bằng sự hiểu rõ mỗi người, hiểu rõ chính chúng ta như chúng ta là gì, và ở đó, thay đổi một cách triệt để, một cách căn bản, hay sao? Nếu chúng ta không làm việc đó, chúng ta sẽ tiếp tục trong năm mươi ngàn năm kế tiếp.

Người hỏi: Ông và tôi sẽ không.

K: Bạn và tôi sẽ không nhưng cái dòng ý thức chung sẽ tiếp tục. Nhưng nếu bạn và một người khác thay đổi triệt để, các bạn gây ảnh hưởng cái ý thức đó.

Người hỏi: Tôi nói, vâng.

K: Vì vậy chúng ta phải tìm những con người, những nhóm nhỏ, dù ở Mỹ, ở Châu âu, ở Ấn độvân vân, mà hoàn toàn quan tâm đến sự thay đổi căn bản, tâm lý, phía bên trong này. Và tôi nghĩ điều đó có thể thực hiện được.

Người hỏi: Dĩ nhiên là được. 

K: Vì vậy chúng ta đang làm việc trên nó.

Người hỏi: Hay là ông không đang ngồi ở đây.

K: Hoàn toàn đúng.

Người hỏi: Tha lỗi cho tôi. Cám ơn ông, thưa ông.

Chủ toạ: Những người bạn thân mến, hãy cho phép tôi đại diện cho các bạn, cám ơn Krishnaji vì những kết quả tốt nhất, và vì công việc ông luôn luôn làm là chia sẻ những tư tưởng của ông với chúng ta. Xin vui lòng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10367)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9483)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9196)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31102)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20642)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 22964)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17556)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11537)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21249)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8674)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22013)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13229)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38309)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13260)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24106)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14875)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24397)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10083)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17516)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22531)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22514)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7423)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 13979)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 26921)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26705)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19720)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20676)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21215)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13145)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13283)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29697)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13825)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13848)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32288)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 23827)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29641)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31367)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34084)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18346)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19375)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32681)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18625)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30690)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16048)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26645)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32475)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39211)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40311)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19197)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19209)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant