Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời Kết

10 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 7263)
Lời Kết

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
NHỮNG LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
Thực hiện với sự hợp tác của MATTHIEU RICARD
Chuyển ngữ từ tiếng Tây tạng sang tiếng Pháp: CHRISTIAN BRUYAT
Chuyển ngữ Pháp Việt: Hoang Phong

Lời Kết 

Vài lời khuyên trên đây không phải là những biện luận triết học trừu tượngphức tạp. Những lời khuyên ấy chỉ phản ảnh những gì tôi nghĩ từ đáy lòng và được bồi đắp bằng những kinh nghiệm sống của chính tôi.

Lương tri giúp ta nhận thấy kiếp sống con người thật quá ngắn, và nhắc nhở ta nên sử dụng cái khoảng thời gian ngắn ngủi ấy trên địa cầu này để làm một cái gì hữu ích cho cả ta và cho những người khác nữa.

Thật nghĩ cũng ngược đời là ta không thể nào làm được một việc gì có ích lợi cho cá nhân mình, nếu điều ấy không mang đến ích lợi cho người khác. Dù muốn hay không, tất cả chúng ta đều liên hệ với nhau và không thể nào tưởng tượng được trường hợp ta có thể tìm thấy hạnh phúc đơn độc cho riêng mình ta mà thôi. Những người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình thì sớm muộn gì cũng gặp phải khổ đau. Quan tâm đến người khác thật ra là chăm lo cho chính bản thân mình mà ta lại không hay. Vì thế ngay cả trường hợp ta quyết định sống ích kỷ thì hãy cứ ích kỷ một cách thật thông minh : tức là hãy giúp đỡ kẻ khác!

Thói thường ta không để ý so sánh giữa những gì thiết thực và những gì thứ yếu. Suốt đời ta cứ ngược xuôi theo đuổi những thích thú, nhưng chúng hiển hiện và biến mất không ngừng và mỗi lần đều lưu lại trong ta sự bất toại nguyện. Ta cố gắng đi tìm hạnh phúc với bất cứ giá nào, nhưng không bao giờ tự hỏi trên con đường đi tìm hạnh phúc đó ta có làm cho những người khác đau khổ hay không. Ta sẵn sàng làm bất cứ điều gì để gom góp và bảo vệ của cải, mặc dù rằng chúng không lâu bền và cũng chẳng phải là nguồn gốc thật sự mang lại hạnh phúc cho ta.

Tâm thức ta thì nuôi dưỡng hận thù, ganh tị và mọi xúc cảm tiêu cực, nhưng ta lại hoàn toàn vô tình không ý thức được là những thứ cảm tính ấy không thể nào tương hợp với sự thanh thảnan bình trong nội tâm ta được. Trí thông minh là gia sản riêng của mỗi con người nhưng ta đem dùng nó để toan tính, gom góp nhiều hơn, mặc cho người khác phải chịu thiệt thòi. Rút cuộc thì chính ta chỉ tìm thấy đau khổ và lại còn thêm một điều phi lý cuối cùng nữa, ấy là ta lại đổ lỗi cho kẻ khác đã khiến ta khổ đau.

Hãy sử dụng trí thông minh một cách ý thức. Nếu không thì chẳng biết phải căn cứ vào đâu để bảo rằng ta hơn loài thú vật?

Nếu thật sự ta muốn mang lại ý nghĩahạnh phúc cho đời mình thì trước hết phải suy nghĩ một cách lành mạnh. Hãy trau dồi những phẩm tính nhân bản tiềm tàng trong mỗi người chúng ta, nhưng tiếc thay chúng ta đã chôn vùi những phẩm tính ấy quá sâu, bên dưới những tư duy bấn loạn và những xúc cảm tiêu cực.

Hãy vun bồi tình yêu thươnglòng từ bi vì chính hai thứ ấy mới thật sự mang đến ý nghĩa cho sự sống và tất cả mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu mà thôi. Đấy là cái tôn giáo mà tôi muốn thuyết giảng với các bạn, hơn cả Phật giáo nữa. Cái tôn giáo ấy thật đơn giản. Nó có một ngôi đền và cái ngôi đền ấy chính là con tim của mình. Giáo lý của nó là tình thươnglòng từ bi. Đạo đức của nó là tình yêu thương và sự kính trọng người khác, dù cho họ bất cứ là ai. Kẻ thế tục cũng như người tu hành, chúng ta chẳng có một sự lựa chọn nào khác hơn như thế, nếu thật sự chúng ta muốn làm một cái gì khác hơn là sống lây lất qua ngày trên cõi thế gian này. 

Lòng tốt, sự ngay thật, những ý nghĩ tích cực, tha thứ cho những ai làm điều sai trái với mình, đối xử với mọi người như bạn hữu, cứu giúp những ai đang đau khổ và nhất là đừng bao giờ xem mình trội hơn người khác : những lời khuyên này dù có quá đơn giản đi nữa thì ta cũng nên mang ra áp dụng để thử xem chúng có mang lại hạnh phúc cho ta hay không.

Dharamsala, tháng bảy, năm 2001

(ĐẠT-LAI LẠT-MA)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26481)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19891)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18120)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32663)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18735)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31466)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32401)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20014)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26179)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20200)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23701)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23781)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15043)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14973)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant