Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Gstaad, 24 tháng tám 1961

08 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 4947)
2. Gstaad, 24 tháng tám 1961

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Sổ tay của Krishnamurti

Gstaad, 24 tháng tám 1961

Một ngày ấm áp và có nhiều bóng; những tảng đá chiếu sáng bằng sự rực rỡ đồng nhất. Những cây thông sẫm dường như không bao giờ chuyển động, không giống những cây dương lại sẵn sàng lay động khi có tiếng thì thầm nhẹ nhất. Có một cơn gió mạnh từ phía tây, đang quét qua thung lũng. Những tảng đá sinh động đến nỗi chúng dường như chạy theo những đám mây và những đám mây ôm trọn chúng, chụp lấy hình thể và đường cong của những tảng đá; chúng vần quanh những tảng đá và tách rời những tảng đá khỏi những đám mây thật là khó khăn. Và cây cối đang rong chơi cùng những đám mây. Toàn thung lũng dường như đang chuyển động và những con đường mòn chật hẹp, nhỏ xíu dẫn thẳng lên cánh rừng và ra xa; dường như uyển chuyển và trở nên sinh động. Và những cánh đồng cỏ lấp lánh là nơi lai vãng của những đóa hoa thẹn thùng. Nhưng sáng nay những tảng đá đã thống trị thung lũng; chúng thuộc nhiều màu sắc đến nỗi chỉ có một màu; những tảng đá này trông dịu dàng sáng nay và chúng thuộc về rất nhiều hình thể và kích cỡ. Và chúng thật dửng dưng với mọi thứ, với gió, những cơn mưa và với những tiếng nổ cho những nhu cầu của con người. Chúng đã ở đó và chúng luôn luôn sắp sửa là quá khứ

Một buổi sáng tuyệt vờimặt trời ở khắp mọi nơi và mỗi chiếc lá đang lay động; một buổi sáng đẹp cho chuyến đi xe, không lâu lắm nhưng đủ thời gian nhìn ngắm vẻ đẹp của đất đai. Một buổi sáng được làm cho mới mẻ bởi chết, không phải chết của thối rữa, bệnh tật hoặc tai nạn nhưng là chết hủy diệt cho sáng tạo hiện hữu. Không có sáng tạo nếu chết không quét sạch mọi thứ mà bộ não đã gom vào để bảo vệ sự tồn tại tự cho mình là trung tâm. Chết, trước kia, là một hình thức mới của tiếp tục; chết gắn liền với tiếp tục. Cùng chết xuất hiện một hiện hữu mới, một trải nghiệm mới, một hơi thở mới và một cuộc sống mới. Những cái cũ chấm dứt và những cái mới được sinh ra và sau đó vẫn vậy những cái mới lại nhường chỗ cho một cái mới khác. Chết là phương tiện cho một trạng thái mới, sáng chế mới, cho một phương cách mới của cuộc sống, cho một tư tưởng mới. Nó là một thay đổi gây kinh hãi nhưng chính thay đổi đó đã mang lại một hy vọng mới mẻ.

Nhưng bây giờ chết không mang lại bất kỳ cái gì mới mẻ, một chân trời mới, một hơi thở mới. Nó là chết, tuyệt đốikết thúc. Và sau đó không có gì cả, không có quá khứ lẫn tương lai. Không có gì. Không có sinh ra bất kỳ cái gì. Nhưng không có thất vọng, không có tìm kiếm; chết trọn vẹn không thời gian; nhìn ra ngoài từ những chiều sâu thăm thẳm mà không ở đó. Chết ở đó không cái cũ cũng như cái mới. Nó là chết không nụ cười và nước mắt. Nó không là cái mặt nạ đang bao phủ, đang che giấu thực tại nào đó. Thực tại là chết và không cần có cái bao phủ. Chết quét dọn mọi thứ và không để lại bất kỳ thứ gì. Không thứ gì này là vũ điệu của một chiếc lá, nó là tiếng gọi của đứa trẻ đó. Nó không là gì cả và phải không là gì cả. Cái gì tiếp tục phải thối rữa, bộ máy, thói quen, tham vọng. Có sự thối rữa nhưng không có trong chết. Chết là trống không trọn vẹn. Nó phải ở đó vì từ nó, sống hiện diện, tình yêu hiện diện. Vì trong trống không này sáng tạo tồn tại. Nếu không có chết tuyệt đối, không có sáng tạo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26481)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19891)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18121)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32663)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18735)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31467)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32402)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20014)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26179)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20200)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23701)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23781)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15043)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14973)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant