Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 8

26 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 12374)
III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 8

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ

 B. GIẢNG GIẢI
III- KỆ KIẾN TÁNH (Ðoạn 8)

III- KỆ KIẾN TÁNH (Ðoạn 8)

Nghĩa Niết-bàn tức là Pháp tánh của chư Phật, chẳng sanh chẳng diệt, nên nói Niết-bàn không đi không đến, gọi là Pháp thân Như Lai thường trụ, trong suốt rỗng lặng, không dấu vết, không tạo tác, không uống ăn, không tóc da.

Ngài Chân Nguyên nói trắng ra hết, không giấu giếm gì cả. Nói Niết-bàn là Pháp tánh của chư Phật, Niết-bàn không đến đi gọi là Pháp thân Như Lai thường trụ không dấu vết, không tạo tác, không ăn uống, không tóc da v.v... Nghe nói không ăn uống, không tóc da, có người sẽ nghĩ rằng tu chứng được Pháp thân chắc buồn lắm, chắc hết ăn hết mặc. Vì sắc thânhình tướng thì ăn ngon mặc đẹp, còn Pháp thân không hình tướng, không tóc da, không miệng lưỡi lấy gì ăn mặc ? Vậy theo quan niệm thế gian chứng được Pháp thân thì buồn lắm. Nhưng chúng ta phải xét lại, tất cả những thứ chúng ta đang thụ hưởng là thật hay tạm bợ ? Như ăn ngon, lúc mới ăn thì có cảm giác thơm ngon, nhưng khi trả nó ra thì thúi rùm ai cũng muốn lánh xa, như vậy có ngon thật, có giá trị thật không? Thân này cũng thế, bây giờ còn trẻ thì tóc xanh da mướt, đến khi già nua thì tóc bạc da nhăn, đâu còn đẹp đẽ gì ! Như vậy, cái thân có tóc có da hiện giờ của chúng ta hưởng thụ đủ mọi thứ sung sướng là tạm bợ không thật, nếu chúng ta sống được với Pháp thân mà ở đây ngài Chân Nguyên nói không ăn uống, không tóc da, nhưng trùm khắpứng hiện diệu dụng không lường thì quí giá vô cùngchúng ta lại quên.

Thân Như Lai tức là Pháp thân, rỗng lặng, linh thông, chân không tự tại, chẳng phải từ máu thịt, xương tủy làm thành. Nên biết, Phật tánh tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, chân không diệu hữu, không sanh không diệt, không đi không đến, chẳng phải quá khứ, hiện tại, vị lai, ba đời đều bình đẳng, một thể rỗng rang, suốt tột xưa nay, vẫn hằng như vậy. Vì thế gọi đó là thường trụ chẳng đổi.

Thân Như Lai là thể thanh tịnh không tướng mạo, nên không phải do máu thịt xương tủy làm thành, không do vật chất làm thành nên rỗng lặng linh thông, chân không tự tại. Ngài nói thế, mới nghe qua chúng ta thấy quá lạ lùng, nhưng lại là sự thật. Tôi dẫn chuyện thực tế cho dễ hiểu, khi tâm chúng ta dấy niệm lăng xăng thì lúc đó cảm thấy căng đầu khó chịu, vậy lúc đó khổ hay vui ? Còn những khi tâm thanh tịnh trong sáng, không có một niệm dấy động thì thảnh thơi nhẹ nhàng, lúc đó vui hay khổ ? - Khi tâm thanh tịnh thì rỗng rang nhẹ nhàng, khi tâm rối rắm thì căng đầu khó chịu, đó là hai hiện tượng trái ngược nhau của Pháp thânHóa thân. Pháp thân thì do tâm thanh tịnh, thể nhập với cái thể trong sáng, cho nên thảnh thơi an lạc. Còn Hóa thân thì do nghiệp tạo thành, mà niệm lăng xăng là gốc tạo nghiệp của Hóa thân hay thân sanh diệt. Cho nên nhìn nội tâm mình thì biết rõ lúc nào khổ lúc nào an lạc, rất thực tế chớ không phải chuyện tưởng tượng xa xôi. Vậy thì niệm khởi lăng xăng là cái nhân tạo nghiệp để thọ thân đi trong sanh tử khổ đau. Tất cả niệm lăng xăng lóng lặng, chỉ còn cái biết thanh tịnh trong sáng hiện tiền, đó là cái nhân thể hiện Niết-bàn an lạc. Chúng ta nhìn cái nhân thì biết ngay cái quả, hay nhìn cái quả biết ngay cái nhân. Cho nên nhìn gương mặt người nào vui tươi thoải mái thì chúng ta biết đó là cái quả của cái nhân thanh tịnh an lạcnội tâm. Vì vậy nên nói khi chứng được Pháp thân thì được an lạc tự tại không còn đau khổ nữa.

Ðến đây Ngài nói thể chân thật đó là chân khôngdiệu hữu, chân khôngchân thật rỗng lặng, diệu hữu là có những diệu dụng nhiệm mầu, hay nói khác đi cái thể rỗng lặng mà tùy duyên ứng hiện ra tất cả, thể rỗng lặng thì không có những niệm sanh diệt gọi là chân không, diệu dụng nhiệm mầu ứng hiện tất cả gọi là diệu hữu. Cái thể đó không kẹt trong vòng đối đãi, ba đời bình đẳng, suốt tột xưa nay, hằng như vậy, nên nói là thường trụ chẳng đổi, Người đạt đến chỗ này mới thật sự giải thoát.

Chân thân của Như Lai vốn không sắc tướng, tùy thuận chúng sanhthị hiện sắc tướng. Pháp thân Như Lai vốn không có Niết-bàn, tùy thuận chúng sanhthị hiện Niết-bàn. Việc ứng duyên đã xong thì bỏ thân hoa đốm trong không, như con ve lột xác, như con rắn lột da, quay về căn mệnh, trở lại cội nguồn, lặng lẽ không tiếng tăm, mé chân thật trong trẻo tròn đầy, rành rành soi khắp, đối ngay trước mắt, ẩn hiện cùng bày, sắc không chẳng hai.

Ngài nói chân thân Phật vốn không có sắc tướng, mà Phật thị hiện sắc tướng để làm lợi ích cho chúng sanh, Pháp thân Phật thì không có Niết-bàn mà Phật thị hiện tám mươi tuổi nhập Niết-bàn. Ðoạn này ngài Chân Nguyên đưa ra hai hình ảnh hơi khó hiểu. Nói rằng: Việc ứng duyên đã xong thì bỏ thân hoa đốm trong hư không, như con ve lột xác, như con rắn lột da. Nghĩa là việc ứng duyên của đức Phật đã xong, Ngài xả bỏ Ứng Hóa thân nhập Niết-bàn, tức là trở về với cái thể chân thật. Giống như các lượn sóng lặng xuống trở thành một với mặt biển thênh thang, ở đây Ngài ví dụ như con ve lột xác, như con rắn lột da nghe hơi khó hiểu. Vì con ve lột xác thì nó đổi qua hình tướng khác, con rắn lột da này rồi có da kia, vẫn còn mang sắc tướng tạm bợ, chớ không trở về thể chân thật. Chỗ này có thể nói Phật bỏ Ứng thân như bỏ những lượn sóng trên mặt biển để trở về mặt biển thênh thang yên lặng, sóng lặng thì mặt biển yên, mặt biển yên thì không hai, mà sóng nổi dậy thì nhiều. Sóng dụ cho Ứng Hóa thân, mặt biển dụ cho Pháp thân, nếu nói như con ve con rắn thì hơi kẹt. Bỏ Ứng thân thì trở về căn mệnh tức là cội nguồn của sự sống, tức là nguồn gốc chân thật của chính mình. Tới chỗ này thì ẩn hiện không hai, sắc không không hai, vượt tất cả sự đối đãi.

Do vì quần sanhmười phương thế giới, trên trời dưới đất, hình loại đều khác, ngôn ngữ chẳng đồng mà Như Lai đại bi dùng thần lực hóa thân, tùy loại thị hiện, tùy hình tướng, tùy ngôn ngữ, tùy âm thanh của chúng, mở rộng phương tiện để thuyết pháp giáo hóa, khiến cho họ sáng tỏ bản tánh, mỗi loài đều được giải thoát.

 Ðoạn này nói rằng sở dĩ đức Phật thị hiện ra đời, đi tu thành Phật, thuyết pháp độ sanh là vì lòng đại bi Ngài hóa hiện, tùy loài chúng sanh mà độ, chủ yếu để họ nhận ra bản tâm bản tánh của mình. Ý này trong kinh Pháp Hoa cũng có nói: Chư Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Ðó là mục đích chung của tất cả chư Phật.

Thật là thân Như Lai thì trong suốt rỗng lặng. Nên nói, chẳng thấy có không tức thấy chân thân Phật. Ðối với chân thân Phật thì trọn chẳng thể được. Chỉ cái tin tức ấy, ba đời chư Phật nói chẳng kịp, nhiều đời Tổ sư truyền chẳng đến. Ðã nói chẳng kịp, lại truyền chẳng đến, thì Thích Ca, Di Lặc cũng là tên suông. Thích Ca, Di Lặc đã là tên suông, gọi cái gì là chủ ? Gọi cái gì là khách ? Gọi cái gì là tông ? Gọi cái gì là chỉ ? Gọi cái gì là sanh tử? Gọi cái gì là Niết-bàn ? Gọi cái gì là xưa ? Gọi cái gì là nay ? Ðã không sanh lại không diệt, trước không xưa, sau không nay, sạch trọi trơn, bày trơ trơ, trong trẻo rỗng lặng, tròn đồng với thái hư, thân vốn là Phật, vẫn hằng như vậy.

Thân Như Lai thì trong suốt rỗng lặng, nên nói chẳng thấy có không thì chân thân Phật hiện tiền. Chúng ta tu nếu không khởi niệm chấp có chấp không, chấp phải chấp quấy, chấp hơn chấp thua thì ông Phật thật nơi mình hiện ra. Nếu chúng ta nhìn người khởi niệm phân biệt hơn thua, phải quấy, có không thì Phật thật nơi mình ẩn mất, chừng nào lặng hết những niệm phân biệt đó thì Phật hiện. Tu Thiền là gì ? Là lặng tâm phân biệt đối đãi để Phật chân thật nơi mình hiện. Ðó là gốc của sự tu. Ðoạn này nói nghe hơi khó hiểu. Nói rằng: Nên nói chẳng thấy có không tức thấy chân thân Phật. Nói như vậy thì cái nhà chúng ta thấy có, khoảng hư không trống chúng ta thấy không. Bây giờ chúng ta không muốn thấy có thấy không nhắm mắt lại là thấy chân thân Phật phải không ? - Thấy tối mịt chớ không thấy chân thân Phật đâu ! Ðây nói chẳng thấy có không là chẳng chấp có chẳng chấp không, chấp cái này là thật có chấp cái kia là thật không; chấp có chấp khôngđại diện cho tất cả cái chấp hai bên. Khi xưa Huệ Minh nói với Lục Tổ là ông đến để cầu pháp chớ không phải cầu y bát. Lục Tổ hỏi: "Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng toạ Minh ?". Ngay đó Huệ Minh ngộ. Không nghĩ thiện không nghĩ ác là không khởi niệm thấy có thấy không chớ gì ? Ngay đó bản lai diện mục hay chân thân Phật của Thượng tọa Minh hiện tiền. Dễ như trở bàn tay ! Song, nếu tìm kiếm thì khó trăm phần, trèo non lội biển tìm cũng không ra. Dễ thì dễ như trở bàn tay, chỉ đừng mắc kẹt hai bên có không, thiện ác thì chân thân Phật hiện sờ sờ. Vậy chúng ta có chịu buông cái chấp có chấp không không ? Vì không chịu buông nên than tu khó quá ! Chuyện này là chuyện trong khả năng của mình, mình làm được. Thử hỏi chấp có chấp không nghĩ thiện nghĩ ác là ai chấp ai nghĩ ? - Mình chấp mình nghĩ. Bây giờ mình có quyền dừng, không chấp không nghĩ nữa, tại sao không chịu làm lại than khó ? Xét kỹ coi Phật dạy làm việc này có vượt ngoài sức mình không ? Cái gì ngoài sức mình, mình vói không tới mới khó, việc làm trong khả năng trong quyền hạn của mình thì đâu có khó. Thế nên nói tu thành Phật dễ như trở bàn tay. Phật dạy làm như thế là thành Phật mà không chịu làm, vậy mà đòi thành Phật !

Tất cả những thú vui của thiên hạ đều nằm trong đối đãi hơn thua được mất, nó rất hấp dẫn làm cho con người thích thú say mê. Như người thích bóng đá là theo dõi đội nào ăn đội nào thua, say mê đến quên ăn bỏ ngủ. Nếu không thích hơn thua là ăn ngủ bình thường, vì đó chỉ là trò chơi, ăn hay thua rồi cũng vậy thôi đâu có gì quan trọng. Tại đặt hơn thua là quan trọng nên mới khổ, người thua đã khổ, mà người hơn cũng khổ, còn người theo dõi hơn thua cũng khổ lây. Ở đời có lắm người tự trói mình vào những chuyện hơn thua vô lý. Như đi đường gặp hai người đánh lộn, đứng lại xem coi ai hơn ai thua, chắc chắn là một người hơn một người thua, người thua đã khổ, người hơn có sướng gì ? Ðánh lộn thì kẻ u đầu người sứt trán, có ai tránh khỏi họa khổ. Thế mà hơn thua làm cho người trong cuộc và người ngoài cuộc đều thích thú. Phật dạy chúng ta xả bỏ hơn thua thì được an ổn thảnh thơi. Như vậy chỉ cần bỏ hai niệm hơn thua đối đãi thì chân thân Phật hiện tiền. Thế mà chúng ta không chịu bỏ, không dính bên này cũng kẹt bên kia, nên làm phàm phu mãi, lỗi đó tại ai ? Tại mình biết mà không chịu bỏ. Việc mình làm được mà không chịu làm là do mình. Do đó tôi bắt mỗi đêm phải sám hối cho hết lỗi.

Ở đây ngài Chân Nguyên nói Phật Thích Ca, Phật Di Lặc chỉ là giả danh của thân ứng hóa, còn Pháp thân thì tự nó không có tên. Pháp thân chư Phật với Pháp thân của chúng sanh thì đồng một thể trong sáng hằng giác tri, chỉ khác là chúng sanh mê thì quên, giác thì nhớ là Phật. Còn tên Phật Thích Ca hay Phật Di Lặc là tên khác của cái thể. Cái thể không khác thì ai chủ, ai khách, cái gì là sanh tử cái gì là Niết-bàn ? Nó không bị thời gian chi phối thì đâu có trước sau xưa nay.

Thân Phật như vậy, thân ta cũng như vậy, ngay khi độ chúng sanh mà dứt trừ tưởng độ, xoay lại tâm vô vi hướng đến đường Niết-bàn, bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng phải có, một tánh tròn sáng, còn mãi với trời đất, bản tánh trong lặng, ngang bằng với Phật, rốt ráo viên dung, đồng vào một thể.

Phật có cái thể chân thật, chúng ta cũng có cái thể chân thật, Phật thành Phật là Ngài ngộ được cái thể chân thật nơi Ngài, chúng ta thì chưa ngộ. Nếu chúng ta ngộ được thể chân thật nơi chúng ta thì sẽ ngang bằng với Phật, không khác không hơn không kém. Phật là bậc Vô thượng Giác; Vô thượng là không trên, nhưng ai ngộ tới đó thì cũng bằng Ngài, chớ không phải Ngài là tối thượng. Vì vậy mà ở đây nói rất rõ, ai cũng có thể tánh rốt ráo ngang bằng với Phật, không ai kém, chỉ có biết trở về và không trở về mà thôi.

Pháp tánh Như Lai không một vật,
Ứng độ quần sanh việc cả trăm.
Nếu ngộ chân không, luôn đối mặt,
Như Lai thường trụLinh Sơn.
Âm :
Pháp tánh Như Lai vô nhất vật,
Ứng độ quần sanh hữu bách ban.
Nhược ngộ chân không hằng địch diện,
Như lai thường trụ tại Linh Sơn.
Pháp tánh Như Lai không một vật, ứng độ quần sanh việc cả trăm. Pháp tánh Như lai không tướng mạo nên nói không có một vật. Tuy không một vật mà khi ứng hiện để độ sanh thì hiện cả trăm thứ. Không một vật là chân không, ứng hiện cả trăm ngàn thứ là diệu hữu, chớ chẳng phải không một vật là không ngơ. Nếu ngộ chân không, luôn đối mặt, Như Lai thường trụLinh Sơn. Nếu người nào ngộ được xưa nay không một vật (chân không) thì Pháp tánh luôn luôn hiện tiền, hay nói cách khác là Như Lai thường ở tại hội Linh Sơn không bao giờ nhập diệt, không bao giờ thiếu vắng.

Khiến người người xuất gia theo Phật, lý nên chọn bạn tìm thầy, nếu không thầy bạn, lấy gì tiếp dẫn ? Xem kinh mà mê mờ lý thì luống tự nhọc nhằn, đếm chữ tìm hàng thì chẳng rõ tông chỉ. Chẳng rõ tông chỉ thì chẳng cùng tột văn lý, chẳng cùng tột văn lý thì đâu thể giải thoát !

Ngài nói người xuất gia học đạo nên chọn bạn tìm thầy, nếu tu mà không có thầy sáng bạn lành thì ai hướng dẫn nhắc nhở mình tu, đó là điều rất quan trọng. Chúng ta đi tu là bỏ hết những cái vui thế gian để tìm đạo tu hành hay nói cách khác là đi tìm chân lý. Muốn tìm chân lý thì phải có thầy sáng bạn lành, nghĩa là vị thầy phải sáng đạo mới hướng dẫn dạy bảo chúng ta tu, ở đây ngài Chân Nguyên gọi là tiếp dẫn. Như vậy người tu mà không thầy hướng dẫn, tự xem kinh thì không hiểu lý kinh, cứ mò mẫm trên văn tự chữ nghĩa thì không bao giờ rõ tông chỉ thấu suốt lý đạo, không đạt lý đạo thì làm sao giải thoát ? Ðây là điều thiết yếu vô cùng, cho nên chúng ta phải chọn bậc thầy sáng để hướng dẫn mình tu đúng chánh pháp, phải chọn bạn lành để trợ duyên tốt cho đường tu mình được thăng tiến. Khi tu chúng ta đọc kinh để ứng dụng lời Phật dạy tu hành, nếu không hiểu lại không có thầy giản trạch cho thông, thì làm sao thấu suốt được nghĩa lý sâu xa của Phật pháp ? Như tôi ngày xưa đọc kinh Kim Cang, đến đoạn ngài Tu-bồ-đề hỏi Phật làm sao an trụ tâm, làm sao hàng phục tâm. Phật dạy muốn hàng phục tâm thì phải độ tất cả chúng sanh từ loài hữu sắc vô sắc, hữu tưởng vô tưởng, cho đến phi hữu tưởng phi vô tưởng vào vô dư y Niết-bàn. Tôi lắc đầu tự than Phật bảo độ chừng năm bảy chục người thì khả dĩ làm được, còn bảo độ hết tất cả các loài trên vào vô dư y Niết-bàn, thì không biết chừng nào mình độ được, chừng nào mới hàng phục được tâm. Vì nếu như loài hữu sắc thì chẳng phải hạn cuộc nơi con người mà cả con bò, con chó, con heo, con trâu v.v... như vậy chừng nào độ hết ? Nếu không độ hết thì chưa hàng phục tâm, mà không hàng phục tâm thì coi như chưa tu. Vậy làm sao tu theo lời Phật dạy trong kinh ? Như thế kinh Ðại thừa chỉ để trên trang thờ, không thể ứng dụng được. Khi chuyển qua tu Thiền, tôi mới thông đoạn kinh này. Tâm chúng ta có hàng trăm ý nghĩ tốt xấu lẫn lộn, thế nên mỗi một ý nghĩ dấy lên là một chúng sanh, nghĩ về người hay vật đó là chúng sanh hữu sắc, nghĩ về những thứ không hình tướng như điện hoặc hư không đó là chúng sanh vô sắc. Nghĩ đến con người có tưởng là chúng sanh có tưởng, nghĩ buông hết vọng tưởng, rồi buông hết những tâm tưởng đó là chúng sanh vô tưởng. Những ý nghĩ của chúng ta dấy lên không ngoài hữu sắc vô sắc, hữu tưởng vô tưởng v.v... Phật dạy chúng ta muốn hàng phục tâm là độ tất cả chúng sanh vào vô dư y Niết-bàn, mà không thấy có chúng sanh được diệt độ. Nghĩa là tâm chúng ta dấy lên những ý niệm ta biết nó là vọng niệm, thì nó lặng mất không còn tăm dạng đó là đưa chúng sanh vào vô dư y Niết-bàn và hàng phục được tâm. Như vậy, Phật dạy quá rõ ràng không có gì lạ hết, chỉ cần chúng ta hiểu được lý kinh thì biết ứng dụng tu. Nếu không hiểu lý kinh, chỉ hiểu theo chữ nghĩa thì làm sao tu ? Không tu được thì làm sao giác ngộ giải thoát ? Sau đây Ngài dẫn thêm mấy bài kệ để cho chúng ta rõ thêm ý này:

Học đạo không tông chỉ,
Thấy nhiều chẳng bằng mù.
Tìm sáng chẳng biết báu,
Luống nhọc tròng mắt mình.
Âm :
Học đạotông chỉ,
Ða kiến bất như manh.
Tầm quang bất thức bảo,
Ðồ lao tự nhãn tình.
Học đạo không tông chỉ, thấy nhiều chẳng bằng mu�. Nghĩa là người học đạo nếu không nắm được tông chỉ, tức là không nắm được đường lối cội nguồn của đạo, thì dù cho có đọc nhiều sách, nhiều kinh cũng không bằng người mù, tức là người ít học mà họ nắm được tông chỉ của kinh. Tìm sáng chẳng biết báu, luống nhọc tròng mắt mình. Tìm ánh sáng của ngọc mà không biết cái quí báu của nó, luống nhọc nhằn tròng mắt mà thôi. Ví dụ chúng ta nghe nói ngọc có ánh sáng, chúng ta thấy chỗ nào có ánh sáng là tìm, nhưng nhìn vào ánh đèn sáng chúng ta tìm được ngọc không ? Luống nhọc mắt mà không thấy ngọc. Như vậy muốn tìm ngọc phải biết hình dáng chỗ nơi của ngọc, thì mới tìm được ngọc chớ không phải chỉ biết có ánh sáng là tìm được. Cũng thế người học đạo phải nắm được tông chỉ của đạo thì tu mới có kết quả, nếu không thì luống phí công phu mà không có kết quả gì.
Cửa không chẳng chịu ra,
Quá ngu chui cửa sổ.
Giấy cũ trăm năm dùi,
Bao giờ được ra khỏi.
Âm :
Không môn bất khẳng xuất,
Ðầu song dã thái si.
Bách niên tán cổ chỉ,
nhật xuất đầu thì ?
Bài kệ này nguyên là của Thiền sư Thần Tán. Ngài là đệ tử cầu pháp của Tổ Bá Trượng Hoài Hải. Nhờ Tổ Bá Trượng khai thị Ngài ngộ lý Thiền. Sau Bổn sư của Ngài già không ai săn sóc, Ngài trở về chùa cũ hầu hạ Thầy. Một hôm Bổn sư tắm sai Ngài kỳ đất, Ngài bèn vỗ vào lưng của Thầy nói: - Ðiện Phật đẹp mà Phật chẳng Thánh.

Vị Bổn sư xoay đầu ngó lại. Ngài nói tiếp:

- Phật tuy chẳng Thánh vẫn hay phóng quang.

Lại một hôm, Bổn sư ngồi trong cửa sổ xem kinh, vì tuổi già sợ cảm nên lấy giấy dán kín cửa sổ cho khỏi gió, có con ong chui đầu vào tấm giấy tìm lối ra, Ngài trông thấy thế liền nói:

- Thế giới thênh thang mà chẳng chịu ra, dùi đầu vào giấy cũ biết năm nào ra được ?

Ngài liền nói bài kệ:

Cửa không chẳng chịu ra, quá ngu chui cửa sổ. Ý muốn nói thể chân không rỗng rang mà không chịu hội nhập, cứ vùi đầu vào cửa sổ tức vùi đầu vào giấy để xem kinh.

Giấy cũ trăm năm dùi, ngày nào được ra khỏi. Vị thầy đang xem kinh, mà kinh thì viết trên giấy, Ngài lợi dụng con ong chui vào giấy nói bài kệ trên. Vị Bổn sư nghe qua để kinh xuống hỏi:

- Ngươi đi hành cước gặp người nào, ta trước sau nghe ngươi nói lời dị thường?

Ngài thưa:

- Con nhờ ơn Hòa thượng Bá Trượng chỉ dạy được chỗ thôi dứt, nay muốn đáp lại đức từ bi. (tức là muốn đáp ơn Thầy)

Bổn sư bèn nhóm chúng, thỉnh Ngài nói pháp. Ngài lên tòa nêu cao tông phong của Bá Trượng:

- Linh quang riêng chiếu vượt khỏi căn trần, bày hiện chơn thường chẳng câu nệ văn tự. Tâm tánh không nhiễm vốn tự viên thành, chỉ lìa vọng duyên tức như như Phật.

Bổn sư nghe câu này liền cảm ngộ. Như vậy là ngài Thần Tán đã đền ơn vị Bổn sư của mình.

Qua bài kệcâu chuyện ngài Thần Tán, chúng ta thấy rằng nếu không nhận ra được yếu chỉ của đạo, dù có đọc hết kinh sách vẫn không đi tới đâu, ví như con ong chui đầu vào giấy mà không bay qua được khỏi cửa sổ để ra ngoài với bầu trời thênh thang rộng lớn.

Người nay học đạo chẳng rõ chân,
Chỉ bởi từ lâu nhận thức thần.
Vô lượng kiếp rồi gốc sanh tử,
Kẻ si gọi đó bổn lai nhân.
Âm :
Học đạo chi nhân bất thức chân,
Chỉ vị tùng tiền nhận thức thần.
Vô lượng kiếp lai sanh tử chủng,
Si nhân hoán tác bổn lai nhân.
Bài kệ này của Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm. Người nay học đạo chẳng rõ chân, chỉ bởi từ lâu nhận thức thần. Nghĩa là người thời nay học đạo mà không thấu suốt được lẽ chân thật là do nhận lầm thần thức sanh diệt, cái đó người thế gian cho là linh hồnbản ngã. Do nhận lầm như vậy nên: Vô lượng kiếp rồi gốc sanh tử, kẻ si gọi đó bổn lai nhân. Do nhận lầm thức thần cho là bản thể xưa nay của mình, nên phải chịu luân hồi sanh tử trong vô lượng kiếp.

Do đó người tu phải nhận ra cái chân thật của chính mình là cốt yếu.

Có pháp có tâm còn vọng thức,
Không cầu không được chứng chân như.
Chân vọng hai đầu đều phá sạch,
Một luồng sáng lạnh rực thái hư.
Âm :
Hữu pháp hữu tâm tồn vọng thức,
Vô cầu vô đắc chứng chân như.
Chân vọng lưỡng đầu câu đả phá,
Nhất đạo hàn quang thước thái hư.
Có pháp có tâm còn vọng thức, không cầu không được chứng chân như. Có pháp có tâm nghĩa là còn thấy hai bên, phân biệt đây là tâm kia là pháp là còn sống với vọng thức, không cầu không được nhưng chứng được Chân như, vì thể thanh tịnh sẵn nơi mọi người, đâu phải từ bên ngoài đến mà cầu mà được. Không cầu không được, chỉ cần sống với tâm thể thanh tịnh là chứng Chân như. Chân vọng hai đầu đều phá sạch, một luồng sáng lạnh rực thái hư. Buông cả chân và vọng thì chỉ còn một thể thanh tịnh sáng suốt trùm khắp bầu trời. Nghĩa là khi mê niệm khởi là vọng tưởng, khi chúng ta tỉnh giác vọng tưởng lặng đó là Chân tâm. Nhưng nếu còn nói vọng nói chân thì cũng còn kẹt hai bên, kẹt hai bên thì không đạt đến chỗ chân thật. Cho nên người tu phải dứt sạch hai bên thì mới đến được chỗ tột cùng chân thật.

Cho nên kinh Bát-nhã nói: "Không trí cũng không đắc; do vì không chỗ được". Nếu trí vô phân biệt thì làm hại cái thấy có thấy không. Trí vô phân biệt thì trọn chẳng thể được. Tại sao không thể dùng trí đoạn trí? Chẳng thể dùng kiếm lại chặt kiếm.

Hội rằng:

Kiếm tự hại kiếm, kiếm kiếm hại nhau, tức kiếm cũng chẳng thể được. Trí tự hại trí, trí trí hại nhau, tức trí cũng chẳng thể được. Mẹ con đều mất, cũng lại như thế.

Cho nên kinh Bát-nhã nói: "Không trí cũng không đắc; do vì không chỗ được". Ðoạn này Ngài dẫn kinh Bát-nhã "Vô trí diệc vô đắc" nghĩa là không trí cũng không được. Tại sao nói không trí cũng không được; do vì không chỗ được. Ví dụ trong túi chúng ta sẵn tiền, nếu cần mua thứ gì chúng ta đưa tay vào túi lấy tiền ra trả. Như vậy nói tôi được tiền có đúng không ? Nếu mình đi đường lượm được tiền hoặc có ai đem đến cho thì nói được là đúng. Cũng thế, trí tuệ Bát-nhã hay Căn bản trí nơi mỗi người sẵn có, chẳng phải từ bên ngoài được, nên nói không trí cũng không đắc. Nếu còn thấy có trí có đắc tức còn năng còn sở, năng là người, sở là cảnh thì chưa đạt tới chỗ cứu cánh.

Nếu trí vô phân biệt thì làm hại cái thấy có thấy không. Chúng ta có hai thứ trí, trí phân biệt và trí vô phân biệt. Trí phân biệt là trí thế gian, phân biệt cái này đẹp cái kia xấu, trí vô phân biệt là biết rõ mà không có niệm phân chia đẹp xấu, hơn thua, trí này không chấp nhận trí phân biệt có không đẹp xấu, nên nói trí vô phân biệt làm hại cái thấy có không.

Trí vô phân biệt thì trọn chẳng thể được. Trí vô phân biệt thì không còn cái được, vì còn có được là còn năng còn sở. Còn năng sở là còn đối đãi, mà trí Bát-nhã thì vượt ngoài đối đãi nên kinh nói vô trí diệc vô đắc.

Tại sao không thể dùng trí đoạn trí ? Câu này đặt nghi vấn tại sao không thể dùng trí vô phân biệt để đoạn trí phân biệt ?

Chẳng thể dùng kiếm lại chặt kiếm. Câu này trả lời là không thể dùng kiếm để chặt kiếm. Trí là tượng trưng cho cây kiếm, trí không thể đoạn trí cũng như kiếm không thể tự chặt cây kiếm. Như vậy muốn đoạn trí phân biệt có không tốt xấu, chỉ cần biết nó là hư vọng giả dối thì nó lặng xuống chớ không cần dứt trừ hay dẹp bỏ. Mọi người ai cũng có trí vô phân biệt, buông trí phân biệt hay dở tốt xấu là trí vô phân biệt hiện tiền. Vô phân biệtrõ ràng thường biết, trí này ai cũng có cả, tại chúng ta quên nó, mãi chạy theo trí phân biệt nên khổ cả đời.

Hội rằng: Kiếm tự hại kiếm, kiếm kiếm hại nhau, tức kiếm cũng chẳng thể được. Trí tự hại trí, trí trí hại nhau, tức trí cũng chẳng thể được. Mẹ con đều mất, cũng lại như thế. Ðây giải thích rằng: Kiếm tự hại kiếm thì chẳng còn cây kiếm, trí tự hại trí cũng không thể được. Vì không thể dùng trí này dẹp trí kia, tu đến chỗ này không còn dùng trí để dẹp trí mà cái trí dụng lặng thì trí thể hiện tiền. Trí thể dụ cho mẹ, trí dụng tạm gọi là con, dụng hết thì thể không còn tên gọi, vì vậy nói "mẹ con đều mất". Như khi chúng ta tu Thiền, vận dụng trí giác để biết vọng tưởng hư dối. Vậy vọng tưởnghư dối, trí biết vọng tưởng là cái gì ? Nó là cái dụng của trí. Dùng cái dụng của trí để biết vọng tưởng không theo, khi vọng tưởng hết thì cái dụng của trí cũng không còn. Như chúng ta dùng cây kiếm để dẹp giặc, giặc yên rồi chúng ta không còn cầm kiếm ra giữa thiên hạ múa lăng xăng mà giặc hết thì binh khí chống giặc cũng cất vô kho. Cũng vậy, khi vọng tưởng hết thì cái dụng của trí cũng hết. Cái dụng hết thì cái danh thể cũng không còn. Như nhân gió mà mặt biển dậy sóng, khi sóng dấy lên chúng ta nhìn thấy cả trăm ngàn lượn sóng, mỗi lượn sóng khác nhau, và có hai từ ngữ mặt biển và sóng rõ ràng. Khi gió dừng sóng lặng hết, thì từ ngữ sóng không còn. Từ ngữ sóng không còn thì từ ngữ mặt biển đối với từ ngữ sóng cũng không có, nhưng thể của mặt biển trước sau như một, song vì có sóng nên chúng ta tạm phân biệt đây là sóng nhấp nhô, kia là mặt biển thênh thang. Nếu nói mặt biển là sóng thì chúng ta lầm tưởng mặt biển có từng lượn như sóng, nhưng mặt biển thênh thang đâu có từng lượn như sóng. Thế nên không thể nói mặt biển là sóng. Nếu nói sóng khác với mặt biển cũng không được, vì sóng lặng rồi thì chỉ còn mặt biển.Mặt biển bấy giờ không còn đối với sóng, chỉ là một mặt biển lặng lẽ thênh thang mà thôi. Cũng vậy khi trí dụng lặng thì trí thể cũng không còn tên gọi. Mất là mất cái tên gọi chớ không phải mất cái thể. Nếu nói khi trí dụng biết vọng lặng rồi không còn gì hết là sai lầm.

Ðây là chỗ nói rằng chỉ thẳng rốt ráo, chân như thật tế, hướng thượng vô niệm, thành Phật làm Tổ, chỉ ngại kẹt nơi tên nhơ. Sao vậy ? Vì chẳng lìa tâm có.

Ðây là chỗ mà chư Tổ chỉ thẳng để cho chúng ta nhận ra chân như thật tế và biết rõ chỗ hướng thượng để đạt đến vô niệm, nhưng chỉ ngại chúng ta kẹt nơi tên nhơ, vì kẹt tên nhơ là chẳng lìa tâm có. Tại sao gọi là tên nhơ ? Theo quan niệm người đời thì những tên gọi ở thế gian như tên xoài, tên ổi... là tên nhơ, còn những tên như Bồ-tát,Như Lai... là sạch. Nhưng theo nhà Thiền thì kẹt vào từ ngữ đối đãi là kẹt vào tên nhơ. Như trước tôi có nóitrí dụng hết thì tên trí thể cũng không còn, nếu còntên thể, tên dụng cũng còn tên nhơ, dù đó là một từ ngữ đẹp. Vì còn kẹt vào danh từ đối đãi thì chưa nhận được chân lý. Hơn nữa cái tên là do người ta tưởng tượng đặt ra chớ không phải là lẽ thật. Như có người mang tên Bạch, chúng ta tưởng người đó da trắng, nhưng khi gặp mặt thì người đó da vàng. Lại có người được thầy đặt tên là Trí Tuệ, mới nghe chúng ta tưởng người đó thông minh lắm, nhưng khi tiếp xúc chúng ta thấy người ấy ngu ngơ quá chừng. Ða sốchúngtathườngmắc kẹt ở cái tên nên khi gặp sự thật thì chán chường. Do đó người tu đến chỗ cứu cánh thì không kẹt ở từ ngữ mà chỉ nhận ra cái thể thật để sống, đó là điều quan trọng.

Nếu tình phàm Thánh hết, năng sở đều lặng, một niệm chẳng sanh, thẳng đến địa vị Như Lai trong lặng nhiệm mầu, biển giác lặng lẽ, là đất Cực-lạc vậy.

Ðoạn này nói nếu không còn niệm phàm Thánh thì năng sở cũng không, niệm sanh diệt hết thì thẳng đến địa vị Như Lai, biển giác trong lặng nhiệm mầu, là đất Cực-lạc. Cực-lạc này không phải cõi Cực-lạc ở phương Tây của đức Phật A Di Ðà mà là tâm không còn một niệm đối đãi phàm Thánh, không một niệm sanh diệt. Cõi Cực-lạc ở phương Tây thì đất toàn bằng vàng, hàng cây bằng ngọc, lưu ly, xa cừ, mã não. Người ở cõi đó sáng đi hái hoa dạo chơi một vòng giáp mười phương cõi Phật, trưa trở về ăn cơm. Cái vui của cõi đó là cái vui của người giàu, vì có ăn ngon mặc đẹp, du lịch... rất hợp với sở thích của người thế gian, cái vui này còn trong vòng năng sở, nghĩa là có khổ và mong hết khổ để được vui. Ví dụ như có người gánh một gánh đất nặng qua nội viện Ni, đang gánh nặng có người khác gánh giùm, đưa gánh cho người ta xong vai mình nhẹ nhõm là cười liền. Ðó là qua cái khổ rồi được cái vui. Lại, trong gia đình chúng ta có người đi xa vắng khiến người trong nhà nhớ thương. Bỗng dưng người thân không báo trướctrở về, mọi người rất vui mừng. Qua sự chia ly buồn khổ có sự gặp gỡ vui mừng, là cái vui còn trong vòng đối đãi. Cực-lạc mà ngài Chân Nguyên nói ở đây là Cực-lạc vượt ra ngoài sự đối đãi khổ vui. Theo cái nhìn của đức Phật thì tất cả cái vui trên thế gian là cái vui trá hình của sự đau khổ, chớ không phải cái vui chân thật. Cái vui chân thật là khi tâm chúng ta thanh tịnh không còn niệm đối đãi sanh diệt. Như chúng ta ngồi một giờ ngắm núi, ngắm hồ, ngắm mấy cây thông mà không có một niệm loáng thoáng. Vậy một giờ đó có vui không ? Vui, cái vui đó không lộ vẻ hí hửng hay cười xòa mà nó rất nhẹ nhàng thanh tịnh. Ðó là niềm vui chân thật khi tâm mình hoàn toàn vắng bóng vọng niệm. Vui như thế thì đi đâu ở đâu chúng ta cũng an nhàn tự tại. Sở dĩ chúng ta khổ là vì tâm thường nghĩ đến sự được mất hơn thua; khi chúng ta nghĩ được mà bị mất thì khổ, nếu được như ý thì vui; nghĩ đến sự thành công mà bị thất bại thì khổ, nếu thành công theo sự sắp đặt tính toán của mình thì vui; khổ vui thay nhau ngự trị, tâm mình không lúc nào an ổn. Khi tâm chúng ta không còn vọng niệm được mất hơn thua dấy khởi, chừng đó mới có cái vui chân thật. Trong giáo lý Phật chia ra thọ khổ, thọ lạc, thọ không khổ không lạc và đức Phật cũng kết luận là tất cả thọ đều là khổ. Tại sao ? Vì tất cả thọ đều bị vô thường chi phối, cho nên cái vui cũng không lâu dài và hết vui rồi khổ, hết khổ lại vui. Như vậy chúng ta tu tìm Cực-lạc ở đâu ? Người tu Tịnh độ tìm Cực-lạc ở phương Tây, còn người tu Thiền tìm Cực-lạc ở tự tâm mình. Tâm mình hết niệm sanh diệt là Cực-lạc hiện tiền chớ không ở đâu xa. Nó ở trong tầm tay của mỗi người và mỗi chúng tađủ khả năng tự tạo cho mình một thế giới Cực-lạc ở giữa cõi Ta bà này. Phải khẳng định như vậy, chúng ta mới mạnh dạn dứt khoát buông xả vọng tưởng. Có ý chí mạnh mẽ, cương quyết tu trong một thời gian là có kết quả tốt, còn nếu thả trôi qua ngày thì tu không tới đâu hết. Tổ Qui Sơn có dạy: Phải phát chí cho quyết liệt, mở lòng rỗng rang thì việc làm nhất định thành công. Thế nên, người tu theo đạo Phật là người phải có ý chí quyết liệt, dù cho việc khó khăn thế mấy cũng làm cho kỳ được chớ không chịu thua.

Nên Cổ đức nói: Trên chẳng thấy có chư Phật, dưới chẳng thấy có chúng sanh, ngoài chẳng thấy có núi sông, đất đai, trong chẳng thấy có cái thấy nghe hiểu biết tốt xấu, dài ngắn, nhồi thành một mảnh, mỗi mỗi đưa ra, trọn không cái thấy khác.

Vì còn niệm đối đãi nên thấy trên là Phật dưới là chúng sanh, đây là tốt kia là xấu, là dài ngắn v.v... Như vậy là lúc nào chúng ta cũng sống trong đối đãi. Thế nên các bậc Cổ đức bảo buông hết đối đãi, nhồi thành một mảnh, chỉ còn thể thanh tịnh thì trọn không có cái thấy hai thấy khác nữa.

Lý ấy vi diệu, sâu xa không gì trên, học giả tri âm thì có thể thông suốt. Chỉ Phật với Phật mới hay xét tột, thật tướng các pháp đến chỗ rốt ráo, thì văn tự cũng chẳng thể được, ngôn ngữ cũng chẳng thể được, thức pháp cũng chẳng thể được, đối đãi cũng chẳng thể được, bặt đường cơ quan nguy hiểm, cùng tột trí phân biệt bén nhạy, Bát-nhã cũng chẳng thể được, tịch chiếu cũng chẳng thể được, bèn chẳng phải vô sự sanh sự, liền là có cành vin cành.

sâu xa vi diệu chỉ có người nào nhận được mới là thông suốt, chỉ Phật với Phật mới xét tột lý này, đến chỗ rốt ráo thì tất cả đều chẳng được, không phải từ nơi vô sự sanh sự, có cành để vin cành. Bởi vì đến chỗ này đối đãi trong ngoài đều dứt sạch nên nói là vô sự, nếu ở chỗ vô sự mà sanh hữu sự là có cành để vin cành. Vậy thế nào là vô sự ? Là khi chúng ta đi đứng nằm ngồi, thấy tất cả người vật, làm tất cả chuyện mà tâm không một niệm dính mắc đó là vô sự. Như chúng ta đang đẩy một xe đất là hữu sự hay vô sự ? - Vô sự không phải không làm gì hết, mà vô sự là làm tất cả việc mà không dính mắc. Chúng ta thử sống một ngày vô sự xem có nhẹ nhàng thảnh thơi không ? Một ngày tâm chúng ta không dính mắc với cái gì hết thì mặt có nhăn nhó, có nặng đầu bóp trán không ? Nếu một ngày mà tâm chúng ta dính mắc với nhiều việc thì tâm lúc vui lúc buồn, lúc thích thú vui cười, lúc chán nản nhăn nhó, đó là chúng ta đã bị những việc được mất hơn thua bên ngoài chi phối. Một ngày mà không dính mắc những thứ đó thì một ngày nhẹ nhàng thảnh thơi. Như vậy lúc tâm chúng ta bặt hết niệm đối đãi, nếu có người hỏi là phàm hay là Thánh thì nói sao ? - Lúc tâm bặt hết niệm đối đãi, nói phàm cũng trật, nói Thánh cũng không đúng luôn. Còn nói phàm nói Thánh là còn phân biệt đối đãi, là còn khổ. Thế nên, tôi phải nói đi nói lại cho quí vị thấm nhuần lý này; vì lý này thật vi diệu khó nói, gượng mà nói chớ không phải là cái có thể nói để cho người hiểu được. Lý này nếu không tu thì không làm sao mà nhận ra, chỉ nói trên danh tự cho vui chớ không thể thấy biết được. Cho nên ở đây nói cùng tột trí phân biệt bén nhạy, Bát-nhã cũng chẳng thể được, tịch chiếu cũng chẳng thể được, bèn chẳng phải vô sự sanh sự, liền là có cành vin cành. Tới chỗ này không còn cái gì để dính mắc thì đâu gọi có cành vin cành; vì có cành cây mới đưa tay nắm bắt, nếu không có cành cây thì nắm bắt cái gì ?

Ðến như ba đời chư Phật, chánh pháp lưu hành, lần lượt truyền trao cho nhau: chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, chẳng lập văn tự.

Ba đời chư Phật đem chánh pháp lưu hành ở đời, lần lượt truyền trao chỉ thẳng cho người nhận ra tánh Phật của mình. Như vậy mục đích duy nhất của chư Phật là chỉ cho người Kiến tánh thành Phật. Nhưng kiến tánh là gì ? Là nhận ra nơi mình có thể chân thật vượt ngoài đối đãi phân biệt hơn thua, phải quấy tốt xấu v.v... cái thể đó tạm đặt tên là Phật tánh, Chân như, Bồ-đề, Niết-bàn v.v... chớ không có tên thật, cho nên Lục Tổ nói: Ta có một vật không đầu không đuôi không tên không họ, đố các ông là vật gì ? Ngài Thần Hội đứng ra thưa: Là bản nguyên của chư Phật, là Phật tánh của Thần Hội. Tổ quở: Ta đã nói không tên không họ mà ông còn nói bản nguyên Phật tánh, như vậy là ông đã lấy tranh che đầu. Nghĩa là cái thể thật mà còn có tên là bị che khuất. Ðọc qua đoạn này chúng ta mới thấy cái hay vi diệu của người xưa, các Ngài sống được rồi chỉ cho chúng ta, nếu khéo nhận thì chúng ta với Phật không còn xa cách. Nếu mong cầu Phật thọ ký, hoặc đến rước thì rất xa Phật.

Nay lập văn tự là mở thông một lối để tiếp dẫn cho người hậu học. Niết-bàn không có hai lối, phương tiện thì có nhiều cửa. Do đó Phật nói Tiểu thừa, Ðại thừa, kinh có đốn giáo, tiệm giáo. Nên biết, ngàn kinh muôn kinh chỉ là một kinh, ngàn pháp muôn pháp chỉ là một pháp, ngàn lời muôn lời chỉ là một lời, ngàn câu muôn câu chỉ là một câu, ngàn thể muôn thể chỉ là một thể, ngàn tôngmuôn tông chỉ là một tông, ngàn phái muôn phái chỉ là một phái, ngàn nguồn muôn nguồn chỉ là một nguồn.

Ngài nói thể chân thật không dùng văn tự nói đến được, nhưng vì tiếp dẫn người sau nên tạm lập phương tiện, chia chẻ nào là đại thừa tiểu thừa, đốn giáo tiệm giáo. Nhưng bao nhiêu kinh điển, bao nhiêu tông phái rốt cuộc cũng đồng một nguồn gốc, chớ không có khác.

Nếu thông suốt nguồn linh, thì rõ một chẳng phải một; thấu suốt chánh pháp thì gọi là đắc pháp. Huyền chỉ của Bát-nhã, lấy không chỗ được mà tự được, tạm vì giáo hóa chúng sanh mà nêu bày tên "đắc pháp" và để lời dặn dò: - Bậc tông sư đời sau hãy ngầm xem hàng môn đồ, lựa chọn trong các đệ tử, ai là người có đức hạnh, giống trí mầm linh, thật tâm xuất gia, kính nhận và vâng theo lời dạy, ngộ sâu lý tánh, hiếu thuận chân tu, được người như thế, có thể trao tâm ấn.

Ngài nói người thấu suốt nguồn linh và rõ được chỗ một không phải một. Vì một là từ ngữ đối đãi thế gian dùng, như một rồi hai. Còn cái này một mà không có hai cho nên nói một không phải một. Ai thấu suốt được chỗ đó thì tạm gọi là đắc pháp ngộ đạo. Huyền chỉ Bát-nhã thì không thể được, nhưng vì giáo hóa chúng sanh nếu nói không thể được thì chúng sanh không biết để tu, cho nên khi ngộ đạo gọi là đắc pháp và để lời dặn dò các bậc thầy sau này phải ngầm chọn lựa người đệ tử đức hạnh thật tâm xuất gia, kính nhận và vâng theo lời dạy tu hành, ngộ sâu lý tánh, được người như thế mới trao truyền tâm ấn. Như vậy chọn một người đệ tử để truyền tâm ấn không phải là chuyện dễ, nên những người lôi thôi ngạo mạn kém trí kém đức không xứng đáng để truyền trao.

Thấy cùng thầy bằng,
Gần thầy bảy phần.
Ðược người như thế,
Mới đáng truyền trao.
Âm :
Kiến dữ sư tề,
Á sư thất phần.
Ðắc như thị nhân,
Nãi khả truyền thọ.
Ngài dẫn thêm bài kệ để cho sáng tỏ ý này. Ý bài kệ nói rằng người nào cái thấy bằng thầy tức là ngộ bằng thầy, mới xứng đáng được truyền thừa. Tuy nói bằng nhưng người đó cũng kém hơn thầy năm ba phần. Cho nên người xưa nói "Trò bằng thầy, thua thầy nửa đức". Như vị thầy tu năm chục năm, sau khi tu hai mươi năm thì nhận đệ tử, người đệ tử tu mười năm ngộ lý đạo như thầy. Tuy ngộ bằng thầy nhưng công đức tu hành thua thầy đến ba mươi năm, nên thua thầy nửa đức. Ở đây bằng thầy bảy phần, thua thầy ba phần mới truyền trao, chớ không truyền một cách bừa bãi. Xét tâm ấn của chư Phật hẳn chẳng lừa nhau, Pháp thân rỗng lặng tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, không được không mất, không thêm không bớt, không trao không truyền, vì đối ngoại duyêngiả lập tên "ấn" đó thôi.

Qua đoạn này chúng ta mới thấy cách truyền tâm ấn của Phật giáo khác với cách truyền tâm ấn của ngoại đạo. Trong nhà Thiền truyền tâm ấn là truyền cho người đã sống được với thể rỗng lặng như thái hư. Hơn nữa truyền mà không có truyền, vì thể đó ai cũng sẵn có và chữ "ấn" cũng giả lập tên chớ không có thật. Sau này từ ngữ truyền tâm ấn của nhà Thiền bị lạm dụng quá đáng, mới vô chùa chưa hiểu đạo gì cả thì được ông thầy truyền tâm ấn, nhưng vị thầy chưa sáng đạo thì làm sao dám truyền và truyền cái gì cho học trò ? Chúng ta phải hiểu cho kỹ chữ ấn là in, như chúng ta có một con dấu, lấy con dấu đó thoa mực đóng vào tờ giấy, trên mặt con dấu có chữ gì thì nó hiện rõ lên tờ giấy chữ ấy, giống hệt không khác chút nào cả. Cũng vậy vị thầy tu ngộ đạo, tức là có con mắt tuệ nhìn thấy người học trò cũng ngộ như mình mới thừa nhận hay ấn chứng cho người học trò đã ngộ như mình. Như thế mới gọi là truyền tâm ấn. Trường hợp Tổ Huệ Khả trình với Tổ Bồ-đề-đạt-ma: "Con bặt hết các duyên". Tổ bảo: "Coi chừng rơi vào không". Huệ Khả thưa rằng: "Rõ ràng thường biết làm sao rơi vào không ?". Tổ bảo: "Ông như thế ta cũng như thế, chư Phật cũng như thế". 

Ðó là truyền tâm ấn, người học trò trình cái thấy của mình, vị thầy thừa nhận cái thấy của người học trò là đúng, chớ không truyền cái gì cho người trò cả.

Vì vậy trong kinh Pháp Bảo Ðàn, Tỳ-kheo Pháp Hải thưa hỏi Lục Tổ rằng: "Chư Phật ứng ra đời số được bao nhiêu ?". Lục Tổ Huệ Năng chỉ dạy Tỳ-kheo Pháp Hải: "Chư Phật ứng ra đời số như cát sông Hằng, danh tướng không cùng, khó thể tínhkể. NayđembảyđứcPhật Tôngsưlàmthủytổchúngta". Do đó, ba đời chư Phật, pháp ấn như thế, đến cuối cùng nơi hải ấn thì thầm trao đèn tâm, bốn mắt nhìn nhau, im lặng ấn chứng.

"Bốn mắt nhìn nhau im lặng ấn chứng" nghĩa là khi thầy nhìn trò, trò cảm thông được cái chỗ thầy muốn chỉ nhìn lại thầy và thầy cảm thông nhìn lại trò, đó là bốn mắt nhìn nhau im lặng ấn chứng.

Do được như thế mà nhiều đời Tổ sư bốn mắt nhìn nhau, im lặng ấn chứng. Do được như thế nên Truyền Ðăng Ngữ Lục ghi: Ðại sư Ðạt-ma ngầm nói lời dặn dò Tổ Huệ Khả rằng: "Xưa đức Thích Ca Như Lai đem chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm phó chúc cho Tổ Ca-diếp, lưu truyền mấy mươi đời, đến tôn giả Bát-nhã-đa-la truyền trao cho ta. Nguyên ta đã được pháp ấnTây Thiên, vâng theo bậc trên đến truyền bá tâm tông nơi Ðông độ, nên đạp cành lau qua biển đến đây. Thấy ngươi một lòng tinh thành, có khí tượng đại thừa nên truyền tâm ấn cho ngươi. Ngươi hãy nối chí thuật lại việc này, thể nhận tâm ta mà bền vững hộ trì chớ để cho đoạn dứt.

Ðoạn này nhắc lại việc Tổ Bồ-đề-đạt-ma dặn dò Tổ Huệ Khả. Từ xưa Phật đem chánh pháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-diếp, lưu truyền mãi đến Tổ Bát-nhã-đa-la và truyền đến Tổ Bồ-đề-đạt-ma, Tổ Bát-nhã-đa-la dặn Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa để truyền bá tâm tông. Do đó mà Tổ Bồ-đề-đạt-ma vượt biển sang Trung Hoa gặp Tổ Huệ Khả, Tổ Ðạt-ma nói rằng vì thấy Tổ Huệ Khả một lòng tin thành, có khí tượng đại thừa nên truyền tâm ấn cho và dặn dò không nên để đoạn dứt.

Lại trao cho ngươi một chiếc ca sa pháp phục, với bốn quyển kinh Lăng Già để làm pháp tín, che chở cho Thiền tông phát triển. Trong thì truyền pháp ấn để khế hợp tâm chứng, ngoài trao ca sa để định tông chỉ, tránh cho người đời sau khắt khe, sanh nhiều nghi ngờ, bảo rằng: - Ta vốn là người phương Tây, ngươi là kẻ ở phương Nam, từ đâu mà được pháp ? Lấy gì làm bằng chứng truyền trao tâm ấn cho ngươi ? Chính y bát, kinh pháp dùng để tiêu biểu mở mang giáo pháp, rộng độ chúng sanh. Sau khi ta diệt độ, khoảng hai trăm năm, y nên dừng chẳng truyền nữa.

Ðoạn này kể lại việc Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâm ấn cho Tổ Huệ Khả; Tổ truyền bốn quyển kinh Lăng Già và y ca sa để làm chứng tín cho người sau tin. Tổ Ðạt-ma là người Ấn Ðộ, Tổ Huệ Khả là người Trung Hoa nên phải có những vật này làm chứng tín để cho người sau tin tưởng là Tổ Huệ Khả thật sự được Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâm ấn để việc truyền bá đạo pháp được lâu dài. Nhưng Tổ cũng dặn dò là sau hai trăm năm không được truyền y bát nữa. Tại sao vậy ? Vì sau hai trăm năm người hiểu đạo cũng khá nhiều, nên không cần truyền y bát, vì y bát là đầu mối của sự tranh giành. Ví dụ trong Thiền Viện có một trăm Tăng NiPhật tử đông đảo, nếu có người nào đó tu sáng đạo đến trình với tôi, tôi thấy phù hợp với yếu chỉ của Phật Tổ thì tôi tin và chấp nhận. Tuy tôi không truyền y bátmọi người cũng thầm nhận người đó là người đáng tin cậy. Ngày xưa các Tổ một thầytruyền cho một trò, bây giờ một thầy mà rất nhiều trò, giả sử có năm bảy người cùng ngộ, vậy truyền y bát cho người nào ? Nếu truyền y bát cho một người thì những người kia sẽ ra sao ? Cho nên chỉ cần tuyên bố một câu là đủ cho người sau tin tưởng. Nhưng bây giờ vẫn có người bắt chước truyền y bát lăng xăng, điều đó không thích hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Lúc này pháp đã khắp giáp mọi nơi, người hiểu đạo thì nhiều, người hành thì ít, người nói lý thì nhiều, người thông lý thì ít, ngầm hợp thầm chứng có hơn ngàn muôn người, ngươi hãy xiển dương chớ khinh ngườichưa ngộ, một niệm hồi cơ liền đồng với sẵn được.

Như trên Tổ đã dặn không nên truyền y nữa vì sau này cơ duyên truyền bá rộng rãi, người ngộ rất nhiều. Như trong pháp hội của Mã Tổ có tới tám mươi hai vị thiện tri thức ngộ đạo, nếu truyền y bát lấy đâu truyền cho đủ ? Song, lại cũng có những pháp hội rất nhiều người đến tham vấn học đạo, nhưng người hành thì ít mà người nói lý thì nhiều. Cho nên sang đời Tống các Tổ bèn nảy sanh ra Thiền thoại đầu, người tham Thiền chết sống với câu thoại đầu, tham cho đến khi ngộ đạo, không cần bàn luận lý lẽ cao siêu. Như vậy Thiền thoại đầu có từ khi người học Thiền nghiêng về mặt lý thuyết suông hơn là thực hành. Tuy nhiên, trường hợp của chúng ta ngày nay thì khác, Thiền tông mới được khôi phục, người học Thiền cần phải thông lý rồi mới thực hành. Cho nên tôi mới đem kinh luận ra giảng giải cho quí vị hiểu. Do đó người học đạotruyền đạo phải nắm vững chỗ này để ứng dụng cho đúng với hoàn cảnh. Kế đến Tổ khuyên là không nên khinh người chưa ngộ, vì một khi họ chịu quay đầu lại họ cũng nhận ra cái thể sẵn có. Tôi thường ví dụ một vị trưởng giả có nhiều ngọc quí, khi sắp chết ông chia cho mỗi người con một viên, những người con lớn khôn hơn lấy ra xài nên trở thành giàu có. Những người con nhỏ dại chôn cất không dám đem ra xài nên nghèo thiếu. Vậy mấy người anh có dám khinh em mình nghèo không ? Mai kia đào lên nó cũng giàu như mình làm sao dám khinh ? Nếu những vật mình có mà người không có thì mới xem thường và cho rằng mình hơn họ. Còn mình và người đều có, họ còn cất, mình lấy ra xài trước, như vậy mình chỉ hơn họ ở chỗ xài trước thôi, chớ không phải hơn thật sự. Cũng vậy mình và người đều sẵn có Phật tánh, vậy người đã ngộ đâu dám khinh người chưa ngộ? Cho nên trong kinh Pháp Hoa đức Phật đưa ra một hình ảnh hết sứcchân thành và gần gũi để cho chúng ta noi theo, đó là Bồ-tát Thường Bất Khinh đi đâu, gặp người nào cũng lễ bái và nói: "Tôi không dám khinh các Ngài, vì các Ngài đều sẽ thành Phật". Chúng ta lầm tưởng cho rằng Ngài tu hạnh nhẫn nhục, nhưng thật sự là Ngài nhắc cho chúng ta nhớ khả năng thành Phật đang có sẵn nơi mình. Tóm lại, nhà Thiền nói một niệm hồi cơ liền đồng với cái sẵn được, kinh đưa ra hình ảnh Bồ-tát Thường Bất Khinh, như vậy kinh và Thiền đâu có khác ! 

Nghe ta nói kệ:

Ta vốn đến xứ này,
Truyền pháp cứu mê tình.
Một hoa nở năm cánh,
Kết quả tự nhiên thành.
Âm :
Ngô bổn lai tư độ,
Truyền pháp cứu mê tình.
Nhất hoa khai ngũ diệp,
Kết quả tự nhiên thành.
Tổ Ðạt-ma nói: Ta đến xứ Trung Hoa, truyền pháp Thiền để cứu những chúng sanh mê muội, Ngài sang Trung Hoa là một đóa hoa nở, năm cánh là sau Ngài có năm vị nữa kế thừa, năm vị đó là ngài Huệ Khả, Tăng Xán, Ðạo Tín, Hoằng NhẫnHuệ Năng, đó là một thành quả tự nhiên không có gì nghi ngờ.
Kệ chứng cớ xưa:
Ca-diếp ban sơ y bát truyền,
Bao đời Bát-nhã nhận dòng Thiền.
Ða-la trao đèn truyền ta đó,
Ta gởi sáng thừa con làm duyên.
Âm : Trưng cổ kệ
Ca-diếp sơ ưng y bát truyền,
Nguyên lưu Bát-nhã kỷ kinh niên.
Ða-la phục bả đăng truyền ngã,
Ngã yết dư quang thác tiếp duyên.
Nghĩa là ban đầu Tổ Ca-diếp được đức Phật truyền y bát, do Thiền tông lấy Trí tuệ Bát-nhã làm cửa vào, nên tinh thần Bát-nhã được truyền qua bao thế hệ, rồi truyền mãi cho tới Tổ Ða-la, Tổ Ða-la truyền cho Tổ Bồ-đề-đạt-ma nên nói trao đèn cho ta. Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa truyền cho Tổ Huệ Khả là gởi ánh sáng thừa con tiếp duyên. Ðó là nói việc truyền thừa từ Tổ Ca-diếp cho đến Tổ Huệ Khả.
Kệ truyền kinh:
Bốn quyển Lăng Già trao lại con,
Như Lai tâm địa pháp mãi thơm.
Chúng sanh dùng đó vì khai thị,
Khiến họ chóng liền tỏ ngộ sâu.
Âm :
Truyền kinh kệ
Thọ tử Lăng Già tứ quyển kinh,
Như Lai tâm địa pháp môn liêm.
Chúng sanh dụng thử vi khai thị,
Linh bỉ xâm sâm diệu ngộ thâm.
Tổ Bồ-đề-đạt-ma trao bốn quyển kinh Lăng Già cho Tổ Huệ Khả, để pháp môn tâm địa của Phật được truyền thừa mãi mãi về sau, chúng sanh nhờ đó mà được khai thị, tỏ ngộ được diệu lý sâu xa của Thiền. Song thường trụthế gian, thể tánh như như, viên giác rỗng lặng, gọi đó là Phật. Sáng tỏ tâm tông của Phật, hiểu và làm ứng hợp với nhau gọi đó là Tổ. Phật Tổ chỉ một lý không sai khác.
Lại nói:
Ðạt đạo lớn chừ quá lượng,
Thông tâm Phật chừ khó lường.
Chẳng cùng phàm Thánh chung nhà,(1)
Vượt lên gọi đó là tổ.
Âm :
Ðạt đại đạo hề quá lượng,
Thông Phật tầm hề xuất độ.
Bất dữ phàm Thánh đồng miên,
Siêu nhiên danh vi viết Tổ.
Ðoạn này có một câu nghe rất là chí lý: "Hiểu và làm ứng hợp với nhau gọi đó là Tổ". Ðịnh nghĩa Tổ hết sức đơn giản. Chúng ta có cái bệnh hiểu và làm không giống nhau cho nên mãi làm phàm phu. Chúng ta tự kiểm lại xem mình hiểu bao nhiêu và hành bao nhiêu ? Hiểu một trăm phần hành chừng mười phần hoặc hai chục phần. Như vậy chúng ta hiểu gần bằng Tổ mà hành thì giống phàm phu. Ví dụ như Tăng Ni ai cũng biết tham sân si là bệnh xấu, nếu giảng dạy cho Phật tử nghe thì chúng ta nói rất là rành rẽ lưu loát. Nhưng giả sử có người tới mắng chừng vài ba câu thì cũng sân si như ai, lúc đó cái hiểu nó bay đâu mất ! Lại có khi quí Phật tử gặp chuyện buồn, quí thầy quí cô khuyên giải: Ðời là vô thường buồn làm chi ! Nhưng khi thầy cô có chuyện buồn, thì Phật tử khuyên lại: Ðời là giả tạm buồn vô ích ! Thầy khuyên trò, trò khuyên thầy, khuyên qua khuyên lại rốt cuộc rồi ai cũng còn buồn bực khổ đau vì những điều bất như ý. Ðiều này xảy ra là do chúng ta học hiểu trên lý thuyết mà không thực hành. Nếu hiểu được một trăm phần mà thực hành được năm mươi phần cũng là khá lắm, nếu thực hành chừng mười hoặc hai mươi phần thì quá dở. Ngài lại nói thêm: Ðạt được đạo lớn, thông được tâm Phật, không còn niệm phàm Thánh hai bên, vượt lên trên niệm đối đãi là làm Tổ. Phật Tổ một lý không có sai khác. Tôi (Chân Nguyên) xem trong kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng thuật: "Phật Phật chỉ truyền pháp tánh, sư sư thầm trao bản tâm, y bát thuộc vật bên ngoài, là đầu mối cho sự tranh giành, hãy dừng việc ấy chớ truyền nhau nữa". Lại thấy cơ thần ý mật, Ca-sa chia làm ba: một tấm thường mặc theo mình. Một tấm đắp cho ảnh tượng. Một tấm cất chứa kỹ trong chùa. Theo nguyện lớn lại nói lời sấm ký rằng: "Ðời sau này ai được tấm y, thì đây là đạo của ta trở lại nơi đời". Có vị tăng Duy Tiên ở trong chùa, sửa sang xây dựng lại điện vũ, tình cờ phát hiện được tấm Ca-sa, pháp phục vẫn được rực rỡ như ban đầu

Xem kinh Pháp Bảo Ðàn Giảng Giải thì đoạn này có sai khác.

Nên biết, trí lực của Phật Tổ rất rộng sâu, vận dụng cơ thần ẩn hiện khó lường, thường tự đối diện trước mắt, không sắc viên dung, ra đời độ sanh, ứng khắp mọi nơi, diệt và chẳng diệt thảy là phương tiện, tượng giáo hiển dương, Phật Phật đều như vậy.

Ngài Chân Nguyên nói rằng: Trí lực của Phật Tổ rất rộng sâu, các Ngài ẩn hiện khó lường, việc ra đời độ sanh của Phật ứng hiện khắp mọi nơi, diệt và chẳng diệt của Phật Tổ thảy đều là phương tiện và đó là "tượng giáo hiển dương". Tượng là hình ảnh biểu trưng chỉ cho y bát, giáo là kinh điển, chư Phật đều dùng phương tiện đó để xiển dương Phật pháp.

Từ trước, Phật Phật Tổ Tổ, đời đời tiếp nối nhau đều cùng chung bốn mắt nhìn nhau, thầm trao tâm ấn, như thế mà được, ta cũng như thế mà được, chư huynh đệ thiện tri thức cũng như thế mà được, cho đến hữu tình, vô tình thảy đều cũng như thế mà được. Tỏ ngộ pháp tánh vốn rỗng lặng, chỉ trí chứng biết, nói năng chẳng kịp, tâm ấn như như, xưa nay một lý, người thấu suốt đồng như vậy. Trong Ngũ Ðăng Hội Nguyên, ngàn muôn Tổ sư đều dùng bốn mắt nhìn nhau, thầm trao tâm ấntruyền y thừa tiếp làm Tổ, mồi đèn tiếp lửa, nối Tổ truyền tông. Chính kinh Lăng Giàtâm ấn của Như Lai hiển lộ ở quyển hai. Bốn mắt nhìn nhau, Sơ Tổ Ðạt-ma vượt biển đem đến. Người học về sau có nghi ngờ, hãy quán rõ thật chứng.

Ngài nói Phật Tổ từ trước cho đến sau, đời đời tiếp nối đều nhìn nhau mà ngộ được truyền tâm ấn. Tất cả mọi người nếu ai ngộ đạo cũng được truyền tâm ấn như thế. Tuy nhiên tỏ ngộ Pháp tánh rỗng lặng thì chỉ có trí chứng biết, chỗ đó ngôn ngữ chẳng nói đến được, tâm ấn vốn là như như, xưa nay chỉ có một lý, người thấu suốt thì đồng như nhau không khác. Ngài dẫn Ngũ Ðăng Hội Nguyên nói rằng Tổ sư đều dùng bốn mắt nhìn nhau thầm trao tâm ấn, truyền y bát để kế thừa Tổ vị, chính kinh Lăng Giàtâm ấn của Như Lai, nó hiển lộ ở quyển hai. Bốn mắt nhìn nhau là do Sơ Tổ Ðạt-ma từ Ấn Ðộ vượt biển đem truyền sang Trung Hoa. Ngài đã dẫn chứng nguồn gốc của sự truyền thừa rõ ràng như vậy, nếu người sau có nghi ngờ nên lấy sự thật chứng mà quán xét thì rõ ràng hơn.

Chân Nguyên kính vâng theo, mở mang tâm tông của Phật. Kinh nói: "Chẳng phải bậc Ðại Thánh vô cớ mà mở ra giáo pháp, bởi có duyên từ xưa mới có thể tỏ ngộ tông chỉ. Ai là người hội được tâm tông, thật chính là con Phật, mồi đèn nối pháp, tiếp độ quần sanh, diệu tâm Niết-bàn, đại ấn vô tướng".

Ðây là lời nói tha thiết xuất phát từ tấm lòng chân thành của ngài Chân Nguyên, Ngài kính vâng theo những gì mà người xưa đã dạy, đã làm để mở mang Phật tâm tông. Tông là tông chỉ, mà tông chỉ của Thiền là tâm, cho nên nói là truyền Phật tâm tông. Người tu Thiềntrở về bản tâm của mình, ngộ ngay nơi tâm, không tìm kiếm cái gì ngoài tâm. Ai ngộ được tâm là con của Phật, mồi đèn chánh pháp để tiếp độ quần sanh, đó gọi là diệu tâm Niết-bàn đại ấn, là cái ấn lớn không tướng mạo.

*


(1) Bản này là chữ miên, nếu dịch chung ngủ thì khó hiểu, nên dịch là chung nhà, tức là chung một chỗ.
III- KỆ KIẾN TÁNH (Ðoạn3)

VI-

Ðạt-ma Tây đến một chữ không,
Toàn y tâm địa để dụng công.

Chín năm ngó vách không lời nói,

Một sớm truyền tâm Huệ Khả thông.

Âm :

Ðạt-ma Tây lai nhất tự vô, 
Toàn bằng tâm địa dụng công phu.
Cửu niên diện bích vô ngôn thuyết,
Nhất đán truyền tâm Huệ Khả sư.
Ðạt-ma Tây đến một chữ không, toàn y tâm địa để dụng công.Chín năm ngó vách không lời nói, mộtsớm truyền tâm Huệ Khả thông. Tổ Ðạt-ma từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa không truyền dạy một chữ, nên nói một chữ không, Ngài chỉ nương nơi pháp môn tâm địa để chỉ dạy người dụng công tu. Trong nhà Phật thường nói tâm địa, tâm là tâm con người, địa là đất. Tâm địa chỉ cho tâm chân thật của chúng ta giống như mặt đất, tất cả người vật trên thế gian đều nương nơi đất mà đứng vững sanh tồn. Cũng thế tất cả những điều thấy nghe, hiểu biết cũng đều lưu xuất từ tâm, tâm tạo thành tất cả cho nên nói là tâm điạ. Suốt chín năm ở chùa Thiếu Lâm Tổ ngồi ngó vách không nói một lời, một hôm ngài Thần Quang tìm tới cầu chỉ dạy, Tổ truyền cho pháp an tâm, Ngài ngộ cho nên được đổi tên là Huệ Khả, nên nói Huệ Khả thông. Thần Quang trước khi gặp Tổ đã dụng công tu hành đáng kể, nhưng chưa ngộ. Nghe Tổ Bồ-đề-đạt-ma từ Ấn Ðộ sang ở tại chùa Thiếu Lâm, bèn đến yết kiến. Thần Quang đã đủ lễ nghi mà Tổ vẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Ngài tự nghĩ: "Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nay ta chưa được một trong muôn phần của các Ngài". Hôm ấy nhằm tiết Ðông nên tuyết rơi nhiều, Thần Quang vẫn đứng yên ngoài tuyết chấp tay hướng về Tổ ? Ðến sáng tuyết ngập đến đầu gối mà gương mặt Ngài vẫn thản nhiên. Tổ thấy thế thương tình, xoay ra hỏi: - Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết ý muốn cầu việc gì ?

Ngài Thần Quang thưa:

- Cúi xin Tổ từ bi mở cửa cam lồ rộng độ chúng con.

Tổ quở:

 - Diệu đạo vô thượng của chưPhật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm việc khó làm, hay nhẫn điều khó nhẫn, còn không thể được, huống là dùng một chút khó nhọc này mà cầu được sao ?

Thần Quang nghe dạy lén lấy con dao chặt cánh tay để trước Tổ tỏ lòng thiết tha cầu đạo của mình. Tổ khen:

- Chư Phật xưa vì pháp quên thân mạng, nay ngươi chặt cánh tay để cầu pháp, tâm cầu đạo như thế cũng khá đó. Tổ nhận làm đệ tử và đặt tên là Huệ Khả.

Câu chuyện Thần Quang chặt tay cầu đạo thực hư chúng ta chưa kiểm chứng được. Nhưng hình ảnh đứng trong tuyết lạnh thấu xương, quên thân cầu đạo của Ngài là tấm gương sáng cho kẻ hậu sanh như chúng ta noi theo. Ngài quên thân cầu đạo mới ngộ, do đó mà Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâm ấn cho Ngài làm Tổ thứ hai của Thiền tông Trung Hoa. Câu cuối bài kệ là muốn nhắc lại lịch sử truyền thừa Tổ vị này.

VII-

Một điểm đèn tâm đuốc tuệ sanh,
Truyền nhau bốn mắt đã phân rành.
Nối hương tiếp lửa luôn sáng mãi,
Soi khắp đất trời độ hữu tình.
Âm :
Nhất điểm tâm đăng tuệ cự sanh,
Tương truyền tứ mục thái phân minh.
Liên phương tục diệm quang vô tận,
Phổ chiếu càn khôn độ hữu tình.
Một điểm đèn tâm đuốc tuệ sanh, truyền nhau bốn mắt đã phân rành.một điểm đèn tâm đuốc tuệ sanh.Nối hương tiếp lửa luôn sáng mãi, soi khắp đất trời độ hữu tình.VIII- Ở trên nói Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâm ấn cho ngài Huệ Khả làm vị Tổ đầu tiên ở Trung Hoa, cho nên khi được truyền tâm ấn ngài Huệ Khả suy tôn Tổ Ðạt-ma là Sơ Tổ Thiền tông Trung Hoa. Sự truyền tâm đó tượng trưng bằng ngọn đèn hay cây đuốc. Ðèn tâm, đuốc trí tuệ cho nên câu đầu nói Tuy nhiên người nào ngộ cũng được thắp sáng đèn tâm, đuốc tuệ chớ không riêng gì ngài Huệ Khả. Ðèn tâm đuốc tuệ được truyền bằng bốn mắt nhìn nhau. Khi xưa, ở hội Linh Sơn Phật đưa cành hoa sen lên nhìn khắp đại chúng, nhìn tới Ma-ha-ca-diếp, Ma-ha-ca-diếp nhìn Phật mỉm cười, liền được truyền tâm, sau này Thiền sư Chân Nguyên hỏi "Bao năm dồn chứa ngọc trong đãy, hôm nay tận mặt thấy thế nào, là sao ?". Thiền sư Minh Lương đưa mắt nhìn thẳng vào Ngài, Ngài nhìn lại, liền cảm ngộ, được truyền tâm. Còn bây giờ thầy trò nhìn nhau hoài sao chẳng được truyền tâm ? Lỗi đó tại đâu ? Tại cây đuốc của chúng ta chưa cháy, tại tâm nghĩ suy của chúng ta chưa dừng. Người ngộ được bản tâm rồi đem cái thấy cái ngộ của mình tiếp nối chỉ dạy cho người sau, cho nên gọi là nối hương tiếp lửa. Bởi vì đạo đức ví như mùi hương, mùi hươngđạođức không bị gió thổi cuốn theo chiều gió. Cho nên trong kinh nói mùi hương của thế gian thì theo gió thổi đi, còn mùi hương của đạo đức thì gió hướng nào cũng không ngại hết, mùi hương đức hạnh dù ngược gió mà vẫn bay khắp cả muôn phương. Như vậy chỉ có hương đạo đức là không ngại gió, nối hương là nối mùi hương đạo đức. Tiếp lửa là mồi đèn tiếp đuốc để cho nó sáng mãi ở cõi nhân gian. Vì đạo Phật lấy sự giác ngộ làm chủ yếu, và ví ánh sáng giác ngộ như ánh sáng của ngọn đuốc, của mặt trời mặt trăng. Cho nên thế gian này có người giác ngộ thì thế gian có ánh sáng, nếu không người giác ngộ thì thế gian sẽ tối tăm. Do đó bổn phận của người tu là phải tu cho sáng đạo, rồi chỉ dạy mọi người để đèn trí tuệ luôn luôn được thắp sáng ở cõi thế gian nhiều tăm tối này. Nên nói ánh sáng trí tuệ soi khắp để độ chúng hữu tình.
Chân Phật, chân kinh thảy ở tâm,
Kho báu nhà mình chớ chạy tầm.

Có ai thử hỏi đâu là Phật ?
Ngay khi hỏi đáp tại mắt, âm (lời).
Âm :
Chân Phật chân kinh tổng tại tâm,
Tự gia bảo tạng mạc tha tầm.

Hữu nhân thí vấn Phật hà tại,
Ứng đối đương thời tại nhãn âm.
Chân Phật, chân kinh thảy ở tâm, kho báu nhà mình chớ chạy tầm.Có ai thử hỏi đâu là Phật ? Ngay khi hỏi đáp tại mắt, âm (lời). Phật thật kinh thật đều ở trong tâm, đó là kho báu của mình đừng chạy ra ngoài để tìm kiếm. Chúng tathói quen hễ nói đến Phật thì nghĩ rằng Phật thờ ở chùa, nói đến kinh thì chỉ thấy kinh là những pho sách ghi chép lời Phật dạy để trong tủ. Nhưng Phật ngồi trên bàn, kinh để trong tủ có phải là chân Phật chân kinh mà ngài Chân Nguyên nói ở đây không ? Phật ngồi trên bàn là Phật tượng, nhìn Phật tượng chúng ta phải nhớ lại ông Phật thật của mình, ông Phật của mình thì giác và linh động nói năng đi lại là Phật thật. Còn Phật tượng thì ngồi im lìm không nói năng hoạt động, sao gọi là Phật thật được ? Kinh nằm trong tủ thì ghi chép những lời Phật dạy, nương lời dạy ấy chúng ta tu ngộ được bản tâm, mở sáng mắt tuệ. Bản tâm và mắt tuệ không phải là giấy mực chữ nghĩa. Kinh Viên Giác nói rằng: Kinh là ngón tay chỉ mặt trăng, nương theo ngón tay để nhìn thấy mặt trăng, chớ ngón tay không phải là mặt trăng. Cũng thế kinh ghi lại những lời Phật dạy để chúng ta đọc ngộ được bản tâm, nhưng nếu chúng ta chỉ đọc lời Phật mà không ngộ bản tâm thì chưa phải là chân kinh. Chân kinh chân Phật đều là tự tâm. Vì Phật là giác, mà giác là tâm mình giác, Phật tượng vô tri không giác. Tâm bất sanh bất diệt hằng tri hằng giác, mà kinh bằng giấy mực văn tự không tri giác, nên không phải là chân kinh. Chân Phật chân kinh, kho báu gốc từ tâm mình mà ra chớ không phải ở ngoài. Như vậy muốn thấy Phật thật thấy kinh thật, thì ngay nơi tâm mình là kho báu vô tận ai ai cũng sẵn đủ. Quay lại kho báu nhà mình thì có đầy đủ tất cả chớ chạy tìm ở đâu cho nhọc. Nếu hỏi đâu là Phật thì đáp: Lời hỏi mắt nhìn, ngay khi hỏi đáp là Phật. Thiền sư Huệ Hải khi đến chỗ Mã Tổ Ðạo Nhất, Mã Tổ hỏi:

- Ông đi đâu ?

Sư thưa:

- Con đến cầu Phật pháp.

Tổ bảo:

- Kho báu nhà mình không đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cái gì ?

Sư thưa:

- Thế nào là kho báu nhà mình ?

Tổ bảo:

- Chính khi ngươi hỏi ta đó là kho báu của ngươi, đầy đủ tất cả, tự do sử dụng đâu nhờ tìm cầu bên ngoài.

Cái thưa hỏi là kho báu, vì lời nói phát xuất từ tâm, nên mới phát ra âm thanh, phát ra cái nhìn đều từ tâm Phật, nhưng tại sao chúng ta không chịu nhận ? Bởi vì từ thuở bé cho đến lớn chúng tathói quen hễ mắt thấy sắc, tai nghe tiếng thì phân biệt đẹp xấu hay dở. Mũi lưỡi thân ý cũng lại như vậy. Chúng ta luôn luôn chạy theo phân biệt, phân biệt rành rẽ thì gọi là người khôn. Ví dụ hôm nay Phật tử cúng dường cho chư Tăng một bữa ăn. Ăn xong Phật tử đó hỏi: Thưa Thầy thức ăn hôm nay ngon không ? Phải trả lời như thế nào ? Nếu nói ngon thì họ vui, còn nói tôi ăn chỉ biết ăn thì họ buồn. Bởi vì họ cố tình nấu cho ngon để cúng dường cho quí thầy, thế mà nói ăn chỉ biết ăn thì họ buồn, nếu nói ngon thì họ rất là hoan hỷ. Cho nên khi ăn phải biết ngon hay dở, lại ngon nhiều ngon ít nữa. Như vậy tất cả sinh hoạtthế gian đều huân tập cho chúng ta thói quen phân biệt rành rẽ, mà phân biệt thì đã rơi vào tình thức chúng sanh, chớ không phải là tâm Phật giác ngộ.Nếu tâm giác ngộ thì thấy nghe hay biết rất rành rẽ mà không có tình thức phân biệt xen vào, điều này nói nghe thì dễ nhưng rất khó làm. Vì, môi trường gia đình xã hội luôn luôn tạo cơ hội thuận tiện lôi cuốn chúng ta chạy theo thức tình phân biệt. Do đó, ông Phật của chính mình ẩn khuất mất tiêu. Như vậy Phật cũng rất gần ta mà cũng rất xa ta. Nếu tỉnh Phật ở ngay lời hỏi câu đáp, ngay nơi bốn mắt nhìn..., nếu mê chạy theo tình thức phân biệt hay dở, khen chê tốt xấu thì không bao giờ nhận ra kho báu của chính mình. Chủ yếu bốn câu kệ này Ngài chỉ cho chúng ta nhận ra Phật thật kinh thật ngay nơi tâm mình, đó là kho báu sẵn có của chính mỗi người. Kho báu đó không có xa lạ mà ngay nơi lời hỏi câu đáp, ngay nơi mắt thấy tai nghe của chính mình, đừng nên chạy đi đâu tìm kiếm nhọc nhằn.

IX-

Chân kinh chẳng đổi vốn như thường,
Chưa từng mở miệng hiện tỏ tường.
Nghĩ toan nắm bắt lầm qua mất,
Một chữ vô sanh thẳng thừa đương.
Âm :
Chân kinh bất dịch bổn như thường,
Vị tằng khai khẩu hiển đường đường.
Bất khả nghĩ trì sai thác quá,
Vô sanh nhất cú trực thừa đương.
Chân kinh chẳng đổi vốn như thường, chưa từng mở miệng hiện tỏ tường.Nghĩ toan nắm bắt lầm qua mất, một chữ vô sanh thẳng thừa đương.X- Chân kinh là chỉ cho tâm Phật xưa nay nó vốn như vậy không hề thay đổi. Nó đã có sẵn không đợi nói, không đợi đọc tụng mới có kinh, mà kinh đã hiện đầy đủ không có ẩn giấu chút nào cả. Cho nên nói "chưa từng mở miệng hiện tỏ tường". Vừa khởi nghĩ tìm chân kinh, thì lầm qua mất. Chỉ ngay tâm phẳng lặng hiện tiền hằng giác hằng tri không khởi diệt là tâm vô sanh luôn luôn bảo nhậm ngay nơi đó mà sống đừng quên, thế nhưng chúng ta quen sống với tâm sanh diệt, cho nên thấy cái đồng hồ liền hỏi hiệu gì, sản xuất ở đâu tốt hay xấu, bền hay không bền... Thấy không nhớ mình có cái hay thấy, mà khởi lên nhiều niệm là sanh chớ không còn vô sanh. Ví dụ có người đi từ trên chùa xuống tới cổng nội viện, bất thần có người kêu tên chửi, lúc đó vị ấy có tỉnh giác vô sanh được không ? Có ngoại duyên chạm đến là sanh liền. Có khi sanh những cái tốt đẹp hiền lành, cũng có khi sanh những thứ dữ dằn xấu xa. Cho nên sống với cái vô sanh không phải chuyện đơn giản dễ làm. Ngồi một mìnhmột mình khả dĩ giữ được, còn khi đối duyên xúc cảnh rất khó giữ. Bởi vì gặp cảnh thì niệm sanh diệt dấy khởi khó dừng được, cho nên chủ yếu của sự tu hành là đừng để cái sanh diệt chi phối, luôn luôn sống với cái tâm vô sanh đó là cái gốc của sự tu.
Không văn không chữ đấy chân kinh,
Một quyển trường không quá phân minh.
Miệng nói còn xa ba ngàn dặm,
Tai nghe thêm tiến chục vạn trình.
Âm :
Vô văntự thị chân kinh,
Trường không nhất quyển thái phân minh.
Khẩu tuyên thượng cách tam thiên lý,
Nhĩ thính tăng dao thập vạn trình.
Không văn không chữ đấy chân kinh, một quyển trường không quá phân minh.Miệng nói còn xa ba ngàn dặm, tai nghe thêm tiến chục vạn trình.XI- Chân kinh thì không có văn tự chữ nghĩa, tuy không văn tự chữ nghĩa, nhưng quyển kinh này rất là rành rẽ, trùm khắp cả hư không. Kinh này vì không văn tự chữ nghĩa, nên mở miệng nói thì xa ba ngàn dặm, nếu dùng tai nghe thì càng xa hơn đến mười vạn trình, tức là mười vạn cây số. Như vậy không dùng ngôn ngữ để diễn đạt chân kinh, không dùng tai nghe để nghe chân kinh mà chỉ có tâm vô sanhhiển bày chân kinh rồi. Tóm lại, ý bốn câu kệ nói chân kinh vốn không ngôn ngữ không văn tự, nó trùm cả hư không. Dùng ngôn ngữ không diễn đạt được, dùng tai nghe lại càng xa hơn. Chỉ sống với tâm vô sanh là đầy đủ chân kinh.
Chân Phật chân kinh vốn một đồng,
Tịch quang tròn lặng suốt hư không.
Thật tế nhất như gồm mọi lý,
Tạm bày muôn pháp độ quần mông.
Âm :
Chân Phật chân kinh bổn nhất đồng,
Tịch quang viên trạm đẳng hư không.

Thật tế nhất như bao chúng lý,
Quyền khai vạn pháp độ quần mông.
Chân Phật chân kinh vốn một đồng, tịch quang tròn lặng suốt hư không.Thật tế nhất như gồm mọi lý, tạm bày muôn pháp độ quần mông.

XII-
Phật thật kinh thật vốn đồng một thể, ánh sáng lặng lẽ của nó xuyên suốt hư không. Như vậy nói chân Phật chân kinh tuy hai tên mà chỉ là một pháp thân thanh tịnh trong sáng trùm khắp cả hư không chớ không có gì lạ. Bờ mé chân thật thì nhất như không lý lẽ, nhưng bao trùm mọi lý lẽ, nên tạm bày ra muôn pháp để hóa độ người mê muội. Thế nên Tổ Qui Sơn nói: "Thật tế lý địa bất thọ nhất trần, vạn hạnh môn trung bất xả nhất pháp". Nghĩa là chỗ chân thật thì không dính một mảy bụi, mà trong cửa vạn hạnh (cửa phương tiện) thì không xả bỏ một pháp nào. Ðể thấy rằng mọi phương tiện đều y cứ nơi thể chân thật mà lập, lập phương tiện là vì kẻ mê muội giáo hóa cho họ thức tỉnh.
Lý mầu Phật pháp không văn tự,
huyền đạo Tổ chẳng ngữ ngôn.
Rộng tiếp người sau thông một tuyến,
Thượng căn mắt thấy đạo tâm còn.
Âm :
Phật pháp diệu lý vô văn tự,
Tổ đạo huyền cơ mạc ngữ ngôn.
Hoằng tiếp hậu lai thông nhất tuyến,
Thượng căn mục kích đạo tâm tồn.
Lý mầu Phật pháp không văn tự, cơ huyền đạo Tổ chẳng ngữ ngôn. Lý nhiệm mầu của Phật pháp thì không dùng văn tự, cơ huyền của chư Tổ thì chẳng dùng ngôn ngữ. Nghĩa là lý nhiệm mầu của Phật pháp chỉ dùng tâm ấn tâm, chớ không dùng văn tự giải thích, và cơ huyền đạo của chư Tổ thì không dùng ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là đầu mối của sự phân biệt. Thế nên các Ngài thường dùng hành động để chỉ thẳng cho người học đạo nhận ra cái chân thật. Nếu có tạm mượn ngôn ngữ để chỉ thì ngôn ngữ ấy không làm cho người học đạo mắc kẹt vào phân biệt đối đãi. Sau đây là những câu chuyện không dùng ngôn ngữ của các Thiền sư. Có người tới hỏi Thiền sư Ðả Ðịa: Thế nào là Phật ? Ngài cầm cây gậy đập xuống ba cái. Ðó là ngôn ngữ gì ? Ngài Lâm Tế đến hỏi Tổ Hoàng Bá: Thế nào là đại ý Phật pháp ? Ba lần hỏi ba lần bị đánh. Ðó là ngôn ngữ gì ? Những cơ huyền như thế không có ngôn ngữ, nhưng người hỏi khéo nhận thì nhận được cái chỗ không ngôn ngữ. Không khéo nhận thì khóc lóc khổ sở hoặc ra về tay không.

Rộng tiếp người sau thông một tuyến, thượng căn mắt thấy đạo tâm còn. Vì rộng độ người sau nên lập bày phương tiện, người thượng căn nếu nhận được cái chân thật thì tâm đạo của họ còn mãi không bao giờ mất. Tóm lại bài kệ này ý nói, lý mầu của Phật pháp không dùng văn tự, phương tiện chỉ bày chỗ huyền diệu của chư Tổ không dùngngữ ngôn, nhưng vì độ người sau cho nên tạm lập bày phương tiện, người thượng căn nhân phương tiện đó nhận ra cái chân thật thì đạo tâm không bao giờ mất.

XIII-

Tâm tông Bát-nhã ai lãnh ngộ,
Rõ ràng tự tánh tức Như Lai.
Kẻ kẻ viên thành đồng chứng Phật,
Người người đầy đủ chẳng cầu ai.
Âm :
Bát-nhã tâm tông thùy lãnh ngộ,
Liễu minh tự tánh tức Như Lai.
Cá cá viên thành đồng chứng Phật,
Nhân nhân cụ túc bất cầu ai (tha).
Tâm tông Bát-nhã ai lãnh ngộ, rõ ràng tự tánh tức Như Lai.Kẻ kẻ viên thành đồngchứngPhật, người người đầy đủ chẳng cầu ai.

XIV-
Tâm tông là tông chủ đích chỉ thẳng về tâm, chỉ thẳng lý Bát-nhã tột cùng, hỏi ai lãnh ngộ chỗ không có người không có pháp. Thì rõ ràng tự tánh mình tức là Phật, tức là Như Lai, tức là Bát-nhã. Nếu nhận được tự tánh của mình là Phật thì ai ai cũng thành Phật quả hết, và mọi người sẵn đủ tánh Phật thì không còn cầu xin, không còn trông cậy vào người khác. Ý bốn câu kệ này nói người ngộ được tâm tông Bát-nhã thì biết rõ tự tánh mình là Phật và tất cả mọi người đều sẽ thành Phật, mọi người đều sẵn đủ tánh Phật nên không cầu xin ai cả.
Kinh, Lục trùng trùng phương tiện biển,
Cơ duyên Phật Tổ lưới giáo bao.
Một tông vô trụ tâm ấn Phật,
Muôn pháp hữu vi bọt nước xao.
Âm :
Kinh,Lục trùng trùng phương tiện hải,
Phật Tổ cơ duyên giáo võng bao.
Vô trụ nhất tông Phật tâm ấn,
Hữu vi vạn pháp thủy phù bào.
Kinh, Lục trùng trùng phương tiện biển, cơ duyên Phật Tổ lưới giáo bao.Một tâm vô trụ tâm ấn Phật, muôn pháp hữu vi bọt nước xao.XV- Câu này phá chấp niệm muốn đọc hết Kinh hết Lục. Ngài nói, Kinh lời dạy của Phật, Lục là lời dạy của Tổ. Kinh Lục chỉ là phương tiện, nhiều như biển cả. Còn cơ duyên của Phật Tổ giáo hóa chúng sanh là lưới giáo bao trùm tất cả. Nói về Kinh Lục của Phật Tổ chúng ta thấy Ðại Tạng Kinh chữ Hán trên năm ngàn quyển, nhưng chúng ta giỏi lắm đọc được vài trăm quyển là cùng. Còn Lục của chư Tổ thì Thiền tạng gom lại có một trăm lẻ một quyển. Phương tiện thì nhiều. Nhưng: Chỉ một tâm vô trụ đó là tâm ấn của chư Phật, còn các pháp hữu vi sanh diệt ví như bọt nước ngoài biển cả bị sóng vỗ là tan ngay. Tóm lại ý bài kệ nói Kinh Lục là phương tiện truyền bá của Phật Tổ nhiều như biển, cơ duyên giáo hóa của Phật Tổ là lưới giáo bao trùm tất cả mọi người. Phương tiện tuy nhiều nhưng người học đạo ngộ được tâm vô trụ, tâm vô trụtâm ấn của chư Phật. Người ngộ được tâm ấn của chư Phật thì thấy các pháp hữu vi chỉ là vô thường tạm bợ như hòn bọt ngoài biển cả.
Ba thuở Như Lai truyền diệu chỉ,
Hai người bốn mắt đối nhìn nhau.
Nguồn linh nước pháp sa giới chảy,
Ðuốc tuệ sáng thông cõi cõi nào.
Âm :
Tam thế Như Lai truyền diệu chỉ,
Nhị nhân tứ mục nhãn tương giao.
Linh nguyên pháp thủy lưu sa giới,
Tuệ chúc quang thông sát hải dao.
Ba thuở Như Lai truyền diệu chỉ, hai người bốn mắt đối nhìn nhau.Nguồn linh nước pháp sa giới chảy, đuốc tuệ sáng thông cõi cõi nào.Cho nên Tổ sư Ðại Huệ nói: "Học đạo vốn không nhiều pháp, chỉ lấy tin ngộ tự tánh làm khuôn phép. Ðời nay nếu chẳng lãnh ngộ cũng gieo được trí Bát-nhã trên đất tánh, đời đời chẳng rơi vào đường ác, kiếp kiếp chẳng mất thân người, chẳng sanh vào nhà tà kiến, chẳng vào loài quân ma, mầm linh giống trí, đồng tử đi xuất gia, theo Phật tu hành, một nghe ngàn ngộ". Giả sử tham học như trên mà chưa triệt, vẫn kết chủng duyên Phật; tu mà chưa thành, còn hơn quả trời người. Chúng sanh phải gắng sức tự độ, Phật chẳng thể độ. Nếu chẳng thật tâm tu hành, bền giữ trai giới, mà ngưỡng trông Phật đến cứu độ, không có lẽ ấy. Nếu tự mình chẳng đoạn trừ nghiệp ác, cứ đợi Phật khác đến cứu độ, thì chư Phật quá khứ đã thành đạo, ứng hiện nơi đời số như vi trần, sao chẳng độ hết tất cả chúng sanh ? Vì sao chúng ta còn trôi nổi nơi biển khổ sanh tử đến nay, chẳng thể thành Phật ? Phải biết tự tu, tự độ, Phật chẳng thể độ. Nên biết, phân nửa ở Phật, phân nửa ở ta, xét cho tường tận lý này. Hãy gắng sức tự tu chớ ỷ lại vào tha lực. Ba đời chư Phật truyền yếu chỉ qua bốn mắt nhìn nhau. Nếu bốn mắt nhìn nhau mà nhận ra yếu chỉ nhiệm mầu của đạo thì: Nguồn sáng suốt nhiệm mầu chảy khắp hết hằng sa cõi nước và ánh sáng của ngọn đuốc trí tuệ thông hết tất cả chỗ. Ý bài kệ nói rằng: ba đời chư Phật truyền diệu chỉ nếu người nào qua bốn mắt nhìn nhau mà ngộ được thì nguồn sáng suốt chảy khắp sa giới và ánh sáng trí tuệ chiếu soi tất cả cõi. Chúng ta thấy ngài Chân Nguyên ngộ ở chỗ bốn mắt nhìn nhau nên kết thúc mười lăm bài kệ, ở bài kệ thứ mười lăm Ngài chỉ thẳng: Bốn mắt nhìn nhau là cái gốc nhận ra tâm mình là Phật. Sau đó truyền bá mãi không cùng tận.

Sau đây là dẫn lời ngài Ðại Huệ, một Thiền sư nổi tiếng ở Trung Hoa đời Tống. Ngài nói rằng: Học đạo vốn không nhiều pháp, chỉ lấy tin ngộ tự tánh làm khuôn phép,Ðời nay nếu chẳng lãnh ngộ cũng gieo được trí Bát-nhã trên đất tánh, đời đời chẳng rơi vào đường ác, kiếp kiếp chẳng mất thân người.Chẳng sanh vào nhà tà kiến, chẳng vào loài quân ma.Mầm linh giống trí, đồng tử xuất gia theo Phật tu hành, một nghe ngàn ngộ. nghĩa là người học đạo lấy cái ngộ tự tánh làm căn bản. Bởi vì chúng ta tu mà không nhận ra tự tánh sẵn có của mình thì chưa giác ngộ, cho nên nói lấy tin ngộ làm khuôn phép. Người chỉ tin ngộ tự tánh, tuy ngay trong đời này chưa lãnh ngộ như những người căn cơ nhạy bén, cũng gieo được trí Bát-nhã trên đất tánh của mình. Người nhận được bản tánh thì đời đời không rơi vào đường ác, kiếp kiếp tái sanh vẫn được làm người. Người tin mình có tự tánh thì đời sau không sanh vào nhà ngoại đạo tà kiến, cũng chẳng kẹt vào quân ma. Người tin mình có tự tánh đã sẵn có mầm linh, sẵn hạt giống trí nên còn bé (đồng tử) đã theo Phật xuất gia tu hành, một nghe ngàn ngộ tức là nghe một câu mà ngộ cả ngàn câu. Nghe một câu mà ngộ cả ngàn câu nghĩa là sao ? Như chúng ta tu Thiền khi nghe một câu nói của một vị Tổ mà ngộ, thì một ngàn câu của chư Tổ ta đều thông suốt. Như vậy chỉ cần ngộ một câu là mọi câu đều thông suốt, cho nên nói một nghe ngàn ngộ. Cũng như các vị tham công án mà ngộ thì giải được tất cả các công án.

Giả sử tham học như trên mà chưa triệt, vẫn kết chủng duyên Phật, tu mà chưa thành, còn hơn quả trời người.Chúngsanh phải gắng sức tự độ, Phật chẳng thể độ.Nếu chẳng thật tâm tu hành, bền giữ trai giới, mà ngưỡng trông Phật đến cứu độ, không có lẽ ấy.Nếu tự mình chẳng đoạn nghiệp ác, cứ đợi Phật khác đến cứu độ, thì chư Phật quá khứ đã thành đạo, ứng hiện nơi đời số như vi trần, sao chẳng độ hết tất cả chúng sanh ? Vì sao chúng ta còn trôi nổi nơi biển khổ sanh tử đến nay chẳng thể thành Phật ?phải biết tự tu tự độ, Phật chẳng thể độ. Nên biết, phân nửa ở Phật, phân nửa ở ta, xét cho tường tận lý này, hãy gắng sức tự tu chớ ỷ lại vào tha lực. NgàiChân Nguyên nói: Giả sử ngườitham học như trên mà chưa thấu triệt vẫn có chủng duyên với Phật, tuy tu chưa thành chánh quả nhưng vẫn hơn quả vịcõi trời cõi người. Chúng ta tu là phải tự độ mình, chớ Phật không thể độ được. Ở đây nói như thế cũng hơi cực đoan, đoạn sau sẽ bù lại. Nếu mình chẳng thật tâm tu, trai giới không giữ, mà cứ trông cầu Phật đến cứu độ thì không bao giờ có Phật đến cứu. Nếu tu mà cứ mong Phật tới cứu độ thì ở đây Ngài nói, Phật ra đời ứng thân vô số sao Phật không độ cho mọi người hết mê ? Thực tế thì chúng sanh còn nhiều mê lầm, vậy thì trông cậy Phật độ bằng cách cầu xin khấn nguyện có được như ý không ? Chắc chắn là không. Cho nên Ngài nhắc chúng ta phải tự tu tự độ chớ Phật không thể độ mình được. Tuy nhiên phân nửa ở Phật phân nửa ở ta. Câu này có an ủi chúng ta một chút. Phân nửa nào ở Phật, phân nửa nào ở ta ? Ví dụ đứa học trò đến trường học, nó học được là nhờ thầy dạy, nếu nó không học thì không thuộc bài. Như vậy thầy giáo dạy là phân nửa của thầy, nó học thuộc bài là phân nửa của nó. Nhờ phân nửa của thầy và phân nửa của nó mà làm thành cho đứa học trò. Cũng vậy đức Phật đem chánh pháp truyền bá chỉ dạy, chúng ta hiểu rồi phải nỗ lực thực hành, phân nửa của Phật cộng với phân nửa của chúng ta thì mới viên mãn sự tu hành, chớ không phải cực đoan một bên. Như vậy khi tu chúng ta tha thiết lạy Phật cầu gia bị, mà cũng phải học hiểu lời dạy của Ngài, ứng dụng tu thì mới được thành tựu viên mãn. Ngài khuyên chúng ta phải xét cho kỹ lý này để nỗ lực tu hành, không nên ỷ lại vào kẻ khác. Một người học trò ỷ lại vào ông thầy thì người học trò đó sẽ hư. Cũng vậy, người tu mà cứ ỷ lại nơi Phật không chịu tu thì sẽ không đạt kết quả.

Xưa đức Phật Bổn Sư Thích Ca Thế Tôn đinh ninh dặn dò: Phật còn tại thế, lấy Phật làm thầy, Phật vào Niết-bàn lấy Giới làm thầy. Phật tức là tâm, tâm tức là Phật. Tự tánh xưa nay rỗng lặng tròn sáng, trong lặng nhiệm mầu, như như đó là chân Phật của ta, dẫu Phật ở đời cũng không có lý khác. Nên biết người có trí phải lập chí, phước huệ song tu, chân như riêng chứng. Niệm niệm từ bi, cửa cửa lợi ích, thường nói diệu pháp Bát-nhã, phương tiện tiếp dẫn người sau. Người chưa ngộ thì chỉ bày cho tỏ ngộ, nếu chưa thành mong khiến cho chóng thành. Kinh nói: tài thí như ngọn đèn chỉ soi sáng một căn phòng, pháp thí như mặt trời sáng đầy khắp mười phương. Tự tánh nếu mê, phước làm sao cứu? Thân người khó được, Phật pháp khó gặp, Thánh tăng khó thấy, chánh pháp khó nghe, lòng tin khó sanh, bạn lành khó hội ngộ. Phước duyên kim cải, mừng đã hợp nhau. May thay như rùa mù gặp được bộng cây. Chúng ta bỏ sự nghiệp đi xuất gia nên cầu việc gì ? Chớ tham đắm danh lợi, phải chọn bạn tìm thầy, vì pháp quên mình, lô�i nước trèo non, kính lễ thưa hỏi.

Xưa đức Phật Bổn sư Thích Ca Thế Tôn đinh ninh dặn dò: Phật còn tại thế lấy Phật làm thầy, Phật vào Niết-bàn lấy Giới làm thầy.Phật tức là tâm, tâm tức là Phật, tự tánh xưa nay rỗng lặng tròn sáng, trong lặng nhiệm mầu, như như đó là chân Phật của ta, dẫu Phật ở đời cũng không có lý khác.Nên biết người có trí phải lậpchí, phước huệ song tu, chân như riêng chứng, niệm niệm từ bi, cửa cửa lợi ích.Thường nói diệu pháp Bát-nhã, phương tiện tiếp dẫn người sau, người chưa ngộ thì chỉ bày cho tỏ ngộ, nếu chưa thành thì mong khiến cho chóng thành. Ðây là dẫn lời Phật dạy trong kinh Di Giáo. Ngài nói Phật tức là tâm, tâm tức là Phật. Vậy Phật mà Ngài nói đây không phải Phật ở Ấn Ðộ, mà là Phật tâm của mỗi người chúng ta. Phật tâm của chúng ta xưa nay vốn rỗng lặng, nhiệm mầu, tròn sáng, như như không động, ấy mới là chân Phật. Dẫu cho Phật Thích Ca còn tại thế cũng như vậy chớ không có lý nào khác. Ngài dạy rằng người có trí tuệ thì khi tu hành phải lập chí cho vững, phải phước huệ song tu, phải chứng ngộ chân như của chính mình. Mỗi niệm mỗi niệm phải phát khởi tâm từ bi, phải khéo vận dụng phương tiện thiện xảo để làm lợi ích cho chúng sanh, không bao giờ quên và bỏ họ. Ngài dạy rằng muốn làm lợi ích cho người sau, thì phải nói pháp nhiệm mầu của kinh Bát-nhã cho họ hiểu. Người chưa ngộ thì giúp cho họ tỏ ngộ, người chưa thành tựu công phu làm cho họ thành tựu công phu. Nhưng muốn thực hiện được điều nói trên, trước hết chúng ta phải tỏ ngộ, phải thành tựu công phu tu hành. Nếu chúng ta chưa tỏ ngộ chưa thành tựu công phu tu hành mà giúp cho người tỏ ngộ, thì e rằng không có kết quả. Ðó là điều tối quan trọng trong việc lợi tha. Nếu không hiểu chỗ này, nhiều khi chúng ta nhiệt tình quá, muốn làm cho người ngộ mà chính mình chưa ngộ, dù có làm thế mấy cũng không tới đâu.

Kinh nói: tài thí như ngọn đèn chỉ soi sáng một căn phòng, pháp thí như mặt trời sáng đầy khắp mười phương.Tự tánh nếu mê phước làm sao cứu. Ngài dẫn lời trong kinh nói người bố thí tiền của, giống như ngọn đèn sáng để ở trong căn phòng, tuy có ánh sáng nhưng chỉ sáng trong phạm vi nhỏ hẹp. Còn pháp thí tức là đem Phật pháp giảng dạy cho mọi người nghe, thì lợi ích rất nhiều, như ánh sáng mặt trời soi khắp mười phương. Ví dụ như chúng ta có một trăm ngàn đồng đem ra bố thí, thì chỉ giúp được một vài gia đình qua cơn thiếu thốn, vậy chỉ cứu được cái khổ tạm thời. Còn nếu chúng ta thâm nhập Phật pháp thì một buổi giảng, một hai ngàn người nghe, hiểu, ứng dụng tu lợi ích rất nhiều. Hơn nữa họ nghe Phật pháp họ tu, để hết khổ an vui lâu dài thì chúng ta sẽ cứu được cái khổ vĩnh viễn. Như vậy bố thí pháp Phật không có giới hạn nên ví như mặt trời soi sáng mười phương. Bố thí tiền củagiới hạn nên ví như ngọn đèn có ánh sáng soi trong một phạm vi nhỏ hẹp. Hiểu rõ như thế nên người tu hành phải thâm nhập chánh pháp, đem ra giảng dạy để cứu khổ vô minh cho chúng sanh, đó mới là việc quan trọng. Còn chúng ta làm ra tiền để giúp đỡ người nghèo, đó chỉ là việc thiện nhỏ thôi. Bởi vì sức người có chừng mực, tiền củagiới hạn, biết bao nhiêu tiền của mà chia cho đủ, chỉ có bố thí pháp là khắp cùng không giới hạn. Ngài nói nếu người mê không nhận ra tự tánh, tức tánh Phật của mình thì dù có làm việc phước thiện bao nhiêu đi nữa, cũng không cứu được họ. Cho nên muốn cứu mình thì trước hết phảinhận ra tự tánh. Ví dụ như có người còn rất nhiều tham sân si, phiền não đủ thứ, nhưng họ có nhiều tiền đem ra bố thí giúp đỡ người này người kia. Tuy làm việc bố thí là có phước, nhưng vẫn không cứu được cái mê của họ, vì họ chưa nhận ra tánh giác của chính mình. Cho nên người tu mà mê tự tánh là điều đáng sợ, chúng ta không nên xem thường. Có nhiều người nói tôi tu sơ sơ, hoặc tôi tu phước là đủ rồi, cho nên suốt đời lo giúp người này, cứu khổ người kia, mà quên cứu mình, chuyện giác ngộ đối với họ rất là xa xôi.

Thân người khó được, Phật pháp khó gặp, Thánh tăng khó thấy, chánh pháp khó nghe, tín tâm khó phát sanh, bạn lành khó hội ngộ. Ngài nói được sanh thân làm người là cái khó thứ nhất. Cho nên Phật tử đã được thân người, sáu căn đầy đủ, mà gặp chuyện buồn khổ đòi tự tử là không hiểu đạo, chẳng những mang tiếng ngu, mà còn bị người ta chê cười, Phật tử mà không xứng đáng là con Phật. Phật tử gặp chuyện buồn tự tử còn bị người đời chê ngu, không xứng đáng là đệ tử Phật, huống nữa là người xuất gia. Người xuất gia gặp chuyện buồn đòi tự tử có thể tha thứ được không ? Người xuất gia hiểu đạo, biết thân này khó được, nương thân giả tạm để tu hành như người nương bè qua sông, qua chưa tới bờ mà đòi phá bè là chuyện làm của kẻ ngu. Người tu mà đòi tự tử là ý phạm giới sát, mình tự sát mình đáng ăn đòn không biết bao nhiêu gậy. Chúng ta tu nếu chưa được an lạc thì phải khéo léo chuyển hóa nội tâm cho được an lạc. Hơn nữa được thân người rất khó mà tự tử là hủy hoại thân, người hủy hoại thân là người đáng chêtráchnhất. Cho nên ở trong chùa mà nói tự tử thật là khó nghe.

Cái khó thứ hai là Phật pháp khó gặp. Song có người nói muốn gặp Phật pháp, thì đến các nhà phát hành kinh sách thỉnh bao nhiêu cũng có, sao nói khó gặp ? Kinh Phật để lại rất nhiều, nói Phật pháp khó gặp là khó chỗ nào ? Chúng ta đừng hiểu rằng gặp Phật pháp là thấy được quyển kinh Phật, mà gặp ở đây là nghe Phật pháp nhận hiểu để ứng dụng tu, đó mới là khó. Hiểu Phật pháp là khó, còn xem kinh bằng mắt là chuyện dễ. Thế mà có người cầm quyển kinh Phật lên xem thì buồn ngủ, ngồi trong giảng đường nghe giảng thì ngủ gục, còn xem truyện, xem tiểu thuyết thì quên ăn bỏ ngủ, xem truyền hình suốt ngày, nhất là xem phim chưởng đấm đá với nhau, suốt ngày không biết chán. Như vậy với người không biết tu gặp kinh Phật xem bằng mắt cũng là chuyện khó, huống là nhận hiểu Phật pháp bằng tâm để ứng dụng tu lại càng khó hơn.

Cái khó thứ ba là Thánh tăng khó gặp. Ðiều này dĩ nhiên, nhất là ở thời kỳ mạtpháp, phàm Tăng thì dễ kiếm, chớ Thánh tăng thì rất khó gặp.

Cái khó thứ tư là chánh pháp khó nghe. Người đời thường nói "Thuốc đắng đã tật lời thật trái tai". Chánh pháppháp chân chánh đúng đắn nói lên lẽ thật của con người và sự vật. Ví dụ có người thấy chúng ta liền khen thầy là người có phước tướng, thông minh... nói như vậy rất là dễ nghe và cảm thấy vui trong lòng. Nếu họ nói thầy là cái túi da hôi thúi, là cái bô đựng đồ dơ được đậy kín và sơn vẽ bên ngoài. Nói như vậy là nói sự thật mà người nghe cảm thấy khó chịu không vui. Chánh pháp khó nghe là khó ở chỗ đó. Vì chánh pháp luôn nói lên sự thậtmọi người muốn che đậy.

Cái khó thứ năm là tín tâm khó phát sanh. Tại sao khó ? Giả sử tôi nói tụng kinh chừng bảy biến thì được phước nhiều, đó là điều dễ tin, nếu tôi nói quí vị hãy tin tâm mình là Phật, đó là điều khó tin. Bởi vì có nhiều người khi nghe nói tâm mình là Phật thì lắc đầu từ chối con không dám tin đâu, con không có phần chỉ mong cầu phước báo ở cõi nhơn thiên thôi. Tin tâm mình là Phật ít người dám tin cho nên nói lòng tin khó phát sanh.

Cái khó thứ sáu là bạn lành khó hội ngộ, tức là bạn lành khó gặp. Trước hết chúng ta phải phân biệt thế nào là bạn lành, thế nào là bạn dữ. Giả sử ở trong Thiền Viện, nếu có một sư huynh thấy một sư đệ đang ngồi Thiền bỏ đi xuống, hôm sau hỏi lý do sư đệ đáp rằng đau bụng. Vài ba lần như thế và lần nào cũng trả lờilý do. Sư huynh biết sư đệ này đang mang bệnh lười biếng cho nên rầy rà: đệ tu hành gì mà lười biếng quá, cưng chiều cái thân này lắm, phải nỗ lực vượt qua chớ ! Nghenhưthếsư đệ nọ hết muốn gần sư huynh. Nhưng nếu có một sư huynh khác nghe sư đệ nói đau bụng, thì lấy dầu xoa, nghe than buồn ngủ thì bảo đi ngủ, nghe nói đau chân thì bảo thôi đừng rán, coi chừng bệnh à... Một người rầy quở, một người săn sóc an ủi, chúng ta thử xét ai là bạn lành ? Nếu trong Thiền Viện năm chục chúng mà có ba chục vị thương sư đệ giống như vị sư huynh thứ hai thì sư đệ tu có tiến không ? Chắc chắn là không tiến. Như vậy người khó khăn rầy rà để thúc đẩy mình tiến lên đó là bạn lành. Người dễ dãi chìu chuộng theo cái sở thích của mình, làm cho mình tu không tiến đó là bạn chẳng lành. Tổ Qui Sơn có dạy "Gần gũi bạn lành như đi trong sương móc, tuy thấy chẳng ướt áo, nhưng lần lần thấm nhuận. Lân la đứa dữ ắt nhiễm lấy hung hăng gây ra nhiều tội lỗi, quả báo ngay trước mắt". Song theo thường tình thì bạn dữ dễ gần hơn bạn lành. Ðó là chuyện trong chùa. Sau đây là chuyện ngoài đời. Ví dụ có một Phật tử nam đi ngang qua quán rượu, có người bạn đang ngồi uống rượu trong quán kêu vô nài ép bảouống, Phật tử ấy từ chối, bị người bạn chê cười cho rằng đàn ông mà không có chí khí của kẻ nam nhi, giống như đàn bà. Giả sử lúc đó Phật tử kia nhận lời mời của người bạn uống rượu say sưa. Nhưng có người bạn thứ hai can rằng: Bạn là Phật tử đã thọ qui giới uống rượu là phạm giới cấm của Phật. Quí vị xét coi người ép uống rượu và người la rầy khuyên can không cho uống rượu, người nào là bạn lành ? Quí vị thích người nào hơn ? Dĩ nhiên là thích người ép uống, nhưng người đó đem đến điều không tốt cho mình. Như vậy bạn chẳng lành dễ gần hơn là bạn lành, cho nên nói bạn lành khó hội ngộ. Chúng ta là người học đạo phải biết rõ ai là bạn lành, để gần gũi được thấm nhuần những điều tốt, ai là bạn chẳng lành phải khéo dùng phương tiện để chuyển hóa họ, nếu không đủ đạo lực thì không nên gần nhiều, gần nhiều sẽ có hại cho việc tiến tu. Xét qua sáu điều khó được Ngài nêu ở trên, đa số chúng ta đều có đủ. Như vậy là quá tốt, nếu người nào chưa đủ thì hãy rán tạo nhân duyên cho đủ.

Phước duyên kim cải, mừng đã hợp nhau. Người ta thường nói cây kim hạt cải, hai cái đó gặp thì hút vào nhau, ý muốn nói mừng cho mình đã có phước duyên tốt, hội đủ những điều kiện tốt, những điều khó thực hiện được mà mình thực hiện được như: Phật pháp khó gặp mà mình gặp, chánh pháp khó nghe mà mình được nghe v.v...

May thay như rùa mù gặp bô�ng cây.Chúng ta bỏ sự nghiệp đi xuất gia nên cầu việc gì ?Chớ tham đắm danh lợi, phải chọn bạn tìm thầy, vì pháp quên mình lội nước trèo non kính lễ thưa hỏi. thưa hỏi chỗ thâm áo của Phật pháp, có như thế mới không uổng một đời tu. Nếu đi tu vì mục đích an nhàn, sung sướng cho bản thân thì chưa phải là người thật tâm xuất gia cầu đạo giải thoát. Câu chuyện rùa mù gặp bộng cây, trong kinh A-hàm đức Phật có kể: Có một cái bộng cây trôi giạt ngoài biển cả, sóng gió đưa đẩy nay ở bên Ðông, mai qua bên Tây. Có con rùa mùdưới đáy biển, một trăm năm nó trồi đầu lên một lần, nó muốn tìm bộng cây để chui vào. Vậy rùa mù tìm được bộng cây dễ hay khó ? Rất khó. Ý đức Phật nói con người sau khi mất thân này, muốn được thân trở lại khó như rùa mù tìm gặp bộng cây vậy. Ngày nay chúng ta được thân này thật là có nhiều phúc duyên, nếu không chịu nỗ lực tu hành theo lời Phật dạy, khi mất thân này rồi sẽ ra sao ? Chúng ta bỏ nhà, bỏ cha mẹ thân bằng quyến thuộc vào chùa tu, mục đích cầu cái gì? Phải xét kỹ, cầu no ấm sung sướng, hay cầu giác ngộ, giải thoát khổ sanh tử cho chính mình và chúng sanh ? Ðây là câu hỏi mỗi người phải tự trả lời. Ngài răn những lời hết sức thực tế và tha thiết vô cùng. Chúng ta đi tu đừng tham đắm danh lợidanh lợi làm chướng ngại sự tu hành. Ði tu thì phải cầu thầy sáng, để hướng dẫn mình tu đúng chánh pháp Phật dạy. Chọn bạn lành để trợ những duyên tốt cho đường tu được tiến bộ hanh thông. Phải vì Phật pháp quên thân mạng, phải vượt suốibăng rừng để tìm những bậc đạo cao đức trọng mà

Hỏi: Thế gian không việc khó, thế gian có hai việc khó. Thế nào là hai việc khó ?

Dạy rằng : Sanh từ đâu đến ? Chết rồi đi đâu ? Ðây là hai việc thật rất khó. Song này các người, do hai việc này mà bỏ sự nghiệp đi xuất gia, lội suối trèo non, tham tìm minh sư, bạn tốt, cúi đầu lễ bái thưa hỏi: Kính mong Ðại đức từ bi, mở rộng phương tiện chỉ bày cho sáng tỏ lý này, sớm được ngộ đạo.

Hỏi: Trước khi trời đất và cha mẹ chưa sanh, cái thân người này sanh từ đâu đến ?

Ðáp: Vốn từ vô vi đến.

Lại hỏi: Người sanh ra ở đời, đến khi số hết, chết đi về đâu ?

Ðáp: Lại từ vô vi đi.

Hỏi: Thế gian không việc khó, thế gian có hai việc khó. Thế nào là hai việc khó ?sanh từ đâu đến ? Chết rồi đi đâu ?Song này các người do hai việc này mà bỏ sự nghiệp đi xuất gia, lội suối trèo non, tham tìm minh sư, bạn tốt, cuối đầu lễ bái thưa hỏi: Kính mong Ðại đức từ bi, mở rộng phương tiện cho sáng tỏ lý này, sớm được ngộ đạo. Câu hỏi này nghe hơi khó hiểu. Thế gian không việc khó, lại nói thế gian có hai việc khó, nếu không việc khóthì làm gì có hai việc khó ? Ý Ngài muốn nói rằng trên thế gian không có việc gì khó, nhưng xét kỹ có hai việc khó, đó là Ðây là hai việc rất khó, vì hai điều này là hai điều thắc mắc lớn lao của con người. Tất cả chúng ta đều thắc mắc mình từ đâu đến đây và sau khi chết mình sẽ về đâu ? Ðó là hai câu hỏi mà tất cả chúng ta không ai giải đáp được. Chính hai điều này khi xưa đức Phật Thích Ca lúc còn là Thái tử, Ngài cũng thắc mắc như chúng ta. Và, Ngài quyết phăng tìm cho ra manh mối, bằng cách từ bỏ hoàng cung vượt thành đi tu. Ngày nay chúng ta là người tu theo đức Phật cũng phải quyết tâm tìm cho ra manh mối. Muốn thực hiện điều đó Ngài dạy: Muốn giải quyết hai mối nghi trên, người học đạo phải lội suối trèo non, tìm thầy sáng bạn lành cầu chỉ dạy cho mình tu, khi ngộ đạo thì giải quyết được hai mối nghi trên. Khi xưa Thái tử Sĩ-đạt-ta ngồi tu dưới cội Bồ-đề trong suốt bốn mươi chín ngày đêm. Ðêm cuối cùng khoảng canh hai Ngài chứng được túc mạng minh, biết được đời sống vô số kiếp về trước nên giải quyết được câu hỏi "ta từ đâu đến đây". Khoảng canh ba Ngài chứng được thiên nhãn minh, thấy rõ con người sau khi chết theo nghiệp dẫn đi luân hồi trong lục đạo, kẻ đi lên, người đi xuống v.v... Như vậy muốn giải đáp câu hỏi thứ nhất người tu phải chứng túc mạng minh, giải đáp câu hỏi thứ hai phải chứng thiên nhãn minh. Ngày nay chúng ta tu còn mờ mịt thật là khó giải quyết được hai mối nghi "sanh từđâu đến, chết đi về đâu".

Hỏi: Trước khi trời đất và cha mẹ chưa sanh, cái thân người này sanh từ đâu đến ?

Ðáp: Vốn từ vô vi đến.

Lại hỏi: Người sanh ra ở đời, đến khi số hết chết đi về đâu ? 

Ðáp: Lại từ vô vi đi.

Ðến từ vô vi đến, đi cũng từ vô vi đi. Nhưng vô vi là cái gì ? "Vô vi" là từ ngữ của đạo Lão, khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, nói đến lý bất sanh bất diệt, các Ngài mượn từ vô vi của đạo Lão để dùng. Nhà Phật dùng từ vô vi, là đối lại từ chữ hữu vi. Phàm tất cả sự vật có hình tướngthế gian có sanh có diệt là hữu vi, pháp không sanh diệt gọi là vô vi. Hỏi rằng: khi cha mẹ chưa sanh ta từ đâu đến ? Ðáp: từ vô vi đến tức là từ chỗ bất sanh bất diệt đến. Hỏi sau khi chết rồi đi về đâu ? Ðáp rằng: trở về chỗ bất sanh bất diệt. Câu đáp này hơi gượng một chút, không sát nghĩa lắm. Sauđây tôi giải thích kỹ hơn về câu đáp sanh từ vô vi đến. Kinh Lăng Nghiêm nói: Chân như không giữ tự tánh hốt nhiên một niệm vô minh dấy khởi, tất cả tướng sanh diệt dấy khởi theo nên đi vào sanh tử. Từ chân mà khởi vọng niệm đi vào sanh tử nghe khó hiểu quá. Song tôi ví dụ cho dễ hiểu: Hiện giờ chúng ta đang mở mắt tỉnh táo, nhưng một lúc sau nghe mỏi mệt, gió mát thổi qua chúng ta thiu thiu ngủ gục. Vậy thử hỏi ngủ gục đó từ đâu đến ? Có phải từ cái tỉnh táo hồi nãy đến không ? Nếu không có cái tỉnh làm gì có cái mê, cái mê ngủ gục từ cái tỉnh. Nếu ai đánh thức chúng ta tỉnh lại thì không còn mê nữa. Như vậy cái mê nó đến lúc nào chúng ta không dự biết trước được, có ai biết mình sửa soạn buồn ngủ không ? Chỉ quên cái tỉnh là bị cái mê xâm chiếm, mê xâm chiếm thì ngủ say mộng mị đủ thứ. Cũng vậy, nếu chúng ta quên tự tánh chân như thì sẽ dấy sanh vọng niệm, vì vọng niệm dấy khởi nên sanh ra đủ thứ khổ đau. Cho nên hỏi sanh từ đâu đến ? Ðáp từ vô vi, tức là quên cái không sanh diệt nên dấy niệm sanh diệt rồi đi vào trong sanh tử, chịu sanh tử khổ đau. Khi chết trở về vô vi tức là trở về chỗ không sanh diệt. Nghe như thế có người hiểu lầm cho rằng không tu chết cũng trở về chỗ không sanh diệt. Hiểu như thế là sai lầm, chúng ta phải tu dứt hết mầm sanh diệt mới được trở về chỗ không sanh diệt, nếu không tu thì vẫn tiếp tục đi trong sanh tử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34222)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 16804)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 22839)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 12979)
Ra khỏi bóng tối - Thích Nữ Diệu Nghiêm dịch
(Xem: 21843)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22061)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 14820)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
(Xem: 23434)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 23983)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 23520)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 17066)
Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ...
(Xem: 19279)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thícông đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
(Xem: 26915)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 14338)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
(Xem: 13788)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
(Xem: 22615)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 14668)
Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi.
(Xem: 17283)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
(Xem: 12597)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
(Xem: 13772)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
(Xem: 10335)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
(Xem: 14609)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ biđam mê cho tất cả.
(Xem: 17137)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạoBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
(Xem: 12474)
Chúng tathói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
(Xem: 12636)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
(Xem: 10303)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
(Xem: 28629)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốttình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
(Xem: 10637)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
(Xem: 11066)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
(Xem: 16825)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạnchuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15718)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
(Xem: 13290)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
(Xem: 12505)
Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
(Xem: 11278)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
(Xem: 12966)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
(Xem: 19241)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
(Xem: 12183)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổhân hoan của nó.
(Xem: 28469)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 10001)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
(Xem: 21413)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 12752)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa được phát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-động của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay...
(Xem: 17771)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
(Xem: 26072)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 11644)
Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào...
(Xem: 10798)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắngdụng ý khi thiền định không là thiền định.
(Xem: 22642)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 11985)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
(Xem: 10560)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
(Xem: 11345)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
(Xem: 11481)
Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant