Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

23-Sự cần thiếtmột mình

28 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8510)
23-Sự cần thiết ở một mình

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Things by Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 23
Sự cần thiếtmột mình

 Liệu không là một sự việc rất lạ lùng trong thế giới này, nơi có nhiều vui chơi, giải trí, mà hầu hết mọi người là một khán giả và chẳng có mấy người tham gia vào môn chơi hay sao? Bất kỳ lúc nào chúng ta có một chút thời gian rảnh rỗi, hầu hết chúng ta đều tìm kiếm một hình thức vui chơi nào đó. Chúng ta đọc một quyển sách, một quyển tiểu thuyết hay một tờ tuần báo. Nếu chúng ta ở Mỹ chúng ta mở máy thu thanh hay máy truyền hình, hay chúng ta buông thả trong những cuộc nói chuyện vô tận. Có một đòi hỏi liên tục để được vui đùa, được giải trí, được quên chính chúng ta. Chúng ta sợ hãi khi ở một mình, sợ hãi không có một người bên cạnh, không có một giải trí thuộc loại nào đó. Rất ít người trong chúng ta đi dạo nơi những cánh đồng và những cánh rừng, không nói chuyện hay hát những bài hát, nhưng chỉ đi dạo yên lặng và quan sát những sự việc quanh chúng ta và trong chính chúng ta. Chúng ta hầu như không bao giờ làm việc đó bởi vì, bạn thấy đó, hầu hết chúng ta đều chán nản; chúng ta bị trói buộc trong thói quen đều đặn đờ đẫn của học hành hay dạy học, của những bổn phận ở nhà hay một công việc, và vì vậy trong thời gian rảnh rỗi chúng ta muốn được vui chơi, hoặc đơn giản hoặc phức tạp. Chúng ta đọc sách hay đến rạp xi nê – hay chúng ta hướng vào một tôn giáo, mà cũng cùng sự việc. Cũng vậy tôn giáo đã trở thành một hình thức của giải trí, một loại tẩu thoát đứng đắn khỏi sự nhàm chán, khỏi lề thói thông thường.

Tôi không biết liệu bạn có nhận thấy tất cả việc này hay không. Hầu hết mọi người liên tục bị bận rộn với một cái gì đó – với nghi lễ, với lặp lại những từ ngữ nào đó, với lo âu việc này hay việc kia – bởi vì họ sợ sống một mình với chính họ. Bạn thử ở một mình, không có bất kỳ dạng giải trí nào, bạn sẽ thấy rằng bạn muốn mau lẹ trốn chạy chính mình đến chừng nào và quên đi cái gì bạn là. Đó là lý do tại sao cái cấu trúc khủng khiếp của vui chơi chuyên nghiệp, của giải trí tự động này, lại là bộ phận quá nổi bật của cái gì chúng ta gọi là văn minh. Nếu bạn quan sát bạn sẽ thấy rằng con người khắp thế giới này đang trở nên mỗi lúc một cuốn hút ra bên ngoài, đang gia tăng hiểu biết rộng rãi về thế giới vật chất. Vô số những vui thú, vô số những quyển sách đang được xuất bản, những trang báo đầy những sự kiện thể thao – rõ ràng tất cả việc này chỉ ra rằng chúng ta luôn luôn muốn được khuây khỏa. Bởi vì ở bên trong chúng ta trống rỗng, đờ đẫn, tầm thường, chúng ta sử dụng sự liên hệ và sự đổi mới xã hội của chúng ta như một phương tiện tẩu khoát khỏi chính chúng ta. Tôi thắc mắc không hiểu bạn có thấy rằng hầu hết mọi người đều cô độc làm sao đâu? Và để tẩu thoát khỏi sự cô độc chúng ta chạy đến những đền chùa, những nhà thờ, những thánh đường, chúng ta ăn mặc sang trọngtham gia những công việc xã hội, chúng ta xem truyền hình, nghe radio, đọc sách và vân vân.

Bạn biết cô độc có nghĩa gì hay không? Một số các bạn có lẽ không quen thuộc với từ ngữ đó, nhưng bạn biết cảm giác đó rất rõ ràng. Bạn thử ra ngoài đi dạo một mình hay ở một mình mà không có một quyển sách, không có ai nói chuyện, và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy buồn chán đến chừng nào. Bạn biết rõ ràng cảm giác đó, nhưng bạn không biết tại sao bạn buồn chán, bạn đã không bao giờ tìm hiểu nó. Nếu bạn tìm hiểu một chút vào nỗi buồn chán bạn sẽ thấy rằng nguyên nhân của nó là cô độc. Với mục đích thoát khỏi cô độc nên chúng ta muốn ở cùng nhau, chúng ta muốn được giải trí, muốn có mọi loại tiêu khiển: những vị đạo sư, những nghi lễ tôn giáo, những lời cầu nguyện hay những quyển tiểu thuyết mới nhất. Vì cô độc bên trong chúng ta chỉ trở thành những khán giả trong cuộc sống; và chúng ta có thể là những người tham gia chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ cô độcthoát khỏi nó.

Rốt cuộc, hầu hết mọi người lập gia đìnhtìm kiếm những quan hệ xã hội khác bởi vì họ không biết làm thế nào để sống một mình. Không phải rằng người ta phải sống một mình; nhưng, nếu bạn lập gia đình vì bạn muốn được thương yêu, hay nếu bạn buồn chánsử dụng công việc của bạn như một cách để quên chính mình, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng toàn cuộc sống của bạn không là gì cả ngoại trừ liên tục tìm kiếm những trò giải trí. Rất ít người thoát khỏi nỗi sợ hãi lạ lùng này của cô độc, nhưng người ta phải thoát khỏi nó, bởi vì thoát khỏi nó có sự sang giàu thực sự. 
 Bạn biết không, có sự khác biệt lớn lao giữa cô độccô đơn. Một số các em học sinh nhỏ tuổi có lẽ còn chưa ý thức được trạng thái cô độc, nhưng những người lớn tuổi hơn thì biết rõ nó: trạng thái cảm thấy hoàn toàn bị tách khỏi, của đột nhiên sợ hãi mà không có nguyên nhân nào rõ rệt. Cái trí biết được sự sợ hãi này khi trong tích tắc nó nhận ra rằng nó không thể trông mong vào bất kỳ cái gì, rằng không có sự giải trí nào có thể lấy mất đi cái ý thức trống rỗng tự khép kín này. Đó là cô độc. Nhưng cô đơn là một cái gì hoàn toàn khác hẳn.; nó là một trạng thái của tự dohiện hữu khi bạn đã trải qua trạng thái cô độchiểu rõ nó. Trong trạng thái cô đơn đó bạn không lệ thuộc vào bất kỳ ai thuộc tâm lý vì bạn không còn tìm kiếm vui thú, an ủi, hài lòng. Chỉ đến lúc đó thì cái trí mới hoàn toàn cô đơn, và chỉ với cái trí như thế mới sáng tạo.

Tất cả việc này là bộ phận của giáo dục: đối diện với nỗi đau khổ của cô độc, cái cảm giác trống rỗng lạ thường đó mà tất cả chúng ta đều biết, và không bị sợ hãi khi nó đến; không phải mở máy thu thanh, tìm quên chính mình trong công việc, hay chạy đến rạp chiếu bóng, nhưng nhìn ngắm nó, tìm hiểu nó, hiểu rõ nó. Không có một con người nào mà không cảm thấy hoặc sẽ không cảm thấy cái trạng thái hoang mang run rẩy đó. Đó chỉ bởi vì chúng ta cố gắng tẩu thoát khỏi nó qua mọi hình thức của giải tríthỏa mãn – qua ái ân, qua Chúa, qua công việc, qua nhậu nhẹt, qua viết những bài thơ hay lặp lại những từ ngữ nào đó mà chúng ta đã học thuộc lòng – nên chúng ta không bao giờ hiểu được trạng thái hoang mang run rẩy đó khi nó ập vào chúng ta.

Vì vậy, khi sự đau khổ của cô độc bộc lộ, hãy đương đầu nó, hãy nhìn nó mà không có bất kỳ ý tưởng chạy trốn. Nếu bạn chạy trốn bạn sẽ không bao giờ hiểu rõ nó, và nó sẽ luôn luôn đang đợi bạn ở đó ngay góc đường. Trái lại, nếu bạn có thể hiểu rõ cô độc và đi khỏi nó, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng không còn nhu cầu để tẩu thoát, không còn sự thôi thúc để được thỏa mãn hay giải trí, bởi vì cái trí của bạn sẽ biết được sự phong phú mà không thể bị hư hỏng và không thể bị hủy hoại.

Tất cả việc này là bộ phận của giáo dục. Nếu ở trường bạn chỉ học những môn học với mục đích đậu những kỳ thi, vậy thì chính học hành trở thành một phương tiện tẩu thoát khỏi cô độc. Hãy suy nghĩ về nó một chút ít và bạn sẽ hiểu ra. Hãy nói chuyện với những người giáo dục của bạn và bạn sẽ sớm nhận ra họ cô độc làm sao đâu, và bạn cũng cô độc làm sao đâu. Nhưng những người cô đơn bên trong, cái trí và tâm hồn của họ được tự do khỏi sự đau khổ của cô độc – họ là những con người thực sự, vì họ có thể khám phá cho chính họ sự thật, thực tại là gì, họ có thể thâu nhận cái không thời gian.

Người hỏi: Khác biệt giữa sự ý thức và sự nhạy cảm là gì?

Krishnamurti: Tôi rất ngạc nhiên vì không hiểu có bất kỳ sự khác biệt nào không? Bạn biết không, khi bạn đặt một câu hỏi, điều gì quan trọng là tìm ra cho chính mình sự thật của vấn đềkhông chấp nhận điều gì mà bất kỳ người khác nói. Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm raý thức là gì.

Bạn thấy một cái cây đẹp với những chiếc lá lấp lánh sau cơn mưa; bạn thấy ánh mặt trời chiếu trên dòng nước và trên bộ lông mầu xám của những con chim; bạn thấy dân làng đang đi bộ tới thị trấn vác theo những bó nặng, và nghe tiếng cười của họ, bạn nghe tiếng chó sủa, hay tiếng một con bê gọi mẹ. Tất cả việc này là thành phần của ý thức, trạng thái ý thức điều gì quanh bạn, phải vậy không? Tiến sâu hơn một chút nữa, bạn nhận ra sự liên hệ của bạn với mọi người, những ý tưởng, những sự việc. Bạn ý thức được cách bạn lưu tâm đến ngôi nhà, con đường; bạn quan sát những phản ứng của bạn đến điều gì người ta nói với bạn, và cái trí của bạn luôn luôn đánh giá, nhận xét, so sánh hay chỉ trích. Đây là tất cả bộ phận của trạng thái ý thức, nó bắt đầu trên bề mặt và sau đó đi sâu hơn và sâu hơn; nhưng với hầu hết chúng ta sự ý thức ngừng ở một điểm nào đó. Chúng ta thu nhận những tiếng ồn, những bài hát, những cảnh trí đẹp đẽ hay xấu xa, nhưng chúng ta không ý thức được những phản ứng của chúng ta đối với chúng. Chúng ta nói rằng, “Cái đó đẹp” hay “Cái kia xấu,” rồi lơ đi; chúng ta không tìm hiểu đẹp đẽ là gì, xấu xí là gì. Chắc chắn rằng, thấy được những phản ứng của bạn là gì, mỗi lúc một tỉnh táo hơn đến mọi lay động của tư tưởng riêng của bạn, quan sát rằng cái trí của bạn bị điều kiện bởi cha mẹ bạn, bởi những giáo viên của bạn, bởi chủng tộc và văn hoá của bạn – tất cả điều này là bộ phận của ý thức, phải vậy không?

Cái trí càng thâm nhập vào sự tiến hành tư tưởng riêng của nó sâu xa bao nhiêu, nó càng hiểu rõ tất cả những hình thức của suy nghĩ bị điều kiện nhiều bấy nhiêu; do đó cái trí tự động rất yên lặng – mà không có nghĩa rằng nó đang mê muội. Trái lại, lúc đó cái trí tỉnh táo lạ thường, không còn bị kéo lê bởi những câu thần chú, bởi sự lặp lại những từ ngữ, hay bị định hình bởi kỷ luật. Cái trạng thái tỉnh thức yên lặng này cũng là một phần của sự ý thức; và nếu bạn vẫn còn thâm nhập sâu xa thêm bạn sẽ phát giác rằng không còn phân chia giữa người ý thức và vật anh ấy ý thức.

Bây giờ, nhạy cảm có nghĩa là gì? Ý thức về màu sắc và hình dáng, về cái gì người ta nói và sự đáp trả của bạn; ý tứ, có sự thưởng thức đúng đắn, cách cư xử tốt; không phải cộc cằn, không gây tổn thương người khác cả phần thân thể lẫn bên trong và không ý thức được nó; thấy một vật đẹp đẽ và ở lại cùng nó; lắng nghe không chỉ trích mà không bị nhàm chán đến mọi thứ đang được nói, để cho cái trí trở nên nhạy bén, tinh tường – tất cả việc này là sự nhạy cảm, phải vậy không? Vì vậy liệu có nhiều khác nhau giữa sự nhạy cảm và sự ý thức hay không? Tôi không nghĩ như thế.

Bạn thấy không, chừng nào cái trí của bạn còn chỉ trích, đánh giá, hình thành những quan điểm, kết luận, nó cũng không có cả sự ý thức lẫn sự nhạy cảm. Khi bạn thô lỗ với mọi người, khi bạn ngắt những bông hoa và quẳng chúng đi, khi bạn ngược đãi thú vật, khi bạn viết nguyệch ngoạc tên của bạn vào đồ đạc, hay bẻ gãy cái chân ghế, khi bạn không đúng giờ trong những bữa ăn và nói chung bạn có những cách cư xử xấu xa, điều này thể hiện không nhạy cảm, phải vậy không? Nó thể hiện một cái trí không có khả năng thích ứng một cách tỉnh táo. Và chắc chắn một phần của giáo dục là giúp đỡ em học sinhnhạy cảm, để cho em không chỉ tuân phục hay kháng cự, nhưng sẽ được đánh thức đến toàn chuyển động của cuộc sống. Những người nhạy cảm trong cuộc sống có lẽ chịu đựng đau khổ nhiều hơn những người không nhạy cảm; nhưng nếu họ hiểu rõ và vượt khỏi đau khổ, họ sẽ khám phá những sự việc lạ thường.

Người hỏi: Tại sao chúng ta lại cười cợt khi một ai đó trượt chân ngã?

Krishnamurti: Đó là một hình thức không nhạy cảm, phải không? Cũng có một sự việc như thế gọi là tánh tàn bạo. Bạn biết từ ngữ đó có nghĩa là gì hay không? Có một tác giả tên là Marquis de Sade một lần đã viết một quyển sách nói về một con người thích gây tổn thương cho người khác và vui thú khi quan sát họ đang chịu đựng đau khổ. Từ đó có được từ ngữ “Sadism” mà có nghĩa rằng tận hưởng được vui thú từ sự chịu đựng đau khổ của những người khác. Vì vậy có một số người được thỏa mãn kỳ lạ khi thấy những người khác bị đau khổ. Hãy quan sát mình và xem thử liệu bạn có cảm thấy này không? Nó có lẽ không phơi bày rõ ràng lắm, nhưng nếu có bạn sẽ phát giác rằng nó tự bộc lộ chính nó khi muốn bật cười lúc một ai đó trượt chân ngã. Bạn muốn những người ở trên cao bị hạ xuống; bạn phê bình, bàn tán thiếu suy nghĩ về những người khác, tất cả điều đó là một diễn tả của không nhạy cảm; một hình thức mong muốn gây tổn thương mọi người. Người ta có lẽ cố ý gây tổn thương người khác, cố ý trả thù, hay người ta có lẽ vô tình bộc lộ nó qua một từ ngữ, qua một cử chỉ, qua một thoáng nhìn; nhưng trong cả hai trường hợp đều có sự thôi thúc muốn gây tổn thương ai đó. Và chẳng có mấy người xóa sạch được cái hình thức vui thú biến dạng này.

Người hỏi: Một trong những giáo sư của chúng tôi nói rằng điều gì ông đang nói cho chúng tôihoàn toàn không thực tế. Ông ấy thách thức ông nuôi dưỡng sáu cậu trai và sáu cô gái với số tiền lương là 120 rupees. Câu trả lời của ông cho lời chỉ trích này là gì?

Krishnamurti: Nếu tôi chỉ có 120 rupees tiền lương tôi sẽ không gắng sức nuôi sáu cậu trai và sáu cô gái; đó là việc đầu tiên. Việc thứ hai, nếu tôi là một giáo sư nó sẽ là một hiến dâng và không là một công việc. Bạn có thấy sự khác biệt không? Dạy học ở bất kỳ mức độ nào không là một nghề nghiệp, nó không là một công việc thuần tuý; nó là một hành động hiến dâng. Bạn hiểu ý nghĩa của từ ngữ “hiến dâng” hay không? Hiến dâng là trao chính mình cho một cái gì đó hoàn toàn, mà không yêu cầu được đáp lại bất kỳ điều gì; giống như một thầy tu, giống như người ẩn tu, giống như những bậc thầy và những nhà khoa học vĩ đại – không phải giống như những người đậu vài kỳ thi rồi gọi chính họ là giáo sư. Tôi đang nói về những người đã hiến dâng mình cho công việc dạy học, không phải vì tiền bạc, nhưng bởi vì nó là ý nguyện của họ, nó là tình yêu của họ. Nếu có những vị giáo viên như thế, họ sẽ thấy rằng những cậu trai và những cô gái có thể được chuyển tải một cách thực tế nhất tất cả những sự việc mà tôi đang nói đến. Nhưng người giáo viên, người giáo dục, vị giáo sư là những người mà công việc dạy học chỉ là một công cụ để kiếm sống – chính ông ấy sẽ bảo cho bạn rằng những sự việc này là không thực tế.

Rốt cuộc ra, cái gì là thực tế? Hãy suy nghĩ nó đi. Cách chúng ta đang sống hiện nay, cách chúng ta đang dạy dỗ, cách những chính phủ của chúng ta đang điều hành với sự phân hóa của họ và những cuộc chiến tranh liên tục – bạn gọi điều đó là thực tế hay sao? Tham vọngthực tế à, tham lamthực tế à? Tham vọng nuôi dưỡng ganh đuavì vậy hủy hoại con người. Một xã hội dựa vào tham lam và thu lợi luôn luôn có trong nó cái bóng ma của chiến tranh, xung đột, đau khổ; và đó là thực tế hay sao? Rõ ràng không phải như vậy. Đó là điều gì tôi đang cố gắng giải thích cho bạn trong nhiều cuộc nói chuyện khác nhau này.

Tình yêu là sự việc thực tế nhất trong thế giới. Thương yêu, tử tế, không tham lam, không tham vọng, không bị ảnh hưởng bởi mọi người nhưng suy nghĩ cho chính mình – đây là tất cả những sự việc rất thực tế, và chúng sẽ tạo ra một xã hội thực tế, hạnh phúc. Nhưng người giáo viên không hiến dâng, không biết yêu thương, có lẽ có vài tước danh theo sau cái tên của ông ấy nhưng chỉ là người buôn bán thông tin mà ông ấy đã nhặt nhạnh từ những quyển sách – ông ấy sẽ bảo cho bạn rằng tất cả những điều tôi trình bày là không thực tế, bởi vì ông ấy không thực sự suy nghĩ về nó. Yêu thươngthực tế – còn tuyệt vời hơn là những thực tế vô lý của cái tạm gọi là giáo dục này để tạo ra những công dân hoàn toàn không có khả năng đứng một mình và nghĩ ra bất kỳ vấn đề nào cho chính họ.

Bạn thấy không, đây là bộ phận của ý thức: tỉnh táo về cái sự kiện rằng họ đang cười khúc khích ở một góc phòng đằng kia và cùng lúc đó vẫn giữ được sự nghiêm túc riêng của người ta. 

Điều khó khăn với hầu hết những người lớn là rằng họ không giải quyết được vấn đề thuộc cuộc sống riêng của họ, tuy nhiên họ lại nói với bạn, “Tôi sẽ bảo cho bạn biết cái gì là thực tế và cái gì là không thực tế.” Dạy học là nghề nghiệp lớn lao nhất trong cuộc sống, mặc dù hiện nay nó bị khinh mệt nhất; nó là tiếng gọi thiêng liêng nhất, cao cả nhất. Nhưng người giáo viên phải hoàn toàn hiến dâng, anh ấy phải trao toàn bộ con người mình, anh ấy phải dạy bằng quả tim và cái trí anh ấy, bằng toàn bộ thân tâm anh ấy; và từ việc hiến dâng đó những điều tôi trình bày có thể thực hiện được.

Người hỏi: Sự tốt đẹp của giáo dục là gì nếu trong khi đang giáo dục chúng ta cũng đang bị hủy hoại bởi những xa xỉ của thế giới hiện đại?

Krishnamurti: Tôi e rằng bạn đang sử dụng sai lầm những từ ngữ. Người ta phải có một mức độ nào đó của tiện nghi, phải vậy không? Khi người ta ngồi yên lặng trong một căn phòng, thật tốt khi căn phòng đó sạch sẽ và ngăn nắp, mặc dù nó có lẽ không có món đồ đạc nào ngoại trừ một tấm thảm, nó cũng nên có sự cân đối và có những cửa sổ đúng kích cỡ. Nếu có một bức tranh trong phòng nó phải là một cái gì đó dễ thương, và nếu có một bông hoa trong lọ đằng sau nó phải có cái tinh thần của người trang trí nó. Người ta cũng cần thức ăn thích hợp và một nơi ngủ yên tĩnh. Tất cả việc này là thành phần của sự tiện nghi được trao tặng bởi thế giới hiện đại; và sự tiện nghi này hủy hoại cái con người tạm gọi là được giáo dục hay sao? Hay cái con người đó, qua tham vọngtham lam của anh ấy, đang hủy hoại sự tiện nghi bình thường của mỗi con người phải không? Trong những quốc gia thịnh vượng nền giáo dục hiện đại đang làm cho con người mỗi lúc một quá thiên về vật chất, và vì vậy sự xa xỉ trong mọi hình thức đang làm hư hỏng và hủy hoại cái trí; và trong những quốc gia nghèo như Ấn độ, giáo dục không khuyến khích bạn tạo ra một loại văn hóa hoàn toàn mới mẻ, nó không giúp đỡ bạn là một người cách mạng – không phải loại người sát nhân, ném bom. Những người như thế không là những người cách mạng. Một con người cách mạng thực sự là một con người được tự do khỏi tất cả mọi động lực, được tự do khỏi mọi học thuyết và những tình huống rắc rối của xã hội mà là một biểu hiện thuộc ý muốn tập thể của nhiều người; và nền giáo dục của bạn không giúp đỡ bạn trở thành một người cách mạng theo loại đó. Trái lại, nó đang dạy bạn tuân phục hay chỉ sửa đổi cái gì đã có rồi.

Vì vậy chính cái tạm gọi là giáo dục của bạn đang hủy hoại bạn, không phải sự xa xỉ do xã hội hiện đại cung cấp. Tại sao bạn lại không nên có xe hơi và đường sá tốt. Nhưng, bạn thấy không, tất cả những kỹ thuật và những phát minh hiện đại đang được sử dụng hoặc giúp cho chiến tranh, hoặc chỉ dành cho vui chơi giải trí, như một phương tiện tẩu thoát khỏi chính mình và vì vậy cái trí bị lạc lõng trong những dụng cụ linh tinh. Nền giáo dục hiện đại đã trở thành sự vun quén những đồ vật linh tinh, những dụng cụ cơ khí hay máy móc mà giúp đỡ bạn nấu nướng, giặt giũ, ủi quần áo, tính toán và làm nhiều việc cần thiết khác, để cho bạn không phải bận rộn quá nhiều về chúng. Và bạn nên có những đồ vật này, không phải để đắm chìm trong những đồ vật, nhưng cho phép cái trí của bạn được tự do để làm cái gì đó hoàn toàn khác hẳn.

Người hỏi: Tôi có một làn da rất đen, và hầu hết mọi người đều ngưỡng mộ một làn da sáng hơn. Làm thế nào tôi có thể dành được sự ngưỡng mộ của họ?

Krishnamurti: Tôi tin rằng có những mỹ phẩm đặc biệt có thể làm cho làn da bạn sáng hơn; nhưng việc đó sẽ giải quyết được vấn đề của bạn hay sao? Bạn sẽ vẫn còn muốn được ngưỡng mộ, muốn được nổi bật trong xã hội, bạn sẽ vẫn còn ao ước vị trí, thanh danh, và trong chính ao ước được ngưỡng mộ, trong tranh đấu được nổi bật, luôn luôn có nỗi day dứt của đau khổ. Chừng nào bạn còn muốn được ngưỡng mộ, được nổi tiếng, sự giáo dục của bạn sẽ hủy diệt bạn, bởi vì nó sẽ giúp bạn trở thành một người nào đó trong xã hội này, và cái xã hội này đã khá thoái hóa rồi. Chúng ta đã xây dựng cái xã hội hủy hoại này, qua tham lam của chúng ta, qua ganh tị của chúng ta, qua sợ hãi của chúng ta, và nó sẽ không được thay đổi bằng cách không lưu tâm nó hay gọi nó là một ảo tưởng. Chỉ có loại giáo dục đúng đắn sẽ quét sạch tham lam, sợ hãi, hám lợi, để cho cùng nhau chúng ta có thể xây dựng một văn hóa hoàn toàn mới mẻ, một thế giới hoàn toàn khác hẳn; và có thể có một loại giáo dục đúng đắn chỉ khi nào cái trí thực sự muốn hiểu rõ về chính nó và được tự do khỏi đau khổ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26627)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19994)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18193)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32840)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18786)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31640)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32563)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20137)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26320)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20322)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23786)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23902)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15119)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15024)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant