Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Tháng năm

29 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 5297)
Tháng năm

SÁCH CỦA CUỘC SỐNG
Ngẫm Nghĩ Hàng Ngày Cùng Krishnamurti
Nguyên tác: The Book of Life Daily Meditations with Krishnamurti
Lời dịch: Ông Không Bản dịch 2005 – Hiệu đính 2008

THÁNG NĂM

 

Ngày 1 tháng năm.

Một cái trí tràn đầy hồn nhiên.

Chân lý, Chúa thật sự – Chúa thật sự, không phải Chúa mà con người đã dựng lên – không muốn một cái trí đã bị hủy hoại, nhỏ mọn, nông cạn, chật hẹp, bị giới hạn. Nó cần một cái trí lành mạnh để biết trân trọng nó; nó cần một cái trí phong phúphong phú, không phải thừa hiểu biết, nhưng thừa hồn nhiên – một cái trí không bao giờ có một dấu vết của trải nghiệm, một cái trí được tự do khỏi thời gian. Thần thánh mà bạn đã sáng chế vì những thanh thảnan ủi riêng của bạn chấp nhận sự hành hạ; họ chấp nhận một cái trí đang bị biến thành đần độn. Nhưng thần thánh thật sự không muốn việc đó; họ muốn một con người tổng thể, nguyên vẹn mà tâm hồn của người đó phong phú, dồi dào, trong sáng, thừa khả năng có cảm thấy mãnh liệt, thừa khả năng nhìn ngắm vẻ đẹp của một cái cây, nụ cười của một em bé, và nỗi khốn khổ của một phụ nữ chưa từng có một bữa cơm no đủ.

 Bạn phải có cảm thấy lạ thường này, nhạy cảm này với mọi thứ – với thú vật, với con mèo đang đi bên kia bức tường, với sự nhếch nhác, sự dơ dáy, sự bẩn thỉu của những con người trong nghèo khổ, trong vô vọng. Bạn phải nhạy cảm – mà là phải cảm thấy mãnh liệt, không trong phương hướng đặc biệt nào, không là một cảm xúc đến rồi đi, nhưng phải nhạy cảm bằng những dây thần kinh của bạn, bằng đôi mắt của bạn, bằng thân thể của bạn, bằng đôi tai của bạn, bằng giọng nói của bạn. Bạn phải luôn luôn nhạy cảm trọn vẹn. Nếu bạn không nhạy cảm trọn vẹn, không có thông minh. Thông minh đến cùng nhạy cảm và nhìn ngắm.

Ngày 2 tháng năm.

Cảm xúcvai trò gì trong cuộc sống?

 Những cảm xúc hiện hữu bằng cách nào? Rất đơn giản. Chúng hiện hữu qua kích thích, qua hệ thần kinh. Bạn đâm một cái kim vào tôi, tôi nhảy chổm lên; bạn nịnh nọt tôi và tôi hài lòng; bạn sỉ nhục tôi và tôi bực dọc. Qua những giác quan của chúng ta cảm xúc hiện hữu. Và hầu hết chúng ta đều hoạt động qua cảm xúc về vui thú của chúng ta; chắc chắn như thế, thưa bạn. Bạn thích được công nhận như một người theo Ấn độ giáo. Do đó bạn lệ thuộc vào một nhóm, vào một cộng đồng, vào một truyền thống, dù cổ lỗ đến chừng nào; và bạn thích việc đó, với kinh Gita, với kinh Upanishads và những truyền thống cổ xưa, chất cao như núi. Và người Hồi giáo lại thích những sự việc của anh ấy và vân vân. Những cảm xúc của chúng ta đã hiện hữu qua kích thích, qua môi trường sống và vân vân. Điều đó khá rõ ràng.

 Cảm xúcvai trò gì trong cuộc sống? Cảm xúc có là cuộc sống không? Bạn hiểu chứ? Vui thú là tình yêu phải không? Ham muốn là tình yêu phải không? Nếu cảm xúc là tình yêu, có một điều gì đó mà luôn luôn thay đổi. Đúng không? Bạn không biết tất cả việc đó à?

.... Vì vậy người ta phải thấy rằng những cảm xúc, cảm tính, nhiệt thành, cảm giác về tốt lành, và tất cả sự việc đó không có liên quan gì đến từ bi, thương yêu thực sự. Tất cả cảm xúc, cảm tính phải liên quan đến tư tưởngvì vậy dẫn đến vui thú và đau khổ. Tình yêu không có thương đau, không sầu khổ, bởi vì nó không là kết quả của vui thú và ham muốn.

Ngày 3 tháng năm.

Cảm thấy thông minh.

 Nếu tôi được phép đề nghị, việc đầu tiên phải làm là tìm ra được tại sao bạn đang suy nghĩ một cách nào đó, và tại sao bạn đang cảm thấy một cách nào đó. Đừng cố gắng thay đổi nó, đừng cố gắng phân tích những tư tưởng của bạn và những cảm xúc của bạn; nhưng hãy tỉnh thức được tại sao bạn đang suy nghĩ trong một khe rãnh riêng biệt và bạn hành động từ động cơ gì. Mặc dù bạn có thể khám phá động cơ đó qua phân tích, mặc dù bạn có thể tìm được một điều gì đó qua phân tích, nó sẽ không thực sự; nó sẽ thực sự chỉ khi nào bạn ý thức mãnh liệt ngay tại khoảnh khắc có sự vận hành của tư tưởngcảm xúc; ngay lúc đó bạn sẽ thấy được sự tinh tế lạ thường của chúng, sự tinh xảo li ti của chúng. Chừng nào bạn còn có một “phải” và một “không phải,” trong cưỡng bách này bạn sẽ không bao giờ khám phá ra cái lang thang thơ thẩn lanh lẹ của tư tưởngcảm xúc đó. Và tôi chắc chắn rằng bạn đã được rèn luyện trong thói quen của “phải” và “không phải” và vì lý do đó bạn đã hủy hoại tư tưởngcảm thấy. Bạn đã bị trói buộc và bị lụn bại bởi những hệ thống, những phương pháp, bởi những vị thầy của bạn. Vì vậy hãy gạt đi tất cả những cái “phải” và “không phải” kia. Điều này không có nghĩa rằng cần thiết phải có sự buông thả, nhưng hãy tỉnh thức được một cái trí luôn luôn đang nói, “Tôi phải,” và “Tôi không phải.” Và rồi giống như một bông hoa nở rộ của một buổi sáng, cũng như thế thông minh bừng lên, ở đó, đang vận hành, đang tạo nên thấu triệt.
 

Ngày 4 tháng năm.

Trí năng không là thông minh.

 Rèn luyện trí năng không gặt hái được thông minh. Trái lại, thông minh hiện hữu khi người ta hành động trong sự hài hòa hoàn hảo, cả trí năng lẫn cảm xúc. Có một sự khác biệt to lớn giữa trí năngthông minh. Trí năng chỉ là tư tưởng hoạt động độc lập khỏi cảm xúc. Khi mà trí năng, bất chấp cảm xúc, được rèn luyện trong bất kỳ hướng dẫn đặc biệt nào, người ta có lẽ có được trí năng vĩ đại, nhưng người ta không có thông minh, bởi vì trong thông minh có cái khả năng bẩm sinh để cảm thấy cũng như để lý luận; trong thông minh cả hai khả năng này đều hiện diện bằng nhau, mãnh liệt và hài hòa.

.... Nếu bạn mang những cảm xúc của bạn vào kinh doanh, bạn nói rằng, kinh doanh không thể được quản lý đàng hoàng hay ngay thẳng. Thế là bạn phân chia cái trí của bạn thành những cái ngăn: trong một ngăn bạn giữ sự thích thú tôn giáo của bạn, trong ngăn khác những cảm xúc của bạn, trong một ngăn thứ ba sự ham mê kinh doanh của bạn mà chẳng liên quan gì đến cuộc sống thuộc về cảm xúctrí năng của bạn. Cái đầu óc kinh doanh của bạn đối xử với cuộc sống chỉ như là một phương tiện kiếm tiền với mục đích để sống còn. Vậy là sự tồn tại hỗn loạn này, sự phân chia về cuộc sống của bạn này vẫn tiếp tục. Giả sử rằng nếu bạn thực sự sử dụng thông minh của bạn trong kinh doanh, đó là, nếu những cảm xúc của bạn và suy nghĩ của bạn đang hành động hài hòa, công việc kinh doanh của bạn có lẽ thất bại. Nó có thể sẽ như vậy. Và có thể bạn sẽ cho phép nó thất bại khi bạn thực sự cảm thấy sự lố bịch, sự tàn bạo và sự bóc lột liên quan trong lối sống này. 
 
Nếu bạn không thực sự tiếp cận mọi khía cạnh của cuộc sống bằng thông minh của bạn, thay vì chỉ bằng trí năng của bạn, không hệ thống nào trong thế giới sẽ cứu thoát con người khỏi sự lao dịch không ngưng nghỉ để tìm kiếm miếng cơm manh áo.

Ngày 5 tháng năm.

Cảm xúc và cảm tính nuôi dưỡng sự tàn nhẫn.

 Người ta có thể thấy rằng cả cảm xúc lẫn cảm tính khôngvị trí nơi nào tình yêu hiện diện. Cảm xúc và cảm tính chỉ là những phản ứng của ưa thích hay ghét bỏ. Tôi thích bạn và tôi rất nhiệt tình với bạn – tôi thích nơi này, ôi, nó thật là đáng yêu và tất cả những tán tụng khác, sẽ ngụ ý rằng tôi không thích nơi khácvân vân. Vì vậy cảm xúc và cảm tính nuôi dưỡng sự tàn nhẫn. Bạn có khi nào quan sát nó không? Đồng nhất với một miếng vải được gọi là lá cờ quốc gia là một yếu tố cảm xúc và cảm tính và để ủng hộ yếu tố đó bạn sẵn lòng giết chết một người khác – và điều đó được gọi là tình yêu tổ quốc của bạn, tình yêu người láng giềng ...? Người ta có thể thấy rằng nơi nào cảm xúc và cảm tính có mặt, tình yêu biến mất. Chính do bởi cảm xúc và cảm tính đã nuôi dưỡng sự tàn nhẫn của ưa thích và ghét bỏ. Và người ta cũng có thể thấy rằng nơi nào có ganh ghét, chắc chắn nơi đó không có tình yêu. Tôi ganh ghét bạn bởi vì bạn có một chức vụ tốt hơn, một công việc tốt hơn, ngôi nhà đẹp hơn, bạn nhìn đẹp hơn, thông minh hơn, tỉnh táo hơn và tôi ganh ghét bạn. Thật ra tôi không nói rằng tôi ganh ghét bạn, nhưng tôi ganh đua cùng bạn, mà là một hình thức của ganh ghét, đố kỵ. Vì vậy ganh ghét, đố kỵ không là tình yêu và tôi xóa sạch chúng; tôi không tiếp tục bàn về phương pháp xóa sạch chúng và trong khi ấy lại tiếp tục đố kỵ bạn – tôi thực sự xóa sạch chúng như cơn mưa rửa sạch sẽ chiếc lá không còn bụi bặm của nhiều ngày, tôi chỉ xóa sạch chúng.
 
 
 

Ngày 6 tháng năm.

Chúng ta phải chết đi tất cả 
 những cảm xúc của chúng ta.

 Chúng ta có ý gì qua từ ngữ cảm xúc? Nó có là một cảm giác, một phản ứng, một đáp trả của những giác quan hay không? Căm hận, hiến dâng, cảm giác thương yêu hay thông cảm với một người khác – tất cả chúng đều là những cảm xúc. Một số, như là tình yêu và thông cảm, chúng ta gọi là tích cực, trái lại một số khác, như là căm hận, chúng ta gọi là tiêu cực và muốn loại bỏ nó. Tình yêu đối nghịch căm hận hay sao? Và tình yêu là một cảm xúc, một cảm giác, một cảm tính được vươn ra từ ký ức hay sao?

.... Vì thế, chúng ta ý nói gì qua từ ngữ tình yêu? Chắc chắn, tình yêu không là ký ức. Chúng ta hiểu điều đó rất khó khăn bởi vì đối với hầu hết chúng ta, tình yêu là ký ức. Khi bạn nói rằng bạn yêu người vợ của bạn hay người chồng của bạn, bạn có ý gì qua điều đó? Có phải bạn thương yêu cái điều mà cho bạn vui thú phải không? Có phải bạn thương yêu cái điều mà bạn có thể đồng nhất chính mình với nó và cái điều mà bạn công nhận như là lệ thuộc vào bạn hay không? Xin vui lòng, đây là những sự kiện; tôi không đang sáng chế ra bất kỳ điều gì thêm, vì vậy đừng nhìn kinh hãi.

.... Chính cái hình ảnh, cái biểu tượng của “người vợ của tôi” hay “người chồng của tôi” mà chúng ta thương yêu, hay nghĩ rằng chúng ta thương yêu, không phải cái cá thể đang sống. Tôi không biết người vợ của tôi hay người chồng của tôi chút xíu nào cả; và tôi không bao giờ có thể biết được con người đó chừng nào biết còn có nghĩa là công nhận. Vì sự công nhận được đặt nền tảng trên ký ức – ký ức của vui thú và đau khổ, ký ức của những sự việc mà tôi đã sống vì nó, khổ sở bởi nó, những sự việc mà tôi sở hữu và qua chúng tôi bị quyến luyến. Làm thế nào tôi có thể thương yêu khi có sợ hãi, đau khổ, cô độc, cái bóng của thất vọng? Làm thế nào một con người tham vọng lại có thể thương yêu? Và tất cả chúng ta đều rất tham vọng, dù rằng được tôn kính bao nhiêu chăng nữa.

 Vì thế, muốn thực sự tìm được tình yêu là gì, chúng ta phải chết đi quá khứ, chết đi tất cả những cảm xúc của chúng ta, những điều tốt lành và những điều xấu xa – chết đi không dùng nỗ lực, giống như chúng ta sẽ chết đi một sự việc độc hại bởi vì chúng ta hiểu rõ nó.

Ngày 7 tháng năm.

Người ta phải có những cảm thấy mãnh liệt.

 Trong thế giới hiện đại nơi có quá nhiều vấn đề, người ta có khuynh hướng mất đi cảm thấy mãnh liệt. Qua từ ngữ cảm thấy, tôi có ý nói, không là cảm xúc, không là cảm tính, không là hưng phấn, nhưng là chất lượng của trực nhận đó, chất lượng của nghe, lắng nghe, chất lượng của cảm thấy, một con chim đang hót trên một cái cây, chuyển động của một chiếc lá trong ánh mặt trời. Muốn cảm thấy những điều này tường tận, sâu sắc, thấu suốt, rất khó khăn cho hầu hết chúng ta bởi vì chúng ta có quá nhiều vấn đề. Dường như bất kỳ điều gì chúng ta tiếp xúc đều biến thành một vấn đề. Và, hiển nhiên, không có kết thúc cho những vấn đề của con người, và con người có vẻ hoàn toàn không thể giải quyết chúng bởi vì vấn đề càng tồn tại nhiều bao nhiêu, những cảm thấy càng trở nên ít ỏi bấy nhiêu. Qua từ ngữ “cảm thấy” ý tôi muốn nói về sự thưởng thức trân trọng đường cong của một cành cây, sự dơ bẩn, bụi bặm trên con đường, nhạy cảm đến đau khổ của một người khác, có trạng thái ngây ngất khi chúng ta nhìn ngắm một cảnh hoàng hôn. Đây không là những cảm xúc, đây không là những cảm tính. Cảm xúc và cảm tính hay đa cảm dễ biến thành tàn nhẫn, chúng có thể bị sử dụng bởi xã hội; và khi có cảm xúc, cảm tính, rồi thì người ta trở thành một nô lệ cho xã hội. Nhưng người ta phải có những cảm thấy mãnh liệt. Cảm thấy về vẻ đẹp, cảm thấy về một từ ngữ, khoảng yên lặng giữa hai từ ngữ, và nghe rõ ràng một âm thanh – tất cả việc đó sinh ra cảm thấy. Và người ta phải có những cảm thấy mãnh liêt, bởi vì chỉ có những cảm thấy mới khiến cho cái trí nhạy cảm cực độ.

Ngày 8 tháng năm.

Quan sát không có tư tưởng.

 Không có cảm thấy mà không có tư tưởng; và đằng sau tư tưởng là vui thú; thế là những sự việc đó kết hợp cùng nhau: vui thú, từ ngữ, tư tưởng, cảm thấy; chúng không tách rời. Quan sát không có tư tưởng, không có cảm thấy, không có từ ngữnăng lượng. Năng lượng bị lãng phí bởi từ ngữ, liên tưởng, tư tưởng, vui thú và thời gian; vì vậy không còn năng lượng để quan sát.

Ngày 9 tháng năm.

Tánh tổng thể của cảm thấy.

 Cảm thấy là gì vậy? Cảm thấy giống như tư tưởng. Cảm thấy là một cảm xúc. Tôi trông thấy một đóa hoa và tôi phản ứng đến đóa hoa đó; tôi thích nó hay tôi không thích nó. Thích hay không thích bị ra lệnh bởi tư tưởng của tôi, và tư tưởng là sự phản hồi của nền tảng ký ức. Vì thế, tôi nói rằng, “Tôi thích đóa hoa đó,” hay “Tôi không thích đóa hoa đó,” “Tôi thích cảm thấy này,” hay “Tôi không thích cảm thấy kia.” .... Bây giờ, tình yêu có liên quan đến cảm thấy không? Cảm thấycảm xúc, hiển nhiêncảm xúc của thích hay không thích, của tốt lành hay xấu xa, của thị hiếu về cái đẹp. Cảm thấy đó có liên quan đến tình yêu không? .... Bạn có khi nào nhìn đường phố của bạn, bạn có khi nào quan sát cách bạn đang sống trong nhà, cách bạn ngồi, cách bạn nói chuyện hay không? Và bạn có khi nào quan sát tất cả những vị thánh mà bạn tôn sùng hay không? Đối với họ đam mêdục tình, và vì vậy họ phủ nhận đam mê, vì vậy họ phủ nhận vẻ đẹp – phủ nhận trong ý nghĩa gạt bỏ chúng đi. Vậy là, với cảm xúc bạn đã gạt bỏ tình yêu bởi vì bạn nói rằng, “Cảm xúc sẽ làm cho tôi trở thành một tù nhân, tôi sẽ là một nô lệ cho dục tìnhham muốn; do đó tôi phải chặt đứt nó.” Vậy là bạn đã biến dục tình thành một vấn đề to lớn .... Khi bạn đã hiểu rõ cảm thấy một cách tổng thể, không phải từng phần, khi bạn đã thực sự hiểu rõ tánh tổng thể của cảm thấy, rồi thì bạn sẽ biết tình yêu là gì. Khi bạn có thể thấy vẻ đẹp của một cái cây, khi bạn có thể thấy vẻ đẹp của một nụ cười, khi bạn có thể thấy cảnh hoàng hôn đằng sau những bức tường của thị trấn bạn đang ở – thấy tổng thể – lúc đó bạn sẽ hiểu rõ tình yêu là gì.

Ngày 10 tháng năm.
 
Nếu bạn không đặt tên cảm thấy đó.

 Khi bạn quan sát một cảm thấy, cảm thấy đó chấm dứt. Nhưng dẫu rằng cảm thấy đó chấm dứt, nếu còn có một người quan sát, một khán giả, một người kiểm duyệt, một người suy nghĩ tách rời cảm thấy, vậy thì vẫn còn có một mâu thuẫn. Vì vậy hiểu rõ cách chúng ta quan sát một cảm thấy là điều rất quan trọng.

 Ví dụ như là, hãy quan sát một cảm thấy rất thông thường: ganh ghét. Tất cả chúng ta đều biết ganh ghét có nghĩa là gì. Bây giờ, bạn nhìn ganh ghét như thế nào? Khi bạn nhìn cảm thấy ganh ghét đó bạn là người quan sát sự ganh ghét như một vật gì đó tách rời bạn. Bạn cố gắng thay đổi ganh ghét, làm giảm bớt nó, hay bạn cố gắng giải thích tại sao bạn lại bào chữa cho sự ganh ghét, vân vânvân vân. Thế là, có một con người, một người kiểm duyệt, một thực thể tách rời khỏi ganh ghét để quan sát nó. Trong chốc lát ganh ghét có lẽ biến mất, nhưng nó quay trở lại; và nó quay trở lại bởi vì bạn thực sự không thấy rằng ganh ghétthành phần của bạn.
.... Điều gì tôi đang nói là ngay khoảnh khắc bạn cho một cái tên, một nhãn hiệu đến cảm thấy đó, bạn đã mang nó vào cái khung của cũ kỹ; và cũ kỹ là người quan sát, một thực thể tách rời được tạo thành bởi những từ ngữ, những ý tưởng, những quan niệm về điều gì đúng và điều gì sai .... Nhưng nếu bạn không đặt tên cảm thấy đó – mà đòi hỏi sự tỉnh thức khủng khiếp, rất nhiều hiểu rõ tức khắc – lúc đó bạn sẽ thấy rằng không có người quan sát, không có người suy nghĩ, không có trung tâm từ đó bạn đang đánh giá, và bạn sẽ thấy rằng bạn không khác biệt cảm thấy đó. Không còn “bạn” mà cảm thấy nó.

Ngày 11 tháng năm.

Những cảm xúc không dẫn đến đâu cả.

 Dù bạn được hướng dẫn bởi những cảm xúc của bạn hay được hướng dẫn bởi trí năng của bạn, nó đều dẫn đến thất vọng bởi vì nó không dẫn đến nơi nào cả. Nhưng bạn phải hiểu rõ rằng tình yêu không là vui thú, tình yêu không là ham muốn.

 Bạn biết vui thú là gì rồi, thưa bạn? Khi bạn nhìn một vật gì đó hay khi bạn có một cảm thấy, suy nghĩ về cảm thấy đó, sống liên tục với cảm thấy đó cho bạn vui thú, và bạn muốn vui thú đó nên bạn lặp đi lặp lại nó. Khi một con người rất tham vọng hay một chút ít tham vọng, điều đó cho anh ấy vui thú. Khi một người đang tìm kiếm quyền hành, địa vị, thanh danh trong danh nghĩa của một quốc gia, trong danh nghĩa của một ý tưởng, và tất cả những chuyện như vậy, điều đó cho anh ấy vui thú. Anh ấy không có tình yêu gì cả, và vì vậy anh ấy tạo ra bất ổn trong thế giới. Anh ấy tạo ra chiến tranh cả bên trong lẫn bên ngoài.

 Vì vậy người ta phải hiểu rõ rằng những cảm xúc, cảm tính, nhiệt tình, cảm thấy về tốt lành và tất cả việc đó không có liên quan chút xíu nào đến từ bi, thương yêu thực sự. Mọi cảm xúc, cảm tính phải liên quan đến tư tưởngvì vậy dẫn đến vui thú lẫn đau khổ. Tình yêu không có đau thương, không có sầu khổ, bởi vì nó không là kết quả của vui thú hay ham muốn.

Ngày 12 tháng năm.

Ký ức phủ nhận tình yêu.

 Liệu có thể thương yêu mà không có suy nghĩ? Bạn có ý gì qua từ ngữ suy nghĩ? Suy nghĩ là một phản hồi từ những kỷ niệm của vui thú và đau khổ. Không có suy nghĩ nếu không có những cặn bã do trải nghiệm không trọn vẹn để lại. Tình yêu khác hẳn cảm xúccảm thấy. Tình yêu không thể được mang vào lãnh vực của tư tưởng; trái lại cảm xúccảm thấy có thể được mang vào lãnh vực của tư tưởng. Tình yêu là một ngọn lửa không có khói, luôn luôn trong sáng, sáng tạo, vui tươi. Tình yêu như thế là hiểm họa cho xã hội, cho liên hệ. Thế là, tư tưởng chen vào, bổ sung, hướng dẫn nó, làm hợp lý nó, hướng nó khỏi hiểm họa; rồi thì người ta có thể sống cùng nó. Bộ bạn không biết rằng khi bạn thương yêu ai đó, bạn thương yêu toàn thể nhân loại hay sao? Bộ bạn không biết rằng nó sẽ nguy hiểm đến chừng nào khi thương yêu con người hay sao? Lúc đó, không có hàng rào, không có quốc tịch; lúc đó, không có thèm khát để tìm kiếm quyền lực hay địa vị, và mọi thứ không còn khoác vào những giá trị của chúng. Một con người như thế là một hiểm họa cho xã hội.

 Nếu muốn tình yêu hiện hữu, qui trình của ký ức phải kết thúc. Ký ức tồn tại chỉ khi nào trải nghiệm không được hiểu rõ trọn vẹn, tổng thể. Ký ức chỉ là những cặn bã của trải nghiệm; nó là kết quả của một thách thức không được hiểu rõ trọn vẹn. Cuộc sống là một tiến hành của thách thức và đáp lại. Thách thức luôn luôn mới mẻ nhưng đáp lại luôn luôn cũ kỹ. Đáp lại này, mà đang bị quy định, mà là kết quả của quá khứ, phải được hiểu rõ nhưng không bị trừng phạt hay chỉ trích. Điều đó có nghĩa là sống mỗi ngày mới mẻ lại, trọn vẹn và tổng thể. Sống trọn vẹn này chỉ có thể được khi có tình yêu, khi tâm hồn của bạn tràn đầy, không phải bằng những từ ngữ hoặc bằng những sự việc bị tạo tác bởi cái trí. Chỉ nơi nào có tình yêu, ký ức kết thúc; sau đó mỗi chuyển động là một tái sinh.

Ngày 13 tháng năm.

Đừng đặt tên một cảm thấy.

 Điều gì xảy ra khi bạn không đặt tên? Bạn quan sát một cảm xúc, một cảm tính, trực tiếp nhiều hơn và vì vậy có một liên hệ với nó hoàn toàn khác hẳn, giống như bạn có với một đóa hoa khi bạn không đặt tên nó. Bạn bị bắt buộc quan sát nó mới mẻ lại. Khi bạn không đặt tên một nhóm người, bạn bị bắt buộc nhìn mỗi bộ mặt cá thể mà không còn cư xử với tất cả họ như một tập thể. Do đó bạn cảnh giác nhiều hơn, nhận xét nhiều hơn, am hiểu nhiều hơn; bạn có một ý thức sâu sắc hơn về thương tâm, tình yêu; nhưng nếu bạn cư xử với tất cả họ như một tập thể, mọi việc đều chấm dứt.

 Nếu bạn không đặt tên, bạn phải lưu ý mọi cảm thấy khi nó nảy sinh. Khi bạn đặt tên, cảm thấy khác hẳn cái tên phải không? Hay cái tên đánh thức cảm thấy? .... Nếu tôi không đặt tên một cảm thấy, điều đó có ý nói rằng nếu tư tưởng không đang vận hành chỉ bởi vì những từ ngữ hay nếu tôi không suy nghĩ dựa vào những từ ngữ, những hình ảnh hay những biểu tượng, mà hầu hết chúng ta đều làm – vậy thì điều gì xảy ra? Chắc chắn rằng lúc đó cái trí không là người quan sát. Khi cái trí không đang suy nghĩ dựa vào những từ ngữ, những biểu tượng, những hình ảnh, không có người suy nghĩ tách rời khỏi vật được suy nghĩ, mà là cái từ ngữ. Vậy thì, cái trí yên lặng, phải vậy không? Không phải được làm yên lặng, nó yên lặng. Khi cái trí thực sự yên lặng, lúc đó những cảm thấy nảy sinh có thể được xử lý ngay tức khắc. Chỉ khi nào bạn gọi những cảm thấy bằng những tên tuổivì vậy củng cố chúng thêm nữa thì lúc đó những cảm thấy kia mới có sự tiếp tục; chúng được cất lại trong trung tâm, mà từ đó chúng ta đặt thêm những cái tên, hoặc là để củng cố thêm nữa hoặc là để truyền đạt chúng.

Ngày 14 tháng năm.

Ở lại cùng một cảm thấyquan sát điều gì xảy ra.

 Bạn không bao giờ ở lại cùng bất kỳ cảm thấy nào, thật thuần khiếtđơn sơ, nhưng lại luôn luôn vây quanh nó bằng những linh tinh của từ ngữ. Từ ngữ làm biến dạng cảm thấy; tư tưởng, quay cuồng quanh nó, quẳng nó vào cái bóng của quá khứ, áp đảo nó bằng những sợ hãi và những ao ước chất chồng như núi. Bạn không bao giờ chịu ở lại cùng một cảm thấy, và không thêm một điều gì cả: ở cùng căm hận, hay ở cùng cảm thấy kỳ lạ của vẻ đẹp. Khi cảm thấy căm hận nảy sinh, bạn nói rằng nó xấu xa đến chừng nào; có một thúc bách, một tranh đấu để chiến thắng nó, một rối loạn của tư tưởng vây quanh nó .... Hãy thử ở lại cùng cảm thấy căm hận đó, cùng cảm thấy đố kỵ đó, ganh ghét đó, cùng cảm thấy cay nghiệt của tham vọng đó; bởi vì rốt cuộc ra, đó là những gì bạn trải qua trong cuộc sống hàng ngày, mặc dù bạn có lẽ muốn sống cùng tình yêu, hay cùng từ ngữ “tình yêu”. Vì bạn có cảm thấy căm hận, cảm thấy muốn gây tổn thương ai đó bằng một cử chỉ hay bằng một từ ngữ độc địa, hãy xem thử liệu rằng bạn có thể ở lại cùng cảm thấy đó. Bạn làm được không? Bạn đã có lần nào thử làm chưa? Hãy cố gắng ở lại cùng cảm thấy đó và quan sát điều gì xảy ra. Bạn sẽ phát giác rằng khó khăn lắm. Cái trí của bạn sẽ không cho phép cảm thấy được ở một mình; nó đổ xô vào bằng những ghi nhớ của nó, những liên kết của nó, những điều làm và không làm của nó, những huyên thuyên vô tận của nó. Hãy nhặt một vỏ sò lên. Liệu bạn có thể ngắm nghía nó, lấy làm ngạc nhiên bởi vẻ đẹp tinh tế của nó, mà không cần nói nó đẹp làm sao, hay loại sò nào đã tạo ra nó? Liệu bạn có thể quan sát không có sự chuyển động của cái trí? Liệu bạn có thể sống cùng cảm thấy ở đằng sau từ ngữ, không còn cảm thấytừ ngữ dựng lên? Nếu bạn làm được, ngay lúc đó bạn sẽ khám phá một sự việc phi thường, một chuyển động vượt khỏi sự đo lường của thời gian, một mùa xuân chưa từng nếm trải mùa hè.

Ngày 15 tháng năm.

Hiểu rõ những từ ngữ.

 Tôi không biết bạn có khi nào suy nghĩ kỹ càng hay tìm hiểu toàn qui trình của sự bày tỏ bằng từ ngữ, của đặt một cái tên này. Nếu bạn đã từng làm như thế, nó thực sự là một điều kinh ngạc nhất và một điều rất lý thú lẫn hào hứng. Khi chúng ta đặt một cái tên cho bất kỳ điều gì mà chúng ta trải nghiệm, nhìn thấy hay là cảm thấy, từ ngữ đó trở nên cực kỳ quan trọng; và từ ngữthời gian. Thời giankhông giantừ ngữ đó là trung tâm của nó. Tất cả suy nghĩdiễn tả bằng từ ngữ, bạn suy nghĩ trong những từ ngữ. Và liệu cái trí có thể được tự do khỏi những từ ngữ không? Đừng nói rằng, “Làm thế nào tôi có thể được tự do.” Điều đó không có ý nghĩa gì cả. Nhưng hãy đặt câu hỏi đó cho chính bạn và xem thử bạn bị nô lệ như thế nào vào những từ ngữ như Ấn độ, Gita, cộng sản, người Thiên chúa giáo, người Nga, người Mỹ, người Anh, giai cấp ở dưới bạn và giai cấp ở trên bạn. Từ ngữ tình yêu, từ ngữ Chúa, từ ngữ thiền địnhchúng ta đã trao quá nhiều quan trọng cho những từ ngữ này và chúng ta cũng bị nô lệ quá nhiều vào những từ ngữ này.
 
 
 

Ngày 16 tháng năm.

Ký ức che phủ trực nhận.

 Có phải bạn đang suy đoán, hay bạn thực sự đang trải nghiệm trong khi chúng ta đang bàn luận? Bạn không biết cái trí tôn giáo là gì, phải vậy không? Từ điều gì bạn vừa nói, bạn không biết nó có nghĩa gì; bạn có lẽ chỉ có một chút rung động hay một thoáng lờ mờ về nó, giống như bạn trông thấy bầu trời trong xanh rõ ràng và đẹp khi đám mây bị vẹt ra, nhưng ngay khoảnh khắc bạn vừa trực nhận bầu trời xanh, bạn có một kỷ niệm của nó, bạn muốn nhiều hơn nữa về nó và vì vậy bạn bị chìm đắm trong nó; bạn càng cần từ ngữ để lưu trữ nó như một trải nghiệm càng nhiều hơn bao nhiêu, bạn càng chìm đắm trong nó nhiều hơn bấy nhiêu.

Ngày 17 tháng năm.

Những từ ngữ tạo ra những giới hạn.

 Có một suy nghĩ không còn từ ngữ hay không? Khi cái trí không bị nhồi nhét đầy từ ngữ, lúc đó suy nghĩ không là suy nghĩ như chúng ta biết; nhưng nó là một hoạt động không còn từ ngữ, không còn biểu tượng; vì vậy nó không có biên giớitừ ngữbiên giới. Từ ngữ tạo ra giới hạn, biên giới. Và một cái trí không đang hoạt động trong những từ ngữ, không có giới hạn; nó không có những biên giới; nó không bị hạn chế .... Hãy dùng thử từ ngữ tình yêu và nhận xét xem nó đánh thức điều gì trong bạn, hãy quan sát chính bạn; khoảnh khắc tôi đề cập từ ngữ đó, bạn đang bắt đầu mỉm cười và bạn ngồi thẳng lên, bạn cảm thấy. Thế là từ ngữ tình yêu đánh thức mọi loại những ý tưởng, mọi loại những phân chia như nhục dục, tinh thần, thô tục, vô hạn, và tất cả những chuyện như thế. Nhưng hãy tìm ra tình yêu là gì. Thưa bạn, chắc chắn rằng muốn tìm ra tình yêu là gì cái trí phải được tự do khỏi từ ngữ đó và tầm quan trọng của từ ngữ đó.
Ngày 18 tháng năm.

Vượt khỏi những từ ngữ.

 Muốn hiểu rõ nhau, tôi nghĩ rất cần thiết cho chúng ta không nên bị trói buộc trong những từ ngữ; bởi vì, ví dụ như từ ngữ Chúa, có lẽ có một ý nghĩa đặc biệt cho bạn, trong khi với tôi nó có lẽ đại diện một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn, hay không có ý nghĩa gì cả. Vì vậy hầu như không thể chuyển tải lẫn nhau nếu cả hai chúng ta không có ý định hiểu rõ và vượt khỏi chính những từ ngữ. Từ ngữ tự do thông thường ngụ ý được tự do khỏi điều gì đó, phải vậy không? Nói chung nó có nghĩa là được tự do khỏi tham lam, ganh ghét, khỏi tinh thần quốc gia, khỏi tức giận, khỏi điều này hay điều kia. Trái lại tự do còn có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn, đó là một ý thức của tự do, và tôi nghĩ rằng hiểu rõ ý nghĩa này rất quan trọng.

.... Xét cho cùng, cái trí được tạo dựng bởi những từ ngữ, trong số những sự việc khác. Bây giờ, liệu cái trí có thể được tự do khỏi từ ngữ “ganh ghét”? Thử nghiệm từ ngữ ganh ghét này và bạn sẽ hiểu rõ rằng những từ ngữ như Chúa, chân lý, căm hận, ganh ghét có một ảnh hưởng sâu đậm vào cái trí. Và liệu cái trí có thể vừa thuộc thần kinh lẫn thuộc tâm lý được tự do khỏi những từ ngữ này? Nếu nó không được tự do khỏi chúng, nó không có khả năng giáp mặt sự kiện của ganh ghét. Khi cái trí có thể quan sát trực tiếp sự kiện được gọi là “ganh ghét”, lúc đó chính sự kiện tự nó hành động còn mau lẹ hơn sự gắng sức của cái trí để làm một điều gì đó về sự kiện. Chừng nào cái trí còn đang suy nghĩ cách gạt bỏ ganh ghét qua lý tưởng của không ganh ghét, và vân vân, nó còn bị xao lãng, nó không đang giáp mặt sự kiện; và chính từ ngữ ganh ghét là một xao lãng khỏi sự kiện. Qui trình của công nhận đều qua từ ngữ; và khoảnh khắc tôi công nhận cảm thấy qua từ ngữ, tôi trao tặng sự tiếp tục cho cảm thấy đó.

Ngày 19 tháng năm.

Đang thấy phi thường.

 Như từ khởi đầu, vậy thì chúng ta đang hỏi, liệu cái trí có thể đến được đang thấy phi thường đó, không từ chu vi, không từ phía bên ngoài, không từ đường giới hạn, nhưng tình cờ đến được nó mà không có bất kỳ tìm kiếm nào? Và tình cờ đến được nó mà không có bất kỳ tìm kiếm nào là phương cách duy nhất để tìm ra nó. Bởi vì khi tình cờ đến được nó một cách không ý thức, sẽ không có nỗ lực, không có tìm kiếm, không có trải nghiệm; và có được sự phủ nhận toàn bộ của những rèn luyện thông thường để đến được cái trung tâm đó, đến được tinh túy đó. Thế là cái trí được mài rất bén nhạy, rất tỉnh thức, và không còn lệ thuộc vào bất kỳ trải nghiệm nào để giữ cho chính nó tỉnh thức.

 Khi người ta hỏi chính mình, người ta có lẽ hỏi bằng từ ngữ; với hầu hết mọi người, theo tự nhiên, nó phải bằng từ ngữ. Và người ta phải hiểu rõ rằng từ ngữ không là sự vật – như từ ngữ “cái cây,” không là cái cây đó, không là sự kiện thực sự. Sự kiện thực sự là khi người ta tiếp xúc nó, không nhờ vào từ ngữ nhưng khi người ta thực sự tiếp xúc trực tiếp nó. Lúc đó nó là một thực tại – mà có nghĩa là từ ngữ đã không còn quyền hành để mê hoặc con người nữa. Ví dụ, từ ngữ Chúa đã bị nhồi nhét quá nhiều và nó đã mê hoặc con người nhiều đến nỗi họ sẽ chấp nhận hay phủ nhận, và vận hành giống như một con sóc trong một cái lồng! Vì vậy từ ngữbiểu tượng phải được gạt đi.
 
 
 
 
 
 

Ngày 20 tháng năm.

Trực nhận của sự thật xảy ra tức khắc.

 Tình trạng bằng từ ngữ đã được thiết lập cẩn thận qua hàng thế kỷ, trong sự liên hệ giữa cá thểxã hội; vì vậy từ ngữ, tình trạng bằng từ ngữ là một tình trạng xã hội cũng như tình trạng cá thể. Muốn truyền đạt như chúng ta đang làm, tôi cần ký ức, tôi cần những từ ngữ, tôi phải biết tiếng Anh, và bạn phải biết tiếng Anh; nó đã có được từ thế kỷ sang thế kỷ. Từ ngữ không chỉ đang được phát triển trong những liên hệ xã hội, nhưng còn là một phản ứng trong liên hệ xã hội đó đối với cá thể; từ ngữ rất cần thiết. Câu hỏi là: đã phải mất quá nhiều thời gian, thế kỷ sang thế kỷ, để thiết lập được tình trạng biểu tượng, tình trạng bằng từ ngữ, và liệu việc đó có thể được quét sạch ngay tức khắc? ... Qua thời gian liệu chúng ta sẽ loại bỏ được ngục tù bằng từ ngữ của cái trí, mà đã được thiết lập hàng thế kỷ hay không? Hay nó phải bị bẻ gãy ngay tức khắc? Bây giờ, bạn có lẽ nói rằng, “Việc đó phải mất thời gian, tôi không thể thực hiện nó ngay tức khắc.” Điều này có nghĩa bạn phải có nhiều ngày, điều này có nghĩa một tiếp tục của điều gì đã là, mặc dù nó được bổ sung trong khi tiến hành, cho đến khi bạn đến được một chặng đường nơi mà không còn đi xa thêm được nữa. Bạn có thể thực hiện việc đó được không? Bởi vì chúng ta sợ hãi, chúng ta lười biếng, chúng ta không muốn phấn đấu, chúng ta nói rằng “Tại sao lại phải băn khoăn về tất cả việc này? Nó khó khăn quá”; hay “Tôi không biết phải làm gì đây” – vậy là bạn trì hoãn, trì hoãn, trì hoãn. Nhưng bạn phải thấy được sự thật của sự tiếp tục và sự biến đổi của từ ngữ. Trực nhận của sự thật về bất kỳ điều gì là ngay tức khắc – không phải trong thời gian. Liệu cái trí có thể khám phá ngay tức khắc, ngay lúc tìm kiếm hay không? Liệu cái trí có thể thấy được rào cản của từ ngữ, hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ trong một lóe sáng và ở trong trạng thái khi cái trí không còn bị trói buộc trong thời gian hay không? Chắc là bạn đã trải nghiệm sự việc này; tuy nhiên nó là một sự việc rất hiếm hoi cho hầu hết chúng ta.

Ngày 21 tháng năm. 

Sự thật tinh tế.

 Bạn có lóe sáng của hiểu rõ, sự mau lẹ kỳ lạ của thấu triệt đó, khi cái trí rất tĩnh lặng, khi tư tưởng vắng mặt, khi cái trí không còn chất nặng những huyên thuyên riêng của nó. Vì vậy, hiểu rõ bất kỳ điều gì – về một bức tranh thời nay, về một đứa trẻ, về người vợ của bạn, về người hàng xóm của bạn, hay hiểu rõ của sự thật trong mọi sự việc – chỉ có thể xảy ra khi cái trí rất tĩnh lặng. Nhưng mọi tĩnh lặng như thế không thể được vun quén bởi vì nếu bạn vun quén một cái trí tĩnh lặng, nó không là một cái trí tĩnh lặng, nó là một cái trí chết, không còn sinh khí.

.... Bạn quan tâm điều gì đó càng nhiều bao nhiêu, ý định để hiểu rõ điều gì đó của bạn càng nhiều bao nhiêu, cái trí được hồn nhiên, rõ ràngtự do càng nhiều bấy nhiêu. Lúc đó sự bày tỏ bằng từ ngữ bặt tăm. Suy cho cùng, tư tưởngtừ ngữ, và chính từ ngữcan thiệp vào. Chính bức màn của những từ ngữ, mà là ký ức, đã can thiệp giữa thách thức và đáp lại. Chính từ ngữ đang đáp lại đến thách thức, mà chúng ta gọi là sự tiến hành của trí năng hay suy nghĩ. Vì vậy, một cái trí đang huyên thuyên, đang diễn tả bằng từ ngữ, không thể hiểu rõ sự thậtsự thật trong liên hệ, không phải một sự thật trừu tượng. Không có sự thật trừu tượng. Nhưng sự thật rất tinh tế. Chính bởi sự tinh tế nên theo đuổi nó rất khó khăn. Nó không trừu tượng. Nó xuất hiện rất lanh lẹ, rất kín đáo, nó không thể nắm giữ được bởi cái trí. Giống như một kẻ trộm vào ban đêm, nó đến rất lặng lẽ, đầy kỳ bí, không phải vào thời điểm bạn chuẩn bị sẵn sàng để thâu nhận nó. Thâu nhận của bạn chỉ là sự mời mọc của tham lam. Vì vậy một cái trí bị vướng mắc trong mạng lưới những từ ngữ không thể hiểu rõ sự thật.
Ngày 22 tháng năm.

Mọi tư tưởng đều không tổng thể.

 Bạn và tôi nhận ra rằng chúng ta đều bị điều kiện. Giống như một số người, nếu bạn nói rằng bị điều kiện là điều không thể tránh khỏi, vậy thì không còn vấn đề nào cả; bạn là một nô lệ, và thế là kết thúc. Nhưng nếu bạn bắt đầu tự hỏi chính mình liệu có thể phá hủy cái giới hạn này, cái bị điều kiện này, rồi thì có một vấn đề; bạn sẽ phải tìm hiểu kỹ càng toàn qui trình của suy nghĩ, phải vậy không? Nếu bạn chỉ nói rằng, “Tôi phải ý thức tình trạng bị điều kiện của tôi, tôi phải suy nghĩ về nó, phân tích nó với mục đích hiểu rõ và xóa tan nó,” vậy là bạn đang áp đặt một cưỡng bách. Suy nghĩ của bạn, phân tích của bạn vẫn còn là kết quả thuộc nền tảng quá khứ của bạn, vì vậy qua tư tưởng của bạn hiển nhiên bạn không thể xóa tan tình trạng bị điều kiện mà trong đó nó là một bộ phận.

 Trước hết chỉ cần thấy vấn đề, đừng hỏi điều gì là đáp án, giải pháp. Sự kiện là rằng chúng ta bị điều kiện, và rằng mọi tư tưởng để hiểu rõ tình trạng bị điều kiện này sẽ luôn luôn không tổng thể; do đó không bao giờ có được một hiểu rõ tổng thể, và chỉ có được tự do trong hiểu rõ tổng thể nguyên qui trình của suy nghĩ. Sự khó khăn xảy ra là chúng ta luôn luôn đang vận hành trong lãnh vực của cái trí, mà là dụng cụ của tư tưởng, dầu hợp lý hay vô lý; và như chúng ta đã biết, tư tưởng luôn luôn không tổng thể.

Ngày 23 tháng năm.

Tự do khỏi cái tôi.

 Muốn làm tự do cái trí khỏi tất cả điều kiện, bạn phải thấy tổng thể của nó mà không có tư tưởng. Đây không là vấn đề hóc búa; hãy thử nghiệm nó và bạn sẽ thấy rõ. Bạn chưa có lần nào thấy bất kỳ điều gì mà không có tư tưởng hay sao? Bạn chưa có lần nào lắng nghe, nhìn ngắm, mà không mang vào toàn bộ qui trình của phản hồi này hay sao? Bạn sẽ nói rằng không thể thấy mà không có tư tưởng; bạn sẽ nói rằng không có một cái trí nào có thể không bị điều kiện. Khi bạn nói như vậy, bạn đã khóa chặt chính mình bởi tư tưởng, vì sự thật rằng bạn không hiểu rõ.

 Vì vậy liệu rằng tôi có thể quan sát, liệu rằng cái trí có thể ý thức được tình trạng bị điều kiện của nó hay không? Tôi nghĩ rằng nó có thể làm được. Làm ơn hãy thử nghiệm xem. Liệu bạn có thể ý thức rằng bạn là một người Ấn độ giáo, một người chủ nghĩa xã hội, một người cộng sản, người này hay người kia, chỉ cần ý thức mà không nói rằng nó đúng hay sai, được không? Bởi vì chỉ thấy là một công việc cực kỳ khó khăn, chúng ta nói rằng không thể thực hiện được. Tôi khẳng định rằng chỉ khi nào bạn ý thức được tổng thể toàn thân tâm của bạn này mà không có bất kỳ phản ứng nào để kéo theo tình trạng bị điều kiện, một cách toàn bộ, một cách sâu sắc – đó thực sự là tự do khỏi cái tôi.

Ngày 24 tháng năm.

Tỉnh thức có lẽ thiêu rụi những vấn đề.

 Rõ ràng là mọi suy nghĩ đều bị điều kiện; không có sự việc được gọi là suy nghĩ tự do. Suy nghĩ không bao giờ có thể được tự do, nó là kết quả của tình trạng bị điều kiện của chúng ta, của nền tảng quá khứ của chúng ta, của văn hóa của chúng ta, của xu hướng chung của chúng ta, của nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội của chúng ta. Chính những quyển sách bạn đọc và chính những thói quen bạn làm đều được thiết lập trong nền tảng quá khứ, và bất kỳ suy nghĩ nào đều là kết quả của nền tảng đó. Vì vậy nếu chúng ta có thể tỉnh thức – và ngay lúc này chúng ta có thể tìm hiểu điều gì nó hiển thị, điều gì nó gây ý nghĩa, tỉnh thức – có lẽ chúng ta sẽ có thể tháo gỡ cho cái trí, mà không có sự tiến hành của ý chí, mà không có sự quả quyết để tháo gỡ cho cái trí. Bởi vì ngay khoảnh khắc bạn quả quyết, có một thực thể ao ước, một thực thể nói rằng, “Tôi phải tháo gỡ cho cái trí.” Chính thực thể đó là thành quả của ham muốn đạt được một kết quả nào đó của chúng ta, thế là một xung đột đã ở đó rồi. Vì vậy liệu có thể tỉnh thức được tình trạng bị điều kiện của chúng ta, chỉ tỉnh thức thôi – trong đó không có xung đột gì cả. Chính tỉnh thức đó, nếu được cho phép, có lẽ thiêu rụi những vấn đề.

Ngày 25 tháng năm.

Không có tình trạng bị điều kiện tốt lành hơn
 hay cao quí hơn.

 Không phải sự thôi thúc của cái trí muốn làm tự do chính nó khỏi tình trạng bị điều kiện đã vận hành một khuôn mẫu khác của kháng cự và bị điều kiện hay sao? Đã ý thức được cái mô hình hay cái khuôn mẫu trong đó bạn đã lớn lên, bạn muốn được tự do khỏi nó; nhưng liệu rằng ham muốn được tự do này có điều kiện cái trí vào một cách sống khác nữa hay không? Cái khuôn mẫu cũ khăng khăng đòi bạn tuân theo quyền lực, và bây giờ bạn đang hình thành một khuôn mẫu mới khẳng định rằng bạn không được tuân theo; vậy là bạn có hai khuôn mẫu, cái này xung đột cái kia. Chừng nào còn có mâu thuẫn phía bên trong này, tình trạng bị điều kiện thêm nữa phải xảy ra ....

thôi thúc cố gắng tuân theo, và có thôi thúc được tự do. Hai thôi thúc này có vẻ khác biệt nhiều lắm, nhưng theo căn bản chúng không giống nhau à? Và nếu theo căn bản chúng giống nhau, vậy thì sự theo đuổi tự do của bạn là hão huyền, vì bạn sẽ chỉ thay đổi từ một khuôn mẫu này đến một khuôn mẫu khác, không ngưng nghỉ. Không có tình trạng bị điều kiện tốt lành hơn hay cao quí hơn, và bạn phải hiểu rõ ham muốn này.
Ngày 26 tháng năm.

Tự do khỏi tình trạng bị điều kiện.

 Ham muốn làm tự do chính mình khỏi tình trạng bị điều kiện chỉ làm tăng thêm bị điều kiện. Nhưng nếu, thay vì cố gắng kềm chế ham muốn, người ta hiểu rõ toàn qui trình của ham muốn, trong chính hiểu rõ đó nảy sinh tự do khỏi bị điều kiện. Tự do khỏi bị điều kiện không là một kết quả trực tiếp. Bạn hiểu rõ không? Nếu tôi cố ý tiến hành làm tự do mình khỏi tình trạng bị điều kiện của tôi, sự ham muốn đó tạo ra điều kiện riêng của nó. Tôi có lẽ phá vỡ được một hình thức bị điều kiện, nhưng tôi lại bị trói buộc vào một hình thức bị điều kiện khác. Trái lại, nếu có một hiểu rõ của chính ham muốn, gồm cả ham muốn được tự do, vậy thì chính hiểu rõ đó phá vỡ tất cả điều kiện. Tự do khỏi bị điều kiện là một kết quả phụ; nó không quan trọng, Việc quan trọng là hiểu rõ điều gì tạo ra tình trạng bị điều kiện.

Ngày 27 tháng năm.

Tỉnh thức đơn giản, hồn nhiên.

 Chắc chắn rằng bất kỳ hình thức tích lũy nào, dù thuộc hiểu biết hay trải nghiệm, bất kỳ hình thức lý tưởng nào, bất kỳ chiếu rọi nào của cái trí, bất kỳ rèn luyện kiên quyết nào để tạo khuôn mẫu cho cái trí – cái trí nên là gì và không nên là gì – tất cả sự việc này rõ ràng đang làm tê liệt sự tiến hành của tìm hiểukhám phá ....

 Vì vậy tôi nghĩ rằng sự tìm hiểu của chúng ta không phải để có được giải pháp cho những vấn đề ngay lập tức của chúng ta nhưng trái lại để tìm được liệu cái trí – cái trí tầng ý thức cũng như cái trí tầng tiềm thức sâu thẳm trong đó cất giữ mọi truyền thống, kỷ niệm, những thừa kế thuộc hiểu biết chủng tộc – liệu tất cả những sự việc đó có thể bị loại bỏ. Tôi nghĩ rằng điều đó chỉ có thể thực hiện được nếu cái trí có khả năng tỉnh thức, không có bất kỳ đòi hỏi nào, không có bất kỳ áp lực nào – chỉ tỉnh thức. Tôi nghĩ rằng đó là một trong những sự việc khó khăn nhất – tỉnh thức tổng thể – bởi vì chúng ta bị vướng mắc trong vấn đề ngay lập tức và trong giải pháp ngay lập tức của nó, và vì thế cuộc sống của chúng ta rất hời hợt. Mặc dù người ta có lẽ đi đến tất cả những nhà phân tích, đọc tất cả những quyển sách, có được thật nhiều hiểu biết, thường xuyên đi nhà thờ, cầu nguyện, trầm tư, rèn luyện những hệ thống kỷ luật khác nhau, tuy nhiên, cuộc sống của chúng ta rõ ràng rất nông cạn bởi vì chúng ta không biết làm thế nào để thấu triệt tổng thể. Tôi nghĩ rằng sự hiểu rõ, con đường của thấu triệt, làm thế nào để thâm nhập rất sâu, rất sâu, nằm trong trạng thái tỉnh thức – chỉ tỉnh thức được những cảm thấy và những tư tưởng của chúng ta, không chỉ trích, không so sánh, chỉ quan sát. Nếu bạn muốn thử nghiệm, bạn sẽ thấy rằng rằng việc đó khó khăn cực kỳ, bởi vì toàn bộ sự đào tạo của chúng ta đều dành cho sự chỉ trích, chấp thuận, so sánh.

Ngày 28 tháng năm.

Không một hóc hẽm nào
 của cái trí lại không bị điều kiện.

 Cái trí của bạn bị điều kiện khắp mọi nơi; không còn chỗ nào trong bạn không bị điều kiện. Đó là một sự thật, dù bạn có thích nó hay không. Bạn có lẽ nói rằng nó là một phần của bạn – người quan sát, siêu linh hồn, đại ngã – mà không bị điều kiện; nhưng bởi vì bạn suy nghĩ về nó, nó vẫn còn trong lãnh vực của tư tưởng, vì vậy nó bị điều kiện. Bạn có thể sáng chế vô số lý thuyết về nó, nhưng rành rành sự thật là cái trí của bạn bị điều kiện khắp mọi nơi, cả tầng ý thức lẫn tầng tiềm thức, và mọi nỗ lựcthực hiện để được tự do vẫn còn bị điều kiện. Vậy thì cái trí phải làm gì đây? Hay nói khác đi, trạng thái của cái trí khi nó biết rằng nó bị điều kiệnhiểu rõ rằng mọi nỗ lựcthực hiện để tự tháo gỡ chính nó vẫn còn bị điều kiện là gì vậy?

 Bây giờ, khi bạn nói rằng, “Tôi biết tôi bị điều kiện,” bạn có thực sự biết nó, hay đó chỉ là một câu phát biểu của từ ngữ? Bạn biết được nó bằng mãnh liệt như bạn trông thấy một con rắn hổ mang hay không? Khi bạn trông thấy một con rắn và biết nó là một con rắn hổ mang, liền có hành động ngay tức khắc, không suy tính trước; và khi bạn nói rằng, “Tôi biết tôi bị điều kiện,” liệu nó có cùng tầm quan trọng sống còn như trực nhận của bạn về con rắn hổ mang hay không? Hay nó chỉ là sự thừa nhận hời hợt về sự kiện, và không phải hiểu rõ về sự kiện? Khi tôi hiểu rõ về sự kiện rằng tôi bị điều kiện, sẽ có hành động ngay tức khắc. Tôi không phải tạo ra một nỗ lực để tháo gỡ chính mình. Chính sự kiện rằng tôi bị điều kiệnhiểu rõ về sự kiện đó, mang lại một rõ ràng tức khắc. Sự khó khăn là không nhận ra nó trong ý nghĩa của hiểu rõ tất cả những ẩn ý liên quan của nó, của thấy rằng tất cả tư tưởng, dù tinh tế như thế nào chăng nữa, dù thông thạo hay triết lý như thế nào chăng nữa, đều bị điều kiện.

Ngày 29 tháng năm.

Gánh nặng của tầng tiềm thức.

 Ở phía bên trong, tiềm thức, có sự ảnh hưởng lớn lao của quá khứ xô đẩy bạn trong một phương hướng nào đó ....

 Bây giờ, làm thế nào người ta có thể lau sạch tất cả việc đó? Làm thế nào tầng tiềm thức được tẩy xóa ngay tức khắc không còn quá khứ? Người phân tích nghĩ rằng tầng tiềm thức có thể từng phần hay thậm chí hoàn toàn lau sạch qua phân tích – qua tìm hiểu cặn kẽ, thăm dò kỹ càng, thừa nhận, diễn giải những giấc mộngvân vân – để cho ít ra bạn cũng trở thành một con người “bình thường”, có thể điều chỉnh chính mình đến môi trường sống hiện tại. Nhưng trong khi phân tích luôn luôn có người phân tích và vật được phân tích, người quan sát đang diễn giải vật được quan sát, mà là một phân hai, một nguồn xung đột

 Vì thế tôi hiểu rõ rằng chỉ phân tích tầng tiềm thức sẽ không dẫn đến đâu cả. Nó có lẽ giúp tôi ít căng thẳng hơn, tử tế hơn chút ít với người vợ của tôi, người hàng xóm của tôi, hay một việc hời hợt nào đó giống như vậy; nhưng đó không là điều gì chúng ta đang bàn luận. Tôi hiểu rõ rằng cái qui trình phân tích đó – mà bao hàm thời gian, diễn giải, chuyển động của tư tưởng như người quan sát đang phân tích vật được quan sát – không thể làm tự do tầng tiềm thức; do đó tôi bác bỏ hoàn toàn qui trình phân tích đó. Khoảnh khắc tôi trực nhận sự kiện rằng dưới bất kỳ tình huống nào sự phân tích không thể quét sạch gánh nặng của tầng tiềm thức, tôi ra khỏi sự phân tích. Tôi không còn phân tích nữa. Vì vậy chuyện gì đã xảy ra? Bởi vì không còn có một người phân tích tách rời khỏi cái vật anh ấy phân tích, anh ấy là cái vật đó. Anh ấy không còn là một thực thể tách khỏi nó. Sau đó người ta phát giác rằng tầng tiềm thức chẳng quan trọng bao nhiêu.

Ngày 30 tháng năm.

Khoảng ngừng giữa những tư tưởng.

 Lúc này tôi nói rằng chắc chắn cái trí có thể được tự do khỏi tất cả tình trạng bị điều kiện – không phải rằng bạn cần chấp nhận uy quyền của tôi. Nếu bạn chấp nhận nó bởi uy quyền, bạn sẽ không bao giờ khám phá, nó sẽ là một thay thế khác và điều đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả .... Hiểu rõ toàn qui trình của bị điều kiện không đến với bạn qua phân tích hay xem xét nội tâm, bởi vì cái khoảnh khắc bạn có người phân tích thì chính người phân tích đó lại là bộ phận của nền tảng quá khứvì vậy sự phân tích của anh ấy không còn ý nghĩa.

... Làm thế nào có thể cho cái trí được tự do? Muốn được tự do, cái trí không những phải thấy và hiểu rõ sự dao động giống như quả lắc giữa quá khứ và tương lai mà còn phải tỉnh thức được cái khoảng ngừng giữa những tư tưởng ....

 Nếu bạn canh chừng rất cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng mặc dù sự phản hồi, chuyển động của tư tưởng, dường như rất mau lẹ, đều có những khoảng trống, đều có những khoảng ngừng giữa những tư tưởng. Giữa hai tư tưởng đều có một khoảng yên lặng không liên quan đến qui trình của tư tưởng. Nếu bạn quan sát bạn sẽ hiểu rõ rằng khoảng yên lặng đó, khoảng ngừng đó, không thuộc thời giankhám phá khoảng ngừng đó, trải nghiệm trọn vẹn khoảng ngừng đó, giải phóng bạn khỏi tình trạng bị điều kiệnhay nói khác đi nó không giải phóng “bạn” nhưng là có giải phóng khỏi bị điều kiện .... Chỉ khi nào cái trí không cho sự tiếp tục đến tư tưởng, khi nó vẫn còn ở cùng một yên lặng mà không bị lôi kéo, mà không có bất kỳ tác nhân nào – chỉ đến lúc đó mới có được tự do khỏi nền tảng quá khứ.

Ngày 31 tháng năm.

Quan sát những thói quen được hình thành ra sao.

 Nếu khôngtự do khỏi quá khứ sẽ không có tự do gì cả, bởi vì cái trí không bao giờ mới mẻ, hồn nhiên, vô tư. Chỉ có cái trí hồn nhiên, vô tư mới được tự do. Tự do không liên quan đến tuổi tác, nó không liên quan đến trải nghiệm; và đối với tôi có vẻ rằng bản thể của tự do nằm trong hiểu rõ toàn bộ cơ cấu máy móc của thói quen, cả ý thức lẫn tiềm thức. Không phải chấm dứt thói quen, nhưng hiểu rõ hoàn toàn cơ cấu của thói quen. Bạn phải quan sát những thói quen được hình thành ra sao, và một thói quen khác được hình thành ra sao qua sự chối từ hay kháng cự một thói quen. Điều gì phải lưu tâmtỉnh thức hoàn toàn được thói quen; vì ngay lúc đó, bạn sẽ tìm được cho chính mình rằng không còn sự hình thành của thói quen nữa. Kháng cự lại thói quen, chiến đấu với nó, chối từ nó, chỉ tạo ra sự tiếp tục cho thói quen. Khi bạn chiến đấu với một thói quen đặc biệt bạn trao sự sống cho thói quen đó và tiếp theo chính hành động chiến đấu với nó trở thành một thói quen thêm nữa. Nhưng nếu bạn chỉ tỉnh thức được toàn cơ cấu của thói quen mà không kháng cự, vậy thì bạn sẽ thấy rằng có tự do khỏi thói quen, và trong tự do đó một sự việc mới mẻ xảy ra.

 Chỉ có một cái trí lờ đờ, hôn trầm mới tạo ra và bám vào thói quen. Một cái trí tỉnh táo chú ý từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác – chú ý đến điều gì nó đang nói, chú ý đến chuyển động của hai bàn tay của nó, của những tư tưởng của nó, của những cảm thấy của nó – sẽ khám phá rằng sự hình thành của những thói quen thêm nữa được kết thúc. Hiểu rõ điều này rất quan trọng, bởi vì chừng nào cái trí còn đang phá vỡ một thói quen, và chính trong qui trình đó lại tạo ra một thói quen khác, hiển nhiên nó không bao giờ được tự do; và chỉ có cái trí tự do mới có thể trực nhận một sự việc gì đó vượt khỏi chính nó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26439)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19867)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18097)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32603)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18710)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31427)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32359)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 19971)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26124)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20159)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23679)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23744)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15012)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14943)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant